một hoặc một nhóm người đã tổ chức cùng một lúc cho 02 người mang thai hộ để hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
b) Phạm tội 02 lần trở lên: Là trường hợp tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại từ 02 lần trở lên. Đây cũng có thể được xem là phạm tội 02 lần nhưng chỉ đối với 01 người (để phân biệt với trường hợp “Đối với 02 người trở lên”).
Phạm tội 02 lần trở lên là trường hợp có từ 02 lần tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại trở lên, mỗi lần tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đều đã cấu thành tội phạm và nay bị đưa ra xét xử cùng một lúc, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần phạm tội trước đến lần phạm tội sau.
Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội 02 lần trở lên nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong các lần phạm tội đó, chỉ có 01 lần phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, còn các lần phạm tội khác chỉ là vi phạm kỹ luật hoặc đã bị xét xử hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại 02 lần trở lên.
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức: Là trường hợp người phạm tội lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên, ví dụ như lợi dụng danh nghĩa bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức nhân đạo…để đứng ra tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội với tình tiết định khung tăng nặng là lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức khi mà chính người tổ chức đang làm việc trong cơ quan, tổ chức. Nếu người phạm tội giả mạo là thành viên của bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức nhân đạo…để đứng ra tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thì không áp dụng tình tiết này.
d) Tái phạm nguy hiểm: Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
Là trường hợp người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Là trường hợp người phạm tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Người phạm tội Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại thuộc một trong các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tiêu Chí Hoàn Thiện Pháp Luật Về Mang Thai Hộ Vì Mục Đích Nhân Đạo
- Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Pháp Luật Về Mang Thai Hộ Ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 6
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Mang Thai Hộ Ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 9
- Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay - 10
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo Khoản 2 Điều 187 BLHS, Tòa án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII BLHS (từ Điều 50 đến Điều 59). Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Khoản 1 Điều 51 BLHS, không có tình tiết tăng nặng, thì Tòa án có thể áp dụng một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật (từ 03 tháng đến 01 năm). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 BLHS, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 05 năm. Đường lối xử lý Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại theo hình phạt bổ sung (Khoản 3 điều 187 Bộ luật Hình sự).
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể bị phạt một trong các hình phạt bổ sung sau đây: Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm/.
Như vậy,có thể thấy, pháp luật đã có những dự liệu về các tình huống và trường hợp xảy ra quanh vấn đề mang thai hộ nên đã có những quy định rất cụ thể về các điều kiện áp dụng cũng như chế tài xử lý nếu xảy ra vi phạm. Điều này cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đến đời sống xã hội. Những quy định của pháp luật trên cả phương diện Hôn nhân gia đình, dân sự, hình sự nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội và phát huy giá trị nhân văn của hình thức mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
2.2.2. Những hạn chế của các quy định pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam Hạn chế về mặt nội dung của các điều kiện áp dụng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Tiếp cận các quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay cho thấy, mặc dù hệ thống pháp luật đã xây dựng hành lang pháp lý tạo cơ sở cho việc thực hiện quyền làm cha mẹ cho bất kỳ các nhân nào, song những quy định của pháp luật hiện nay vẫn còn bộc lộ những “rào cản” nhất định khiến cho nhiều cặp vợ chồng không thể tiếp cận được với mang thai hộ. Cụ thể:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để có thể tiến hành việc mang thai hộ
Thứ nhất, điều kiện để được phép mang thai hộ ở nước ta còn khá khắt khe.
một cách hợp pháp, các bên phải đáp ứng khá nhiều các quy định của pháp luật về yếu tố chủ thể, độ tuổi, tình trạng hôn nhân,… Những ràng buộc quá kín kẽ này đã khiến không ít bệnh nhân phải “đỏ mắt” để tìm người nhờ mang thai hộ, dập tắt nhiều hi vọng của họ.
Gian nan tìm người mang thai hộ
Đã 4 năm nay, một gia đình hiếm muộn đã rời Hà Nội vào TP.HCM sinh sống. Căn phòng nhỏ là nơi vợ chồng chị tá túc trong thời gian điều trị bệnh. Theo chỉ định của bác sĩ, vợ chồng này phải tìm người mang thai hộ. Sau đó, anh chị đã tìm được người bà con bên chồng và người này cũng đồng ý giúp. Tuy nhiên, khi làm thủ tục bệnh viện thông báo người mang thai hộ không "cùng hàng" mà là "cháu" của chị, theo quy định pháp luật sẽ không được.
Còn một trường hợp bệnh nhân khác từ Quảng Ngãi vào TP.HCM. Ngay khi vừa có nghị định 10/2015 cho phép mang thai hộ chị rất mừng. Thế nhưng chị rất ngỡ ngàng khi bị từ chối vì người này là "cô", cũng không "cùng hàng" với chị. Chị bị từ chối điều trị mang thai hộ [15].
Có thể thấy, những niềm hy vọng có con lần lượt bị dập tắt bởi vướng quy định điều kiện về “người thân thích cùng hàng” dẫn đến quyền được làm cha mẹ của các cặp vợ chồng vô sinh bị bó hẹp. Khoản 7 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP giải thích người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Có thể nói mục đích của quy định này là nhằm hạn chế tình trạng thương mại hóa việc mang thai hộ. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, song sự ràng buộc về mặt văn hóa truyền thống khiến quy định “thân thích cùng hàng” của Việt Nam (hiểu đơn giản là người ngang vai trong mối quan hệ gia đình, dòng họ) đã triệt tiêu một số lượng không nhỏ những người sẵn sàng mang thai cho cặp vợ chồng vô sinh vì không phải ai cũng tìm được người đủ điều kiện để thực hiện thủ tục mang thai hộ.
hoặc có chị em gái nhưng những người này là người chưa thành niên, hay đã
Từ quy định này đặt ra câu hỏi rằng điều này có mang lại hiệu quả hay không khi nhu cầu của việc mang thai hộ ngày càng lớn và tính thương mại chưa hẳn chỉ tồn tại ở những mối quan hệ không thân thích. Mặt khác, dưới góc độ đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, quy định này cũng phần nào hạn chế đối tượng được nhờ mang thai hộ. Thực tế cho thấy, sẽ có không ít các cặp vợ chồng là người con duy nhất trong gia đình và trong phạm vi thân thích như Nghị định 10/2015/NĐ - CP đã nêu trên đều không có chị em gái,
thành niên nhưng chưa kết hôn và mang thai lần nào. Như vậy, việc mang thai hộ sẽ không thể được tiến hành dù không phải là vì mục đích thương mại. Chính vì vậy, quy định này tiềm ẩn khả năng các cặp vợ chồng vô sinh sẽ nhờ người mang thai hộ một cách lén lút, gây ra nhiều hậu quả pháp lý khó kiểm soát.
Thứ hai, pháp luật quy định trong trường hợp nhờ mang thai hộ, vợ chồng phải không có con chung.
Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy tỷ lệ rủi ro của các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là không hề nhỏ.Có những cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh nhân tạo đến lần thứ 3, thứ 4 vẫn không thành, nhưng người vợ vẫn không mất đi khả năng sinh con. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài lâu sẽ rất dễ xảy ra tình trạng người vợ lớn tuổi mới bắt đầu mang thai, khi đó sự đảm bảo về sức khỏe của người mẹ và thai nhi đều thấp hơn rất nhiều so với thông thường. Chưa kể những rủi ro về mặt dị tật đối với đứa trẻ cũng là rất lớn. Vậy phải chăng khi này, họ nên được áp dụng biện pháp mang thai hộ?
Trong trường hợp nếu vợ chồng đã có con chung nhưng con chung mắc những bệnh như down hay một số bệnh lí khác làm cho đứa con không thể phát triển được bình thường, hoặc không còn sống mà muốn có thêm con nhưng khả năng sinh đẻ không còn do không thể thụ thai được nữa thì trong trường hợp này cũng không được pháp luật cho phép. Tác giả nhận thấy quy định này hoàn toàn không hợp lý do nguyện vọng chính đáng của vợ chồng là có con “lành lặn” cả về thể chất và trí tuệ. Pháp luật hiện hành cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, vì thế việc cần thiết cho phép các trường hợp này được thực hiện mang thai hộ thì tính chất nhân văn càng được thể hiện rõ rệt.
Thứ ba, quy định về người ký thỏa thuận mang thai hộ (hợp đồng). Quy định “Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng” và phần ký kết trong hợp đồng cũng ghi rõ là bốn người cùng ký. Đây là một quy định còn khá cứng nhắc bởi lẽ trong trường hợp người chồng của người phụ nữ mang thai hộ là người mất năng lực hành vi dân sự, là người mắc các chứng bệnh như thiểu năng, liệt toàn thân, hoặc các chứng bệnh về thần kinh khác... thì rất khó để cho ý kiến và đồng ý bằng văn bản trong trường hợp này. Thậm chí, việc ký vào hợp đồng của họ cũng còn là một điều khó khăn. Chính vì thế cần có sự điều chỉnh từ pháp luật trong vấn đề này.
Thứ tư, quy định về quyền quyết định số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai. Cụ thể tại khoản 4 Điều 97 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 quy định: “Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sự phát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về số lượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai”. Trong trường hợp thai nhi trong bụng phát triển không bình thường, có dấu hiệu của dị tật, bệnh hiểm nghèo thì bên mang thai hộ có quyền quyết định việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai. Quy định này nếu xét theo khía cạnh của người nhận mang thai hộ thì rất nhân đạo bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể và sức khỏe của họ. Hơn nữa theo quy định, phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng và được theo dõi sức khỏe trong thời kì thai nghén.Đứng dưới góc độ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được nhờ mang thai hộ thì đây là một quy định hợp lý. Tuy nhiên, nếu xét dược góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của bên nhờ mang thai hộ quy định này còn một vấn đề như sau: Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 bên nhờ mang thai hộ sẽ là người chịu trách nhiệm chăm sóc đứa trẻ đó từ thời điểm trẻ được sinh ra cho đến khi trưởng thành và được công nhận là cha mẹ của trẻ. Chính vì vậy, nếu trong quá trình mang thai, bào thai phát triển không tốt do các khuyết tật bẩm sinh thì chính cha mẹ của thai nhi sẽ là người quyết định tiếp tục duy trì thai kỳ hay chấm dứt theo lời khuyên của bác sĩ. Việc cho đơn phương cho phép bên nhận mang thai hộ quyết định là không hợp lý vì như thế rất có thể xảy ra trường hợp bên mang thai hộ vì một lý do nào đó dùng đứa trẻ uy hiếp cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ để đáp ứng những yêu cầu khác không theo thỏa thuận ban đầu.
Thứ năm, pháp luật không cho phép trường hợp mẹ đơn thân vô sinh và nhóm người đồng tính, chuyển giới nhờ mang thai hộ. Với những người không kết hôn mà không có khả năng mang thai, pháp luật hạn chế quyền này của họ. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao cùng là phụ nữ trong trường hợp đặc biệt nhưng người được trao quyền còn người thì bị hạn chế? Liệu quyền con người, quyền bảo vệ nhóm người yếu thế ở đây có được đảm bảo? Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã cho phép phụ nữ độc thân được phép sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Họ được phép xin tinh trùng, sau đó lấy trứng của bản thân minh thụ tinh thành phôi và cấy trở lại dạ con của mình. Họ được phép có con, có quyền có con như mình mong muốn. Tuy nhiên, nếu bản thân những người phụ nữ độc thân này có noãn nhưng noãn của họ không thể phát triển thành phôi hoặc họ mắc một số bệnh bẩm sinh, bệnh di truyền, dị tật, bản thân họ không thể mang
thai bình thường được thì họ vẫn không được phép nhờ mang thai hộ vì pháp luật hiện hành không cho phép họ mang thai hộ.
