Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 8


với Nhà nước, mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu cũng như tăng thu nhập cho người lao động. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện rõ nét nhất qua khả năng sinh lợi của tài sản, của vốn chủ sở hữu và của chi phí. Theo đó, các nhà quản lý biết được cứ một đồng tài sản, một đồng vốn, một đồng chi phí (hay một trăm đồng tài sản, một trăm đồng vốn, một trăm đồng chi phí) đầu tư vào kinh doanh, doanh nghiệp thu được mấy đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Phân tích hiệu quả kinh doanh của các CTCK bao gồm một số nội dung sau đây [5, tr.281-335], [6, tr.205-246], [16, tr.235-276], [22, tr.178-244]:

- Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản:

Tài sản là một yếu tố bắt buộc để CTCK ra đời và hoạt động. Kinh doanh chứng khoán là loại hình kinh doanh có điều kiện nên khi thành lập thì luật pháp đã quy định một số tài sản phải có. Vì vậy, việc CTCK có sử dụng tài sản hiệu quả luôn là mối quan tâm của nhà quản lý.

Khả năng sinh lợi của tài sản trong CTCK thể hiện rõ nét qua chỉ tiêu "Sức sinh lợi của tài sản". Nó cho biết, 1 đồng tài sản bình quân đầu tư vào kinh doanh đem về cho CTCK bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lợi của tài sản =


Tổng tài sản bình quân (2.28)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.


Khả năng sinh lợi của tài sản của CTCK chịu ảnh hưởng trực tiếp của khả năng tạo ra doanh thu của tài sản ngắn hạn và tổng tài sản. Đặc trưng của CTCK là tài sản ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 80%) so với tài sản dài hạn; do vậy, khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của CTCK thì tập trung vào phần tài sản ngắn hạn. Nhà phân tích sử dụng một số chỉ tiêu sau đây:

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 8

Doanh thu thuần hoạt động

Số vòng quay của

kinh doanh chứng khoán

tài sản ngắn hạn (vòng) = Tổng tài sản ngắn hạn bình quân (2.29) Chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn cho biết trong một khoảng thời


gian xác định thì tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng. Về thực chất, chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản ngắn hạn nên còn được gọi là "Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn".

Thời gian một vòng quay

=

của tài sản ngắn hạn (ngày)

Thời gian kỳ phân tích

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn


(2.30)

Chỉ tiêu thời gian một vòng quay cho biết số ngày để tài sản ngắn hạn quay được một vòng. Trong công thức 2.30, thời gian kỳ phân tích của một tháng là 30 ngày, một quý là 90 ngày và một năm là 360 ngày.

Bên cạnh chỉ tiêu số vòng quay của tài sản ngắn hạn, nhà phân tích cũng có thể tính số vòng quay cho từng khoản như số vòng quay tiền và các khoản tương tương đương tiền của CTCK, số vòng quay của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn…Nếu trong bối cảnh thị trường chứng khoán liên tục xuống dốc, kết quả kinh doanh xấu đi thì số vòng quay của tài sản ngắn hạn sẽ rất nhỏ, thời gian một vòng quay sẽ lớn.

Bên cạnh tài sản ngắn hạn, khả năng tạo ra doanh thu của tài sản cố định (TSCĐ) trong CTCK là nội dung phân tích không thể thiếu, bởi lẽ, CTCK muốn thành lập và hoạt động phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như sàn giao dịch, văn phòng đặt lệnh, thiết bị mạng, trụ sở làm việc, hệ thống đường truyền,…đồng thời, để có một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thì CTCK phải mất khoản chi phí đầu tư lớn. Do đó, CTCK phải có biện pháp khai thác và sử dụng TSCĐ hiệu quả. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ được xác định như sau:

Doanh thu thuần hoạt động

Số vòng quay của

kinh doanh chứng khoán

tài sản cố định (vòng) = Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân (2.31)

Chỉ tiêu số vòng quay của TSCĐ cho biết trong kỳ kinh doanh, TSCĐ quay được mấy vòng. Về thực chất, chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra doanh thu của TSCĐ nên còn được gọi là "Sức sản xuất của TSCĐ". Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, khả năng tạo ra doanh thu càng cao và doanh nghiệp càng có điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.


Thời gian một vòng quay của tài sản cố định (ngày)

Thời gian kỳ phân tích

= (2.32)

Số vòng quay của tài sản cố định

Chỉ tiêu thời gian một vòng quay của TSCĐ cho biết số ngày để TSCĐ quay được một vòng. Trong công thức 2.32, thời gian kỳ phân tích của một tháng là 30 ngày, một quý là 90 ngày và một năm là 360 ngày.

Nếu số vòng quay của TSCĐ lớn và thời gian một vòng quay nhỏ chứng tỏ TSCĐ được đầu tư, mua sắm của CTCK sử dụng có hiệu quả. Dù CTCK hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhưng cần được trang bị một cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh.

- Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu:

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư vì họ là người bỏ vốn vào đầu tư. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các CTCK bao gồm:

Sức sinh lợi của

=

vốn chủ sở hữu (lần)

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân


(2.33)

Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế.

Doanh thu thuần hoạt động

Số vòng quay của

vốn chủ sở hữu (vòng) =

kinh doanh chứng khoán Vốn chủ sở hữu bình quân

(2.34)

Chỉ tiêu số vòng quay của vốn chủ sở hữu cho biết trong một khoảng thời gian xác định vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Về thực chất, chỉ tiêu này cũng phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của vốn chủ sở hữu nên còn gọi là "Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu".


Thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu (ngày)

Thời gian kỳ phân tích

=

Số vòng quay của vốn chủ sở hữu


(2.35)


Chỉ tiêu thời gian một vòng quay của vốn chủ sở hữu cho biết số ngày để vốn chủ sở hữu quay được một vòng. Trong công thức 2.35, thời gian kỳ phân tích của một tháng là 30 ngày, một quý là 90 ngày và một năm là 360 ngày.

Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu được phản ánh đồng thời ở hiệu quả sử dụng thông qua chỉ tiêu sức sinh lợi, hiệu năng sử dụng thông qua chỉ tiêu số vòng quay và thời gian một vòng quay, hiệu suất sử dụng thông qua chỉ tiêu mức hao phí. Vốn chủ sở hữu được sử dụng có hiệu quả là điều kiện tiên quyết để CTCK gia tăng vốn điều lệ, tao cơ hội để nâng cao hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính; tăng mức trích lập quỹ giao dịch chứng khoán vì để bảo vệ nhà đầu tư, trong trường hợp các CTCK không thực hiện được nghĩa vụ của họ, pháp luật quy định CTCK phải dành một tỷ lệ nhất định quỹ dự trữ để bồi thường cho thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng hay thanh toán.

2.2.2.6. Phân tích rủi ro

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng gặp phải rủi ro. Đặc điểm rủi ro trong kinh doanh chứng khoán là rủi ro mang tính hệ thống khá cao. Do vậy, kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn tài chính các CTCK luôn là vấn đề được cơ quan quản lý Nhà nước quy định khắt khe. Những loại rủi ro được xem là đặc thù của CTCK như: rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro thanh toán. Sau đây là nội dung phân tích cụ thể của các loại rủi ro này [3], [14]:

- Giá trị rủi ro hoạt động:

Là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư hoặc do các nguyên nhân khách quan khác [14].

Giá trị rủi ro hoạt động được xác định theo một tỷ lệ của chi phí duy trì hoạt động hoặc theo tỷ lệ vốn pháp định. Trong đó, chi phí duy trì hoạt động là kết quả sau khi lấy tổng chi phí trừ đi các khoản như chi phí khấu hao, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, dự phòng phải thu khó đòi.


Công thức xác định giá trị rủi ro hoạt động:

Giá trị rủi ro

=

hoạt động

Tỷ lệ

x

(%)

Chi phí duy trì hoạt động

Vốn pháp định (2.36)

Trong đó:


Chi phí duy trì

=

hoạt động


Tổng chi phí


Chi phí khấu hao

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (2.37)

-

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Dự phòng phải thu khó đòi

- Giá trị rủi ro thị trường:

Là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lợi [14]. Do vậy, giá trị rủi ro thị trường được xác định bởi hai thành phần chủ yếu là giá tài sản và hệ số rủi ro thị trường. Hệ số rủi ro thị trường và giá tài sản thường được pháp luật quy định cho từng tài sản cụ thể vì mỗi loại tài sản khác nhau sẽ có giá và mức độ rủi ro không giống nhau.

Công thức xác định giá trị rủi ro thị trường:

Giá trị rủi ro thị trường

Vị thế

= x

ròng

Giá tài sản

Hệ số rủi ro

x

thị trường


(2.38)

Vị thế ròng đối với một chứng khoán là số lượng chứng khoán đang nắm giữ của CTCK, sau khi đã điều chỉnh giảm bớt số chứng khoán cho vay và tăng thêm số chứng khoán đi vay phù hợp với quy định của pháp luật. Vị thế ròng thanh toán đối với một đối tác là giá trị khoản cho vay, khoản phải thu sau khi đã điều chỉnh giảm các khoản nợ, khoản phải trả cho đối tác đó.

Giá trị rủi ro thị trường được xác định khi kết thúc ngày giao dịch, áp dụng với các tài sản như: Chứng khoán trên tài khoản tự doanh hoặc tài khoản giao dịch chứng khoán, kể cả số chứng khoán trong quá trình nhận chuyển giao từ bên bán; chứng khoán nhận hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật, bao gồm chứng khoán đi vay cho bản thân CTCK, chứng khoán đi vay thay mặt cho các cá nhân, tổ chức khác; chứng khoán của khách hàng CTCK nhận làm tài sản bảo đảm, sau đó được CTCK sử dụng, hoặc tái cầm cố, ký quỹ hoặc cho một bên


thứ ba vay phù hợp với quy định của pháp luật; tiền, các khoản tương đương tiền, công cụ chuyển nhượng, các loại giấy tờ có giá thuộc sở hữu của CTCK; chứng khoán mà CTCK bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn chưa phân phối và chưa nhận thanh toán đầy đủ trong thời gian bảo lãnh phát hành.

- Giá trị rủi ro thanh toán:

Là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết [14].

CTCK phải xác định giá trị rủi ro thanh toán khi kết thúc ngày giao dịch. Giá trị rủi ro thanh toán phụ thuộc vào từng loại đối tác thanh toán hoặc từng loại giao dịch. Giá trị rủi ro thanh toán được tính trên cơ sở của hệ số rủi ro thanh toán và giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán.

Công thức xác định giá trị rủi ro thanh toán:


Giá trị rủi ro

=

thanh toán

Hệ số rủi ro thanh toán

Giá trị tài sản tiềm ẩn

x

rủi ro thanh toán


(2.39)

Pháp luật thường quy định hệ số rủi ro thanh toán đối với đối tác thanh toán cho CTCK và quy định những giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán trong hoạt động giao dịch chứng khoán

Tổng giá trị rủi ro của CTCK là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giá trị rủi ro hoạt động.

Để phân tích rủi ro, CTCK lập bảng tính giá trị rủi ro. Trong đó, thể hiện đầy đủ ba bộ phận cấu thành của tổng giá trị rủi ro là giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh toán và giá trị rủi ro hoạt động. Ứng với mỗi bộ phận giá trị rủi ro là những khoản mục cấu thành chi tiết, điều này giúp CTCK nắm bắt những thông tin về giá trị rủi ro một cách dễ dàng và đầy đủ. Phân tích rủi ro được tiến hành thường xuyên để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị CTCK, hỗ trợ cho việc ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

2.2.2.7. Phân tích vốn khả dụng

Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90) ngày [3], [14]. Vốn khả dụng bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản


tăng thêm trừ đi các khoản giảm trừ.

