Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 2



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Số hiệu bảng, biểu

2.1

Tên bảng biểu


Bảng tổng hợp sự khác biệt trong phân loại CP theo cách

Trang


99


ứng xử CP


2.2

Giá trị thương hiệu phân bổ vào CP bán hàng

111

2.3

Bảng tổng hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho

114

2.4

Bảng tổng hợp DT bán hàng và các khoản giảm trừ DT

115

2.5

Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm xi măng và clinker năm

116


2013, 2014, 2015 của TCT công nghiệp xi măng Việt



Nam


2.6

Bảng tổng hợp DT hoạt động tài chính

117

3.1

Dự báo nhu cầu xi măng

134

3.2

Phân loại CP theo chức năng và cách ứng xử của CP

140

3.3

Mã đối tượng tập hợp CP

150

3.4

Dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp công đoạn Khai thác

161


đá


3.5

Dự toán CP nhân công trực tiếp công đoạn Khai thác đá

162

3.6

Dự toán CP sản xuất chung công đoạn Khai thác đá

163

3.7

Tiêu thức phân bổ CP của hoạt động sản xuất phụ trợ

165

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 2



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH


Sốsơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Mối quan hệ giữa quy trình thực hiện KTQT với các chức

46


năng quản trị


1.2

Dự toán sản xuất kinh doanh

49

2.1

Mô hình tổ chức quản lý CTCP xi măng Hà Tiên 1

75

2.2

Mô hình tổ chức quản lý Công ty xi măng VICEM

77


Tam Điệp


3.1

Quy trình kế toán ghi nhận và tập hợp CP

155

3.2

Quy trình kế toán bán hàng tại đơn vị trực thuộc hạch toán

157


phụ thuộc khi không được phân cấp hạch toán đến KQKD


3.3

Quy trình kế toán bán hàng tại đơn vị trực thuộc hạch toán

158


phụ thuộc khi được phân cấp hạch toán đến KQKD


Số hình

Tên hình

Trang

2.1

Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ của TCT công

72


nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016


2.2.

Tương quan thị phần xi măng tiêu thụ nội địa năm 2015 so

72


với năm 2014


2.3

Tiêu thụ sản phẩm xi măng năm 2013 – 2014 của các

82


DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam


2.4

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

83

2.5

Cơ cấu CP sản xuất xi măng tại Công ty xi măng VICEM

103


Hải Phòng, Công ty xi măng VICEM Hoàng Thạch, CTCP



xi măng Hà Tiên 1 năm 2015


2.6

Cơ cấu CP tài chính tại một số DNSX xi măng thuộc TCT

113


công nghiệp xi măng Việt Nam năm 2015


3.1

Hệ thống báo cáo trách nhiệm trong các DNSX xi măng

174


thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam



MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xi măng là một trong những cơ sở công nghiệp được hình thành và phát triển sớm nhất ở Việt Nam. Trong những năm qua, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Theo báo cáo của ngành xi măng, tính đến năm 2015, trên cả nước có 77 dây chuyền lò quay với công suất thiết kế 81,15 triệu tấn, tổng sản lượng sản xuất toàn ngành xi măng 76,28 triệu tấn đạt mức hiệu suất huy động chung 94%, trong đó sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa đạt 55,1 triệu tấn, xuất khẩu 17,86 triệu tấn [59]. Thị phần của các doanh nghiệp sản xuất xi măng trên cả nước được chia làm 3 nhóm chính: các doanh nghiệp thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp được các tập đoàn, công ty tư nhân tự đầu tư, xây dựng. Mục tiêu phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 "Phát triển ngành công nghiệp xi măng theo hướng công nghiệp hoá, hiện địa hoá và bền vững, có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường" trong đó TCT công nghiệp xi măng Việt Nam giữ vai trò chính trong việc ổn định sản xuất, tiêu thụ và bình ổn thị trường tiêu thụ xi măng trong cả nước [16]. Năm 2016, sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có mức tăng trưởng cao đạt 21,3 triệu tấn (tăng 11% so với năm 2015) và chiếm gần 36% thị phần tiêu thụ xi măng nội địa trong cả nước [53]. Tuy nhiên, thị trường xi măng nội địa luôn đứng trước tình trạng cung vượt so với cầu nên mức độ cạnh tranh trong ngành khốc liệt, thị trường xi măng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do CP sản xuất lớn so với các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Trung Quốc.

Để đạt được mục tiêu phát triển của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, với vai trò cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc ra các quyết định, chất lượng của thông tin kế toán trong các DNSX xi măng đòi hỏi ngày càng cao. Thông tin kế toán được đo lường, ghi chép và phản ánh đầy đủ qua hệ thống KTTC và


KTQT trong đó các thông tin về kế toán CP, DT và KQKD là thông tin cơ bản và quan trọng.

Các nghiên cứu về kế toán trong ngành xi măng hiện nay về phạm vi nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu, khảo sát ở các DNSX xi măng Việt Nam với nội dung nghiên cứu tập trung vào tổ chức kế toán, KTQT CP, kế toán CP giá thành chưa có một nghiên cứu tổng thể về kế toán CP, DT và KQKD trong mối quan hệ tác động qua lại, cung cấp thông tin lẫn nhau giữa hệ thống KTTC và KTQT. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu "Hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam ".

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả đề cập đến những công trình nghiên cứu khoa học có tính lý luận và thực tiễn ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu từ đó chỉ ra những điểm tác giả có sự kế thừa và những khoảng trống tri thức làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu của tác giả.

2.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đề cập đến vai trò và sự tồn tại song song của KTTC và KTQT trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp

(1) Tác giả Donal W.Romney (1986) với nghiên cứu “Management Information System” cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống thông tin KTQT với công tác quản trị doanh nghiệp và sự cần thiết thiết lập song song hệ thống thông tin KTQT với hệ thống thông tin KTTC trong một tổ chức. Nghiên cứu cho rằng hệ thống thông tin KTQT là một phần kết nối của lập kế hoạch và kiểm soát trong tổ chức. Một công ty thành lập hệ thống kế hoạch và kiểm soát để giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường ngoại cảnh cho trước. Sự bất ổn định trong môi trường ngày càng cao và công ty càng có nhiều thay đổi thì việc thiết lập hệ thống thông tin KTQT càng coi trọng. Tuy nhiên nghiên cứu chưa chỉ ra các nhân tố tác động đến việc thiết lập hai hệ thống này, đặc biệt là những nhân tố bản chất, chi phối với hệ thống .


(2) Tác giả Barfield, Raiborn & Kinney (1998) với nghiên cứu “Cost accounting: Traditions and innovation” chỉ ra mục tiêu và bản chất của KTTC và KTQT là khác nhau nhưng đều dựa trên một hệ thống dữ liệu cơ bản được thiết lập qua các tài khoản kế toán. Trong trường hợp KTTC và KTQT được thiết lập trên cùng một hệ thống thường dẫn đến tập trung vào việc cung cấp các thông tin cho mục đích của KTTC, nhưng các thông tin đầu ra có thể được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đề cập tới kế toán CP, DT và KQKD trong doanh nghiệp sản xuất

Đề cập đến phương pháp ghi nhận và đo lường DT của Jonathan C.Glover and Yuji Ijiri (2000) trong nghiên cứu “Revenue accounting in the age of E- Commerce: Exploring its conceptual and analytical frameworks” chỉ ra điểm hạn chế của phương pháp DT truyền thống đó là chưa thiết lập được các điểm mốc, các khoản DT chính khi cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng để đánh giá sự tiến triển trong quá trình tạo DT và chưa có phương pháp đo lường bền vững của DT từ đó nghiên cứu đề xuất một cách tiếp cận mới về kế toán DT bao gồm: đưa ra việc thiết lập các điểm mốc, các khoản DT quan trọng và đo lường sự gia tăng DT bằng phương pháp tuyến tính theo cấp số nhân để xem xét các thông tin về tính bền vững của DT.

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu đề cập đến KTQT CP như các nghiên cứu về vận dụng các phương pháp CP hiện đại để xác định chính xác CP phân bổ cho đối tượng chịu CP:

(1) Monden, Y.VµHamada, K. (1991) với nghiên cứu “Target Costing and Kaizen Costing in Japanese Automobille Companies” về phương pháp kế toán quản trị CP hiện đại CP mục tiêu được áp dụng có hiệu quả trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Nhật Bản.

(2) Thomas W.Lin, Kenneth A Merchant, Yi’Ou Yang, Zengbiao Yu (2005) với nghiên cứu “Target costing and incentive compensation” đã đánh giá trong ngành sản xuất thép, áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu mang tính


hiệu quả kinh tế cao, phương pháp chi phí mục tiêu trong các doanh nghiệp sản xuất thép tại Trung Quốc hướng tới mục tiêu cắt giảm chi phí bền vững.

(3) Majid Nili Ahmadabadi, Ali Soleimani (2013) với nghiên cứu “Feasibility Study for Implemention of an Activity – Based Costing System in Alloy Steel Indutries” đã chỉ ra có 8 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng phương pháp chi phí theo hoạt động vào các ngành sản xuất thép tại Iran bao gồm CP sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, quy trình sản xuất phức tạp, các sản phẩm có tính chất khác biệt, chủng loại, kích thước sản phẩm đa dạng phong phú, sử dụng nhiều nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho lớn, chi phí lưu kho và CP sản xuất cần đánh giá.

Nghiên cứu về áp dụng các phương pháp CP truyền thống như Adler, Everett và Waldron (2000) với nghiên cứu “Advanced management accounting techniques in manufacturing: Utilisation, benefits, and barriers to implementation” dựa trên cơ sở khảo sát và phỏng vấn đã đưa ra kết quả cho thấy các phương pháp chi phí truyền thống như chi phí định mức, chi phí toàn bộ… được áp dụng phổ biến và rộng rãi hơn so với các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất ở New Zealand .

