Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 5


+ CP hoạt động tài chính là các khoản CP liên quan đến các hoạt động về vốn như CP liên doanh, đầu tư tài chính...

Phân loại CP theo mối quan hệ của CP với các khoản mục trên BCTC cho thấy được sự chuyển dịch của CP vào KQKD trong DNSX. Theo cách phân loại này, CP trong DNSX bao gồm:

CP sản phẩm là những CP gắn liền với sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Trong DNSX các CP sản phẩm như CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung phát sinh trong kỳ. CP sản phẩm phát sinh ở một kỳ và ảnh hưởng đến KQKD của nhiều kỳ. CP sản phẩm trở thành CP về giá vốn hàng bán trên báo cáo KQKD khi sản phẩm tiêu thụ và nằm ở giá vốn của hàng tồn kho nếu sản phẩm chưa bán.

CP thời kỳ là những khoản CP phát sinh trong kỳ hạch toán và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ, khoản CP hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, bao gồm các khoản CP bán hàng, chi lãi tiền vay, CP quản lý hành chính...

Phân loại CP theo mối quan hệ với mức độ hoạt động là cách nhận diện CP cơ bản của KTQT. Nó giúp nhà quản trị thấy được cách ứng xử của CP từ đó đưa ra kế hoạch CP, kiểm soát và chủ động điều tiết tốt CP, đưa ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả. Theo cách phân loại này, CP trong DNSX bao gồm:

+ CP khả biến (biến phí) là khoản CP nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với những biến đổi của mức độ hoạt động, còn nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động biến phí có thể là một hằng số. Biến phí bao gồm biến phí tỷ lệ (là biến phí mà sự biến động của chúng hoàn toàn tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động) và biến phí cấp bậc (là loại biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định). Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, số giờ máy hoạt động...Trong DNSX biến phí tồn tại khá phổ biến. Biến phí tỷ lệ như CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP hoa hồng bán hàng... Biến phí cấp


bậc như CP lương lao động bảo dưỡng, CP điện năng tiêu thụ....Để kiểm soát tốt biến phí tỷ lệ không chỉ kiểm soát tổng số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động, xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí tỷ lệ sẽ là cơ sở để tiết kiệm và kiểm soát tốt CP. Với biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc vì vậy muốn tiết kiệm và kiểm soát tốt biến phí cấp bậc cần phải xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương ứng.

+ CP bất biến (định phí) là CP nếu xét về tổng số không thay đổi hoặc ít có sự thay đổi trong phạm vi giới hạn của mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Định phí bao gồm định phí bắt buộc (loại định phí tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thể cắt giảm toàn bộ trong một thời gian ngắn) và định phí không bắt buộc (loại định phí gắn liền với quyết định hàng năm của nhà quản trị, có thể xem xét điều chỉnh tăng, giảm hoặc cắt giảm toàn bộ). Trong DNSX, định phí bắt buộc thường là các CP liên quan đến máy móc thiết bị như khấu hao TSCĐ, CP bảo dưỡng máy móc...; các CP thuộc về định phí không bắt buộc như CP quảng cáo, nghiên cứu sản phẩm mới, đào tạo nhân viên.... Việc kiểm soát định phí bắt buộc phải gắn liền với những kế hoạch dài hạn ngược lại với định phí không bắt buộc thường gắn liền với kế hoạch có tính chất ngắn hạn. Tuy nhiên việc phân chia này chỉ có tính chất tương đối phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của nhà quản trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

+ CP hỗn hợp là những CP bao gồm cả biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, CP hỗn hợp thường thể hiện là định phí, khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản, CP hỗn hợp bao gồm cả biến phí. Vì vậy, để quản lý và kiểm soát tốt CP hỗn hợp cần thiết phải tách biệt thành hai bộ phận biến phí và định phí. Từ đó tiến hành xây dựng phương trình dự toán CP hỗn hợp. Phương trình dự toán CP hỗn hợp cho phép dự báo chính xác và kịp thời CP hỗn hợp ở các mức độ hoạt động cụ thể trong tương lai. Có thể sử dụng các phương pháp cơ bản để xây dựng phương trình dự toán CP hỗn hợp như phương pháp cực đại

– cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán, phương pháp bình phương bé nhất.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 5


Phân loại CP căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định giúp nhà quản trị thuộc từng cấp quản lý trong doanh nghiệp hoạch định được dự toán CP chính xác hơn, hạn chế sự bị động về việc huy động nguồn lực, đưa ra phương hướng tăng cường CP kiểm soát cho từng cấp. Theo cách phân loại này, CP trong DNSX bao gồm:

+ CP kiểm soát được là CP mà nhà quản trị ở một cấp quản lý xác định được lượng phát sinh và có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh CP đó.

+ CP không kiểm soát được là CP mà nhà quản trị ở một cấp quản lý không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó, không có thẩm quyền quyết định với CP đó.

Phân loại CP theo khả năng quy nạp vào đối tượng chịu CP chủ yếu liên quan đến kỹ thuật hạch toán CP theo đối tượng, bao gồm:

+ CP trực tiếp là những CP liên quan trực tiếp và được tập hợp thẳng đến từng đối tượng chịu CP. CP trực tiếp dễ nhận dạng, hạch toán chính xác thuận lợi cho việc kiểm soát CP.

+ CP gián tiếp là những CP chung liên quan đến nhiều đối tượng chịu CP, được tập hợp chung sau đó lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ vào CP. Việc phân bổ CP gián tiếp phụ thuộc vào tiêu thức phân bổ nhà quản trị lựa chọn. Vì vậy độ chính xác của CP phụ thuộc vào mức độ khoa học của tiêu thức phân bổ.

Phân loại CP theo các loại CP được sử dụng trong quá trình lựa chọn phương án giúp các nhà quản trị doanh nghiệp xác định thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra các quyết định cho các hoạt động trong tương lai, bao gồm:

+ CP chênh lệch là khoản CP có ở phương án sản xuất kinh doanh này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở các phương án sản xuất kinh doanh khác.

+ CP cơ hội là lợi ích bị mất đi do chọn phương án kinh doanh này thay vì chọn phương án kinh doanh khác.

+ CP chìm là CP đã phát sinh, nó có ở tất cả các phương án sản xuất kinh doanh.


Các cách phân loại CP theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, phân loại CP căn cứ vào thẩm quyền ra quyết định và phân loại CP theo các loại CP được sử dụng trong quá trình lựa chọn phương án chủ yếu phục vụ cho nhà quản trị lập kế hoạch, điều hành, phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.2.1.2.Bản chất, phân loại DT trong DNSX

- Bản chất DT

Theo IASC định nghĩa “Thu nhập (hay DT và thu nhập khác) là các lợi ích kinh tế được tăng lên trong kỳ kế toán, dưới hình thức của các dòng tiền vào, hoặc tăng các tài sản hay giảm các khoản nợ phải trả dẫn đến làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không bao gồm khoản góp vốn của các chủ sở hữu vốn” [40, tr188].

Học viện đào tạo các kế toán viên công chúng của Mỹ (AICPA) định nghĩa “DT là tổng số gia tăng tài sản hay là sự giảm các khoản nợ được công nhận và được định lượng theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp thuận, là kết quả của các loại hoạt động có lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể làm thay đổi vốn chủ sở hữu” [46, tr20].

Theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Mỹ định nghĩa “DT là một dòng vào doanh nghiệp của tiền, các khoản phải thu của khách hàng hay giá trị hàng đổi được từ phía khách hàng để đổi lấy việc được sử dụng, được cung cấp các dịch vụ hay sản phẩm từ phía doanh nghiệp” [55, tr39].

Theo Belverd E.Needles Jr, Henry R.Anderson, James C.Caldwell “Doanh thu là tiền thu vào hoặc những khoản tăng khác của tài sản của một đơn vị kinh doanh, hoặc sự thanh toán các khoản nợ (kết hợp cả hai) thông qua việc giao hàng hay sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động liên tục quan trọng hoặc chủ yếu của đơn vị kinh doanh đó” [62, tr 121].

Như vậy về bản chất DT chính là

- DT là sự tăng thêm về lợi ích kinh tế phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường trong kỳ dưới hình thức dòng vào và tăng trưởng của tài


sản hoặc là sự giảm đi của công nợ phải trả dẫn tới sự tăng lên về vốn chủ sở hữu.

- DT làm tăng vốn chủ sở hữu không bao gồm các khoản vốn góp của cổ đông hoặc chủ sở hữu

- Phân loại DT trong DNSX

DT có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo trang trải CP, thực hiện tái sản xuất. DT phát sinh từ nhiều nguồn, từ nhiều hoạt động khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý và kế toán, DT được phân loại theo những tiêu thức khác nhau. Các cách phân loại DT cơ bản có liên quan đến mục đích nghiên cứu của luận án cụ thể như sau:

Phân loại DT theo hoạt động của doanh nghiệp: giúp doanh nghiệp tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin xác định khoản thu từ các hoạt động, xác định kết quả theo hoạt động, là căn cứ để lập báo cáo KQKD trong doanh nghiệp. Trên phương diện KTTC, các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và hoạt động khác. Vì vậy, theo cách phân loại này, DT trong DNSX phát sinh từ hai hoạt động:

+ DT từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm:

DT bán hàng hóa là toàn bộ DT của khối lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. DT bán thành phẩm là toàn bộ DT của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong

kỳ.

DT cung cấp dịch vụ là toàn bộ DT của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành,

đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ.

DT trợ cấp, trợ giá là toàn bộ DT từ các khoản trợ cấp, trợ giá khi doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tiêu thụ theo chính sách giá của Nhà nước.

DT kinh doanh bất động sản đầu tư bao gồm toàn bộ DT cho thuê, bán, thanh lý bất động sản đầu tư.

DT khác bao gồm các khoản DT ngoài các hoạt động kể trên như DT từ bán phế liệu, nhượng bán công cụ dụng cụ...


+ DT từ hoạt động tài chính bao gồm tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia…

Phân loại DT theo mối quan hệ với điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp xác định mức sản lượng, DT để đạt được lợi nhuận mong muốn, đưa ra các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn… bao gồm:

+ DT hòa vốn là mức DT mà tại đó lợi nhuận bằng không hay DT vừa đủ để bù đắp CP.

+ DT an toàn là mức DT mà doanh nghiệp có được sau khi đã bù đắp các khoản CP.

Phân loại DT theo phương thức thanh toán cung cấp thông tin để phân tích, đánh giá khả năng thanh toán, căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi, giúp doanh nghiệp xây dựng các dự toán về công nợ và CP bao gồm:

+ DT bán hàng thu tiền ngay bao gồm toàn bộ DT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… tiêu thụ trong kỳ và khách hàng đã thanh toán ngay tại thời điểm mua hàng.

+ DT bán hàng chưa thanh toán bao gồm toàn bộ DT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… tiêu thụ trong kỳ khách hàng còn nợ chưa thanh toán tại thời điểm mua hàng.

Phân loại DT căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp

+ DT bán hàng ra bên ngoài bao gồm toàn bộ DT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ … tiêu thụ cho đối tượng khách hàng bên ngoài doanh nghiệp.

+ DT tiêu thụ nội bộ bao gồm toàn bộ DT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…. tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp giữa các đơn vị thành viên trực thuộc trong TCT, công ty.

+ DT xuất khẩu bao gồm toàn bộ DT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…tiêu thụ ra nước ngoài.

+ DT nội địa bao gồm toàn bộ DT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ…tiêu thụ trong nước [52, tr202].


Một số cách phân loại DT loại như phân loại theo mối quan hệ với điểm hòa vốn, phân loại căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp chủ yếu phục vụ cho yêu cầu của KTQT. Nhận diện và phân loại DT trên phương diện KTQT theo các cách khác nhau chủ yếu cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị trong doanh nghiệp và gắn liền với mục đích sử dụng thông tin tại từng thời điểm khác nhau để ra các quyết định, phương án kinh doanh trong doanh nghiệp.

1.2.1.3.Bản chất, phân loại KQKD trong DNSX

- Bản chất KQKD

Theo IAS 08 “Kết quả từ hoạt động thông thường là kết quả những hoạt động được doanh nghiệp tiến hành với tư cách là một phần hoạt động kinh doanh của mình và những hoạt động liên quan mà doanh nghiệp tham gia” [40].

Như vậy về bản chất, kết quả kinh doanh chính là kết quả cuối cùng của tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Lợi nhuận là thước đo, là chỉ tiêu phản ánh KQKD của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp rất quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Quan điểm về Lợi nhuận dưới góc độ KTTC

Theo Framework, lợi nhuận là giá trị còn lại sau khi lấy thu nhập trừ đi các CP (bao gồm cả các khoản điều chỉnh để bảo toàn vốn). Tất cả số tiền vượt quá số được yêu cầu để bảo toàn vốn vào thời điểm đầu kỳ là lợi nhuận.

Cách xác định lợi nhuận trong kỳ tương ứng với các khái niệm về vốn và bảo toàn vốn về mặt tài chính và về mặt vật chất:

Bảo toàn vốn về mặt tài chính: Lợi nhuận là số tăng trong vốn bằng tiền danh nghĩa trong kỳ

Bảo toàn vốn về mặt vật chất: Lợi nhuận là số tăng trong khả năng sản xuất vật chất trong kỳ [40,192]

Quan điểm về Lợi nhuận dưới góc độ KTQT, các chỉ tiêu thể hiện KQKD của doanh nghiệp phụ thuộc vào cách phân loại CP trong doanh nghiệp. Nếu tiếp cận CP theo chức năng của CP thì chỉ tiêu KQKD cuối cùng thường là lợi


nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế . Còn nếu tiếp cận CP theo mức độ hoạt động thì có lợi nhuận góp (số dư đảm phí, lãi trên biến phí), lợi nhuận. Lợi nhuận góp là số chênh lệch của DT bán hàng và CP biến đổi. Lợi nhuận góp chính là phần bù đắp định phí và là căn cứ để tạo ra thu nhập thuần cho doanh nghiệp. Và khi định phí đã được bù đắp, doanh nghiệp đạt điểm hoà vốn thì phần tăng thêm của lợi nhuận góp chính là lợi nhuận.

Như vậy, chỉ tiêu lợi nhuận chính là thước đo phản ánh KQKD của doanh nghiệp. Về bản chất, lợi nhuận chính là phần mà doanh nghiệp nhận thêm sau khi đã trừ đi CP có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp.

- Phân loại KQKD trong DNSX

Các cách phân loại KQKD cơ bản có liên quan đến mục đích nghiên cứu của luận án cụ thể như sau:

Phân loại KQKD căn cứ vào hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

+ Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận hay lỗ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư và tính bằng số chênh lệch giữa DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, DT thuần về bất động sản đầu tư với trị giá vốn hàng bán, CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, CP kinh doanh bất động sản đầu tư.

+ Kết quả hoạt động tài chính là số lợi nhuận hay lỗ từ hoạt động đầu tư tài chính mà doanh nghiệp tiến hành trong kỳ. Kết quả này được xác định bằng số chênh lệch giữa DT thuần hoạt động đầu tư tài chính với CP thuộc hoạt động đầu tư tài chính.

Phân loại KQKD theo mối quan hệ với BCTC:

Theo mối quan hệ với BCTC cụ thể là Báo cáo KQKD lập theo phương pháp CP toàn bộ, KQKD trong doanh nghiệp bao gồm:

+ Lợi nhuận gộp được xác định là phần chênh lệch giữa DT thuần của hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và Giá vốn hàng bán

+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh phần chênh lệch giữa DT thuần của hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ cộng DT thuần hoạt động tài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023