Kinh Nghiệm Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Chứng Khoán Tại Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Việt Nam


những kết luận dựa trên kết quả phân tích ở bước “Tiến hành phân tích”. Nhà phân tích kết luận về tình trạng tài chính của CTCK, về hiệu quả kinh doanh; đồng thời, chỉ rõ những thế mạnh, điểm yếu, những tồn tại cũng như tiềm năng để CTCK có kế hoạch và chiến lược kinh doanh đúng đắn trong tương lai.

+ Lập báo cáo phân tích: Đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích. Báo cáo phân tích được trình bày dưới dạng văn bản, nội dung gồm có ba phần chính là đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận vấn đề. Báo cáo phân tích được trình bày trước hội nghị phân tích để thu thập ý kiến đóng góp và thảo luận các phương hướng, biện pháp đã nêu trong báo cáo phân tích. Báo cáo phân tích cần trình bày rõ thực trạng và tiềm năng, nêu rõ phương hướng và biện pháp phấn đấu trong kỳ kinh doanh tới.

+ Hoàn thiện hồ sơ phân tích: Sau khi kết thúc phân tích phải hoàn thiện hồ sơ phân tích. Hồ sơ phân tích gồm tất cả những tài liệu và sản phẩm của quá trình phân tích, được lưu trữ cùng với tài liệu của công ty. Tóm lại, tất cả các tài liệu thu thập được có liên quan đến việc phân tích đều được hoàn chỉnh và lưu trữ.

2.3. Kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.3.1. Kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán tại một số nước trên thế giới

Một số nước có thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) là trung tâm giao dịch lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Big board” trong các sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, còn có các sở giao dịch nổi tiếng như Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE), Sở giao dịch chứng khoán Châu Âu (EURONEXT) hay NASDAQ, KASDAQ…Gắn liền với các thị trường chứng khoán phát triển là các chỉ số chứng khoán nổi tiếng như chỉ số Dow Jone (Mỹ); TOPIX, NIKKEI (Nhật Bản); HANGSHEN (Hồng Kông), FTSE 100 (Anh); KOSPI (Hàn Quốc); CAC 40

(Pháp); DAX 30 (Đức). Thị trường chứng khoán và CTCK có mối quan hệ biện chứng với nhau, sự phát triển của thị trường chứng khoán tất yếu sẽ tạo động lực


cho các CTCK và ngược lại, sự phát triển của CTCK tạo nên một thị trường chứng khoán phát triển không ngừng, một thị trường chứng khoán nổi tiếng luôn luôn gắn với những CTCK có tên tuổi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Trong những nước có thị trường chứng khoán phát triển thì Mỹ là quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển số một thế giới. Thị trường chứng khoán Mỹ là thị trường quan trọng nhất trên thế giới, có ảnh hưởng lớn đối với các thị trường chứng khoán khác, có lịch sử phát triển lâu đời và tương đối hoàn thiện về hệ thống luật pháp về chứng khoán và thị trường chứng khoán, về cơ chế hoạt động và hình thức quản lý. Phố Wall - nơi có phòng giao dịch và tòa nhà chính của Sở giao dịch chứng khoán New York- là trái tim tài chính của nước Mỹ, đồng thời cũng là trái tim của nền tài chính thế giới. Vì vậy, những CTCK hàng đầu tại Phố Wall cũng là những CTCK hàng đầu của thế giới [14], [24]. Xuất phát từ thực tế đó, luận án sẽ nghiên cứu việc phân tích tình hình tài chính của một số CTCK thuộc top 5 ở nước Mỹ.

Bên cạnh sự nổi tiếng của Sở giao dịch chứng khoán New York, sự nổi tiếng của nước Mỹ; ở Châu Á có Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, thành lập năm 1949, trụ sở chính tại Tokyo- Nhật Bản. Đây là nước có thị trường chứng khoán phát triển nhất Châu Á. Luận án chọn một số CTCK thuộc top 3 của Nhật Bản để nghiên cứu vấn đề phân tích tình hình tài chính, Nhật Bản và Việt Nam cùng là nước thuộc khu vực Châu Á nên có nhiều nét tương đồng.

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 10

*Tại Mỹ:

Một số CTCK thuộc top 5 của Mỹ như: Morgan Stanley, Goldman Sachs Group, UBS AG, Lehman Brothers, Bear Stearns Cos. Những CTCK này đều được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York, đây là Sở có yêu cầu tiêu chuẩn niêm yết rất khắt khe về khả năng sinh lời, về tỷ lệ nợ, về thời gian hoạt động, ý kiến của kiểm toán viên về tài sản công ty, thiết lập cơ chế công bố thông tin của công ty, về cơ cấu bầu cử, về nhu cầu tổ chức quản lý, về mức độ lợi ích quốc gia trong công ty, về triển vọng công ty, về vị trí và sự ổn định của công ty trong ngành. Cụ thể như phải có tối thiểu 2.000 cổ đông, trong đó tối thiểu có 1.700 cổ đông nắm giữ 100 cổ phần một người; phải có ít nhất 1.000.000 cổ phiếu đã phát hành, trong


đó có ít nhất 700.000 cổ phiếu do công chúng nắm giữ (70%); giá trị cổ phiếu theo giá thị trường tối thiểu là 12 triệu USD do công chúng nắm giữ; lợi nhuận hàng năm đạt tối thiểu 2 triệu USD trước khi tính thuế và 1,2 triệu USD sau khi tính thuế [14]. CTCK Morgan Stanley thành lập năm 1935, trụ sở chính đặt tại New York,

Hoa Kỳ, là một công ty hoạt động rất mạnh trong lĩnh vực chứng khoán ở Phố Wall. Đây là một trong những thể chế tài chính lớn nhất của thế giới, phục vụ những nhóm đối tượng là chính phủ, công ty, tổ chức tài chính và cá nhân [42].

Xếp vị trí thứ hai là Goldman Sachs Group, là một ngân hàng đầu tư và hãng chứng khoán toàn cầu và CTCK tham gia vào các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, chứng khoán, quản lý đầu tư, và các dịch vụ tài chính khác với khách hàng chủ yếu là thể chế. Goldman Sachs được thành lập năm 1869 và đặt trụ sở chính tại 200 West Street tại khu vực Hạ Manhattan của Thành phố New York, Hoa Kỳ. Năm 1986, công ty được mời tham gia sàn giao dịch chứng khoán New York. Công ty này có văn phòng tại các trung tâm tài chính quốc tế lớn, cung cấp sự dịch vụ hợp nhất và tư vấn mua bán, dịch vụ bảo lãnh phát hành, quản lý tài sản và môi giới cho các khách hàng, trong đó bao gồm các tập đoàn, các chính phủ và cá nhân. Công ty cũng tham gia vào kinh doanh độc quyền và các giao dịch vốn tư nhân và là một đơn vị buôn bán hàng đầu tại United States Treasury security [39].

Xếp ngôi vị thứ ba có CTCK UBS AG, được thành lập ngày 29/06/1998 tại Hoa Kỳ, thuộc tập đoàn UBS Group, hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và ngân hàng với phạm vi hoạt động toàn cầu [36]. CTCK tiếp theo là Lehman Brothers, thành lập năm 1850, tại Montgomery- Alabama- Hoa Kỳ. Đến năm 1887, công ty trở thành thành viên của Sở giao dịch chứng khoán New York. Đây là một tập đoàn chứng khoán và tập đoàn ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của Hoa Kỳ. Lĩnh vực chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân hàng tư nhân. Tập đoàn đặt trụ sở chính ở Thành phố New York, và hai trụ sở khác ở London và Tokyo, cũng như nhiều văn phòng đại diện khắp thế giới [37], [43].

Cuối cùng là CTCK Bear Stearns Cos, được thành lập năm 1923, có trụ sở


tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Là một CTCK và ngân hàng lớn thứ 5 tại Mỹ với các dịch vụ kinh doanh chính là dịch vụ chứng khoán, quản lý đầu tư và ngân hàng đầu tư [37], [40].

Qua tìm hiểu một số CTCK nêu trên có những đặc điểm chung về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công bố thông tin và hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính.

- Về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật: Điểm chung nổi bật là hầu hết các CTCK này đều trang bị cho mình những hệ thống giao dịch điện tử tối tân nhất: UBS AG trang bị hệ thống giao dịch Direct Strategy Access, Goldman Sachs có hệ thống REDIPlus, Bear Stearns Cos có CrossFinder, Morgan Stanley có Passport trong khi Lehman Brothers Holdings trang bị cho mình hệ thống Electronic Trading Services. Với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, hiện hại đã góp phần giúp các CTCK hoạt động hiệu quả, xử lý giao dịch và cung cấp các thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, minh bạch, hạn chế những rủi ro và tổn thất do lỗi sự cố kỹ thuật gây ra. Điều này tạo sự yên tâm rất lớn cho khách hàng, nhà đầu tư…và giúp ổn định quá trình giao dịch của toàn thị trường chứng khoán..

- Về công bố thông tin tài chính: Theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán New York, những CTCK này phải công bố thông tin về tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống chỉ tiêu tài chính. Qua tìm hiểu về thông tin tài chính được công bố ở các CTCK nêu trên cho thấy một số điểm nổi bật như: các CTCK này đều tiến hành phân tích tình hình tài chính; thông tin phân tích tình hình tài chính được công bố trên website công ty, trên sở giao dịch chứng khoán, trên những website chuyên cung cấp tin tức về dịch vụ tài chính và các tổ chức tài chính như Forbes.com, BloombergBusinessWeek.com, FierceFinance.com. Yêu cầu công bố thông tin về CTCK tại Sở cũng rất chặt chẽ, thông tin công bố phải: chính xác, nhanh chóng, dễ tiếp cận và công bằng; biện pháp công bố thông tin gồm báo chí, phát thanh, các cơ quan thông tin với thông báo trước 10 phút cho các thị trường chứng khoán [27]. Các chỉ tiêu tài chính công bố được tính cho 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng gần nhất hay một số CTCK còn cung cấp các chỉ tiêu phân tích tính


bình quân trong 5 năm (như Morgan Stanley), hoặc các chỉ tiêu được thống kê trong thời kỳ 5 năm hoặc trong thời kỳ 10 năm (như Goldman Sachs, Lehman Brothers, UBS AG), những chỉ tiêu công bố luôn ghi rõ công thức tính và cả việc dữ liệu tính được lấy từ báo cáo nào.

- Về hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính: Các CTCK sử dụng số lượng chỉ tiêu phân tích khá nhiều. Chẳng hạn như Morgan Stanley cung cấp 37 chỉ tiêu, Goldman Sachs công bố 42 chỉ tiêu, UBS AG cung cấp 35 chỉ tiêu, Lehman Brothers và Bear Stearns Cos công bố 25 chỉ tiêu. Một số chỉ tiêu phân tích được sử dụng như: [32], [36], [37], [38], [39], [40], [41], [42], [43], [44], [45].

+ Các chỉ tiêu phân tích giá trị đầu tư: Các CTCK rất quan tâm đến phân tích giá trị đầu tư, nội dung chính là tập trung vào giá trị được tạo ra bởi một cổ phần của CTCK. Một số chỉ tiêu được các CTCK sử dụng để phân tích giá trị đầu tư như giá trị danh nghĩa, tiền lãi cổ phần, lợi nhuận hoạt động trên một cổ phần, lợi nhuận hoạt động ròng trên một cổ phần, lợi tức chia thêm cho vốn chủ sở hữu.

+ Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi: Khả năng sinh lợi là nội dung phân tích không thể thiếu của các CTCK. Phân tích khả năng sinh lợi được thể hiện chủ yếu bởi số lợi nhuận được tạo ra từ lượng vốn đầu tư mà CTCK sử dụng, từ lượng tài sản của CTCK, từ số tiền mà CTCK đầu tư dài hạn hay từ vốn chủ sở hữu… Có một số chỉ tiêu phân tích sử dụng như biên lợi nhuận hoạt động, biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế, biên lợi nhuận gộp, biên tiền mặt điều chỉnh, biên lợi nhuận ròng điều chỉnh, sức sinh lợi của vốn được sử dụng, sức sinh lợi trên giá trị ròng, sức sinh lợi trên giá trị ròng điều chỉnh, sức sinh lợi của tài sản chưa được đánh giá lại, sức sinh lợi của tài sản sau khi đánh giá lại, sức sinh lợi của số tiền đầu tư dài hạn, sức sinh lợi của tổng tài sản, sức sinh lợi của vốn, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, sức sinh lợi của vốn đầu tư.

+ Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán: Những thông tin về khả năng thanh toán luôn được các CTCK cung cấp đầy đủ. Các CTCK phân tích khả năng thanh toán dưới nhiều góc độ khác nhau như khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tổng quát, đòn bẩy tài chính,…Để phân tích khả năng thanh toán, các


CTCK sử dụng các chỉ tiêu như hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh, tỷ lệ nợ phải trả so với tổng tài sản, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, gắn liền với phân tích khả năng thanh toán còn sử dụng các chỉ tiêu về thông báo nợ như mức lãi suất, tổng nợ so với quỹ của các chủ sở hữu, tỷ số thông báo trách nhiệm tài chính, tỷ số thông báo trách nhiệm tài chính sau thuế.

+ Các chỉ tiêu phân tích hiệu năng quản lý: Hiệu năng quản lý được các CTCK đo bằng số vòng quay và thời gian một vòng quay của tổng tài sản, của tài sản cố định hay của khoản phải thu... Do vậy, chỉ tiêu phân tích hiệu năng quản lý của các CTCK thường được sử dụng chủ yếu như số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay nợ, số vòng quay vốn đầu tư, số vòng quay tài sản cố định, số vòng quay tổng tài sản, vòng quay khoản phải thu, thời gian một vòng quay của vốn kinh doanh.

+ Các chỉ tiêu phân tích dòng tiền: Các CTCK phân tích dòng tiền chủ yếu quan tâm đến mức độ chi trả cổ tức bằng tiền mặt và lượng tiền mặt giữ lại tại CTCK. Những chỉ tiêu phân tích sử dụng như tỷ lệ chi trả cổ tức so với lợi nhuận ròng, tỷ lệ chi trả cổ tức so với lợi nhuận tiền mặt, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại, tỷ lệ lợi nhuận tiền mặt giữ lại, hệ số dòng tiền điều chỉnh, dòng tiền tự do trên một cổ phần.

+ Các chỉ tiêu phân tích tỷ số P/E: Các CTCK phân tích rất kỹ tỷ số P/E. Tỷ số này được tính toán theo tuần, theo tháng, trong khoảng thời gian năm năm, có so sánh với P/E trung bình ngành. Với tỷ số P/E, CTCK sử dụng khá nhiều chỉ tiêu phân tích như tỷ số P/E hiện hành, tỷ số P/E cách đây một tháng, tỷ số P/E cách đây 26 tuần, tỷ số P/E cách đây 52 tuần, tỷ số P/E cao nhất trong 5 năm, tỷ số P/E thấp nhất trong 5 năm, tỷ số P/E bình quân trong 5 năm, tỷ số P/E hiện hành so với tỷ số P/E bình quân trong 5 năm, tỷ số P/E được tiêu chuẩn hóa trong 12 tháng, tỷ số P/E của công ty so với tỷ số P/E của nhóm ngành công nghiệp hai con số hoặc ba con số. Ngoài ra, liên quan đến tỷ số P/E còn một vài chỉ tiêu như lãi cơ bản trên cổ phiếu, giá trị sổ sách, giá trị sổ sách trên một cổ phần, giá trên doanh thu, giá trên giá trị sổ sách,giá trên dòng tiền.


+ Các chỉ tiêu phân tích sự tăng trưởng so với năm liền trước: Các CTCK phân tích sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào những chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như tổng doanh thu, tổng lợi nhuận, tổng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh. Một số chỉ tiêu phân tích được sử dụng như tổng doanh thu; lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao; khoản phải thu; lợi nhuận trên một cổ phần pha loãng trước khi phát hành thêm, tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, giá trị sổ sách hữu hình, lợi nhuận gộp, hàng tồn kho, chi tiêu vốn.

*Tại Nhật Bản:

Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ ba trên thế giới và thứ hai trong khu vực Châu Á (sau Trung Quốc). Thị trường chứng khoán Nhật Bản phát triển cùng với sự nổi tiếng của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) và các chỉ số chứng khoán như TOPIX hay NIKKEI 225. Sở giao dịch này thành lập từ năm 1949, trụ sở chính đóng tại 2-1 Nihonbashi-kabutocho, Chuo-ku, Tokyo, Nhật Bản. Đây là sở giao dịch lớn thứ hai thế giới tính về lượng tiền tệ, chỉ xếp sau Sở giao dịch chứng khoán New York, và đứng số một ở Châu Á. Hiện tại Sở giao dịch này niêm yết khoảng hơn 2.271 công ty nội địa và 31 công ty nước ngoài với tổng khối lượng vốn hóa thị trường hơn 4.000 tỷ USD [34].

Đến năm 2009, thị trường chứng khoán Nhật Bản còn được thế giới biết đến với sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo AIM (Tokyo Alternative Investment Market), dựa trên mô hình và kinh nghiệm của Anh, Chính phủ đã quyết định thành lập mô hình tương tự tại Nhật Bản. Mục đích của việc thành lập Tokyo AIM nhằm nâng cao hơn nữa vị thế trung tâm tài chính Châu Á của Nhật Bản và đóng góp vào sự phát triển kinh tế ở Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung. Tokyo AIM cung cấp cho các doanh nghiệp đang tăng trưởng ở Nhật Bản và Châu Á một kênh huy động vốn mới, đồng thời tạo ra các cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp bản địa và quốc tế [34].

Tokyo AIM chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 2009, là công ty liên doanh giữa Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (sở hữu 51% vốn) và Sở giao dịch chứng khoán London (sở hữu 49% vốn). Có ba đối tượng tham gia vào Sở Tokyo


AIM: Thứ nhất, các công ty niêm yết là những doanh nghiệp đang tăng trưởng; thứ hai, các nhà đầu tư là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, đáp ứng tiêu chuẩn; thứ ba là các công ty tư vấn (còn gọi là J-Nomads). Tiêu chuẩn để được tham gia vào Sở Tokyo AIM được quy định cho từng đối tượng tham gia, cụ thể như: (1) Về J- Nomads: J-Nomads là các công ty tư vấn tài chính có danh tiếng, có tình hình tài chính tốt và có đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính giỏi. Vì thế, phần lớn các J- Nomads là các CTCK. (2) Về các nhà đầu tư: Chỉ có các nhà đầu tư đủ điều kiện mới được tham gia giao dịch trên Tokyo AIM, bao gồm: Các nhà đầu tư có tổ chức, các công ty niêm yết, công ty tư nhân có vốn trên 500 triệu Yên; các ngân hàng, tổ chức của nhà nước và của địa phương; nhà đầu tư cá nhân có giá trị tài sản ròng trên 300 triệu Yên và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm đầu tư tài chính; các nhà đầu tư nước ngoài [34].

Sự ra đời của Sở Tokyo AIM có rất nhiều lợi thế như: tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí vì những thủ tục niêm yết được rút gọn hơn; tính quốc tế vì bên cạnh tiếng Nhật thì Tiếng Anh cũng được sử dụng trong các hồ sơ xin niêm yết và các chuẩn mực kế toán khác được áp dụng ngoài chuẩn mực kế toán của Nhật Bản, đây là điều kiện rất thuận lợi đối với các công ty nước ngoài muốn niêm yết tại Nhật Bản; có thương hiệu bởi lẽ Sở này là liên doanh giữa Sở London AIM và TSE nên nhận được nhiều trợ giúp về kỹ thuật (hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống giao dịch), kiến thức cũng như danh tiếng từ 2 Sở trên; chất lượng thông tin vì thông tin được cung cấp cho các nhà đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệp nên yêu cầu cao hơn, sâu hơn, chất lượng hơn, mặc dù số lần công bố thông tin định kỳ giảm (từ 4 lần/năm xuống còn 2 lần/năm) [34].

Gắn liền với sự nổi tiếng của thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán là các CTCK. Một số CTCK thuộc top 3 của Nhật Bản như Mizuho Securities Co., Ltd., Daiwa Securities Group và Nikko Cordial Securities Inc.

CTCK Mizuho thuộc tập đoàn tài chính Mizuho với phạm vi hoạt động toàn cầu, thành lập vào tháng 7 năm 1917, có trụ sở chính tại Chiyoda-ku, Tokyo, Nhật Bản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2023