2.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về kế toán, tổ chức kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX

Nghiên cứu của Nghiêm Thị Thà (2007) với luận án "Hoàn thiện tổ chức kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX gốm sứ xây dựng" và Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015) với luận án“Hoàn thiện kế toán CP, DT, KQKD trong các DNSX thép thuộc TCT thép Việt Nam” xem xét và đề cập đến các vấn đề về kế toán, tổ chức kế toán CP, DT và KQKD trên hai phương diện KTTC và KTQT theo các nội dung:

Về khung lý thuyết cơ bản của kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX, tác giả Nghiêm Thị Thà (2007) trong luận án của mình đã khái quát lý luận tổ chức KTTC CP, DT, KQKD theo các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế, tổ


chức KTQT CP, DT, KQKD với nội dung nghiên cứu chủ yếu là phản ánh, phân tích thông tin quá khứ. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT, KQKD trong DNSX; nghiên cứu chỉ đề cập đến các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế trong ghi nhận CP, DT và KQKD, các nội dung như chứng từ, tài khoản, sổ kế toán theo các nguyên tắc, thông lệ kế toán quốc tế, các vấn đề về lập dự toán, phân tích so sánh thông tin thực hiện với dự toán chưa được nghiên cứu.

Tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015) trong luận án của mình đã hệ thống hóa lý luận về KTTC CP, DT, KQKD theo quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, KTQT theo quy trình từ xây dựng định mức, lập dự toán, tổ chức thu thập thông tin quá khứ, tương lai, phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, trong luận án của tác giả chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán CP, DT, KQKD trong DNSX; nghiên cứu kế toán CP, DT và kết quả dựa trên các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam chưa có sự đối chiếu, so sánh với các chuẩn mực, thông lệ kế toán quốc tế; bài học kinh nghiệm rút ra cho các DNSX Việt Nam qua nghiên cứu khái quát các chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Mỹ, Pháp chỉ dừng lại ở mô hình tổ chức kế toán; nghiên cứu KTQT theo quy trình nhưng chưa chỉ ra sự gắn kết với các chức năng của nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Về phạm vi nghiên cứu trong luận án của tác giả Nghiêm Thị Thà (2007) và Đỗ Thị Hồng Hạnh (2015) được ứng dụng trong các lĩnh vực sản xuất gốm sứ xây dựng và sản xuất thép với các đặc điểm, quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất, phân cấp quản lý … khác biệt với các DNSX xi măng.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về kế toán trong ngành xi măng

Ngành công nghiệp xi măng là một trong những ngành quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc gia. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đã đánh dấu sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ cả về quy mô đầu tư, phương thức đầu tư và trình độ công nghệ sản


xuất. Hiện nay, ngành xi măng Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng nền kinh tế xã hội.

Các nghiên cứu về kế toán trong các DNSX xi măng được nghiên cứu, bàn luận trên cả hai phương diện KTTC và KTQT được thực hiện trong nghiên cứu của Lưu Đức Tuyên (2002) với đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng trong các doanh nghiệp nhà nước" và Ngô Thị Thu Hương (2012) với đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các CTCP sản xuất xi măng”. Các nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề:

Về mô hình tổ chức công tác kế toán áp dụng, trong nghiên cứu của mình, hai tác giả đều đề xuất và khẳng định việc áp dụng mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT trên cùng một bộ máy kế toán là phù hợp với đặc thù, yêu cầu quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xi măng. Nghiên cứu của Lưu Đức Tuyên (2002) chủ yếu bàn luận tập trung vào kế toán CP sản xuất trên phương diện KTTC, trên phương diện KTQT tác giả đề cập đến một số nội dung như phân loại CP, lập dự toán, tuy nhiên sự kết hợp chặt chẽ về thông tin cung cấp giữa KTTC và KTQT để đảm bảo tính gắn kết cao giữa hai hệ thống kế toán, đồng thời vẫn cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị chưa được cụ thể và chi tiết. Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hương (2012) với phạm vi nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các CTCP sản xuất xi măng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mang tính chất tổng thể về bộ máy, chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán nói chung.

Về xác định đối tượng tập hợp CP, nghiên cứu của Lưu Đức Tuyên (2002) phân tích thực trạng với số liệu của hai doanh nghiệp nhà nước điển hình cho quá trình tập hợp CP sản xuất theo giai đoạn công nghệ (Công ty xi măng Hải Phòng) và theo toàn bộ dây truyền công nghệ (Công ty xi măng Bỉm Sơn). Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất xác định đối tượng tập hợp CP sản xuất theo các giai đoạn sản xuất chính (nghiền liệu, nung clinker, nghiền xi măng, đóng bao) và các bộ phận sản xuất phụ, phụ trợ ( khai thác nguyên liệu, sửa chữa, vận tải, cơ khí, sản xuất đóng bao). Đề xuất của tác giả về tập hợp CP sản xuất theo các

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí