Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài


giai đoạn sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trợ sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát tốt CP tại từng giai đoạn. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu của tác giả, các DNSX xi măng với quy trình công nghệ sản xuất còn lạc hậu chủ yếu theo phương pháp ướt, chưa phát sinh nhiều hoạt động phụ trợ cho sản xuất, nghiên cứu coi giai đoạn khai thác trong quy trình công nghệ sản xuất xi măng là giai đoạn phụ trợ cho sản xuất.

Về kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán, tác giả Lưu Đức Tuyên (2002) qua nghiên cứu của mình đã khẳng định việc tổ chức hệ thống tài khoản kế toán CP sản xuất phải phù hợp với đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, phù hợp với hệ thống chỉ tiêu báo cáo về CP sản xuất của các DNSX xi măng từ đó đề xuất việc ghi nhận CP thông qua các tài khoản kế toán quản trị CP theo hai phương án trong giai đoạn các doanh nghiệp áp dụng theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT và trong tương lai sẽ tiến hành tập hợp theo các yếu tố CP. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả thực hiện trong điều kiện các doanh nghiệp vẫn áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT, khung pháp lý về kế toán chưa hoàn thiện. Nghiên cứu chưa đề cập đến quy trình kế toán ghi nhận CP trên tài khoản và sổ kế toán của các bộ phận phụ trợ sản xuất.

Ngô Thị Thu Hương (2012) có bàn luận và đề xuất về việc tổ chức vận dụng tài khoản kế toán CP nhưng trên cơ sở các CTCP áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ – BTC, hoàn thiện về sổ chi tiết bán hàng và kết quả bán hàng, CP sản xuất kinh doanh và các báo cáo kế toán nhưng các giải pháp hoàn thiện chung chung chưa xuất phát từ các nghiên cứu thực trạng với số liệu minh họa cụ thể tại các CTCP sản xuất xi măng.

Các nghiên cứu bàn luận chủ yếu trên phương diện của KTQT với nghiên cứu dưới góc độ xây dựng mô hình của Trần Thị Thu Hường (2014) “Xây dựng mô hình KTQT CP trong các DNSX xi măng Việt Nam” và kế toán trách nhiệm của Trần Trung Tuấn (2015) “Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các DNSX xi măng Việt Nam”. Các nghiên cứu đã đề xuất và làm sáng tỏ các nội dung:


Về phân loại CP, Trần Thị Thu Hường (2014) cho rằng cách phân loại CP theo chức năng và các yếu tố đầu vào của CP thuận tiện cho kế toán tập hợp CP sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tuy nhiên cách phân loại này dẫn đến báo cáo kế toán về CP mới kiểm soát CP theo yếu tố và đề xuất phân loại CP theo mức độ hoạt động là cơ sở để xác định điểm hòa vốn, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Tuy nhiên, các DNSX xi măng có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn CP sản xuất phát sinh khác nhau, luận án của tác giả Trần Thị Thu Hường chưa đề cập phân loại CP theo từng công đoạn và chỉ rõ từng yếu tố, khoản mục CP theo cách phân loại CP theo chức năng thuộc phạm vi ứng xử CP nào.

Về dự toán CP, Trần Thị Thu Hường (2014) trong nghiên cứu của mình cho rằng quá trình xây dựng dự toán chi phí trong các DNSX xi măng phải đảm bảo tính thống nhất trong kỳ và trong toàn doanh nghiệp, đảm bảo tính linh hoạt và chủ động từ đó đề xuất việc lập dự toán CP linh hoạt cho từng loại sản phẩm xi măng. Việc lập dự toán CP linh hoạt sẽ đáp ứng tốt nhất mục tiêu kiểm soát CP trong khi dự toán tĩnh chỉ đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch. Sử dụng dự toán linh hoạt để phân tích chênh lệch và xác định nguyên nhân chênh lệch chi phí là phù hợp vì mức độ hoạt động theo dự toán có sự khác biệt so với mức độ hoạt động thực tế. Tuy nhiên, đề xuất của tác giả về lập dự toán CP linh hoạt cho từng sản phẩm xi măng, thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất chưa giúp các DNSX xi măng kiểm soát tốt CP vì thực chất sản phẩm chỉ là đối tượng chịu CP. Nghiên cứu chưa đề cập đến vấn đề lập dự toán CP sản xuất (chi tiết các công đoạn sản xuất chính và các hoạt động sản xuất phụ trợ để kiểm soát CP tại từng công đoạn), các dự toán CP khác theo các trung tâm CP nhằm đánh giá kết quả thực hiện, trách nhiệm của các cấp quản trị, đo lường khách quan mức độ tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ phụ trợ trong các DNSX xi măng.

Về phương pháp xác định CP cho các đối tượng chịu CP được bàn luận chủ yếu dưới góc độ KTQT CP. Trần Thị Thu Hường (2014) đề xuất việc vận dụng kết hợp hai phương pháp CP mục tiêu và CP Kaizen để đạt được hiệu quả trong quá trình quản trị CP của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đề xuất chủ yếu dựa


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

trên cơ sở suy luận, mức độ phù hợp chưa được nghiên cứu qua quá trình điều tra, khảo sát. Trần Trung Tuấn (2015) đề xuất áp dụng phương pháp kế toán CP dựa trên hoạt động (ABC) vào các DNSX xi măng sẽ tạo ra các chỉ tiêu giá thành sản phẩm khác biệt, chính xác hơn so với các phương pháp truyền thống.

Về kế toán trách nhiệm, Trần Trung Tuấn (2015) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm, đo lường mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm, sự khác biệt về mức độ áp dụng kế toán trách nhiệm của doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán, mức độ kế toán trách nhiệm ảnh hưởng đến thành quả của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng và đã chỉ ra là cần thiết kế hệ thống báo cáo chi tiết theo các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu thể hiện nghiên cứu kế toán trách nhiệm kết hợp với các phương pháp kế toán CP hiện đại chỉ mang tính khái quát chung, mới tìm ra quy luật, các nhân tố tác động…chưa xây dựng được một hệ thống báo cáo, các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các DNSX xi măng Việt Nam, chưa nghiên cứu sâu những đặc điểm, đặc thù của các doanh nghiệp thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Trần Thị Thu Hường (2014) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất việc xây dựng các trung tâm CP, lập các báo cáo bộ phận và phân tích biến động tổng hợp tại các trung tâm CP chi tiết khoản mục CP, mức độ hoạt động. Tuy nhiên, việc xác định các trung tâm trách nhiệm CP chưa xuất phát từ các nghiên cứu cụ thể về mô hình tổ chức và phân cấp quản lý.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 3

Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến đề tài, tác giả nhận thấy những công trình này chưa nghiên cứu hoặc chưa giải quyết được một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên hai phương diện KTTC và KTQT; hệ thống hóa khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTTC theo các nguyên tắc kế toán, các IAS/IFRS trong bối cảnh lịch sử tình


hình nghiên cứu trên thế giới đến nay đã có sự thay đổi đáng kể về các quan điểm ghi nhận DT; nghiên cứu kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTQT theo quy trình đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị trong doanh nghiệp.

- Các công trình nghiên cứu về kế toán trong ngành xi măng được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh nội dung khác nhau và được thực hiện nghiên cứu khảo sát trên phạm vi không gian rộng là trong các DNSX xi măng Việt Nam, chưa có nghiên cứu hợp nhất về kế toán CP, DT và KQKD trên cả hai phương diện KTTC và KTQT thể hiện được sự gắn kết cao đồng thời phát huy được hiệu quả của hệ thống KTQT phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm… của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.

3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Về mặt lý luận:

Nghiên cứu, hệ thống hóa và làm sáng tỏ khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên phương diện KTTC theo các nguyên tắc kế toán, các IAS/IFRS; nội dung kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTQT với mục đích cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị trong doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn:

Phân tích đặc điểm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tác động đến việc thực hiện kế toán CP, DT và KQKD. Phân tích và làm rõ thực trạng kế toán CP, DT và KQKD của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên cả hai phương diện KTTC và KTQT.

Trên cơ sở các yêu cầu hoàn thiện, đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên cả hai phương diện KTTC và KTQT.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Để đề xuất được các giải pháp hoàn thiện, đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Khung lý thuyết cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX.

- Nội dung KTTC CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam: nội dung, phạm vi cấu thành CP, DT, KQKD, chứng từ, tài khoản và sổ kế toán, thông tin trình bày trên BCTC.

- Nội dung KTQT CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam: xây dựng định mức, lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện, phân tích, so sánh thông tin phục vụ cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị.

4.2.Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ, các công ty con do TCT nắm giữ cổ phần chi phối (> 50% vốn điều lệ) thông qua khảo sát 8 doanh nghiệp.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thực tế và thu thập các dữ liệu về chứng từ kế toán, tài khoản và sổ kế toán, BCTC, báo cáo KTQT trong các năm 2013, 2014, 2015, 2016 về kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán CP, DT và KQKD của hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm trong quy trình sản xuất xi măng, không nghiên cứu các hoạt động sản xuất và tiêu thụ của các sản phẩm khác như sản phẩm vật liệu xây dựng: gạch, đá, vữa xây tô; cơ khí; các dịch vụ cung ứng vật tư, vận tải đường sông.... trong các DNSX xi măng trên phương diện KTTC và một số vấn đề cơ bản của KTQT. Cụ thể:

+ Nghiên cứu kế toán các CP cấu thành giá vốn hàng bán (CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung), các CP thời kỳ (CP


bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, CP hoạt động tài chính), không nghiên cứu CP hoạt động khác.

+ Nghiên cứu kế toán DT bán hàng, DT hoạt động tài chính (không nghiên cứu thu nhập hoạt động khác)

+ Nghiên cứu kế toán kết quả hoạt động kinh doanh (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh), không nghiên cứu kết quả hoạt động khác (Lợi nhuận khác), kết quả hoạt động trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Lợi nhuận trước thuế, sau thuế thu nhập doanh nghiệp)

5.Câu hỏi nghiên cứu

Để đáp ứng các mục tiêu, nghiên cứu trả lời các câu hỏi:

(i) Các quy định của nguyên tắc kế toán, các IAS/IFRS ảnh hưởng đến các nguyên tắc và phương pháp ghi nhận CP, DT và KQKD trong DNSX?

(ii) Quy trình KTQT về kế toán CP, DT và KQKD gắn với chức năng nhà quản trị?

(iii) Các quy định về thực hiện kế toán CP, DT và KQKD của các DNSX xi măng theo khung pháp lý của Việt Nam?

(iv) Việc thực hiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam hiện nay được thực hiện như thế nào? Những vấn đề gì còn tồn tại?

(v) Sử dụng các giải pháp gì để đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp các thông tin kế toán CP, DT và KQKD cho các đối tượng sử dụng với một mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT?

6.Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu

Để trả lời cho các câu hỏi thứ nhất và thứ hai, tác giả thực hiện nghiên cứu với phương pháp chủ yếu là xem xét các công trình, bài báo, tài liệu có liên quan đến kế toán CP, DT và KQKD từ đó nhận diện và đưa ra khung lý thuyết cơ bản của vấn đề cần nghiên cứu.

Với các câu hỏi thứ ba và thứ tư, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu định tính bao gồm:


- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp của luận án sử dụng bao gồm các thông tin, dữ liệu về kế toán CP, DT và KQKD của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam. Để thu thập dữ liệu, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, gửi phiếu điều tra đến 8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp do TCT nắm giữ 100% vốn điều lệ và nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối (Phụ lục 2.1). Đối tượng nhận phiếu điều tra là kế toán trưởng theo mẫu Phiếu điều tra (Phụ lục 2.2). Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập các thông tin liên quan đến kế toán CP, DT và KQKD. Đối tượng được thực hiện phỏng vấn bao gồm các kế toán viên thực hiện công tác kế toán CP, DT và KQKD. Kết quả điều tra được xử lý, phân tích, tổng hợp qua chương trình Microsoft Excel 2010 trong đó đã loại trừ các câu trả lời chưa hợp lý (Phụ lục 2.3)

Đồng thời, tác giả cũng thực hiện quan sát, nghiên cứu, thu thập dữ liệu trên hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán, thực hiện trao đổi qua điện thoại, qua email với các đối tượng cán bộ quản lý tại các phòng ban liên quan như phòng điều hành sản xuất, xí nghiệp tiêu thụ, …..

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập bao gồm các các số liệu của Tổng cục thống kê liên quan đến DNSX xi măng, website của TCT công nghiệp xi măng Việt Nam (www.vicem.vn), trang thông tin điện tử của Hiệp hội xi măng (www.vnca.org.vn), website của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp, so sánh, phân tích làm cơ sở đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp.

7.Đóng góp của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán CP, DT và KQKD trong DNSX trên phương diện KTTC theo các nguyên tắc kế toán, các IAS/IFRS; nội dung kế toán CP, DT và KQKD trên phương diện KTQT với mục đích cung cấp thông tin phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chức năng quản trị.


- Phân tích thực trạng khung pháp lý Việt Nam hiện nay, chỉ rõ đặc điểm tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam ảnh hưởng đến kế toán CP, DT và KQKD. Từ kết quả khảo sát, chỉ rõ thực trạng và đánh giá những tồn tại trong kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC (nội dung, phạm vi cấu thành CP, DT, chứng từ, tài khoản và sổ kế toán, BCTC) và KTQT (xây dựng định mức, lập dự toán, thu thập thông tin thực hiện, phân tích so sánh các thông tin)

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện phù hợp với mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam: phân loại CP theo chức năng kết hợp với mức độ hoạt động, phân loại DT và KQKD; xác định nội dung, phạm vi cấu thành CP, DT; hoàn thiện tài khoản kế toán CP, DT gắn liền với các trung tâm trách nhiệm, hoàn thiện quy trình kế toán CP, DT để thu thập các thông tin thực hiện, thiết lập hệ thống các dự toán sản xuất kinh doanh, xác định các TTTN gắn với mô hình tổ chức và phân cấp quản lý, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá và hệ thống báo cáo gắn với các trung tâm trách nhiệm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023