Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 7


Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng nợ phải trả thì có bao nhiêu đồng khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán. Thông thường, khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán luôn có tỷ trọng cao nhất trong tổng số nợ phải trả của CTCK. Khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán thường bao gồm các khoản như khoản phải trả cho các Sở giao dịch chứng khoán mà CTCK niêm yết, khoản phải trả giao nhận đại lý phát hành, khoản phải trả người đầu tư về giao dịch chứng khoán (là khoản tiền gửi thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư), khoản phải trả tổ chức phát hành chứng khoán (đối với những CTCK thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành). Khi phân tích, ta có thể tính cho từng khoản trong tổng số khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán.

Một chỉ tiêu cần đi sâu phân tích khi phân tích cơ cấu nguồn vốn của CTCK là tỷ trọng khoản dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong tổng nguồn vốn. Công thức xác định như sau:

Tỷ trọng dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong tổng nguồn vốn (%)

Dự phòng bồi thường

thiệt hại cho nhà đầu tư

= x 100 (2.9)

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.

Trong thực tế, việc các CTCK cung cấp thông tin cho nhà đầu tư chậm trễ, không chính xác, không đầy đủ thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích nhà đầu tư. Do vậy, các CTCK được phép trích lập khoản dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư. Việc hình thành và sử dụng khoản dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư không chỉ phản ánh mối quan tâm của CTCK đến lợi ích của nhà đầu tư mà quan trọng hơn, nó còn cho thấy tình trạng và mức độ gây thiệt hại đến nhà đầu tư cũng như mức độ bồi thường của công ty cho nhà đầu tư. Từ đó, các nhà đầu tư có thể đánh giá được trình độ quản lý và chất lượng hoạt động của CTCK để có quyết định đầu tư đúng đắn. Phân tích dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư được xem xét cả về mức dự phòng đã lập, mức dự phòng đã sử dụng trong từng kỳ. Đồng thời, khi phân tích cũng cần xem xét cả về xu hướng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.


biến động và nhịp điệu biến động theo thời gian của từng khoản (dự phòng trích lập, mức dự phòng đã sử dụng).

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 7

- Phân tích cơ cấu tài sản:

Cơ cấu tài sản được thể hiện qua tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp, từ đó cho thấy tính hợp lý của việc sử dụng vốn. Cơ cấu tài sản cho biết thông tin về chính sách đầu tư vốn của doanh nghiệp. Vì CTCK hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên cơ cấu tài sản có điểm đặc trưng như tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tỷ trọng tài sản dài hạn; trong phần tài sản ngắn hạn thì tỷ trọng của tiền và tương đương tiền luôn có tỷ trọng lớn nhất, trong khi đó tỷ trọng của hàng tồn kho thì hầu như không đáng kể.

Bên cạnh những chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản chung, với CTCK, có một số chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài sản mang tính đặc thù rất được quan tâm như sau:

Tỷ trọng tiền gửi của CTCK tại ngân hàng (%)

Tổng tiền gửi của CTCK tại ngân hàng

= x 100 (2.10)

Tiền và các khoản tương đương tiền

Chỉ tiêu tỷ trọng tiền gửi của CTCK tại ngân hàng cho biết trong 100 đồng tiền và các khoản tương đương tiền có bao nhiêu đồng là tiền gửi của CTCK tại ngân hàng.

Tỷ trọng tiền gửi của nhà đầu tư về giao dịch chứng khoán (%)

Tổng tiền gửi của nhà đầu tư

=

Tiền và các khoản tương đương tiền


x 100 (2.11)

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng tiền và các khoản tương đương tiền có bao nhiêu đồng là tiền gửi của nhà đầu tư tại ngân hàng. Nếu CTCK không có sự tách bạch tài khoản và lượng tiền gửi của nhà đầu tư thì dễ dẫn đến ngộ nhận tất cả đều là tiền của CTCK (được toàn quyền sử dụng); trong khi đó, tiền gửi của nhà đầu tư thì pháp luật quy định CTCK không được phép sử dụng và lạm dụng.

Tỷ trọng khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán trong tổng khoản phải thu ngắn hạn (%)

Khoản phải thu hoạt động

giao dịch chứng khoán

=

Tổng khoản phải thu ngắn hạn


x 100 (2.12)


Chỉ tiêu này cho biết: Trong tổng khoản phải thu ngắn hạn thì phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông thường, phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong khoản phải thu ngắn hạn của CTCK. Khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán thường bao gồm các khoản như khoản phải thu của các Sở giao dịch chứng khoán mà CTCK niêm yết, khoản phải thu của khách hàng (nhà đầu tư) về giao dịch chứng khoán, khoản phải thu tổ chức phát hành chứng khoán (đối với những CTCK thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành), khoản phải thu của đại lý giao dịch chứng khoán. Khi phân tích, ta có thể tính tỷ trọng cho từng khoản mục của khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán.

- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:

Mối quan hệ tài sản với nguồn vốn thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa chính sách huy động vốn với chính sách đầu tư vốn. Một số chỉ tiêu phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn như hệ số nợ so với tài sản, hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu.

Hệ số nợ so với tài sản (lần)

Tổng số nợ phải trả

=

Tổng số tài sản

(2.13)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản bằng các khoản nợ của CTCK. Với hầu hết các CTCK, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 30% – 40%) trong tổng nguồn vốn (tổng tài sản), do vậy, hệ số nợ so với tài sản của CTCK thường đạt khoảng 0,3 lần đến 0,4 lần. Đây là giá trị bình thường và phổ biến của các CTCK.

Bên cạnh hệ số nợ so với tài sản, CTCK sử dụng hệ số khả năng thanh toán tổng quát để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần)

Tổng số tài sản

=

Tổng số nợ phải trả

(2.14)

Chỉ tiêu này cho biết chính sách sử dụng nợ phải trả của CTCK; nợ phải trả được dùng để tài trợ một phần tài sản, tài trợ toàn bộ tài sản hay vừa tài trợ tài sản vừa để bù lỗ. Trong những ngành kinh doanh khác thì hệ số khả năng thanh toán


tổng quát rất ít khi lớn hơn hoặc bằng 2,0 lần. Tuy nhiên, với các CTCK, tổng số tài sản luôn lớn hơn rất nhiều so với tổng nợ phải trả, vì vậy, hệ số khả năng thanh toán tổng quát thường đạt giá trị phổ biến ở mức 2,5 – 3,0 lần. Đây là nét đặc thù về hệ số khả năng thanh toán tổng quát của CTCK.

Một chỉ tiêu phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn được sử dụng là hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu.

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (lần)

Tổng số tài sản

=

Vốn chủ sở hữu

(2.15)

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu trong việc đầu tư tài sản của CTCK. Vốn chủ sở hữu của CTCK có đặc thù là thường có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao (khoảng từ 60% – 70%) trong tổng nguồn vốn (tổng tài sản). Chính vì vậy mà hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu của CTCK thường có giá trị nhỏ, chủ yếu từ 1,3 -1,7 lần. Giá trị này hiếm khi xảy ra đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác, các doanh nghiệp này thông thường có hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu có giá trị khoảng lớn hơn 2,5 lần.

2.2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính

Cân bằng tài chính thể hiện mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn hình thành tài sản theo mức độ ổn định của nguồn tài trợ. Đẳng thức của cân bằng tài chính như sau:

Tài sản

+

ngắn hạn

Tài sản

=

dài hạn

Nguồn tài trợ

+

thường xuyên

Nguồn tài trợ

tạm thời (2.16)

Nguồn tài trợ thường xuyên gồm có vốn chủ sở hữu, vốn vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn (không tính các khoản vay và nợ quá hạn). Nguồn tài trợ tạm thời gồm có các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay nợ quá hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp từ khách hàng, đối tác, người lao động. Phân tích cân bằng tài chính giúp nhà quản lý thấy được sự ổn định, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như những nhân tố tác động đến cân bằng tài chính. Biến đổi công thức 2.16, ta được:


Nguồn tài trợ

-

thường xuyên

Tài sản dài hạn

Tài sản

= -

ngắn hạn

Nợ ngắn hạn


(2.17)

Trong đó: Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = Vốn hoạt động thuần (2.18)

Vốn hoạt động thuần

Nguồn tài trợ

= -

thường xuyên

Tài sản dài hạn


(2.19)

Trạng thái cân bằng tài chính tốt, an toàn và bền vững là khi vốn hoạt động thuần lớn hơn 0, khi đó nguồn tài trợ thường xuyên vừa tài trợ cho cả tài sản dài hạn vừa cho cả tài sản ngắn hạn. Khi vốn hoạt động thuần bằng 0 thì tính ổn định chưa cao, nguy cơ cân bằng xấu vẫn tiềm tàng. Ngược lại, nếu vốn hoạt động thuần nhỏ hơn 0 thì cán cân tài chính mất cân bằng, khó khăn trong thanh toán và nguy cơ phá sản dễ xảy ra [5, tr.198-208], [6, tr.161-166], [16, tr.193-206], [22, tr.114-130] . Với

ngành nghề kinh doanh chứng khoán, nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn hạn, tức là vốn hoạt động thuần tối thiểu là bằng 0. Đây là quy định về quản lý vốn của CTCK. Để các giao dịch chứng khoán, nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán được diễn ra liên tục thì CTCK cần phải duy trì mức vốn hoạt động thuần hợp lý nhằm đáp ứng đủ việc thanh quyết toán với khách hàng, thanh toán bù trừ với Sở Giao dịch cũng như các khoản nợ nói chung. Vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năng thanh toán càng cao. Bên cạnh chỉ tiêu vốn hoạt động thuần, khi phân tích cân bằng tài chính còn sử dụng một số chỉ tiêu sau:

Hệ số tài trợ thường xuyên (lần)

Hệ số tài trợ tạm thời (lần)

Nguồn tài trợ thường xuyên

=

Tổng nguồn vốn

Nguồn tài trợ tạm thời

=

Tổng nguồn vốn

(2.20)


(2.21)

Trị số của hệ số tài trợ thường xuyên càng lớn thì cân bằng tài chính và tính ổn định tài chính càng cao. Trong khi đó, hệ số tài trợ tạm thời càng nhỏ thì cân bằng tài chính càng ở trạng thái tốt, tính ổn định cao.

2.2.2.4. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán theo thời gian

Tình hình thanh toán theo thời gian cho biết trong từng giai đoạn (ngắn hạn, dài hạn) CTCK bị chiếm dụng hay đi chiếm dụng trong hoạt động thanh toán. Từ


đó, giúp những người sử dụng thông tin đánh giá được chất lượng hoạt động thanh toán cũng như có giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình. Do vậy, các chỉ tiêu được dùng trong phân tích tình hình thanh toán bao gồm [5], [6], [16], [22]:

Tỷ lệ giữa nợ phải thu so với nợ phải trả (%)

Nợ phải thu

=

Nợ phải trả

x 100 (2.22)

Chỉ tiêu tỷ lệ giữa nợ phải thu so với nợ phải trả cho biết 100 đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng nợ phải thu.

Tỷ lệ giữa nợ phải trả so với nợ phải thu (%)

Nợ phải trả

=

Nợ phải thu

x 100 (2.23)

Chỉ tiêu tỷ lệ giữa nợ phải trả so với nợ phải thu cho biết 100 đồng nợ phải thu có bao nhiêu đồng nợ phải trả.

Phân tích hai chỉ tiêu này sẽ cho biết CTCK đang bị chiếm dụng vốn hay CTCK đang chiếm dụng vốn của các đối tượng khác. Số vốn đi chiếm dụng lớn hơn hay nhỏ hơn số vốn bị chiếm dụng đều thể hiện tình hình tài chính không lành mạnh của CTCK.

Đối với CTCK, một chỉ tiêu đặc thù cần được sử dụng là tỷ lệ giữa khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán so với khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán. Đây là các khoản thường chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục nợ phải thu và nợ phải trả của CTCK. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ giữa khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán

so với khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán (%)

Trong đó:

Khoản phải thu hoạt động

giao dịch chứng khoán

=

Khoản phải trả hoạt động

giao dịch chứng khoán


x 100 (2.24)

+ Khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán là các khoản phải thu như trong công thức tính chỉ tiêu tỷ trọng khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng (Công thức 2.12).

+ Khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán là các khoản phải trả như trong công thức tính chỉ tiêu tỷ trọng khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng (Công thức 2.8).


Chỉ tiêu tỷ lệ khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán so với khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán cho biết 100 đồng khoản phải trả hoạt động giao dịch chứng khoán có bao nhiêu đồng khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán.

Khoản phải thu góp phần quan trọng trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là tốc độ thu hồi nợ. Với CTCK, điều này trở nên rất đặc thù vì phụ thuộc chủ yếu vào biến động thị trường. Nếu trong điều kiện bình thường, thị trường thanh khoản tốt, nhà đầu tư rất sẵn lòng chi nhiều tiền để đầu tư thì khả năng thu hồi nợ là tốt và việc cân đối giữa phải thu phải trả không khó. Ngược lại, nếu có nhiều khó khăn xuất hiện dồn dập như thị trường suy giảm, tự doanh lỗ nặng, khách hàng margin cũng lỗ, ngân hàng hạn chế cho vay thêm trong khi tích cực đòi nợ thì CTCK không xoay được vốn nhanh, khách hàng không có khả năng bổ sung tài sản đảm bảo, thậm chí không trả nợ, khả năng thanh lý danh mục cầm cố thế chấp hoặc kết quả kinh doanh bị lỗ quá nặng...Do vậy, để phản ánh tốc độ thu hồi nợ của CTCK ta sử dụng chỉ tiêu phân tích sau:

Thời gian thu tiền (ngày)

Với:


Số vòng quay các khoản

Thời gian kỳ phân tích

=

Số vòng quay khoản phải thu


Doanh thu thuần về hoạt động kinh doanh chứng khoán


(2.25)


(2.26)

phải thu (vòng) =

Nợ phải thu bình quân

Trong công thức 2.25, thời gian kỳ phân tích có thể là tháng (30 ngày), quý (90 ngày), năm (360 ngày).

Chỉ tiêu thời gian thu tiền cho biết số ngày CTCK thu được tiền từ các khoản nợ phải thu khách hàng. Thời gian thu tiền phản ánh tốc độ thu hồi tiền nợ. Thời gian càng ngắn thì tốc độ càng nhanh, CTCK ít bị chiếm dụng vốn. Số vòng quay khoản phải thu càng lớn chứng tỏ CTCK thu hồi tiền kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn.

Bên cạnh phân tích tình hình thanh toán, CTCK còn phân tích khả năng thanh toán theo thời gian. Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian sẽ đối chiếu


giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán, tiến hành trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong từng giai đoạn cụ thể. Đảm bảo khả năng thanh toán theo thời gian là điều đặc biệt quan trọng đối với CTCK do CTCK hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Việc đảm bảo khả năng thanh toán theo thời gian một mặt giúp CTCK không rơi vào tình trạng phá sản, bảo vệ được quyền lợi cho nhà đầu tư. Mặt khác, đảm bảo khả năng thanh toán theo thời gian của CTCK sẽ góp phần lành mạnh toàn bộ hệ thống thị trường chứng khoán cũng như thị trường tài chính, bởi lẽ thị trường chứng khoán là loại thị trường mang tính rủi ro hệ thống rất cao, chỉ một số cá thể trong hệ thống bị sụp đổ có thể sẽ kéo theo cả hệ thống cũng bị sụp đổ. Hơn nữa, thị trường chứng khoán lại rất dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại bởi những thông tin sai lệch, thất thiệt mà loại thông tin này có nguy cơ ngày càng nhiều. Vì vậy, CTCK cần phải phân tích sâu các hệ số khả năng thanh toán theo tháng, theo quý, hai quý, năm nay, năm tới,… Việc phân tích này cho nhà quản lý biết CTCK có bảo đảm được khả năng thanh toán ở từng giai đoạn hay không để đề ra các chính sách thích hợp. Công thức xác định hệ số khả năng thanh toán theo thời gian như sau [6]:

Hệ số khả năng thanh toán theo thời gian (lần)

Các khoản có thể dùng để thanh toán

trong từng khoảng thời gian

=

Các khoản phải thanh toán trong từng

khoảng thời gian tương ứng


(2.27)

Hệ số này ≥ 1 thì CTCK có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình tài chính khả quan. Khi hệ số này ˂1 thì nhà quản lý phải có kế sách huy động nguồn tài chính kịp thời nhằm bảo đảm cho việc thanh toán, nếu không rất dễ rơi vào phá sản.

2.2.2.5. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh thể hiện lượng kết quả thu được là tối đa so với lượng hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Điều đó có nghĩa là với lượng tài sản, tiền vốn và điều kiện kinh doanh hiện có, lượng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được là cao nhất. Đạt hiệu quả kinh doanh cao là mục tiêu cuối cùng của tất cả các tổ chức kinh doanh nói chung và CTCK nói riêng; vì nó sẽ tạo điều kiện để hoàn thành nghĩa vụ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2023