Vốn khả dụng được xác định theo công thức sau:

Vốn khả dụng

Trong đó:

Vốn chủ

= -

sở hữu

Các khoản

+

giảm trừ

Các khoản tăng thêm


(2.40)

+ Vốn chủ sở hữu bao gồm các khoản như: Vốn đầu tư của chủ sở hữu, không bao gồm vốn cổ phần ưu đãi hoàn lại (nếu có), thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu được trích lập phù hợp với quy định của pháp luật, lợi nhuận luỹ kế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trước khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật, chênh lệch tỷ giá hối đoái; lợi ích của cổ đông thiểu số;

+ Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng gồm một số khoản như: Toàn bộ phần giá trị giảm đi của các khoản đầu tư, các chỉ tiêu trong tài sản dài hạn, các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn;

+ Các khoản tăng thêm đối với vốn khả dụng gồm một số khoản như: Toàn bộ phần giá trị tăng thêm của các khoản đầu tư, các khoản nợ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu (Trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi CTCK phát hành thoả mãn tất cả những điều kiện theo quy định).

Để phân tích vốn khả dụng, CTCK cần lập Bảng tính vốn khả dụng. Bảng được thiết kế cần thể hiện cả vốn chủ sở hữu, các khoản tăng thêm và các khoản giảm trừ; đồng thời, liệt kê đầy đủ những bộ phận chi tiết. Từ đó, các CTCK có thể thấy được cụ thể những nội dung của vốn khả dụng.

CTCK có thể lập bảng tính vốn khả dụng theo tuần, theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Ngoài ra dùng phương pháp so sánh để xem xét những biến động về quy mô, tốc độ, xu hướng và nhịp điệu của vốn khả dụng. Vốn khả dụng là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng mà CTCK cần phải xác định. Vốn khả dụng góp phần phản ánh mức độ độc lập tài chính, tự chủ tài chính của CTCK. Việc báo cáo vốn khả dụng nên được CTCK thực hiện định kỳ để có thể kiểm soát tình hình tài chính của mình. Việc tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khả dụng theo quy


định của pháp luật là nghĩa vụ của CTCK.

2.2.2.8. Dự báo nhu cầu tài chính

Dự báo nhu cầu tài chính là một nội dung quan trọng trong khi lập kế hoạch kinh doanh, thực chất của dự báo nhu cầu tài chính là dự báo nhu cầu về vốn. Dự báo nhu cầu tài chính là một công cụ để đảm bảo cho CTCK có thể hoạt động thành công, là một chức năng không thể thiếu với nhà quản lý, là công cụ để kiểm tra và theo dõi tình hình kinh doanh. Dự báo nhu cầu tài chính giúp nhà quản lý xác định mục tiêu tài chính cần đạt tới trong tương lai, từ đó xem xét tính khả thi cũng như tính hiệu quả của các quyết định đầu tư; ngoài ra còn giúp nhà quản lý thực hiện tốt hơn việc điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và chủ động ứng phó với những biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra.

Dự báo nhu cầu tài chính của CTCK mang một số nét đặc thù như: thường xuyên thay đổi, có nhiều kịch bản khác nhau, độ chính xác phụ thuộc phần lớn vào khả năng CTCK dự báo biến động của thị trường chứng khoán, cơ sở của dự báo dựa vào kết quả trong quá khứ kết hợp với thực trạng thị trường chứng khoán (trong nước và quốc tế) hiện tại cũng như những dự báo về sự biến động thị trường trong tương lai gần, ngoài ra còn gắn với các văn bản pháp luật và chính sách có liên quan của Nhà nước. CTCK luôn có một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích và dự báo biến động của thị trường, biến động của chỉ số chứng khoán một cách thường xuyên, liên tục cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn; vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi giúp CTCK có cơ sở tin cậy cho những dự báo về doanh thu nói riêng và nhu cầu tài chính nói chung.

Trước khi dự báo nhu cầu tài chính thì phải tiến hành dự báo doanh thu thuần hoạt động kinh doanh chứng khoán, chỉ tiêu doanh thu thể hiện mức độ phù hợp của dịch vụ do CTCK cung cấp với nhu cầu của thị trường, nếu CTCK không có doanh thu hay doanh thu thấp nghĩa là dịch vụ do CTCK cung cấp không được thị trường chấp nhận. Để tăng độ chính xác trong dự báo doanh thu thuần hoạt động kinh doanh chứng khoán thì phải dựa trên những am hiểu về ngành nghề kinh doanh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2023