Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Đặc điểm NHTM và ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC NHTM 24

Bảng 1.2. Xác định nội dung kiểm toán theo các hoạt động kinh doanh của NHTM 33

Bảng 1.3. So sánh quy trình kiểm toán BCTC DN và kiểm toán BCTC NHTM

.......................................................................................................................................37

Bảng 1.4. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại NHTM 46

Bảng 1.5. Các loại khiếm khuyết thường tồn tại trong KSNB của NHTM 58

Bảng 1.6. Một số thủ tục kiểm tra chi tiết đặc thù khi kiểm toán BCTC NHTM

.......................................................................................................................................61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Bảng 2.1: Quy trình kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT 92

Bảng 2.2 Mẫu đánh giá chấp nhận khách hàng tại Công ty TNHH X1 (trích) ..94 Bảng 2.3. Bảng xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện tại Công ty

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 2

Kiểm toán X2 (DNKT Big Four) 103

Bảng 2.4: Xác định mức đảm bảo cơ bản tại Công ty TNHH Kiểm toán X1..105 Bảng 2.5. Phân bổ mẫu để kiểm tra hiệu quả hoạt động KSNB 109

Bảng 2.6. Xác định số mẫu thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 109

Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu 110

Bảng 2.8. Kiểm tra chi tiết tiền gửi của khách hàng – Số liệu toàn hàng 114

Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết tiền gửi của khách hàng – Kiểm tra lãi dự trả 114

Bảng 2.10. Kiểm tra chi tiết tiền gửi của khách hàng – Đối chiếu sao kê từng khách hàng với số liệu xuất ra từ hệ thống 115

Bảng 2.11. Kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng – Gửi thư xác nhận cho số dư huy động khách hàng 116

Bảng 2.12. Thông tin soát xét khoản vay – Thông tin giải ngân tại Công ty TNHH Kiểm toán X1 (DNKT Big Four) 120

Bảng 2.13. Thông tin soát xét khoản vay – Tài sản đảm bảo tại Công ty TNHH TNHH X1 (DNKT Big Four) 121

Bảng 2.14. Một số thủ tục kiểm toán đặc thù khi kiểm toán BCTC NHTM ...122 Bảng 3.1. Xác định các yếu tố quyết định việc chấp nhận/duy trì khách hàng159 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM 164

Bảng 3.3. Báo cáo ngành ngân hàng năm 2015 168

Bảng 3.4. Một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hướng kinh doanh của các TCTD 169

Bảng 3.5 – Báo cáo tài chính của NHTM ABC 170

Bảng 3.6. Bảng phân tích sâu các thông tin tài chính của NHTM 172

Bảng 3.7. Bảng xác định mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua chung của BCTC 175

Bảng 3.8. Bảng xác định mức trọng yếu thực hiện và ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cụ thể của các khoản mục trên BCTC 176

Bảng 3.9. Bảng xác định hệ số điều chỉnh để phân bổ mức trọng yếu 177

Bảng 3.10. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC của NHTM A 178


DANH MỤC SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thưc hiện 36

Sơ đồ 1.2. Hiểu biết về môi trường công nghệ thông tin của NHTM 44

Sơ đồ 1.3. Kiểm tra hiệu quả của KSNB trong kỳ 57

Sơ đồ 2.1: Tóm tắt các quy định có liên quan đến hoạt động kiểm toán BCTC NHTM 86

Sơ đồ 2.2. Các loại thử nghiệm cơ bản mà KTV thực hiện 112

Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm soát chất lượng tại các DNKT 131


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những khách thể đặc biệt của kiểm toán độc lập vì đây là đối tượng có nhiều điểm đặc thù so với các đơn vị và tổ chức khác trong nền kinh tế. Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền, NHTM là một tổ chức có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều chủ thể kinh tế trong xã hội. Thông tin về NHTM đặc biệt là các thông tin tài chính được cung cấp dưới dạng BCTC được nhiều đối tượng trong nền kinh tế quan tâm. BCTC của NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, các quyết định gửi tiền của các cá nhân và DN, quyết định vay vốn của những dự án cần nguồn vốn lớn…Đứng trên phương diện quản lý vĩ mô nền kinh tế, những thông tin tài chính của các NHTM cũng phần nào nói lên tình hình chung của toàn bộ nền kinh tế, tình hình sức khỏe tài chính của một quốc gia. Vì tầm quan trọng của hệ thống NHTM cũng như ảnh hưởng, tác động sâu rộng của các NHTM đối với nền kinh tế quốc dân, NHTM đã trở thành khách thể bắt buộc phải kiểm toán độc lập BCTC hàng năm nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi chủ thể kinh tế trong xã hội khi có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của NHTM. Điều đó dẫn đến hoạt động kiểm toán BCTC NHTM trở nên cần thiết góp, phần đảm bảo được các mục tiêu trên.

Đến nay, sau gần ba mươi năm đổi mới và phát triển, hệ thống NHTM Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc về cả số lượng và chất lượng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đất nước. Với đặc điểm của nền kinh tế hiện nay, một nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập sâu rộng, sự phức tạp của thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng nên đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện tượng lừa đảo, tham ô, tham nhũng, biển thủ, chiếm đoạt tài sản, xuyên tạc thông tin ngày càng tinh vi và khó kiểm soát hơn. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể kinh tế, đến nền tài chính quốc gia và đặc biệt là đến niềm tin của công chúng vào các thông tin tài chính do NHTM công bố. Việc cung cấp thông tin trung thực, hợp lý, tin cậy về tình hình tài chính của các NHTM đã trở nên vô cùng cần thiết và cấp bách. Điều đó dẫn đến việc nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC NHTM càng trở nên cần thiết.

Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC) NHTM nhìn chung đã được đổi mới, tuy nhiên vẫn còn mang tính kinh nghiệm và chưa đảm bảo tính thống nhất. Do vậy, kết quả kiểm toán BCTC NHTM còn nhiều hạn chế, độ tin cậy không cao. Nhiều rủi ro lớn thực tế đã xảy ra ở các NHTM như hiện tượng thông đồng rút tiền từ ngân hàng, cho vay không có tài sản đảm bảo, không có khả


năng thu hồi vốn vẫn cứ liên tiếp xảy ra mà chưa được phát hiện mặc dù BCTC đã được kiểm toán. Điều đó làm mất lòng tin của các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin. Những hiện tượng này xảy ra một phần là do những hạn chế còn tồn tại trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM.

Mặt khác, kiểm toán BCTC NHTM cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đề cập trong các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng tạp chí…nhưng đến nay số lượng vẫn còn khá khiêm tốn và còn nhiều điểm khá khác biệt. Trong khi đó, kiến thức về kiểm toán BCTC NHTM cũng là lĩnh vực quan tâm của nhiều giảng viên và sinh viên chuyên ngành kiểm toán, kế toán và ngân hàng trong các trường kinh tế.

Xuất phát từ những vấn đề phân tích trên đây cho thấy đề tài: “Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam” được nghiên cứu sinh lựa chọn mang tính thời sự, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án và những định hướng nghiên cứu của luận án

2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu tổng quan của tác giả về các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án cho thấy, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kiểm toán, kiểm toán BCTC, kiểm toán trong lĩnh vực NHTM như các giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở, các bài báo đăng tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học song các công trình liên quan đến kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện chỉ được nghiên cứu ở một số đề tài khoa học và luận văn thạc sĩ với phạm vi nghiên cứu hẹp, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu đầy đủ, trọn vẹn về vấn đề này và thời gian nghiên cứu cũng đã lâu. Cụ thể như sau:

Các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính:

Về luận án, đã có một số luận án nghiên cứu về kiểm toán BCTC dưới nhiều góc độ như:

- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam” (Đoàn Thị Ngọc Trai, 2003). Tác giả Đoàn Thị Ngọc Trai nghiên cứu khái quát chung về kiểm toán BCTC của các DN ở Việt Nam qua việc tiếp cận về quy trình kiểm toán chung, về bộ máy kiểm toán, về tổ chức xây dựng CMKit. Như vậy, tác giả Đoàn Thị Ngọc Trai chỉ nghiên cứu về kiểm toán BCTC DN ở Việt Nam nói chung, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM, là đối tượng trong luận án của tác giả.

- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp của các tổ chức kiểm toán độc lập” (Phạm Tiến Hưng, 2009) [25]. Tác giả Phạm Tiến Hưng nghiên cứu các vấn đề về kiểm toán BCTC của các DN xây lắp do các tổ chức kiểm


toán độc lập thực hiện như đối tượng, mục tiêu, nội dung kiểm toán; quy trình kiểm toán BCTC, KSCL hoạt động kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp xây lắp… Như vậy, tác giả Phạm Tiến Hưng chỉ nghiên cứu về kiểm toán BCTC DN xây lắp, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM, là đối tượng nghiên cứu trong luận án của tác giả.

- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Nguyễn Thị Mỹ, 2012) [30]. Tác giả Nguyễn Thị Mỹ nghiên cứu các vấn đề về kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như đối tượng kiểm toán; phương pháp tiếp cận kiểm toán; mục tiêu kiểm toán; quy trình kiểm toán; kiểm toán một số phần hành đặc trưng trong kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết… Như vậy, tác giả Nguyễn Thị Mỹ chỉ nghiên cứu về kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM, là đối tượng nghiên cứu trong luận án của tác giả.

Ngoài ra, còn rất nhiều luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học nghiên cứu những vấn đề riêng lẻ liên quan đến kiểm toán BCTC như trọng yếu, rủi ro kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán…tuy nhiên đây không phải là hướng nghiên cứu chính của luận án nên tác giả không đề cập sâu.

Các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng: Qua khảo sát tại các trường đại học lớn (Học viện Tài chính, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng, Đại học Công đoàn…) và các công bố về luận văn, luận án trên các trang web tại thư viện Quốc gia và thư viện các trường Đại học, có một số các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn nghiên cứu liên quan đến kiểm toán trong

lĩnh vực ngân hàng như:

Về giáo trình, sách viết về kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay chỉ có hai cuốn tài liệu, cụ thể như sau:

- Giáo trình Kiểm toán ngân hàng, Học viện Ngân hàng (2002) [22] – Chủ biên: ThS Lâm Thị Hồng Hoa, NXB Thống kê, Hà Nội. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên viết dành riêng cho hoạt động kiểm toán ngân hàng. Giáo trình gồm hai phần chính, phần thứ nhất: Kiểm toán căn bản, gồm 3 chương giới thiệu đại cương những vấn đề cơ bản về kiểm toán; Phần thứ hai: kiểm toán ngân hàng gồm 4 chương, giới thiệu kỹ thuật kiểm toán một số lĩnh vực cơ bản của ngân hàng như kiểm toán tín dụng; kiểm toán kinh doanh ngoại hối và kiểm toán một số nghiệp vụ khác của ngân hàng. Như vậy giáo trình này mới chỉ đi vào nghiên cứu về khía cạnh kỹ thuật kiểm toán đối với một số loại nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM, đồng thời không đề cập riêng đến hoạt động kiểm toán BCTC NHTM, là đối tượng nghiên cứu trong luận án của tác giả.


- Sách Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại (2009) [23] – Chủ biên: Bộ môn Kế toán ngân hàng – Khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, Công ty in Tiến Bộ, Hà Nội. Cuốn sách trình bày những vấn đề về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ NHTM như: Mô hình chung cho hệ thống KSNB trong cơ cấu tổ chức các NHTM; Tổng quan về kiểm toán nội bộ NHTM; Phương pháp và quy trình kiểm toán nội bộ NHTM; Kiểm toán nội bộ một số nghiệp vụ chủ yếu của NHTM như tín dụng, huy động vốn, kinh doanh giao dịch. Như vậy cuốn sách này đi sâu vào kiểm toán nội bộ NHTM để giúp cho hoạt động kiểm soát ngân hàng tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn và tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế mà không nghiên cứu về cuộc kiểm toán BCTC NHTM do kiểm toán độc lập thực hiện như mục tiêu nghiên cứu của luận án mà nghiên cứu sinh đã đề ra.

Về luận án, đã có một số luận án nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán trong các NHTM dưới nhiều góc độ như

- Luận án Tiến sĩ “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHTM nhà nước ở Việt Nam” (Nguyễn Thị Hiên, 2009). Tác giả Nguyễn Thị Hiên nghiên cứu về kiểm toán5 và hiệu quả của kiểm toán trong các NHTM, thực trạng về hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các NHTM Nhà nước ở Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ trong các NHTM Nhà nước ở Việt Nam. Như vậy, tác giả Nguyễn Thị Hiên chỉ nghiên cứu về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ NHTM nhà nước ở Việt Nam, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện, là đối tượng nghiên cứu trong luận án của tác giả.

- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các NHTM nhà nước Việt Nam” (Vũ Thùy Linh, 2014) [28]. Tác giả Vũ Thùy Linh nghiên cứu lý luận và thực trạng về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các NHTM Nhà nước ở Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ trong các NHTM Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, tác giả Vũ Thùy Linh chỉ nghiên cứu về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các NHTM nhà nước Việt Nam, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện, là đối tượng nghiên cứu trong luận án của tác giả.

Về đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay chỉ có một đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ “Kiểm toán hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay” (PGS,TS Nguyễn Phú Giang và các cộng sự, 2010). Trong công trình này tác giả đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về tính hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng của kiểm toán hoạt động trong một số nghiệp vụ cụ thể của ngân hàng do bộ phận kiểm toán nội bộ của NHTM thực hiện. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận, mô tả thực trạng từ đó đưa ra các giải


pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của kiểm toán hoạt động do bộ phận kiểm toán nội bộ của NHTM thực hiện. Các giải pháp và kiến nghị tiêu biểu mà tác giả đưa ra là kiến nghị với NHNN trong việc ban hành các quy định về quản trị ngân hàng, các chế tài xử lý, các biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác kiểm toán hoạt động tại các NHTM thông qua việc ban hành quy chế về kiểm toán hoạt động và các quy định nghiệp vụ của kiểm toán hoạt động trong các NHTM. Như vậy, đề tài này đi sâu vào kiểm toán hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay, chứ không đề cập đến kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện, như đối tượng nghiên cứu của luận án của tác giả.

Ngoài ra còn một số Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến các khía cạnh cụ thể khác nhau về kiểm toán lĩnh vực ngân hàng tuy nhiên đây cũng không phải là hướng nghiên cứu chính của luận án nên tác giả không đề cập sâu.

Các công trình nghiên cứu về kiểm toán BCTC ngân hàng thương mại:

Theo khảo sát của nghiên cứu sinh, cho đến nay, liên quan trực tiếp đến đề tài luận án mà NCS nghiên cứu, chưa có luận án nào trong nước đề cập đến mà chỉ có hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở do Học viện Tài chính chủ trì và một số luận văn Thạc sĩ có đề cập đến một vài nội dung liên quan đến hướng nghiên cứu của luận án. Cụ thể là:

Về đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu của Luận án:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán BCTC của tổ chức ngân hàng và tín dụng” (TS.Thịnh Văn Vinh và TS. Lưu Đức Tuyên, 2008); Trong công trình đó nhóm tác giả đã đi vào nghiên cứu nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán BCTC của doanh nghiệp ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, đề tài đã phân tích thực trạng và hoàn thiện kỹ thuật kiểm toán đối với các khoản mục như: kiểm toán tiền mặt; kiểm toán các khoản đầu tư; kiểm toán các khoản cho vay; kiểm toán TSCĐ; kiểm toán huy động vốn; kiểm toán các khoản bảo lãnh; kiểm toán . Như vậy, đề tài này đi sâu vào hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán, với việc xác định nội dung kiểm toán theo các khoản mục trên BCTC NHTM và phương pháp tiếp cận kiểm toán truyền thống, trong điều kiện nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các DNKT đã không còn hiệu lực. Luận án của tác giả đề cập đến kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện, không chỉ là quy trình và phương pháp kiểm toán, với việc xác định nội dung kiểm toán theo chu trình (các hoạt động kinh doanh chính của NHTM) và với phương pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ sở rủi ro trong điều kiện của hệ thống pháp luật về NHTM và kiểm toán độc lập đã có nhiều thay đổi từ năm 2011 đến nay.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam trong


điều kiện hiện nay” (ThS.Phí Thị Kiều Anh và TS. Vũ Thị Phương Liên, 2015) [13]. Đây là đề tài do NCS làm đồng chủ nhiệm và trực tiếp viết nhiều nội dung chính. Đề tài này đi sâu vào các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện như đối tượng, mục tiêu, căn cứ, nội dung, phương pháp, quy trình và KSCL kiểm toán BCTC của NHTM. Đề tài đã trình bày những đặc điểm đặc trưng của NHTM và ảnh hưởng của những đặc điểm này đến quá trình kiểm toán BCTC NHTM. Đề tài cũng đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kiểm toán BCTC NHTM trong mối quan hệ kết hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHTM như: Khái niệm kiểm toán BCTC NHTM; Đối tượng, mục tiêu, nội dung, căn cứ, phương pháp, quy trình và KSCL kiểm toán BCTC của NHTM. Đề tài cũng đã phân tích tương đối đầy đủ và trung thực về thực trạng kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT ở Việt Nam thực hiện, đánh giá các ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong cuộc kiểm toán, đồng thời chỉ rõ các nguyên nhân của các hạn chế này. Trên cơ sở đó, đề tài cũng đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện. Các nhóm giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện các vấn đề về: xác định đối tượng, nội dung, mục tiêu, phương pháp, quy trình và KSCL hoạt động kiểm toán. Đề tài cũng đề xuất các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện.

Đề tài này được NCS đồng chủ nhiệm và trực tiếp thực hiện nhiều nội dung chính trong đề tài. Đây là đề tài nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện tuy nhiên mức độ nghiên cứu còn khá sơ lược, chưa sâu sắc về một số nội dung như: chưa nêu rõ nét những điểm khác biệt giữa NHTM và các DN thông thường trong nền kinh tế và xác định những ảnh hưởng của các đặc điểm này đến cuộc kiểm toán BCTC NHTM; chưa nêu được những điểm khác biệt trong kiểm toán BCTC NHTM và kiểm toán các DN thông thường trong nền kinh tế; Chưa phân tích sâu và làm rõ các bước trong quy trình kiểm toán BCTC NHTM theo phương pháp tiếp cận dựa vào rủi ro; Chưa đề cập đến kiểm toán một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác của NHTM như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động đầu tư...; Chưa đề cập đến các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán đặc biệt là các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính CAATs; Các giải pháp mà đề tài đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể…Đây cũng chính là khoảng trống mà nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu.

Về các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan trực tiếp đến hướng nghiên cứu của luận án như: “Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạp chí Kiểm toán, số 8, 2010, tr 57-61; “Một số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán đối với ngân hàng thương mại, Trương Đức Thành,

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí