Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Mang Thai Hộ Ở Việt Nam

ít (chỉ khoảng 20- 30%), những cặp vợ chồng còn lại (70 - 80%) dù đã tiến hành các biện pháp hỗ trợ sinh sản vẫn không thể mang thai và sinh con, chính vì vậy đã dẫn đến hiện tượng mang thai hộ diễn ra ngày càng nhiều trong thực tế cuộc sống [6]. Nguyên nhân này 1 phần xuất phát cũng bởi các kỹ thuật y tế nước ta thời kỳ này phát triển chưa mạnh nên việc chữa trị vô sinh hiếm muộn còn gặp nhiều khó khăn.

Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/01/2015 và Nghị định 10/2015 có hiệu lực từ 15/03/2015 giống như “phao cứu sinh” hạnh phúc cho nhiều đôi vợ chồng hiếm muộn, bởi cho phép mang thai hộ. Và chỉ sau đó 1 năm, ngày 22-1-2016, Việt Nam đã lần đầu tiên đón nhận em bé chào đời từ mang thaihộ, đánh dấu một nét son mới của ngành y tế và cũng là bước tiến bộ đầy nhân văn đáng ghi nhận.

Ngày 22-1-2016, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã đón chào công dân đầu tiên ra đời bằng kỹ thuật mang thai hộ .Bé gái được đặt tên Đinh Quỳnh Anh ra khỏi bụng mẹ ở tuần thai thứ 38, nặng 3,6kg, là con của chị Nguyễn Thị Hà (ngụ tại Hà Nam). Vợ chồng chị Hà lấy nhau đã 18 năm, không có con do chị bị tử cung nhỏ bẩm sinh. Vợ chồng chị cố gắng chạy chữa vẫn không có kết quả. Ngay khi biết luật cho phép, vợ chồng chị liền nhờ người cô họ mang thai hộ. Bác sĩ đã tiến hành lấy noãn của chị và tinh trùng của chồng, sau đó cấy phôi vào người MTH và bắt đầu thụ thai từ tháng 3-2015…Hiện đã có hơn 10 ca mang thai hộ thành công (trong số hàng trăm hồ sơ chờ xin được duyệt), thực hiện tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tương tự, ngày 28-7-2016, Bệnh viện Trung ương Huế (đại diện cho khu vực miền Trung được phép triển khai kỹ thuật mang thai hộ) cũng đón chào bé gái đầu tiên từ kỹ thuật Mang thai hộ khỏe mạnh, nặng 3,5kg; là con của đôi vợ chồng (ngụ thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) đã kết hôn được 8 năm nhưng không thể tự mang thai do người vợ bị cắt tử cung… Đến nay, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã tiếp nhận hồ sơ, thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thành công cho gần 10 trường hợp. Trong khi đó, dù “quả ngọt” đến sau, nhưng Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TPHCM (đại diện được phép thực hiện mang thai hộ tại khu vực phía Nam) từ khi triển khai thực hiện đến nay, đã có 9 trường hợp mang thai hộ được thụ thai thành công tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) [18] và đặc biệt hơn vì đón nhận một ca sinh đôi thành công nhờ mang thai hộ. Đó là ngày 17-9-2015, BV thông báo đã thực hiện thành công trường hợp mang thai hộ song thai của 1 phụ nữ quê ở Khánh Hòa, 28 tuổi, bị

khiếm khuyết ở hệ sinh dục (mắc chứng tử cung nhi hóa, không có cổ tử cung). Người mang thai hộ là người chị họ, 33 tuổi…

Theo Bộ Y tế, tính đến nay cả nước đã có hơn 30 trường hợp sinh con nhờ mang thai hộ thành công. Cùng với đó là có khoảng gần 500 hồ sơ mang thai hộ được duyệt trong số hàng ngàn hồ sơ đăng ký [19]. Bên cạnh đó, nền y học về lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm của nước ra cũng gặt hái được rất nhiều thành quả đáng mừng, khi các nguyên cứu liên tục được đăng trên các tạp chí y khoa uy tín thế giới [17]

Có thể thấy rằng, từ lúc được hợp pháp hóa đến nay, đã có rất nhiều cặp vợ chồng được tận hưởng niềm vui làm cha mẹ, điều mà trước đây họ không thể tự mình làm được. Đây quả thật là điều đáng mừng cho nền y học nước nhà và cũng là niềm hy vọng lớn lao cho những cặp vợ chồng kém may mắn khác.

2.2.2. Thực trạng vi phạm pháp luật về mang thai hộ

Tuy luật mang thai hộ đã được áp dụng vào thực tiễn, mở ra cơ hội với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cũng nhận được những “quả ngọt”.Bởi hiện nay, do những khắt khe trong việc quy định về điều kiện được phép mang thai hộ mà nhiều cặp vợ chồng dù có mong muốn nhưng không đáp ứng được vẫn phải tìm đến những cánh cửa khác. Cũng từ đó, mang thai hộ “chui” lại trở thành một mảnh đất màu mỡ để những kẻ môi giới kiếm lời trên khát khao mong mỏi của người khác. Những người nhờ mang thai hộ là những trường hợp đặc biệt nhưng không đủ điều kiện mang thai hộ theo quy định của pháp luật, hoặc cũng có thể là những người phụ nữ “sợ đẻ”, sợ ảnh hưởng sự nghiệp nhưng vẫn muốn có con huyết thống,…Còn những người nhận mang thai hộ đa phần có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, cần tiền để trang trải cuộc sống, bù đắp nợ nần. Theo tìm hiểu, mỗi lần giao dịch mang thai hộ, tùy vào giá mà các bên “cò mồi” ra khác nhau, nhưng trung bình người nhờ mang thai hộ sẽ tốn khoản 300 – 500 triệu đồng, chưa tính các chi phí bồi dưỡng ngoài cho bà bầu; bên trung gian nhận 1/3 số tiền, số còn lại trao cho người “đẻ thuê”. Ngoài ra mỗi tháng, người nhờ mang thai hộ còn phải cung cấp cho người mang thai hộ tiền ăn uống, thuốc men, khám thai... và khá nhiều những khoản chi phí khác. Vì là dịch vụ chui, nên gần như họ chỉ thỏa thuận một cách sơ sài chứ ít ai lập thành hợp đồng hay công chứng chứng thực thỏa thuận của mình. Chính vì thế, kể từ khi thỏa thuận được hình thành cho đến lúc sinh em bé luôn chứa đựng rất nhiều rủi

ro bởi tính pháp lý khi hợp đồng của họ chỉ được bảo chứng bằng chữ “tín” của những người không quen biết [20]

Có trường hợp người mang thai hộ sau thời gian mang thai ít nhiều cũng có tình cảm máu mủ với đứa trẻ bị sinh ra. Vì vậy, cũng có thể xảy ra tình trạng “phá hợp đồng”, không giao con cho bên thuê hoặc bỏ trốn… Lúc này thì người nhờ mang thai hộ bị đứng trước hoàn cảnh trớ trêu, không thể kiện đối tác vì rõ ràng trên luật pháp, đứa trẻ sinh ra là con của người mang thai hộ; những cũng không thể bỏ đi vì đứa con đó trên thực tế lại là máu mủ của mình. Hoặc cũng có trường hợp đối tượng mang thai hộ khi đã trở thành chuyên nghiệp có thể nghĩ ra nhiều chiêu vòi vĩnh người thuê như đòi thêm tiền, ra nhiều điều kiện “trời ơi đất hỡi”. Hoặc quá đáng hơn là sau khi nhận tiền thì tìm cách bỏ trốn, người đẻ thuê sẽ phá thai và tiếp tục hành trình lừa đảo của mình,…v….v…. Tất nhiên trong những tình huống này thì người đi nhờ mang thai hộ cũng không biết kêu ai vì họ không được pháp luật bảo vệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Ngược lại, người mang thai hộ cũng có nguy cơ gặp không ít rủi ro khi thực hiện dịch vụ “chui” này. Có trường hợp trong quá trình mang thai gia đình người nhờ mang thai hộ có trục trặc trong hôn nhân không muốn nhận con nữa. Hoặc khi đứa bé sinh ra gặp rặc rối về sức khỏe như sinh non, ốm yếu, dị tật,… bên thuê không muốn đón con về, trốn tránh. Khi đó người mang thai hộ sẽ găp rất nhiều khó khăn.

Những người nhận mang thai hộ “chui” không chỉ đáp ứng riêng nhu cầu nhờ mang thai hộ trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Vì thế, những đường dây buôn người sang Trung Quốc, Campuchia để cấy phôi, thụ thai rồi về Việt Nam dưỡng thai xuất hiện rất nhiều, lẩn trốn trong xã hội. Nên những “lò” nuôi bà bầu vẫn hoạt động nhộn nhịp.

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 8

Mới đây, tháng 12/2018, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an TPHCM) triệt phá đường dây mang thai hộ vì mục đích thương mại xuyên quốc gia. Theo tin báo, lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ nhóm người chuẩn bị sang Campuchia mang thai hộ. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh tạm giam với 5 đối tượng trong đường dây này.

Với từ khoá cho và nhận con nuôi trên mạng xã hội, hàng loạt nhóm cho và nhận con nuôi hiện lên xoay quanh câu chuyện những người phụ nữ nhỡ mang thai, không có khả năng nuôi con và người hiếm muộn muốn tìm nhận con nuôi. Mỗi ngày, có cả chục trường hợp bà bầu muốn cho con đăng trên nhóm.Với

những thông tin rất công khai và đề cập trực tiếp nhu cầu, hoạt động này diễn ra nhộn nhịp như một cái chợ buôn bán trẻ sơ sinh.có rất nhiều người môi giới chờ sẵn trên các trang mạng để tìm bà bầu. Các hình ảnh siêu âm, ảnh bà bầu sinh hoạt được đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội để tạo sự tin tưởng. Không chỉ hoạt động trong nước, ngoài tuyển người sang Trung Quốc mang thai hộ, nhiều “cò mồi” còn tuyển người mang thai hộ sang Campuchia cấy phôi, trở về dưỡng thai ở Việt Nam. Với đủ chiêu trò, lời dụ dỗ ngon ngọt, chăm sóc tận tình, “cò mồi” “buông câu” những phụ nữ nhẹ dạ cả tin từ Hà Nội lên Lạng Sơn rồi vượt biên sang Trung Quốc. Không có gì bảo đảm, nhiều phụ nữ phó mặc tính mạng vào những lời cam kết qua mạng xã hội.

Như vậy có thể thấy, mặc dù pháp luật đã có những hướng đi cởi mở hơn nhưng chỉ quy định “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” và đóng khung những trường hợp cụ thể là chưa đủ đáp ứng nhu cầu, do đó khó có thể ngăn những giao dịch ngầm này xảy ra trong thực tế. Điều này gây khó kiểm soát cho Nhà nước, vô hình biến chủ thể của mang thai hộ thành “công cụ” đẻ thuê và trẻ em thành mặt hàng để mua bán, đi ngược lại với đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

2.1. Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất là do nhận thức của xã hội tác động đến nhận thức của nhà làm luật

- Hiện nay pháp luật quy định về điều kiện đối với người mang thai hộ phải là “người thân thích cùng hàng với bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ” nhằm ngăn chặn nguy cơ thương mại hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm được người đủ điều kiệntheo quy định để thực hiện thủ tục mang thai hộ. Có người thì không có chị, em cùng hàng đáp ứng phù hợp (về độ tuổi, khả năng sinh con, sức khỏe,…). Hoặc tìm được thì không đồng ý nhận vì sợ “lời ra tiếng vào” hoặc ảnh hưởng đến vóc dáng, công việc.Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mang thai hộ “chui” vì mục đích thương mại.

Quan niệm của người dân Việt Nam có vẻ rất “dị ứng” với những mối quan hệ gia đình, những mối quan hệ truyền thống mà lại dính dáng đến kinh doanh, đến tiền bạc. Song thực tế, những thỏa thuận rõ ràng, sòng phẳng thường lại là những thỏa thuận dễ điều chỉnh nhất, dưới góc độ pháp lý.

về người phụ nữ làm mẹ đơn thân. Quan niệm “không chồng mà chửa” đã ăn sâu

- Việc bỏ qua quyền nhờ mang thai hộ của phụ nữ độc thân vô sinh có thể coi là khoảng trống của nhà làm luật khi chưa quan tâm đến quyền làm mẹ của người phụ nữ trong trường hợp này. Điều này có lẽ xuất phát từ định kiến xã hội Việt Nam

vào tư tưởng của người dân Việt Nam với những cái nhìn không mấy thiện cảm, gây ảnh hưởng tới tư duy của nhà làm luật. Mặc dù quy định về mẹ đơn thân đã được luật hóa nhưng thực tế khó thay đổi được quan niệm truyền thống.

- Đối với những trường hợp chuyển giới hoặc đồng tính, pháp luật hiện hành không công nhận hôn nhân đồng tính nên họ không được coi là vợ chồng và vì thế không được nhờ mang thai hộ. Bởi những người này không đảm bảo về điều kiện kết hôn theo quan điểm thuần phong mỹ tục của Việt Nam và điều kiện thụ thai nên pháp luật không công nhận trường hợp của họ, vì thế gián tiếp không trao cơ hội mang thai hộ cho những người này mà chỉ cho phép nhận nuôi con nuôi. Mặc dù hiện nay, xã hội Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn về những người thuộc giới tính thứ 3. Tuy vậy, tư tưởng đậm tính truyền thống vẫn ăn sâu vào tiềm thức nên pháp luật cũng chưa có những quy định rộng hơn.

Thứ hai, nhận thức pháp luật còn hạn chế

- Những người nhận mang thai hộ thực tế thường là những người có hoàn cảnh khó khăn, ở các vùng nông thôn, sự tiếp cận và hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Các thỏa thuận nhiều khi lại không có hợp đồng, khi trao con cho người khác lại bị “bùng” tiền không được thanh toán.Lúc đó câu hỏi đặt ra ở đây là ai sẽ bảo vệ họ?hay họ chỉ còn cách ôm nỗi uất ức chấp nhận?

- Sự phổ cập pháp luật không phải chỉ hạn chế với những người ở vùng sâu vùng xa, khó khăn với tiếp cận pháp luật mà còn là với những người có tiền, kinh tế vững nhưng không chịu tìm hiểu pháp luật hoặc khinh thường, coi rẻ luật pháp mà vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi bị cấm. Hoặc chỉ vì họ khao khát có một đứa con huyết thống mà không tìm được cách nào khác ngoài việc nhờ mang thai hộ “chui”

Việc kém hiểu biết về pháp luật tạo nên một lỗ hổng kiến thức, dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp xảy ra.

Thứ ba, các thủ tục yêu cầu mang thai hộ rườm rà

Để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc mang thai hộ không bị biến tướng, pháp luật yêu cầu rất nhiều thủ tục để hoàn thiện hồ sơ mang thai hộ gồm xác nhận của nhiều cấp chính quyền và cơ quan chức năng khác nhau. Tuy nhiên chính điều này cũng gây khó khăn cho các cặp vợ chồng đi xin giấy tờ khi bỏ nhiều thời gian ra để đi làm thủ tục hành chính rất rườm rà.Chính vì thế nên điều này cũng khiến các cặp vợ chồng e ngại.Hơn nữa, thời gian đợi duyệt hồ sơ lâu. Đây cũng

có thể coi là nguyên nhân gián tiếp khiến các cặp vợ chồng tìm những dịch vụ “đẻ thuê” bên ngoài vì tính chất “nhanh, gọn, tiện”.

