Tài Sản Ngoài Bảng Cân Đối Kế Toán Của Các Công Ty Chứng Khoán Năm 2010




Nguồn Tổng hợp tính toán của Tác giả Biểu đồ 4 4 Tài sản ngoài bảng cân 4


Nguồn: Tổng hợp, tính toán của Tác giả

Biểu đồ 4.4: Tài sản ngoài bảng cân đối kế toán

Các CTCK có thể sử dụng biểu đồ dạng hình cột để so sánh tài sản ngoài bảng cân đối kế toán giữa các CTCK với nhau theo từng năm. Ví dụ như Biểu đồ

4.5 sau đây:


Nguồn Tổng hợp tính toán của Tác giả Biểu đồ 4 5 Tài sản ngoài Bảng cân 5

Nguồn: Tổng hợp, tính toán của Tác giả

Biểu đồ 4.5: Tài sản ngoài Bảng cân đối kế toán của các công ty chứng khoán năm 2010

Nhìn vào biểu đồ này có thể thấy rằng cả CTCK Sài Gòn và CTCK Bảo Việt đều có khoản tài sản ngoài bảng là chứng khoán lưu ký có giá trị lớn nhất so với các tài sản khác. Biểu đồ mang lại sự so sánh rõ nét các tài sản ngoài bảng gữa các CTCK trong từng năm.

4.3.3.5. Phân tích mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động

Trước tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào tình trạng rất khó khăn, biến động bất lợi như hiện nay, các CTCK kinh doanh thường xuyên thua lỗ thì việc giữ an toàn hệ thống cho khối CTCK là mối quan tâm của tất cả thành viên thị trường. Giữ an toàn hệ thống cho CTCK là yêu cầu cốt lõi để giữ an toàn thị trường, nhưng muốn giữ an toàn hệ thống thì điều quan trọng nhất là phải nắm được thông tin về sức khỏe tài chính của CTCK. Đây là một vấn đề nan giải trong bối


cảnh hiện nay ở nước ta, bởi lẽ nhiều CTCK đang tiến hành những hoạt động kinh doanh ngoài luồng mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rất khó kiểm soát, môi giới vay chứng khoán để bán là một ví dụ điển hình, bên lề hoạt động của CTCK đang manh nha tồn tại một hệ thống tín dụng đen sẵn sàng cho nhà đầu tư vay tiền với lãi suất cả 100%/năm. Trong bối cảnh sức khỏe tài chính của CTCK chưa minh bạch và tồn tại những hình thái kinh doanh mới nằm ngoài tầm kiểm soát, các CTCK cần phải đảm bảo an toàn tài chính, cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần mạnh tay buộc các CTCK đảm bảo an toàn tài chính. Bên cạnh đó, thực tế khảo sát chuyên gia cho thấy, chỉ tiêu tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng rủi ro được khoảng 64% chuyên gia quan tâm, khoảng 21% chuyên gia rất quan tâm chỉ tiêu này, chỉ có khoảng 1,4% là không quan tâm đến. Với chỉ tiêu tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ, có khoảng 55,5% chuyên gia quan tâm và khoảng 25,8% chuyên gia rất quan tâm và 0% chuyên gia rất không quan tâm. Có 100% CTCK khảo sát quan tâm đến chỉ tiêu tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng rủi ro và chỉ tiêu tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ.

Để phân tích mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động, các CTCK cần phải tiến hành tính toán và phân tích chỉ tiêu tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro và chỉ tiêu tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán thông thường. Việc tính toán các chỉ tiêu này phải tuân thủ theo đúng những nội dung được quy định trong các văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo quy định hiện hành, khi một CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro trên 150% và có lỗ lũy kế dưới 30% vốn điều lệ thì CTCK đó được xếp vào nhóm CTCK có tình hình tài chính bình thường. Nếu tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 150% tới trên 120% và có lỗ lũy kế từ 30% đến 50% vốn điều lệ thì CTCK đó bị xếp vào nhóm CTCK bị kiểm soát. Nếu tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro dưới 120% và có lỗ lũy kế từ trên 50% vốn điều lệ thì CTCK sẽ bị xếp vào nhóm kiếm soát đặc biệt. Những CTCK rơi vào nhóm kiểm soát hay nhóm kiểm soát đặc biệt sẽ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước áp dụng các biện pháp trước mắt như: Yêu cầu các CTCK này thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần (với những CTCK có tỷ lệ vốn khả dung/tổng rủi ro dưới 150%), hàng ngày (với những CTCK có tỷ lệ vốn khả


dụng/tổng rủi ro dưới 120%); cử đoàn kiểm tra đến nắm tình hình hoạt động của công ty, nếu phát hiện CTCK chưa thực hiện tách biệt tài sản của nhà đầu tư thì yêu cầu CTCK thực hiện trong thời hạn tối đa 02 tháng; đề nghị Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) xem xét, trình Đại hội đồng cổ đông (Chủ sở hữu) xem xét phương án tăng vốn điều lệ; chỉ đạo hai Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam kiểm soát chặt chẽ vấn đề thanh toán giao dịch của CTCK; trường hợp liên tục vi phạm thiếu tiền thanh toán, lạm dụng tiền gửi của khách hàng, xem xét rút phép nghiệp vụ môi giới chứng khoán theo quy định pháp luật. Về lâu dài, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ áp dụng các nhóm giải pháp hành chính và kinh tế, tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các CTCK dựa trên ba trụ cột chính: Quy định về mức độ đủ vốn, quy định về hướng dẫn thông lệ khuôn khổ quản lý rủi ro cho các CTCK, đánh giá, xếp hạng các CTCK theo thông lệ quốc tế từ đó phân loại và giám sát các CTCK này.

Công thức xác định chỉ tiêu:

Tỷ lệ vốn khả dụng (%)

Tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ (%)

Vốn khả dụng

= x 100 Tổng rủi ro

Tổng lỗ lũy kế

= x 100 Tổng số vốn điều lệ

CTCK có thể sử dụng Bảng 4.9, đồng thời kết hợp với minh họa bằng đồ thị khi tiến hành phân tích mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động của CTCK.

Bảng 4.9: Phân tích mức độ bảo đảm an toàn trong hoạt động



Chỉ tiêu


Cuối năm

Cuối năm N so với

cuối năm….

N-3

N-2

N-3

N-2

N-1

N

+/-

%-

+/-

%

1. Tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro (%)









2. Tỷ lệ lỗ lũy kế/vốn điều lệ (%)









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.


4.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam

4.4.1. Về phía Nhà nước

Để các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam được thực hiện hiệu quả, cần đảm một số điều kiện từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng mô hình tổ chức cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, hình thành thị trường định mức tín nhiệm, nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự, công khai số liệu các chỉ tiêu giám sát tài chính.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Ngày 29/06/2006, Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán số 70/QH 11 đã chính thức có hiệu lực từ 01/01/2007, bao gồm 11 chương, 136 điều quy định toàn diện các hoạt động trên thị trường chứng khoán. Do đó, đối với các hoạt động trên thị trường chứng khoán sẽ được điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán và khi có sự không thống nhất giữa Luật Chứng khoán và các văn bản pháp luật khác thì Luật Chứng khoán sẽ được ưu tiên áp dụng về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngày 24/11/2010, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung 20 điều và bãi bỏ 01 điều trong tổng số 136 điều của Luật Chứng khoán hiện hành. Nội dung sửa đổi đã khắc phục được những vấn đề bất cập như hạn chế tình trạng lũng đoạn thị trường, khuyến khích giao dịch chứng khoán trên thị trường có tổ chức, bổ sung nội dung công bố thông tin trên thị trường, bổ sung một số hoạt động của CTCK. Để tạo sự thống nhất về các văn bản pháp luật, Chính phủ cần tiến hành sửa đổi một số luật có liên quan như như Luật hình sự (bổ sung các tội danh và hình phạt thích hợp liên quan tới những vi phạm của các đối tượng trên thị trường chứng khoán), Luật các tổ chức tín dụng (liên quan tới tổ chức, quản lý hoạt động của ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng khi tham gia TTCK), Luật doanh nghiệp, Luật giao dịch điện tử (thừa nhận việc mua bán chứng khoán của khách hàng qua Internet, điện thoại,…). Như vậy, sẽ tạo ra môi trường pháp lý hoàn chỉnh giúp cho các doanh nghiệp nói chung, các CTCK nói riêng hoạt động ổn định.


Bộ Tài chính cần sớm hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và cần phải có các văn bản hướng dẫn thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi áp dụng. Để thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các báo cáo tài chính cần phải phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ Tài chính và CTCK cần nghiên cứu, bổ sung, dần dần vận dụng hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào công tác lập báo cáo tài chính để có những báo cáo tài chính hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu quốc tế hóa thị trường chứng khoán.

Khác với điều kiện của các nước (khung pháp lý thường hình thành song song với thị trường chứng khoán), còn ở Việt Nam thì luật pháp hình thành trước, do đó phải thường xuyên điều chỉnh và hoàn thiện. Với lợi thế đi sau, Việt Nam có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm ban hành luật pháp của các quốc gia đi đầu trong lĩnh vực chứng khoán đồng thời chú ý đến điều kiện áp dụng ở trong nước. Khi điều chỉnh Luật, cơ quan quản lý Nhà nước phải soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện kịp thời. Ngoài ra, cần lưu ý đến các hoạt động để bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp trên thị trường.

