Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Hoạt Động Kiểm Soát


ứng với tỷ lệ vốn nắm giữ 1,11%. Khoản đầu tư này nhiều năm được Hội đồng quản trị đưa ra nghị quyết đồng ý bán tuy nhiên giá cổ phiếu trong nhiều năm đạt dưới mức 10.000 đồng/ cổ phiếu. Đến năm 2020 cả 2 công ty này mới thực hiện thoái vốn thành công với mức giá bán bằng mức giá mua ban đầu. Khoản đầu tư ngoài ngành nắm giữ trong nhiều năm không mang lại lợi nhuận là sự lãng phí nguồn lực, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Rủi ro hoạt động

+ Rủi ro trong quá trình mua sắm, lựa chọn công nghệ khai thác: Các công ty CP khai thác và chế biến than luôn xác định rủi ro trong quá trình lựa chọn máy móc, thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất là rủi ro tiềm tàng. Việc lựa chọn máy móc công nghệ, kỹ thuật không phù hợp, lạc hậu dẫn đến quá trình thăm dò tốn kém nhiều chi phí, nhiều thời gian nhưng trữ lượng mỏ lại thấp, hoạt động triển khai không thuận lợi (mỏ nằm quá sâu)... khiến cho việc khai thác không hiệu quả, rủi ro chi phí chìm là rất lớn. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ kỹ thuật không phù hợp còn dẫn đến nguy hiểm trong hoạt động khai thác như tai nạn sập mỏ, cháy mỏ...

+ Rủi ro thị trường: Thực tế thị trường than trong nước những năm gần đây cầu đã vượt cung. Do than là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành nguyên liệu sản xuất như: sản xuất điện, luyện kim, sản xuất phân bón... Những ngành này có tốc độ tăng trưởng ngày một nhanh kéo theo nhu cầu sử dụng than tăng theo từng năm trong khi sản lượng than có thể khai thác của nước ta có hạn. Điều này dẫn đến nước ta từ một nước xuất khẩu than nay nước ta đang phải nhập khẩu than (chủ yếu từ Indonesia, Nga và Trung quốc). Áp lực từ nhu cầu than buộc các công ty cổ phần khai thác và chế biến than phải gia tăng sản lượng kèm theo thế độc quyền cung cấp than của Tập đoàn không còn do phụ thuộc vào giá nhập khẩu than. Yếu tố này dẫn đến rủi ro sụt giảm nhanh trữ lượng than, rủi ro biến đổi giá theo mức giá thế giới ảnh hưởng


đến hoạt động khai thác. Ví dụ như, mức giá của thế giới sụt giảm mạnh kéo theo giá bán than trong nước giảm theo khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác, chế biến than giảm và ngược lại.

- Rủi ro tuân thủ

+ Rủi ro vi phạm quy định an toàn lao động: Khai thác than nói riêng và khai thác khoáng sản nói chung luôn tiềm ẩn rủi ro mất an toàn lao động xuất phát từ cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Các nhà quản trị tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã nhận diện và đánh giá cụ thể, chi tiết rủi ro từ yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Trong đó, yếu tố đặc biệt nguy hiểm xuất phát từ ý thức chủ quan do người lao động không tuân thủ, thiếu ý thức, chủ quan, lơ là trong hoạt động sản xuất dẫn đến những tai nạn không đáng có. Thấy rõ mức độ nguy hiểm từ yếu tố này, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã xây dựng chi tiết, đầy đủ và thường xuyên phổ biến các quy định về an toàn trong khai thác.

+ Rủi ro không đáp ứng các quy định về môi trường: Để đảm bảo phát triển bền vững, các công ty CP khai thác và chế biến than luôn ưu tiên đảm bảo sản xuất phải gắn với bảo vệ môi trường. Rủi ro về môi trường được nhận diện xuất phát từ quá trình hoạt động và đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời trong xử lý nước thải, chất thải, bụi phát tán ra môi trường... Tương ứng với các rủi ro nhận diện các công ty đã xây dựng các quy định cụ thể để đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro về môi trường.

Theo kết quả phỏng vấn và kết quả thu thập phiếu khảo sát, đánh giá rủi ro đơn giản vẫn dựa trên xét đoán chủ quan của nhà quản lý, Ban kiểm soát mà chưa được thực hiện đầy đủ khoa học. Các doanh nghiệp hầu như chưa xây dựng danh mục rủi ro hoặc có xây dựng thì cũng chỉ xây dựng mang tính liệt kê mặc dù đã nắm được các rủi ro cơ bản của doanh nghiệp mình, chưa tiến hành phân tích rủi ro. Các nhà quản lý hiện nay chủ yếu dừng lại ở


việc xử lý rủi ro mà chưa đi sâu vào đánh giá để phòng ngừa một cách có hiệu quả trong tương lai.

Thứ ba, đánh giá nguy cơ gian lận

Giá trị trung bình của biến quan sát đánh giá nguy cơ gian lận đạt 3.61. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát chuyên sâu có tới 82,2% các cá nhân khảo sát cho rằng mức độ gian lận trong doanh nghiệp ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã quan tâm, triển khai đánh giá nguy cơ gian lận một cách có hiệu quả. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp sai phạm được phân thành 2 loại gồm có sai sót và gian lận. Trong đó, hành vi gian lận là hành vi chủ ý của con người thường vì mục đích tham ô, biển thủ, chuộc lợi bản thân nên có sự che đậy tinh vi và khó phát hiện. Tại các công ty CP khai thác và chế biến than, tác giả xem xét 2 loại gian lận thường được quan tâm và có nguy cơ tiềm ẩn cao đó là: (1) Biển thủ tài sản; (2) Gian lận trong lập báo cáo tài chính.

- Rủi ro gian lận biển thủ tài sản:

Tài sản có nguy cơ biển thủ được phân ra làm 3 loại: Tiền, Hàng tồn kho và Tài sản khác. Người thực hiện hành vi có thể là nhân viên thực hiện hành vi biển thủ tài sản có giá trị tương đối nhỏ. Khi hành vi thực hiện trót lọt thì có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, hành vi biển thủ cũng có thể được thực hiện bởi nhà quản lý do họ dễ dàng che đậy hành vi của mình hơn, kèm theo đó giá trị biển thủ thường lớn hơn. Các hành vi này thường kèm theo việc giả mạo chứng từ và các tài liệu nhằm che giấu thông tin. Hành vi gian lận càng trở nên phức tạp nếu có sự móc nối thông đồng từ nhiều khâu trong chuỗi hoạt động. Kết quả khảo sát cho rằng mức độ phổ biến của hành vi biển thủ tài sản ở mức thấp do các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã xây dựng các hàng rào quy định, quy chế trong thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, những hành vi biển thủ tài sản điển hình là hành vi


biển thủ hàng tồn kho diễn ra vào năm 2010, năm 2014 đã bị truy tố và đưa ra xét xử là yếu tố răn đe cao đối với hành vi này. Ngoài ra, với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như lắp hệ thống GPS ở các đầu xe, camera, trạm cân đã góp phần ngăn ngừa các hành vi gian lận. Đối với cấp quản lý của doanh nghiệp thì thường xuyên có kế hoạch luân chuyển và được đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua các báo cáo, kết quả của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh đó, 58,9% cá nhân được khảo sát cho rằng các doanh nghiệp chưa thiết lập đường dây nóng, hòm thư khiếu nại, tố cáo một cách hiệu quả. Đặc biệt đối với hành vi gian lận của nhà quản lý thì cần thiết áp dụng đường dây nóng, hòm thư nhằm bảo vệ người khiếu nại, tố cáo các hành vi gian lận và tránh được hành vi che đậy, bưng bít gian lận.

- Rủi ro gian lận trên báo cáo tài chính:

Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn chịu áp lực đảm bảo các chỉ tiêu tài chính cán mốc các kế hoạch đề ra. Nắm bắt được yếu tố này, Tập đoàn luôn coi trọng việc kiểm soát tính trung thực và hợp lý số liệu trên báo cáo tài chính. Cụ thể, hàng năm theo yêu cầu bắt buộc của Tập đoàn, các doanh nghiệp thành viên phải thuê đơn vị kiểm toán độc lập nhằm đánh giá tính trung thực, hợp lý của báo tài chính. Bên cạnh đó phát hiện các gian lận trong xây dựng các chỉ tiêu, số liệu trên báo cáo và tư vấn các cách thức nhằm hạn chế các hành vi gian lận này. Để đảm bảo tính độc lập, khách quan thì Ban kiểm soát của công ty là đơn vị lựa chọn Công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và công tác lựa chọn phải được báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông. Sau khi có Báo cáo tài chính được kiểm toán thì Ban kiểm soát của công ty phải thực hiện thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo tài chính trước Đại hội đồng cổ đông. Theo số liệu thực tế tác giả thu thập thì các công ty cổ phần khai thác và chế biến than trong những năm khảo sát gần đây đều được kiểm toán độc lập đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần. Điều này


thể hiện báo cáo tài chính được phản ánh trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Thứ tư, quản trị sự thay đổi

Giá trị trung bình của biến quan sát quản trị sự thay đổi đạt giá trị cao nhất bằng 3.86. Theo kết quả khảo sát, 73,3% đối tượng được khảo sát cho rằng định kỳ, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã đánh giá những thay đổi có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Trong bối cảnh nền kinh tế luôn có biến động, thì mỗi doanh nghiệp cần thiết đánh giá sự thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý. Báo cáo COSO 2013 có đề cập đến các thay đổi của nhân tố bên ngoài, thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Đây là những thay đổi quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động KSNB của mỗi đơn vị. Việc xác định, đánh giá các thay đổi có ảnh hưởng đến KSNB nhận được sự quan tâm của các nhà lãnh đạo trong các công ty cổ phần khai thác và chế biến than. Tuy nhiên, việc đánh giá sự thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến việc thiết kế và vận hành KSNB, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chưa có thước đo cụ thể do không có bộ phận chuyên trách công việc này. Ví dụ như đối với những thay đổi về chính sách của nhà nước có liên quan đến phạm vi, lĩnh vực của doanh nghiệp thì sẽ được các công ty cụ thể hóa bằng các quy định nội bộ. Đối với những thay đổi về môi trường kinh doanh có tác động đến các chỉ tiêu tài chính, mục tiêu đề ra sẽ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời.

Hiện nay, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã thực hiện tốt công tác quản trị sự thay đổi nhưng vẫn có một phần không nhỏ đối tượng khảo sát (47,9%) cho rằng việc nhận diện, đánh giá sự thay đổi vẫn theo hướng thụ động, chủ yếu là phản ứng với những thay đổi đã xảy ra mà ít quan


tâm xây dựng những phương án đánh giá thay đổi sẽ xảy ra hoặc có khả năng xảy ra. Điển hình, các công ty đang tiến hành tái cơ cấu theo lộ trình đã được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, đây là sự thay đổi rất lớn đến doanh nghiệp như tăng giảm nhân viên, thay đổi quy mô doanh nghiệp, thay đổi cơ cấu sở hữu, thay đổi về chính sách quản lý... Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm đến làm sao để thay đổi theo đúng lộ trình về vốn mà chưa đánh giá đến những thay đổi sẽ tác động như thế nào đến hoạt động doanh nghiệp để đưa ra các phương án cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân và hoạt động bị ảnh hưởng.

2.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hữu hiệu của KSNB. Hoạt động kiểm soát trong KSNB được cụ thể hóa bằng 3 nhân tố: (1) Xây dựng các hoạt động kiểm soát; (2) Sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát; (3) Triển khai hoạt động kiểm soát. Kết quả giá trị trung bình của ba nhân tố sau khi nhận được 146 phiếu khảo sát cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Giá trị trung bình của các biến hoạt động kiểm soát


Hoạt động kiểm soát


N

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Giá trị trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các

rủi ro giúp đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được


146


1


5


3.38


.687

Đơn vị lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho việc đạt được các mục

tiêu


146


1


5


3.41


.692

Đơn vị tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách

đã được thiết lập và triển khai chính sách thành các hành động cụ thể


146


1


5


3.45


.695

HDKS

146

1

5

3.41

.629

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 17

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS - phụ lục 4)


Kết quả phân tích cho thấy giá trị trung bình của biến hoạt động kiểm soát tương đối thấp, có giá trị bằng 3.41; giá trị trung bình của các biến quan sát Hoạt động kiểm soát có giá trị tương đối đồng đều từ 3.38 đến 3.45. Nội dung cụ thể của từng yếu tố:

Thứ nhất, xây dựng các hoạt động kiểm soát

Hoạt động kiểm soát của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than được xây dựng nhằm kiểm soát những rủi ro đã được nhận diện. Cụ thể:

- Kiểm soát các rủi ro tài chính:

Rủi ro tài chính luôn là vấn đề đặc biệt quan tâm đối với các công ty cổ phần khai thác và chế biến than do yêu cầu đầu tư một nguồn lực lớn vào thực hiện dự án với nguồn vốn chủ có hạn. Bên cạnh đó, công ty cổ phần khai thác và chế biến than là các công ty có phần vốn nhà nước chiếm đa số trong vốn chủ nên yêu cầu quan trọng đặt ra là phải đảm bảo an toàn và phát triển vốn. Tại các công ty khảo sát, phương thức kiểm soát sử dụng là phương thức kiểm soát trước, trong và sau hay còn được gọi là kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện, kiểm soát khắc phục.

+ Kiểm soát ngăn ngừa: Tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than, kiểm soát ngăn ngừa là quá trình đưa ra các biện pháp trước khi tiến hành thực hiện dự án hoặc trước khi diễn ra các hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với các dự án, do đặc thù của doanh nghiệp khai thác than, vốn đầu tư ban đầu lớn, nguồn lực để huy động dự án nhiều nhưng tuổi thọ của dự án lại kéo dài nên cần thiết đánh giá, kiểm soát hiệu quả của dự án, của doanh nghiệp trước khi cấp vốn, tăng vốn. Đặc biệt đối với các dự án, chịu nhiều yếu tố tác động khách quan trong tương lai mà không thể lường trước được hết các rủi ro thì kiểm soát trước luôn là ưu tiên số một trước khi đi đến quyết định đầu tư dự án. Nhằm kiểm soát chặt chẽ trước khi thực hiện dự án, Tập đoàn xây dựng các đề án thăm dò với đơn vị tư vấn là doanh


nghiệp có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực thăm dò trữ lượng than như Công ty cổ phần địa chất mỏ - TKV, Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin. Đề án sau khi xây dựng phải được Hội đồng thẩm định phê duyệt do Bộ Tài nguyên môi trường làm chủ tịch Hội đồng thẩm định và phê duyệt. Nhằm ngăn ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, của các cá nhân nhằm hạn chế rủi ro lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cẩu thả, thiếu trách nhiệm, tham ô, tham nhũng... Tài sản của doanh nghiệp cũng là đối tượng được các doanh nghiệp phòng ngừa nhằm tránh thất thoát, hư hỏng nên tại hầu hết các doanh nghiệp có bố trí camera ở các điểm trọng yếu, bố trí bảo vệ, các hàng rào an ninh được thắt chặt.

+ Kiểm soát phát hiện: là phương thức kiểm soát trực tiếp trong quá trình hoạt động. Tại các doanh nghiệp, Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát để phục vụ cho hoạt động kiểm soát của chính công ty đó. Ban kiểm soát công ty chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động của đơn vị và gửi báo cáo kết quả kiểm soát tới Đại Hội đồng cổ đông. Các doanh nghiệp là công ty con cổ phần có một lượng vốn bị chi phối bởi công ty mẹ nên công ty mẹ thường cử một cán bộ thuộc Ban kiểm soát của công ty mẹ làm thành viên thuộc Ban kiểm soát của công ty con và sẽ làm việc theo hình thức kiêm nhiệm.

+ Kiểm soát khắc phục: Quá trình kiểm soát phát hiện đã xác định rủi ro mất an toàn tài chính do cơ cấu nợ phải trả/vốn chủ sở hữu luôn đạt ở ngưỡng cao trong nhiều năm, khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chưa đảm bảo. Cá biệt có những công ty hệ số nợ có nguy cơ gia tăng khi ngày càng sử dụng nhiều vốn vay. Quá trình kiểm soát khắc phục tại các công ty chưa đảm bảo hiệu quả khi chưa đề ra các phương hướng cụ thể cải thiện mức độ an toàn tài chính. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng có 55,5% cá nhân được khảo sát cho rằng công ty chưa kiểm soát tốt rủi ro an toàn tài chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023