Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyệt Anh (20080, "Thuế tiêu dùng Nhật Bản - câu chuyện không hồi kết", Thuế quốc tế, (3), tr. 30-36.

2. Bộ Tài chính (1993), Mô hình áp dụng thuế trị giá gia tăng ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (1993), Quyết định số 468 TC/QĐ-TCT ngày 05/7 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm thu thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (1995), Đề án cải cách bước 2 hệ thống chính sách thuế phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đến năm 2000, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (1998), Chính sách thuế trong điều kiện mở rộng quan hệ với các khu vực kinh tế thương mại quốc tế, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2008), Cải cách cơ cấu thu ngân sách, Hà Nội.

7. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ, Hà Nội.

8. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 131/2008/TT-BTC ngày 26/12 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

9. Chính phủ (1997), Tờ trình Quốc hội về hai dự luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp số 1424/PC ngày 26/3/1997, Hà Nội.

10. Chính phủ (2008), Dự án Luật thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

Hoàn thiện pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 13

11. Chính phủ (2008), Tờ trình số 34/TTr-CP ngày 10/4 về án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, Hà Nội.

12. Chính phủ (2008), Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

13. Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh (2008), Các văn bản qui định và hướng dẫn về thuế, Thành phố Hồ Chí Minh

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 04/11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng và các luật thuế mới, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Trần Thị Minh Hiền (2006), Pháp luật về thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ kinh tế.

19. Vương Thị Thu Hiền (2006), "Gia nhập WTO - Thuế giá trị gia tăng nên hoàn thiện theo hướng nào", Tài chính, (2), tr. 8-30.

20. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Nghiệp vụ thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội.

21. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội.

22. Xuân Hồng (2009), "Đơn giản hóa và thống nhất các qui định về sử dụng và lưu trữ hóa đơn thuế giá trị gia tăng trong liên minh Châu Âu", Thuế quốc tế, (10), tr. 27-35.

23. Đàm Văn Huệ (2004), Hoàn thiện những điều kiện áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế.

24. Đức Huy (2007), "Cộng đồng Châu Âu và hệ thống thuế giá trị gia tăng trung tính", Thuế quốc tế, (12), tr. 1-9.

25. Đức Huy (2008), "Pháp - mở rộng cơ chế tính ngược", Thuế quốc tế, (3), tr. 37-45.

26. Đức Huy (2008), "Chính sách thuế và kiềm chế lạm phát", Thuế quốc tế, (6), tr. 1-10.

27. Đức Huy (2008), "10 nguyên tắc quản lý VAT trong khủng hoảng tín dụng", Thuế quốc tế, (12), tr. 1-7.

28. Nguyễn Thị Thương Huyền (2002), Những vấn đề pháp lý về việc áp dụng thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

29. Nguyễn Thị Kim Lý (2006), "3 yếu tố liên quan đến việc tính thuế giá trị gia tăng ", Thuế Nhà nước, (14), tr. 7.

30. C Mác - Ph. Ăngghen (1962) Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.

31. Những điều cần biết về thuế giá trị gia tăng (1998), Nxb Tài chính, Hà Nội.

32. Thái Ninh (2006), "Thuế giá trị gia tăng với một số trường hợp đặc thù còn khó khăn vướng mắc", Thuế Nhà nước, (26), tr. 13.

33. Văn Phụng (2007), "Trung Quốc cắt giảm mạnh hoàn thuế giá trị gia tăng", Thuế quốc tế, (12), tr. 25-31.

34. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

35. Quốc hội (2008), Luật Thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

36. Nguyễn Xuân Sơn (2001), "Mô hình thuế giá trị gia tăng một mức thuế suất", Thuế nhà nước, (1), tr.10-11

37. Mến Tào (2009), "Anh - khích lệ người nộp thuế", Thuế quốc tế, (10), tr. 1-5.

38. Trần Xuân Thắng (1996), "cải cách thuế bước 2. Những thay đổi để hoàn thiện", Tài chính, (9), tr. 13-15

39. Lê Duy Thành (2000), "Trốn thuế và tránh thuế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tài chính, (3), tr. 36-37

40. Đỗ Thị Thìn (1996), "Thuế suất thuế giá trị gia tăng ", Tài chính, (9), tr. 18-19.

41. Đỗ Thị Thìn (1997), "Tại sao Mỹ không áp dụng thuế VAT", Tài chính, (3), tr. 37.

42. Thuật ngữ thuế quốc tế (2009), Nxb Hà Nội, Hà Nội.

43. Nguyễn Văn Thủy (1999), "Thuế giá trị gia tăng - mấy điểm cần sửa", Tài chính, (6), tr. 31-32.

44. Đặng Thị Cẩm Thúy (2000), "Một số thủ đoạn gian lận trong thực hiện thuế giá trị gia tăng ", Tài chính, (5), tr. 37-38.

45. Lê Hải Tình (2005), "Hoàn thiện phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp", Tài chính, (6), tr. 30-32.

46. Tổng cục Thuế (2003), Thuế giá trị gia tăng, (tài liệu tham khảo), Hà Nội.

47. Tổng cục Thuế (2004), Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Tài chính, Hà Nội.

48. Tổng cục Thuế (2007), Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Tài chính, Hà Nội.

49. Tổng cục Thuế (2007), Ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức quản lý thu thuế đối với cơ sở kinh doanh dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng, Hà Nội.

50. Tổng cục Thuế (2009), Hướng dẫn mới về kê khai thuế, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

51. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

52. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

53. Từ điển Luật học(1999), Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội.

54. Ủy ban Tài chính ngân sách (2008) Báo cáo thẩm tra dự án Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi, ngày 24/3, Hà Nội.

55. Thanh Vân (2007), "Gian lận thuế giá trị gia tăng băng chuyền và phản ứng ban đầu của Tòa Hiến pháp Châu Âu", Thuế quốc tế, (12), tr. 10-17.

PHỤ LỤC


NỘI DUNG CỦA CÁC LẦN SỬA ĐỔI LUẬT THUẾ GTGT


Luật Thuế GTGT được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/197 có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999. Trong quá trình thi hành, Luật Thuế GTGT đã trải qua 7 lần sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

1. Lần thứ nhất

Ngày 3/9/1999, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-UBTVQH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất GTGT đối với một số hàng hóa, dịch vụ (có hiệu lực từ 1/10/1999) cụ thể như sau:

- Bổ sung vào diện không chịu thuế GTGT đối với: vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; máy bay, dàn khoan, tàu thủy thuê của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất, kinh doanh; nhập khẩu phim nhựa; nhập khẩu báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động; hàng hóa bán cho tổ chức quốc tế, người nước ngoài để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam;

- Chuyển các mặt hàng than đá, sản phẩm cơ khí (trừ sản phẩm cơ khí tiêu dùng), hóa chất cơ bản thuộc diện mức thuế suất 10% sang nhóm thuế suất 5%.

- Chuyển các dịch vụ khách sạn, du lịch, ăn uống thuộc nhóm thuế suất 20% sang nhóm thuế suất 10%.

2. Lần thứ 2

Ngày 27/10/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 240/NQ-UBTVQH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số danh mục

hàng hóa , dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ (có hiệu lực 01/01/2000), cụ thể như sau:

- Bổ sung vào diện không chịu thuế GTGT đối với: thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư cần nhập khẩu để tiến hành tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí mà trong nước chưa sản xuất được; dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán; quà biếu, quà tặng cho cá nhân ở Việt Nam theo mức quy định của chính phủ; hàng hóa, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam, trừ sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động; chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính, trừ phần mềm máy tính xuất khẩu

- Bổ sung vào diện áp dụng mức thuế suất 0% đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu; phần mềm máy tính xuất khẩu; sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động.

- Chuyển một số hàng hóa, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 10% sang áp dụng mức thuế suất 5%, bao gồm: sản phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu quy định tại khoản 24 Điều 4 của Luật Thuế GTGT; khuôn đúc các loại; dây cáp điện sử dụng cho điện áp từ 600V trở lên; máy vi tính, cụm linh kiện máy vi tính; vật liệu nổ; que hàn; đá mài; giấy in báo; bình bơm thuốc trừ sâu; mủ cao su sơ chế; ván ép nhân tạo; đất, đá, cát, sỏi; lốp và bộ săm lốp cỡ từ 900-20 trở lên; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; ống thủy tinh trung tính; chân giả, tay giả; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật; loại hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá; xây dựng; lắp đặt; duy tu, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng, trừ hoạt động quy định tại khoản 15 Điều 4 của Luật Thuế GTGT; nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển; hoạt động trục vớt, cứu hộ; vận tải, bốc xếp; sách thuộc đối tượng chịu thuế GTGT; băng, từ, đĩa đã ghi hoặc chưa ghi chương trình; phát hành và chiếu phim vi-đi-ô.

3. Lần thứ 3

Ngày 29/11/2001, Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 có nghị quyết số 50/2001/QH10 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2002, trong đó có qui định về việc đổi danh mục hàng hóa không chịu thuế GTGT, thuế suất, khấu trừ và hoàn thuế GTGT (có hiệu lực 1/10/2002), cụ thể như sau:

- Bổ sung vào diện không chịu thuế GTGT đối với đồ dùng của người Việt Nam sống ở nước ngoài mang theo khi về nước; các dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại.

- Bổ sung vào diện thuế suất 0% đối với: hàng gia công xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài và cho doanh nghiệp chế xuất. Với điều kiện tiền hàng hóa, xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng.

- Thống nhất một tỉ lệ chung về khấu trừ thuế GTGT đầu vào (1% trên doanh số mua vào) áp dụng đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh không có hóa đơn GTGT (trước đây có nhiều tỷ lệ khấu trừ khác nhau áp dụng đối với các đối tượng mua vào khác nhau)

- Bổ sung đối tượng được hoàn thuế GTGT đối với người được hưởng ưu đãi miến trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn lại số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT.

4. Lần thứ 4

Ngày 28/11/2002 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 đã ban hành Nghị quyết số 09/2002/QH11 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2003 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2003), trong đó có bãi bỏ việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỉ lệ (%) tính trên giá hàng hóa, dịch vụ mua vào do các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hóa, dịch vụ từ các cơ sở kinh doanh không có hóa đơn GTGT.

5. Lần thứ 5

Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 3 (3/5/2003-18/6/2003) đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT (có hiệu lực từ 1/1/2004) với những nội dung sửa đổi chủ yếu là:

- Bổ sung vào diện không chịu thuế GTGT đối vơi: vận tải quốc tế, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, sản phẩm là bộ phận nhân tạo của người dùng cho người bệnh, nạng, xe lăn và dụng cụ dành cho người tàn tật.

- Chuyển từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế GTGT với thuế suất 10% đối với: hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; in báo, tạp chí, sách giáo khoa, sách băn bản pháp luật, tranh áp phích tuyên truyền sang nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.

- Chuyển mặt hàng đường từ diện áp dụng chịu thuế 10% sang diện áp dụng thuế suất 5%. Nâng thuế suất của các mặt hàng dây cáp điện dùng cho điện áp 600V trở lên, que hàn, xây dựng, lắp đặt từ 5% lên 10%.

- Bổ sung điều kiện về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu; bổ sung các quy định về quản lý hóa đơn, chứng từ làm căn cứ trong khấu trừ, hoàn thuế.

- Bỏ mức thuế suất 20% và chuyển các hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 20% sang diện áp dụng thuế suất 10%.

- Bỏ quy định về thông báo nộp thuế của cơ quan thuế đối với đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

- Xóa bỏ quy định về miễn, giảm thuế GTGT đối với cơ sở sản xuất, xây dựng trong 3 năm đầu do áp dụng mức thuế suất GTGT mà bị lỗ.

- Bỏ quy định thẩm quyền của UBTVQH sửa đổi danh mục hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2024