Thứ tư, về điều kiện kinh tế

Chi phí cho các lần chữa trị vô sinh hiện nay rất lớn mà không được bảo hiểm y tế chi trả. Bên cạnh đó lại tốn kém về thời gian nên không ít cặp vợ chồng chọn cách tìm “thị trường ngoài” để rút ngắn lại thời gian và đảm bảo được chi phí mình có thể chi trả, mặc dù biết đứa trẻ sinh ra có thể bị hạn chế nhiều quyền lợi hợp pháp mà đáng lẽ nó phải được nhận.

Mang thai hộ không nhằm mục đích thương mại nhưng có thể sẽ là một lý do để sau khi mang thai người mang thai hộ đòi hỏi tiền hoặc lợi ích vật chất từ người nhờ mang thai hộ. Vì thế mà nguyên nhân về kinh tế là một trong những nguyên nhân chính gây ra hoạt động mang thai hộ vì mục đích thương mại hoặc lợi ích kinh tế khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Ở chương II, tác giả đã nêu và phân tích cụ thể các quy định về mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Luật Hình sự năm 2015. Từ nội dung quy định của pháp luật đến việc đưa pháp luật áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, bên cạnh những kết quả đạt được đáng mừng của việc thực hiện pháp luật về mang thai hộ thì cũng còn nhiều hạn chế và bất cập. Sự va chạm đến quyền và lợi ích của các nhóm chủ thế; đến nhu cầu thực tế của xã hội đã vượt qua những dự liệu của pháp luật, dẫn đến tình trạng mang thai hộ vì mục đích thương mại vẫn tiếp tục diễn ra, gây sự mất cân bằng xã hội và hạn chế tầm kiểm soát của Nhà nước. Vì lợi nhuận và vì khó khăn kinh tế có thể sẽ có trường hợp phụ nữ Việt Nam trở thành công cụ sản xuất những đứa trẻ. Hơn nữa, đây còn là nguy cơ cho việc bóc lột và thương mại hóa người đẻ thuê.

Từ những nhận định khách quan về nguyên nhân và sự hạn chế của pháp luật đã phân tích tại chương II sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam tại chương III.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Ở VIỆT NAM

3.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về mang thai hộ

3.1.1. Hoàn thiện một số các quy định pháp luật Hôn nhân và Gia đình về mang thai hộ

Thứ nhất, điều chỉnh về điều kiện “có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”

Với quy định này, yêu cầu người phụ n ữ trước đó phải thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và nếu không thành công thì mới có đủ điều kiện để cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận thực hiện nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Như vậy, sau khi đã bỏ ra một khoản tiền rất lớn để thực hiện thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm không thành, họ phải bỏ ra một khoản chi phí tương đương và thậm chí cao hơn để sử dụng kỹ thuật mang thai hộ. Điều đó sẽ gây khó khăn đối với các cặp vợ chồng có thu nhập thấp. Do đó, theo tác giả, Điểm a khoản 2 điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có thể sửa lại về quy định điều kiện của người nhờ mang thai hộ là “Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con đối với những trường hợp có bệnh lí cụ thể về sinh sản mà không thể khắc phục được bằng các phương pháp khác” sẽ hợp lý và mở rộng cánh cửa pháp lý hơn cho các cặp vợ chồng vô sinh muốn thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. đi kèm theo đó là Chính phủ phải ban hành thêm hướng dẫn chi tiết hơn điều kiện này để xác định rõ cách thức thực hiện việc xác nhận cũng như trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền để tránh sự tùy tiện và tốn kém trong thực hiện, áp dụng triệt để pháp luật trong thực tiễn.

Thứ hai, về quy định tại điểm b khoản 2 điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định “vợ chồng đang không có con chung”

Theo tác giả, pháp luật cần mở rộng đối tượng thực hiên trong trường hợp này để đáp ứng sự cần thiết và phản ánh đúng tinh thần nhân đạo trong việc xây dựng và thực thi pháp luật của Nhà nước.

Cụ thể nên có thêm trường hợp các cặp vợ chồng đã có 01 con chung nhưng bị mắc các bệnh dẫn đến không nhận thức và điều chỉnh được nhận thức và hành vi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023