Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp,


đạo CTCK phải xác định rằng: phân tích tình hình tài chính phải được tổ chức chu đáo, khoa học; vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp phân tích; hệ thống chỉ tiêu phân tích phải đầy đủ, phù hợp; công tác phân tích tình hình tài chính phải kết hợp với các bộ phận, phòng ban chức năng khác trong CTCK. Ngoài ra, tài liệu dùng để phân tích phải kết hợp giữa các thông tin tài chính với các thông tin phi tài chính trong các CTCK khác cùng nhóm ngành kinh doanh.

- Bồi dưỡng, đào tạo nhân sự phân tích:

Công việc của nhân viên phân tích tình hình tài chính vô cùng quan trọng vì các đề xuất của họ hỗ trợ CTCK đưa ra quyết định tài chính. Do vậy, công việc đòi hỏi nhân viên cần phải có trình độ cao và có kinh nghiệm thực tiễn để dự báo và nắm bắt những diễn biến của thị trường. Đặc biệt, chứng khoán là ngành nghề yêu cầu về trình độ nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế lại càng đòi hỏi cao hơn so với lĩnh vực kinh doanh khác, các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Do đó, để công tác phân tích tình hình tài chính thành công thì phải bố trí nhân viên am hiểu về kế toán, tài chính và lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, ưu tiên những nhân viên có chứng chỉ phân tích BCTC doanh nghiệp. CTCK cần chú ý những vấn đề khi lựa chọn và sử dụng nhân sự như: chọn lọc những nhân viên có trình độ cơ bản về tài chính, có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính của CTCK, không ngừng đào tạo cán bộ chuyên trách thông qua các khóa tập huấn, kịp thời cập nhật những thay đổi chính sách kế toán và những chuẩn mực kế toán mới, bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính hiện hành, xây dựng qui trình trách nhiệm của các cá nhân liên quan trong quá trình lập, công bố thông tin và phân tích thông tin trên BCTC.

- Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phân tích:

Để công tác phân tích tình hình tài chính thực hiện thành công, bên cạnh các phương pháp phổ biến như phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ thì cần chú trọng các phương pháp phân tích khác như phân tích hồi qui, phân tích xu thế, phân tích Dupont, phương pháp đồ thị…Do đó, cần có các phần mềm chuyên dụng, nó sẽ


giúp công tác phân tích được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Ứng dụng tối đa khả năng tin học vào trong công tác phân tích như tận dụng khả năng tính toán của máy tính cho công tác dự báo, thiết kế các phần mềm ứng dụng trong việc tính toán các chỉ tiêu phân tích.

Công tác phân tích tình hình tài chính của các CTCK vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là để công tác phân tích tình hình tài chính phát huy hết vai trò của nó thì phải thỏa mãn các điều kiện từ phía Nhà nước và cả phía CTCK.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 22

Chương này nghiên cứu việc hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam. Nội dung của Chương 4 trình bày những vấn đề sau:

- Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán và các CTCK Việt Nam: Tập trung vào quan điểm chủ đạo và mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ và định hướng phát triển đến năm 2020;

- Sự cần thiết và quan điểm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam: Chương này nêu một số quan đểm như quan đểm hội nhập và phát triển, quan điểm phù hợp, quan điểm toàn diện;

- Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính: Chương 4 đưa ra một số giải pháp cho những khía cạnh như giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích, giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích, giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích.

Những giải pháp mà Chương 4 đề cập sẽ giúp công tác phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam được tốt hơn, từ đó cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước, cho nhà quản lý và cho những đối tương quan tâm khác. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện thành công thì cần có những điều kiện từ phía Nhà nước và phía các CTCK. Những điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam cũng là một trong những nội dung mà Chương 4 đề cập.


KẾT LUẬN


Nền kinh tế thị trường ngày nay, khi doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong một “thế giới phẳng”, sự cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Các doanh nghiệp phải vươn lên để khẳng định vị trí, thương hiệu của mình không chỉ với thị trường trong nước mà còn với thị trường quốc tế. Đây là một bài toán không dễ có lời giải đối với các doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng, khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, nhỏ bé so với thị trường chứng khoán thế giới. Muốn góp phần giải quyết vấn đề này, các CTCK phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng và vai trò to lớn của phân tích tình hình tài chính, phải nghiêm túc xem phân tích tình hình tài chính là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạt động của CTCK. Có làm được điều này CTCK mới phát triển bền vững được.

Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính của CTCK, nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam để có những đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính, từ đó đưa ra những quan điểm và cũng như giải pháp để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam, nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin như nhà quản lý, nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước,… có những quyết định đúng đắn cho riêng mình.

***


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ


1. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2012), “Trao đổi về giảng dạy một số nội dung phân tích tài chính đặc thù của công ty chứng khoán“, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Kế toán, Kiểm toán trong quá trình cải cách và hội nhập, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Tháng 08/2012, Trang 322-345.

2. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2010), “Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn từ sau khi niêm yết đến nay“, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, Số 29, Tháng 03/2010, Trang 37-39.

3. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2010), “Hoàn thiện cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam“, Nội san Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Số 58, Tháng 11/2010, Trang 80-83.

4. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2010), “Hoàn thiện dữ liệu và nội dung phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại các công ty chứng khoán Việt Nam“, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, Số 36, Tháng 10/2010, Trang 35-37.

5. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2011), “Một số nội dung khác biệt giữa chế độ kế toán doanh nghiệp và chế độ kế toán công ty chứng khoán“, Nội san Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Số 59, Tháng 01/2011, Trang 50-56.

6. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2011), “Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khoán có ảnh hưởng đến nội dung phân tích tình hình tài chính“, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 165 (II), Tháng 03/2011, Trang 63-65,71.

7. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2012), “Một số trường hợp về xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại“, Nội san Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Số 63, Tháng 01/2012, Trang 48-52.

8. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2012), “Đánh giá khái quát tình hình tài chính của các công ty chứng khoán“, Nội san Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Số 64, Tháng 04/2012.

9. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2012), “Phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán trên thế giới”, Nội san Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Tài chính – Kế toán, Số 65, Tháng 09/2012.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Quy chế Tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 226/2010/TT-BTC 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính, Hà Nội.

4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình phân tích kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Công (2011), “Vận dụng kết hợp phương pháp Dupont với phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích tài chính”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 167.

8. Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Năng Phúc (2011), “Đánh giá khái quát tình hình tài chính trong các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 172.

9. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2009, 2011), Tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Trần Thị Minh Hương (2008), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại tổng công ty hàng không Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

11. Josette Peyrard (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tổng hợp Tp.HCM, Tp.Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp,


NXB Tài chính, Hà Nội.

13. Trần Quý Liên (2011), “Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác kiểm toán”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán, Số 43.

14. Lê Hoàng Nga (2011), Thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Năng Phúc (2009), Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính, Hà Nội.

16. Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17. Bùi Hữu Phước (Chủ biên, 2009) và cộng sự, Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

18. Ngô Kim Phượng (Chủ biên, 2010) và cộng sự, Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh.

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chứng khoán, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật số 62/2010/QH12 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Quang (2002), Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

22. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.

23. Thủ tướng chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng chính phủ Về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.

24. Bùi Thanh (2011), “Thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển thị trường chứng khoán- Bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 251.


25. Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội.


Tiếng Anh

26. Bernstein A. Leopold (1989), Financial statement analysis: theory, application and interpretation- Fifth Edition, Irwin.

27. Cheng F. Lee , Joan C. Junkus (1983), Financial analysis and planning: an overview”, Journal of Economics and Business, Volume 35, Issues 3-4, Pages 259- 283.

28. Erich A. Helfert (1997), Techniques of financial analysis – a modern approach

– ninth edition, Mc Graw Hill.

29. John J. Wild, K.R. Subramanyam, Robert F. Halsey (2007), Financial statement analysis – 9th edition, Mc Graw Hill.

30. Latin America Training and Development Center (1995), Financial statement analysis, Citibank.

31. Stephen H. Penman (2004), Financial statement analysis and security valuation

second edition, McGraw Hill.

32. Xiao Gang Bi, Alan Gregory (2011), “Stock market driven Accquisitions Versus the Q theory of Takeover: The UK Evidence”, Journal of Business Finance & Accouting, Vol.38, Iss.5-6; pg 628.

33. Yiming Hu; Thomas W.Lin; Siqi Li (2008), “An examination of factors affecting Chinese financial analyst’s information comprehension, analyzing ability, and job quality”, Review Quantity Financial Accouting, 30, pp 397 – 417.


Website

34. www.ssc.gov.vn

35. http://www.daiwa-grp.jp/english/pdf/ar2011/ar2011_all_e.pdf

36.

http://www.ubs.com/global/en/about_ubs/investor_relations/annualreporting.html


37. http://finapps.forbes.com/finapps/jsp/finance/compinfo/Ratios.jsp?tkr=ubs

38.

http://investing.businessweek.com/research/stocks/financials/ratios.asp?ticker=UBS

:US

39.http://www2.goldmansachs.com/media-relations/press-releases/current/4-q-announcement.html

40. http://finapps.forbes.com/finapps/jsp/finance/compinfo/Ratios.jsp?tkr=gs

41.

http://investing.businessweek.com/research/stocks/financials/ratios.asp?ticker=GS:US

42. http://www.morganstanley.com/

43. http://finapps.forbes.com/finapps/jsp/finance/compinfo/Ratios.jsp?tkr=ms

44.

http://investing.businessweek.com/research/stocks/financials/ratios.asp?ticker=MS:US

45.

http://investing.businessweek.com/research/stocks/financials/ratios.asp?ticker=THLM:US

***

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2023