- Xây dựng mô hình tổ chức cơ quan quản lý thị trường chứng khoán:

Mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, trong từng giai đoạn phát triển, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội, thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán mà chọn mô hình phù hợp. Với Việt Nam, từ khi thành lập, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan quản lý độc lập, trực thuộc Chính phủ. Đến ngày 19/02/2004, Chính phủ ban hành Nghị định chuyển Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thành một bộ phận và trực thuộc Bộ Tài chính, điều này gây ra sự chồng chéo giữa các đơn vị cùng tham gia quản lý thị trường chứng khoán trong Bộ Tài chính, tạo nên sự trì trệ trong quản lý và điều hành, phạm vi hoạt động và quyền hạn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị thu hẹp, hoạt động của cả thị trường chứng khoán phải chịu nhiều tầng nấc trung gian trong hoạt động quản lý. Trong tương lai, thị trường cần một cơ quan quản lý độc lập, trực thuộc Chính phủ, để có đầy đủ thẩm quyền, điều kiện và khả năng ban hành các văn bản pháp quy nhằm xử lý nhanh


nhạy các vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn.

- Từng bước hình thành thị trường định mức tín nhiệm ở Việt Nam:

Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam, cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Thông qua hệ số tín nhiệm (Credit rating), CTCK sẽ đánh giá được mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay. Để có các hệ số tín nhiệm thì phải căn cứ vào thông tin từ phân tích tình hình tài chính, do vậy, khi mà tất cả các CTCK được yêu cầu phải đánh giá hệ số tín nhiệm thì công tác phân tích tình hình tài chính chắc chắn sẽ được thực hiện một cách cẩn trọng, cũng là cơ sở cho các CTCK thực hiện tốt hơn các hoạt động nghiệp vụ của mình.

- Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự:

Nhân sự làm trong ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và chứng khoán phải luôn nâng cao trình độ, thực hiện tốt vai trò của người định hướng thị trường và tránh đổ vỡ, khủng hoảng thị trường do sự yếu kém về chuyên môn của nhà quản lý gây ra.

- Công khai số liệu các chỉ tiêu giám sát tài chính của CTCK:

Lĩnh vực chứng khoán là lĩnh vực có độ nhạy bén cao trước bất kỳ một sự thay đổi nhỏ nào trong đời sống kinh tế của một quốc gia cũng như quốc tế. CTCK luôn chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước. Việc công khai hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính CTCK sẽ là công cụ hỗ trợ cho cơ quan quản lý theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh và việc chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước của các CTCK, nhằm: (1) Giám sát hoạt động của các CTCK để nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình hình giao dịch chứng khoán và rủi ro của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, giúp khắc phục những tồn tại, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh. (2) Đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK nhằm phân loại và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém. (3) Giúp các CTCK theo dõi quá trình hoạt


động kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục và phát triển, đặc biệt là vấn đề an toàn tài chính. (4) Phân tích, dự báo được tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường để giúp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển thị trường chứng khoán.

4.4.2. Về phía các công ty chứng khoán

Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp phải có những bước đi cho riêng mình, từ đó khẳng định uy tín và thương hiệu trên thương trường. Đối với các CTCK thì điều này không hề đơn giản, vì đây là lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam, lại là ngành nghề kinh doanh khá nhạy cảm với biến động của thị trường và của nền kinh tế, thị trường chứng khoán rơi vào khó khăn trong thời gian dài và hiện chưa có dấu hiệu phục hồi. Thị trường dịch vụ tài chính chưa phát triển mạnh và đồng bộ, hành lang pháp lý vẫn đang hoàn thiện, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế; trong khi đó các CTCK nước ngoài đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm, với bề dày kinh nghiệm của họ đã hạn chế khả năng thâm nhập thị trường chứng khoán thế giới của các CTCK Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập, các CTCK Việt Nam đặt mục tiêu vươn xa ra thị trường quốc tế là điều tất yếu, hoặc ít ra cũng đứng vững trên sân nhà trước lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính từ năm 2012 theo cam kết của WTO. Để có thể nhanh chóng hoàn thành mục tiêu này, các công ty luôn phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả, kịp thời.

Để có thể thực thi được các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính, các CTCK cần đáp ứng một số điều kiện như: nhận thức về phân tích tình hình tài chính; bồi dưỡng, đào tạo nhân sự phân tích tình hình tài chính; đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phân tích tình hình tài chính.

- Nhận thức về phân tích tình hình tài chính:

Các CTCK cần phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của phân tích tình hình tài chính, xem phân tích tình hình tài chính là công việc tất yếu và quan trọng trong CTCK, nó không thể thiếu trong quá trình quản trị doanh nghiệp thành công. Lãnh

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 30/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí