Giá Trị Trung Bình Của Các Biến Đánh Giá Rủi Ro


và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của doanh nghiệp; (5) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; (6) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành; (7) Tham gia các hoạt động do chủ sở hữu và doanh nghiệp tổ chức [15][16]. Trong 7 yếu tố trên có nhiều yếu tố đã được lượng hóa, song cũng có những yếu tố được đánh giá theo quan điểm chủ quan, định tính, phụ thuộc nhiều vào người thực hiện công tác đánh giá cán bộ. Cụ thể,

- Đối với các chức danh thuộc diện Tập đoàn quản lý như Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên: Nội dung đánh giá quy chế quản lý cán bộ của Tập đoàn có quy định rõ nội dung đánh giá, tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh theo Quyết định số 1328/QĐ-TKV ngày 23/7/2019 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Tập đoàn đã đưa bộ chỉ số đánh giá công việc (Key Performance Indicator – KPIs) để làm cơ sở đánh giá nhiệm vụ, mục tiêu của cán bộ trong đơn vị đảm bảo chính xác, khách quan. Bộ chỉ số đánh giá đã đưa ra 4 nhóm tiêu chí lớn với tổng số điểm tối đa 100 điểm nhằm lượng hóa nội dung đánh giá, tránh khỏi việc chủ quan, cảm tính trong nhận xét, đánh giá cán bộ [54].

- Đối với các chức danh thuộc diện Công ty quản lý: Mỗi đơn vị ban hành quyết định riêng về việc đánh giá cán bộ thường xuyên trong công ty trên cơ sở quy chế quản lý cán bộ và nội quy lao động. Thời gian tổ chức đánh giá cán bộ thường xuyên diễn ra hàng tháng và thường cùng với thời điểm tổ chức họp chi bộ. Trường hợp cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm sẽ kịp thời báo cáo Lãnh đạo công ty để xử lý theo quy định.

- Đối với các vị trí còn lại: Hàng tháng, trưởng phòng triển khai công việc đến từng phó phòng và nhân viên theo hai hình thức: Phó phòng và nhân viên đăng ký nhiệm vụ trong tháng với trưởng phòng hoặc trưởng phòng giao trực tiếp nhiệm vụ. Mỗi nhiệm vụ được giao phải gắn với các tiêu chí cụ thể như: tiến độ, chất lượng, mốc thời gian hoàn thành, sản phẩm cụ thể của nhiệm


vụ. Ngoài ra còn có các tiêu chí đánh giá về tác phong công nghiệp, văn hóa công sở như: đi đúng giờ, không hút thuốc lá nơi cấm hút thuốc, không vi phạm nội quy, kỷ luật lao động, thực hành tốt 5S... Những công việc phát sinh được ghi bổ sung vào biểu đánh giá như các tiêu chí công việc khác, có đơn vị tính, mục tiêu, trọng số, thang đo... Trên cơ sở giao việc hàng tháng, Trưởng phòng đánh giá Phó phòng và Nhân viên theo hướng dẫn KPIs trong phòng.

Về công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch cán bộ được xây dựng căn cứ trên chiến lược phát triển của Tập đoàn, từng đơn vị; thực trạng nguồn lực cán bộ và tiêu chuẩn của từng chức danh. Quy trình quy hoạch được quy định cụ thể tại Quy chế quản lý nội bộ của TKV với 3 bước cụ thể: (1)- Phát hiện và giới thiệu nguồn quy hoạch; (2)- Tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị ban chấp hành đảng bộ mở rộng; (3)- Hội nghị Ban lãnh đạo xem xét, quyết định quy hoạch cán bộ. Theo kết quả khảo sát phần lớn cho rằng công tác quy hoạch cán bộ chưa đi vào cụ thể mà vẫn dựa trên những tiêu chí chung của Tập đoàn. Công tác quy hoạch vẫn mang nặng tính định hướng mà chưa thực sự quan tâm đến tâm tư, ý kiến của các nhân viên trong công ty để lựa chọn được những người tài có đủ tâm và đủ tầm gánh vác trọng trách trong tương lai.

Thứ năm, trách nhiệm giải trình

Giá trị trung bình của biến quan sát trách nhiệm giải trình đạt 3.47. Kết quả khảo sát đa số các cá nhân (71,9%) cho rằng trách nhiệm của mỗi cá nhân luôn gắn liền với quyền hạn và nghĩa vụ. Mỗi cá nhân luôn phải ý thức được rằng, quyền hạn và nghĩa vụ tới đâu thì phải chịu trách nhiệm tới đó. Điều này cũng đồng nghĩa với nguyên tắc không thể quyền hạn, nghĩa vụ của người này nhưng trách nhiệm giải trình là việc của người khác. Tại các công ty CP khai thác và chế biến than, trách nhiệm giải trình có thể phân loại như sau:


- Trách nhiệm giải trình đối với Tập đoàn: Nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào các quy định, quy chế và các văn bản chỉ đạo của Tập đoàn thực hiện giải trình thông qua các báo cáo và tài liệu kèm theo để làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan về hiệu quả của công ty, đồng thời gắn với trách nhiệm của cá nhân trong công tác quản lý. Tuy nhiên, trách nhiệm cá nhân chỉ được tập đoàn yêu cầu làm rõ khi có những sai phạm ảnh hưởng nghiệm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoặc các sai phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra.

- Trách nhiệm giải trình trong nội bộ công ty: Trong mỗi công ty xác định rõ trình tự giải trình theo cấp bậc và theo chức năng nhiệm vụ đảm nhiệm. Trách nhiệm giải trình các bộ phận phòng, ban, các nhà quản lý đang quan niệm cấp dưới giải trình cấp trên thông qua văn bản, lời nói mà chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm giải trình cấp trên đối với cấp dưới. Giải trình cấp trên là cách để người lãnh đạo thể hiện năng lực, nói đến giải trình không phải chỉ nghĩ đến sai phạm và còn giải trình về ý tưởng, giải trình về phương án sản xuất kinh doanh là cách để người lãnh đạo thể hiện năng lực của mình trong quá trình điều hành đơn vị là minh chứng cho khả năng “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” của nhà lãnh đạo và mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Hiện nay, khảo sát tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than chưa quy định trách nhiệm giải trình trong điều lệ hoạt động của công ty. Mặc dù, đây không phải là quy định bắt buộc của pháp luật nhưng nếu tự nguyện quy định trách nhiệm giải trình trong điều lệ hoạt động sẽ góp phần nâng cao sự tín nhiệm của nhà đầu tư, các bên có liên quan và nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong thực thi nhiệm vụ.

2.2.3. Thực trạng đánh giá rủi ro

Kết quả khảo sát nhân tố đánh giá rủi ro từ 146 đối tượng khảo sát với thang đo 5 bậc có kết quả giá trị trung bình như sau:


Bảng 2.10: Giá trị trung bình của các biến đánh giá rủi ro



Đánh giá rủi ro


N

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Giá trị

trung bình

Độ

lệch chuẩn

Đơn vị thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ

để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị


146


1


5


3.68


.796

Đơn vị nhận diện rủi ro trong việc đạt được

mục tiêu, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào


146


1


5


3.65


.994

Đơn vị xem xét các loại gian lận tiềm tàng

khi đánh giá rủi ro đối với việc đạt mục tiêu của đơn vị


146


1


5


3.61


.728

Đơn vị xác định và đánh giá những thay đổi

của môi trường ảnh hưởng đến KSNB

146

1

5

3.86

.887

DGRR

146

1.5

5

3.69

3.721

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 16

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS - phụ lục 4)

Kết quả khảo sát cho kết quả giá trị trung bình của biến đánh giá rủi ro là tương đối cao. Cụ thể, có giá trị trung bình bằng 3.69 cao nhất trong các nhân tố cấu thành KSNB. Kết quả giá trị trung bình của biến quan sát đánh giá rủi ro đều cao nhưng giá trị không đồng đều. Trong đó, cao nhất là Đơn vị xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến KSNB bằng 3.86, thấp nhất là biến quan sát Đơn vị xem xét các loại gian lận tiềm tàng khi đánh giá rủi ro đối với việc đạt mục tiêu của đơn vị có giá trị bằng

3.61. Hai biến quan sát còn lại là Đơn vị thiết lập mục tiêu rõ ràng và đầy đủ để xác định và đánh giá các rủi ro phát sinh trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị và Đơn vị nhận diện rủi ro trong việc đạt được mục tiêu, tiến hành phân tích rủi ro để xác định rủi ro cần được quản lý như thế nào có giá trị lần lượt là 3.68 và 3.65. Để phân tích chi tiết tác giả đánh giá cụ thể từng biến quan sát:

Thứ nhất, xác lập mục tiêu

Kết quả khảo sát cho kết quả giá trị trung bình của biến quan sát xác lập mục tiêu đạt 3.68. Tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than, mục


tiêu thường gắn với mục tiêu của Tập đoàn trong từng thời kỳ. Năm 2019, TKV đặt mục tiêu chung năng suất – chất lượng – hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu đó, các doanh nghiệp đã chủ động thay đổi ứng dụng khoa học công nghệ mới trong khai thác, chế biến. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất và giảm dần số lao động. Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát cho thấy các doanh nghiệp tập trung nhiều nhất vào mục tiêu sản lượng khai thác, sau đó lần lượt là các mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, năng suất lao động. Việc đặt mục tiêu sản lượng cần phải đi kèm các chỉ tiêu tương ứng như tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân... Khảo sát thực tế tại một số công ty nhận thấy tốc độ tăng, giảm sản lượng chưa tương xứng với tốc độ tăng, giảm lợi nhuận. Cụ thể,

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty CP than Hà Lầm


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Than nguyên khai sản xuất

103 tấn

3.270

2.679

2.351

Than sạch sàng tại mỏ

103 tấn

1.067

1.016

871

Than tiêu thụ

103 tấn

3.165

2.528

2.481

Tổng giá trị tài sản

triệu đồng

3.248.658

3.538.047

3.096.774

Doanh thu thuần

triệu đồng

3.155.001

2.721.616

3.229.009

Lợi nhuận trước thuế

triệu đồng

79.348

87.341

43.383

LNTT/Than nguyên khai

sản xuất

triệu/103

tấn

24,3

32,6

18,5

LNTT/Than tiêu thụ

triệu/103

tấn

25,1

34,5

17,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty CP than Hà Lầm)

Qua bảng phân tích có thể nhận thấy thực tế rằng tỷ trọng lợi nhuận trước thuế/than nguyên khai sản xuất và lợi nhuận trước thuế/sản lượng tiêu thụ tăng vào năm 2020 nhưng giảm mạnh vào năm 2021. Điều này thể hiện cùng một sản lượng khai thác thì lợi nhuận có xu hướng giảm mạnh vào năm


2021. Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu tăng sản lượng khai thác nhưng hiệu quả tạo ra lợi nhuận từ sản lượng khai thác và sản lượng tiêu thụ chưa tương xứng. Bên cạnh đó, khi xây dựng các mục tiêu, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế, rủi ro của thị trường, kế hoạch trong tương lai để xây dựng các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, an toàn lao động, mức lương cho cán bộ công nhân viên... để đưa ra các mục tiêu phù hợp. Kết quả khảo sát có 63,7% cá nhân cho rằng mục tiêu của doanh nghiệp đã được xây dựng căn cứ trên đánh giá tình hình thực tế. Đây là mức đồng tình tương đối cao tuy nhiên doanh nghiệp cần thiết bám sát tình hình thực tế hơn nữa trong quá trình xây dựng mục tiêu sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Thứ hai, nhận diện và đánh giá rủi ro

Giá trị trung bình của biến quan sát nhận diện và đánh giá rủi ro đạt giá trị tương đối cao là 3.65. Điều này thể hiện các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đã thực hiện nhận diện, đánh giá các loại rủi ro nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Một số rủi ro chủ yếu được các doanh nghiệp chú trọng có thể kể đến như sau:

- Rủi ro tài chính:

+ Công tác bảo toàn và phát triển vốn: Việc đánh giá mức độ bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại các công ty con của TKV chưa có quy định cụ thể của Tập đoàn mà được thực hiện theo Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN. Theo quy định của nghị định, tổng mức vốn huy động cho hoạt động để phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên theo thực tế tính toán trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán đa số các công ty CP khai thác và chế biến than có hệ số nợ phải trả lớn hơn 3. Cụ thể:


Bảng 2.12: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Công ty

Than Cao

Sơn

Than Cọc

Sáu

Than Đèo

Nai

Than Vàng

Danh

Than Hà

Lầm

Than Hà Tu

Than Mông

Dương

Than Núi

Béo

Năm

2019

4,11

4,95

2,74

3,90

10,01

2,85

3,86

6,76

Năm

2020

4,13

4,05

2,46

4,15

10,19

3,93

4,98

6,43

Năm

2021

3,09

3,86

2,32

3,23

8,00

3,71

3,54

6,16

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Theo dữ liệu tính toán tại 8 doanh nghiệp thì có tới 7 doanh nghiệp huy động vượt mức vốn quy định. Cả 7 doanh nghiệp này đều được Kiểm toán nhà nước cảnh báo nguy cơ mất an toàn tài chính. Điểu hình có công ty cổ phần than Hà Lầm hệ số Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu cả 2 năm 2019, 2020 lớn hơn 10 do đầu tư thực hiện dự án trên 2.000 tỷ đồng. Theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, dự án của Công ty CP than Hà Lầm trên 2.000 tỷ đổng trong khi vốn chủ sở hữu ở mức dưới 350 tỷ đồng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với vốn đầu tư dự án dưới 17,5% thấp hơn nhiều so với mức 30% quy định của nhà nước.

+ Công tác đảm bảo khả năng thanh khoản: Đầu tư khai thác than đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn, trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp còn chưa tương xứng, nên thực tế hiện nay các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đang sử dụng đòn bẩy tài chính lớn dẫn đến khả năng thanh toán của hầu hết các doanh nghiệp còn thấp tăng rủi ro khả năng thanh toán. Kết quả khảo sát các cá nhân về mức độ cần quan tâm đến các rủi ro của doanh nghiệp thì phần lớn cá nhân (39%) cho rằng doanh nghiệp cần tập trung quản trị tốt rủi ro thanh toán. Để làm rõ điều này tác giả tiến hành phân tích khả năng thanh toán tại 8 doanh nghiệp, cụ thể:


Bảng 2.13: Hệ số khả năng thanh toán tại các doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm 2021

Năm 2020

Năm 2019

I. Hệ số khả năng thanh toán nhanh ((Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ

ngắn hạn)

1. Công ty CP than Núi Béo

0,13

0,11

0,06

2. Công ty CP than Hà Lầm

0,35

0,47

0,06

3. Công ty CP than Mông Dương

0,46

0,56

0,46

4. Công ty CP than Cao Sơn

0,52

0,62

0,40

5. Công ty CP than Cọc Sáu

0,18

0,20

0,36

6. Công ty CP than Đèo Nai

0,86

0,53

0,59

7. Công ty CP than Hà Tu

0,32

0,69

0,37

8. Công ty CP than Vàng Danh

0,35

0,42

0,45

II. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)

1. Công ty CP than Núi Béo

0,52

0,64

0,61

2. Công ty CP than Hà Lầm

0,67

0,86

0,21

3. Công ty CP than Mông Dương

0,51

0,59

0,54

4. Công ty CP than Cao Sơn

0,78

0,81

0,64

5. Công ty CP than Cọc Sáu

0,65

0,54

0,68

6. Công ty CP than Đèo Nai

1,03

0,97

0,98

7. Công ty CP than Hà Tu

0,80

1,19

0,79

8. Công ty CP than Vàng Danh

0,72

0,75

0,63

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, tính toán từ số liệu BCTC đã được kiểm toán)

Qua bảng phân tích ta nhận thấy khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2020 và năm 2021 có 7/8 doanh nghiệp đạt ngưỡng thấp dưới 1. Điều này phản ánh 1 đồng tài sản ngắn hạn không đảm bảo thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Qua nhiều năm khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chưa được cải thiện điều này phản ánh các doanh nghiệp chưa nhận diện và có giải pháp để cải thiện rủi ro mất cân đối trong thanh toán một cách triệt để.

+ Công tác triển khai hoạt động đầu tư tài chính: Thực tế khảo sát tại các công ty CP khai thác và chế biến than có 2 công ty thực hiện đầu tư ngoài ngành gồm Công ty CP than Tây Nam đá mài năm 2014 và Công ty cổ phần than Mông Dương năm 2017, mỗi công ty thực hiện đầu tư mua cổ phần của Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV với số tiền 21.799 triệu đồng tương

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí