Qui Định Ngưỡng Doanh Thu Chịu Thuế Giá Trị Gia Tăng

- Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng;

- Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa;

- Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến do Chính phủ qui định.

Bỏ khoản 25 Điều 4 của Luật Thuế GTGT hiện hành: "Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước" vì tính thiếu thực tế của điều luật này như đã phân tích tại mục 2.2 của luận văn.

Về đối tượng nộp thuế, theo chúng tôi pháp luật thuế GTGT cần thu hẹp diện đối tượng nộp thuế GTGT, chỉ bao gồm các đối tượng có doanh thu trên ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT như nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.

3.2.2. Qui định ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng

Theo kinh nghiệm của các nước thì ngưỡng doanh chịu thuế GTGT (dưới đây gọi tắt là ngưỡng doanh thu) là mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT hàng năm của một cơ sở kinh doanh đạt được, mà từ mức doanh thu này trở lên cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT theo qui định của Luật Thuế GTGT. Như vậy, việc xác định đối tượng nộp thuế GTGT không những chỉ căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT mà còn phụ thuộc vào doanh thu kinh doanh của cơ sở kinh doanh.

Hiện tại, Luật Thuế GTGT của Việt Nam không có qui định về ngưỡng doanh thu. Tức là Nhà nước đã thu tối đa tiền thuế GTGT vào NSNN, đồng thời xã hội không có sự thất thoát một khoản chi phí "mất không" nào từ

việc quản lý và thu thuế. Thực tế thì không một nước nào trên thế giới có thể đạt được mức tối đa hóa hiệu quả quản lý thuế GTGT. Việc Luật Thuế GTGT của Việt Nam chưa có qui định về ngưỡng doanh thu không được hiểu là ngưỡng doanh thu bằng 0 mà do tại thời điểm ban hành Luật Thuế GTGT (1997) yêu cầu về việc cải cách hệ thống chính sách thuế, cụ thể là yêu cầu của việc đưa thuế GTGT vào áp dụng thay cho thuế doanh thu là quan trọng hơn so với việc xét đến hiệu quả của việc áp dụng thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên, để phù hợp với các hộ kinh doanh Luật Thuế GTGT đã qui định các hộ này được nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (thuế GTGT được xác định dựa trên doanh thu, không phụ thuộc vào số thuế GTGT đầu ra và đầu vào). Thực chất, việc qui định một phương pháp nộp thuế GTGT riêng (phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng) cho các hộ kinh doanh đã bắt nguồn của việc áp dụng ngưỡng doanh thu. Đến thời điểm này, khi Luật Thuế GTGT đã đi vào cuộc sống hơn 10 năm, cần thiết phải xây dựng một ngưỡng doanh thu chịu thuế, xuất phát từ các yếu tố dưới đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

a) Tính hiệu quả

Lý do cơ bản để các nước qui định ngưỡng doanh thu là xuất phát từ hiệu quả thu thuế GTGT. Đó là sự tương quan giữa số thu thuế GTGT, chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ nghĩa vụ thuế GTGT của người nộp thuế. Nếu không vì chi phí quản lý hành chính thuế GTGT của cơ quan thuế và chi phí tuân thủ của người nộp thuế, ngưỡng doanh thu hiệu quả nhất là bằng 0. Như vậy, sẽ làm tối đa hóa số thu (với bất kỳ thuế suất nào) đồng thời tối thiểu hóa sự bóp méo của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp qui mô khác nhau.

Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 11

Thực chất của việc qui định ngưỡng doanh thu là sự đánh đổi giữa số thu thuế GTGT và chi phí thu và nộp thuế GTGT. Hay nói cách khác, mục tiêu việc ban hành ngưỡng doanh thu là để xóa bỏ tình trạng những người nộp thuế GTGT nhỏ đóng góp không đáng kể đối với số thu, nhưng lại tạo gánh nặng chi phí hành chính lớn.

b) Tính đơn giản

Một trong những yêu cầu của việc xây dựng chính sách thuế đó là tính đơn giản. Tính đơn giản của chính sách thuế càng cần thiết và mang lại hiệu quả khi mà trình độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn thấp.