Bên cạnh đó, nhóm người đồng tính, song tính, chuyển giới nếu có nhu cầu có con bằng phương pháp mang thai hộ thì không được pháp luật cho phép do pháp luật không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã cho phép cá nhân chuyển đổi giới tính. Như vậy, người chuyển đổi giới tính sẽ được quyền kết hôn theo quy định của pháp luật về HNGĐ. Đương nhiên, họ có quyền nhớ mang thai hộ. Tuy vậy, theo quy định thì cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải có noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để kết hợp thụ thai, vì vậy trường hợp này nếu không đảm bảo điều kiện trên thì không được nhờ mang thai hộ. Có nghĩa, pháp luật HNGĐ đã công nhận và bảo vệ quyền của họ nhưng lại hạn chế quyền mang thai hộ. Đây cũng là 1 điểm bất cập lớn của pháp luật.
mang thai hộ ở nước ta hiện nay.
Thứ sáu, có rất nhiều loại thủ tục phải thực hiện để hoàn tất hồ sơ mang thai hộ. Mặc dù tất cả giấy tờ cần thiết đểu được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật nhưng việc đảm bảo các thủ tục hành chính rất khó khăn vì rườm rà. Hồ sơ đó phải gồm đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15-3- 2015, bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 5, bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào, bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận. Cần có bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra còn cần 6 văn bản xác nhận nữa, là xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích, xác nhận của chồng người mang thai hộ, trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý của chồng về việc cho mang thai hộ…Chính vì những khó khăn về khâu giấy tờ khiến các cặp vợ chồng hiếm muộn e ngại, thời gian chờ đợi để duyệt hồ sơ lâu. Điều đó cũng gián tiếp tạo ra điều kiện để họ tìm đến các cơ sở mang thai hộ “chui” gây khó kiểm soát trong
Thứ bảy, chi phí để thực hiện mang thai hộ hiện nay còn khá cao mà không được hỗ trợ Bảo hiểm y tế. Ngoài các quy định về điều kiện chủ thể, thì nếu muốn thực hiện việc sinh con bằng mang thai hộ thì người vợ phải là người mà kết quả khám bệnh chỉ ra rằng không thể sinh con dù đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Chi phí để thực hiện các thủ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã có giá hàng chục triệu đồng, thêm vào đó chi phí để thực hiện việc mang thai hộ có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Luật BHYT năm 2015 sửa đổi ban hành có thêm một số hạng mục thuốc điều trị mới được thanh toán, nhưng người điều trị hiếm muộn vẫn phải tự chi trả chi phí điều trị.Vì sao ở nước ta, điều trị hiếm muộn chưa được đưa vào danh sách BHYT chi trả? Ông Hà Văn Thúy - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết: Nguyên nhân gây hiếm muộn rất khó xác định; đồng thời chi phí cho chẩn đoán và điều trị cũng rất lớn. Trong khi đó, hiện nay quỹ BHYT chỉ bảo đảm chi trả cho khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ và sinh con. Tuy nhiên, có một thực tế là điều trị hiếm muộn có nhiều phương pháp, trong đó các biện pháp trị hiếm muộn ít phức tạp như điều trị bằng hoóc môn, thụ tinh nhân tạo… có xác suất thành công 20-30% tùy vào mức độ bệnh lý.Giá mỗi đợt điều trị này chỉ dao động từ 5 triệu đến 20 triệu đồng.Số tiền không quá lớn, vì sao BHYT vẫn không chi trả?
Theo BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, hiếm muộn, vô sinh không phải là căn bệnh hiếm gặp, 10% dân số nước ta có nhu cầu điều trị vô sinh, hiếm muộn. Với các phương pháp hỗ trợ sinh sản, những cặp vợ chồng hiếm muộn phải chi trả mức phí từ vài chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết nói: "Đây là rào cản khiến không ít gia đình ngậm ngùi chấp nhận cảnh không có con vì không có tiền điều trị". Mấy chục năm gắn bó với nghề điều trị vô sinh, GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã xót xa với không ít trường hợp: "Nhiều cặp điều trị 5-6 lần, cầm cố nhà cửa, đến khi thành công thì không còn nhà để con ở. Có khi vì quá tội với đứa trẻ, sinh ra phải khổ sở nên tôi đã tự mình bỏ tiền túi cho bệnh nhân về chuộc lại nhà, chuộc lại sổ đỏ". Việc điều trị hiếm muộn tốn phí tiền bạc, công sức, làm nhiều gia đình nghèo trở nên khốn khó hơn."Khi chữa trị thành công cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, tôi vừa mừng và giật mình lo lắng vì không ít đứa trẻ được sinh ra phải chịu cảnh nghèo khó.Bản thân tôi cũng phân vân, không biết làm thế nào?" - GS. BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng nói [16]
Như vậy, có thể nói điều này là không thể đối với những cặp vợ chồng nghèo. Vậy nên, mang thai hộ hiện nay vẫn còn là cơ hội dành cho những người có điều kiện. Còn người nghèo hiếm muộn chỉ biết…đợi chờ.
Bất cập về chế tài xử lý vi phạm:
Về chủ thể tội phạm, Điều 187 BLHS năm 2015 quy định đối với cá nhân có hành vi tổ chức mang thai hộ vì mục thương mại là những cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Xét trong mối tương quan giữa tên tội danh “Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” với chủ thể tội phạm theo tinh thần điều luật thì đối tượng chủ thể của điều luật này không chỉ hướng tới cá nhân trực tiếp mang thai hộ mà còn cả những người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Tuy nhiên, cả tên điều luật và chủ thể phạm tội quy định tại khoản 1 điều này đang tạo ra các cách hiểu khác nhau theo chiều hướng thu hẹp đối tượng phạm tội chỉ đối với “người tổ chức”, còn người mang thai hộ đơn thuần (không có yếu tố tổ chức) thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội danh này. Vì thế, trong trường hợp người mang thai hộ không qua khâu “trung gian” mà trực tiếp làm việc với bên nhờ mang thai hộ theo hình thức thỏa thuận thương mại thì rất dễ bị tội phạm lợi dụng sơ hở của pháp luật mà thực hiện hành vi phạm tội. Phần này viết nagwns quá không tương xứng với phần trên
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về mang thai hộ
2.2.1. Những kết quả đạt được trong lĩnh vực mang thai hộ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế, Thế giới có khoảng 8-12% các cặp vợ chồng bị vô sinh, còn theo thống kê của Bộ Y tế ở Việt Nam tại hội thảo quốc gia về sức khỏe sinh sản và tình dục tổ chức ngày 12/12/2012 tại Hà Nội, thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, T.S Nguyễn Viết Tiến cho biết kết quả điều tra gần 14.400 cặp vợ 35 chồng đại diện cho tại 8 vùng sinh thái tại Việt Nam cho thấy tỉ lệ vô sinh chung trên phạm vi toàn quốc là 7,7% trong độ tuổi từ 15-49 tuổi trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Từ những số liệu trên cho thấy, tỉ lệ vô sinh của nước ta liên tục tăng cao, năm 1982 là 13%, năm 1998 là 13,4%, năm 2000 là 15%. Trong vòng 15 năm (1982 - 2000), tỉ lệ vô sinh tăng 2%, trung bình 0,13% /năm. Trong những năm về sau, dù Việt Nam đã ứng dụng nhiều dịch vụ y tế trong chẩn đoán và điều trị vô sinh tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng tỉ lệ vô sinh vẫn rất cao. Tỉ lệ thành công của những cặp vợ chồng vô sinh áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chiếm rất