Thuế GTGT là một sắc thuế hiện đại phản ánh đúng bản chất của thuế gián thu là người tiêu dùng phải chịu nhưng cũng yêu cầu rất cao về tổ chức quản lý thuế của cơ quan thuế như kiểm tra thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào … và việc chấp hành pháp luật về thuế của đối tượng nộp thuế như hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán thuế GTGT nói riêng, sử dụng hóa đơn thuế GTGT, khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào... Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, sẽ không phù hợp và trở thành lãng phí nếu đối tượng nộp thuế phải thực hiện đầy đủ sổ sách kế toán, chế độ hóa đơn chứng từ để thực hiện việc kê khai nộp thuế. Vì vậy, việc qui định ngưỡng doanh thu để phân biệt đối tượng nộp thuế lớn và có chính sách thuế đơn giản cho đối tượng dưới ngưỡng sẽ là phù hợp với lý thuyết về xây dựng chính sách thuế và thực tiễn kinh doanh của các hộ kinh doanh tại Việt Nam.

c) Phù hợp với thông lệ quốc tế

Luật Thuế GTGT của nhiều nước đều đã có qui định về ngưỡng doanh thu và thực tế 9 năm áp dụng Luật Thuế GTGT của Việt Nam cho thấy cần phải có qui định về ngưỡng doanh thu để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế (tránh việc hiểu lầm ngưỡng doanh thu của Việt Nam bằng 0) và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh doanh nhỏ của Việt Nam.

Như vậy, việc xây dựng ngưỡng doanh thu sẽ làm cho việc thực hiện Luật Thuế GTGT một cách hiệu quả hơn, cơ quan thuế tập trung vào thu thuế đối với đối tượng nộp thuế lớn, các cơ sở kinh doanh có doanh thu thấp sẽ giảm bớt chi phí tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế do chỉ phải nộp thuế với phương pháp đơn giản và phù hợp với thông lệ quốc tế về thuế GTGT.

Kinh nghiệm rút ra qua nghiên cứu ngưỡng doanh thu của các nước đó là:

Một là, đa số các nước áp dụng thuế GTGT đều có qui định về ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT.

Hai là, về đối tượng áp dụng ngưỡng doanh thu, có hai quan điểm về phạm vi đối tượng áp dụng ngưỡng doanh thu:

- Ngưỡng doanh thu áp dụng chung cho tất cả các đối tượng kinh doanh: tất các các đối tượng nộp thuế nếu có doanh thu từ Ngưỡng doanh thu trở lên sẽ phải nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không phân biệt đối tượng nộp thuế có doanh thu hoặc có số thuế GTGT phải nộp lớn hay nhỏ, không phân biệt đối tượng nộp thuế là tổ chức hay cá nhân. Qui định này áp dụng đối với phần lớn các nước phát triển ở châu Âu và châu Á.

- Ngưỡng doanh thu chỉ áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế có qui mô kinh doanh nhỏ, tỷ lệ lợi nhuận thấp, sử dụng ít lao động (chủ yếu là cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh) thì thuộc diện áp dụng thuế GTGT trên cơ sở ngưỡng doanh thu. Quan điểm này dựa trên cơ sở lý luận là đối với các đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp thì các qui định về pháp lý như vốn, qui mô, ngành nghề, phương thức quản lý, mức độ tuân thủ pháp luật đã đạt được yêu cầu nhất định về quản lý, vì vậy, không cần đưa đối tượng này thuộc diện áp dụng qui định của ngưỡng doanh thu.

Ba là, qui định về ngưỡng doanh thu:

- Đa số các nước áp dụng một mức ngưỡng. Tuy nhiên, một số nước áp dụng ngưỡng doanh thu khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau, chủ yếu là ngưỡng doanh thu cho kinh doanh hàng hóa và Ngưỡng doanh thu cho kinh doanh dịch vụ. Ngưỡng doanh thu đối với dịch vụ thấp hơn ngưỡng doanh thu đối với hàng hóa, ví dụ: Pháp, Hy lạp, Bồ Đào Nha, Úc, Inđônêxia, Ailen và Togo. Qui định ngưỡng doanh thu thấp đối với ngành có tỷ lệ gia tăng cao và sử dụng ít lao động (ví dụ: ngành dịch vụ)

- Việc điều chỉnh ngưỡng doanh thu: Ngưỡng doanh thu khi mới ban hành thường cao sau đó sẽ giảm dần xuống để tăng dần đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, đồng nghĩa với việc ý thức tuân thủ nộp thuế GTGT ngày càng tăng dần. Việc điều chỉnh ngưỡng doanh thu phụ thuộc vào: kết quả kinh doanh của cơ sở kinh doanh, năng lực quản lý thuế của cơ quan thuế và những yếu tố ảnh hưởng phức tạp về mặt chính trị khi cho các đối tượng dưới ngưỡng không phải nộp thuế GTGT. Khi năng lực quản lý của cơ quan thuế tăng lên, thì nên hạ thấp ngưỡng.

Có nước áp dụng ngưỡng doanh thu rất cao và không điều chỉnh trong nhiều năm như Singapore, có nước điều chỉnh Ngưỡng doanh thu hàng năm như Philipine [49, tr. 6].

Bốn là, biện pháp hạn chế tác động không tốt đến đối tượng nộp thuế khi bị thay đổi đột ngột từ dưới ngưỡng lên trên ngưỡng: một số nước qui định khoảng doanh thu chuyển đổi trên ngưỡng doanh thu nhưng dưới mức phải hoàn toàn nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nếu đối tượng nộp thuế có doanh thu ở khoảng chuyển đổi thì được giảm 1 phần số thuế GTGT phải nộp. Ví dụ như Nhật, Hà lan, Pháp áp dụng phương pháp này [49, tr. 8].

Từ kinh nghiệm của các nước, chúng tôi kiến nghị qui định ngưỡng tính thuế GTGT ở Việt Nam theo hướng sau:

- Đối tượng áp dụng ngưỡng doanh thu: Thực tế ở Việt Nam cho thấy các bất cập khi áp dụng thuế GTGT và sự không hiệu quả khi áp dụng thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh có doanh thu thấp hiện nay chỉ phát sinh đối với các cá nhân kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh, do các hộ này chủ yếu kinh doanh với qui mô nhỏ, thực hiện hạch toán kế toán không đầy đủ, không đủ điều kiện áp dụng phương pháp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy, đối tượng áp dụng ngưỡng chỉ bao gồm các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, tổ nhận khoán thuộc hợp tác xã (gọi chung là hộ kinh doanh).

- Qui định một ngưỡng doanh thu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng một ngưỡng doanh thu phù hợp tại thời điểm ban hành Luật, sau đó giảm dần ngưỡng.

- Hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng được miễn nộp thuế. Hộ kinh doanh trên ngưỡng doanh thu thực hiện nộp thuế gián thu đơn giản theo tỷ lệ trên doanh thu.

- Trường hợp thay đổi doanh thu:

Hộ kinh doanh năm trước ở dưới ngưỡng doanh thu, năm sau chuyển sang trên ngưỡng doanh thu; hộ kinh doanh năm trước ở trên ngưỡng doanh thu, năm sau chuyển sang dưới ngưỡng doanh thu: năm liền kề được tiếp tục nộp thuế theo phương pháp đã áp dụng của năm trước.

- Phương pháp xác định đối tượng trên và dưới ngưỡng:

+ Đối với hộ kinh doanh trên ngưỡng doanh thu: dựa vào doanh thu tại quyết toán thuế năm.

+ Đối với hộ kinh doanh dưới ngưỡng doanh thu:

Đội quản lý thuế xã phường kiểm tra, điều tra doanh thu đối với hộ có khả năng có doanh thu trên Ngưỡng;

Phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã phường để thống nhất các hộ đưa lên trên Ngưỡng vào năm sau.

Thông báo công khai sau khi thống nhất ý kiến với Hội đồng tư vấn thuế xã phường.

3.2.3. Bổ sung một số qui định về phạm vi lãnh thổ của nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng

Pháp luật thuế GTGT hiện hành không xác định cụ thể phạm vi lãnh thổ của nghĩa vụ thuế GTGT, nên trong quá trình áp dụng thuế GTGT đã xẩy ra những tranh chấp giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế do trong nhận thức không đồng nhất quan điểm với nhau. Theo chúng tôi, để xác định phạm

vi, mức độ của nghĩa vụ thuế GTGT một cách tương đối chuẩn xác, pháp luật thuế GTGT cần qui định rõ thế nào là ở Việt Nam.

Ở Việt Nam tức là nằm trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất. Trong phạm vi đó nhà nước Việt Nam có toàn quyền định đoạt tối cao và đó chính là chủ quyền quốc gia của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, xét về mặt nguyên tắc tất cả các hoạt động chuyển giao hàng hóa và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên lãnh thổ Việt nam đều phải chịu thuế GTGT ở Việt Nam. Khi qui định vấn đề này cũng cần phân định:

* Nơi đánh thuế đối với việc chuyển giao tài sản:

- Tài sản được xuất phát từ Việt Nam không tính tài sản đó được chuyển đến nước nào được coi là chuyển giao hàng hóa tại Việt Nam nên luôn luôn bị đánh thuế GTGT tại Việt Nam.

- Tài sản xuất phát từ nước ngoài được vận chuyển đến Việt Nam, cần phải phân biệt hai trường hợp:

+ Nếu chuyển giao hàng do người nhập khẩu thực hiện thì tất cả những hàng hóa chuyển giao đó phải chịu thuế GTGT ở Việt Nam.

+ Nếu trường hợp hàng hóa được nhập về không do người nhập khẩu thì việc chuyển giao hàng hóa này không chịu thuế GTGT ở Việt Nam.

* Nơi đánh thuế đối với cung cấp dịch vụ

Về nguyên tắc sẽ đánh thuế GTGT ở Việt Nam nếu các dịch vụ đó được thực hiện tại Việt Nam.

Trong một số trường hợp đặc biệt như: dịch vụ có thể vật hóa được (thuê phương tiện vận tải); dịch vụ không vật chất hóa được (chuyền quyền tác giả, nhãn mác, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tư vấn, nghiên cứu giám

định…); dịch vụ liên quan đến trao đổi hàng, về nguyên tắc chung nơi đánh thuế sẽ được thực hiện ở Việt nam nếu người cung cấp dịch vụ có cơ sở ở Việt Nam. Cụ thể:

- Đối với dịch vụ có thể vật hóa được: Hoạt động cho thuê các phương tiện vận tải phải chịu thuế GTGT ở Việt Nam khi người cho thuê có cơ sở ở Việt Nam và người đi thuê sử dụng tài sản đó ở Việt nam, hoặc người cho thuê không có cơ sở ở Việt nam nhưng tài sản đó được người đi thuê sử dụng ở Việt Nam.

Ngược lại, việc thuê phương tiện vận tải sẽ không chịu thuế ở Việt Nam khi người cho thuê có cơ sở ở Việt nam nhưng tài sản đó được người đi thuê sử dụng ở nước ngoài.

Các dịch vụ liên quan đến vận chuyển: bốc dỡ, xếp hàng, thuê các phương tiện, dụng cụ để bảo về hàng trong quá trình chuyên chở, trông coi, bến bãi trong quá trình chuyên chở sẽ phải đánh thuế GTGT ở Việt nam khi các dịch vụ này được thực hiện ở Việt Nam.

- Dịch vụ không vật chất hóa được: Nếu người cung cấp dịch vụ có cơ sở ở Việt Nam thì dịch vụ này chịu thuế GTGT.

Chúng tôi kiến nghị, Luật Thuế GTGT cần bổ sung thêm một điều luật về phạm vi lãnh thổ của thuế GTGT trong đó xác định rõ nguyên tắc nơi đánh thuế đối với hoạt động chuyển giao tài sản và nơi đánh thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ. Điều luật này nằm ở chương I của Luật Thuế GTGT tức ở phần những qui định chung.

3.2.4. Hoàn thiện các qui định về căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

3.2.4.1. Về thuế suất

Lý luận về thuế GTGT cũng như thực tiễn áp dụng thuế GTGT từ thập kỷ 80 người ta đã nhận thấy rằng nếu thuế GTGT càng ít thuế suất thì càng dễ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024