Thực Trạng Kế Toán Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam


DT hoạt động tài chính trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều căn cứ vào các chứng từ phát sinh để ghi nhận và theo dõi trên Sổ Cái TK 515, mở sổ chi tiết TK 515 theo dõi chi tiết theo từng nội dung trong DT tài chính (TK 5151- Các khoản tiền lãi, TK 5153 – Chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ, TK 5154 – Cổ tức, lợi nhuận được chia, … như CTCP xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng VICEM Hải Phòng …. )

2.2.2.2.3.Thực trạng kế toán KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Qua kết quả khảo sát, KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều được ghi nhận và xác định chi tiết theo các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính theo tháng và theo năm.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = DT thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán – CP bán hàng – CP quản lý doanh nghiệp

Kết quả hoạt động tài chính = DT thuần hoạt động tài chính – CP hoạt động tài chính

Cuối kỳ, kế toán ghi nhận và kết chuyển các khoản CP, DT để xác định KQKD theo hoạt động trên các Sổ chi tiết TK 911 và Sổ Cái TK 911 (Phụ lục 2.15). Sổ chi tiết TK 911 được mở theo hoạt động như Công ty xi măng VICEM Hải Phòng mở các Sổ chi tiết TK 9111 Kết quả kinh doanh hàng hóa, TK 9112 Kết quả kinh doanh thành phẩm (chi tiết theo sản phẩm), TK 9113 Kết quả cung cấp dịch vụ, TK 9115 KQKD tài chính, TK 9118 KQKD khác trong đó KQKD hàng hóa và thành phẩm được xác định trên cơ sở phân bổ CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp cho hàng hóa, sản phẩm tiêu thụ như phân bổ theo DT bán hàng. Một số doanh nghiệp còn thực hiện xác định Lợi nhuận kế toán trước thuế chi tiết của sản phẩm trên cơ sở phân bổ DT, CP hoạt động tài chính theo DT bán hàng (Công ty xi măng VICEM Hải Phòng, CTCP xi măng Hoàng Mai).

2.2.2.2.4.Thông tin CP, DT và KQKD trình bày trên BCTC

Trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, hệ thống BCTC được lập bao gồm BCTC giữa niên độ (quý, bán niên) và BCTC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

năm. Riêng CTCP xi măng Bỉm Sơn ngoài hệ thống BCTC riêng còn tiến hành lập BCTC hợp nhất do công ty có một công ty con là CTCP xi măng Miền Trung (tại ngày 31/12/2015, công ty nắm giữ 76,8% vốn chủ sở hữu của công ty con này).

Các thông tin CP, DT và KQKD đều được các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trình bày đầy đủ thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 - DN) và giải trình bổ sung thêm các thông tin trên Thuyết minh BCTC (mẫu B09 - DN) theo quy định.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 17

Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tuân thủ đầy đủ những quy định về lập BCTC. Với các khoản sai sót trọng yếu của các năm trước được phát hiện sau khi BCTC của năm trước đã công bố đều được sửa chữa theo phương pháp điều chỉnh hồi tố và trình bày đầy đủ các thông tin trên BCTC năm nay: bản chất sai sót của năm trước, khoản điều chỉnh đối với mỗi năm trước, giá trị điều chỉnh được trình bày trên cột so sánh.

(Phụ lục 2.16: BCTC của CTCP xi măng Bỉm Sơn, CTCP xi măng Bút

Sơn)

2.2.2.3.Thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng

thuộc TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTQT

Một số nội dung KTQT CP, DT, KQKD đã được thực hiện trong các doanh nghiệp tuy nhiên mới chỉ quan tâm đến khâu xây dựng định mức, dự toán, các nội dung khác được quan tâm chưa đầy đủ.

2.2.2.3.1.Thực trạng công tác xây dựng định mức, lập dự toán CP, DT, KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

- Thực trạng công tác xây dựng định mức CP

Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều quan tâm và thực hiện công tác xây dựng định mức CP. Định mức được thực hiện xây dựng từ đầu năm căn cứ vào định mức do TCT công nghiệp xi măng Việt Nam giao cho từng doanh nghiệp, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, đặc điểm sản xuất kinh


doanh của doanh nghiệp và tình hình thực hiện định mức năm trước để xây dựng hệ thống định mức của doanh nghiệp. Cụ thể:

Qua kết quả khảo sát 8/8 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 100%) đều thực hiện xây dựng định mức CP nguyên vật liệu trực tiếp. Định mức CP NVL trực tiếp bao gồm định mức về lượng và định mức về giá. Định mức về giá xây dựng căn cứ vào giá hóa đơn vật liệu mua gần nhất có tính toán đến hệ số trượt giá, một số loại vật liệu có hệ số quy khô. Qua kết quả khảo sát 3/8 doanh nghiệp (chiếm 37,5%) trả lời thực hiện xây dựng định mức CP nguyên vật liệu trực tiếp chi tiết cho từng loại vật liệu chính phụ và theo công đoạn sản xuất chính như CTCP xi măng Bỉm Sơn chia theo từng giai đoạn sản xuất bao gồm vận chuyển đá, sét, nghiền bột liệu, sản xuất clinker, sản xuất xi măng; 5/8 doanh nghiệp (chiếm 62,5%) xây dựng định mức nguyên vật liệu chi tiết vật liệu chính, phụ nhưng chỉ chia theo clinker sản xuất (bao gồm cả vật liệu của các giai đoạn trước sản xuất clinker) và chi tiết sản phẩm xi măng như Công ty xi măng VICEM Hải Phòng … (Phụ lục 2.17).

Qua kết quả khảo sát có 6/8 doanh nghiệp (chiếm 75%) trả lời có thực hiện xây dựng định mức CP nhân công trực tiếp và định mức CP sản xuất chung (CTCP xi măng Hà Tiên 1, CTCP xi măng Bỉm Sơn,…), 2/8 (chiếm 25%) doanh nghiệp trả lời không thực hiện xây dựng định mức CP nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung.

Qua kết quả khảo sát có 8/8 doanh nghiệp (chiếm 100%) trả lời không tiến hành xây dựng định mức CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp.

- Thực trạng lập dự toán CP, DT và KQKD

Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam quan tâm, chú trọng đến khâu lập dự toán. Qua kết quả khảo sát 8/8 doanh nghiệp đều thực hiện xây dựng các dự toán CP, DT và KQKD. Công tác xây dựng dự toán được thực hiện theo năm, bắt đầu xây dựng vào thời điểm đầu quý 4 năm trước theo trình tự một lên, một xuống, trên cơ sở tình hình thực hiện của năm trước, đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện dự kiến trong tương lai, kế hoạch phát triển


dài hạn của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu dự toán ban đầu được xây dựng từ các bộ phận trong doanh nghiệp sau đó bộ phận kế toán tiến hành tổng hợp cho toàn doanh nghiệp và thực hiện bảo vệ dự toán ngân sách trước TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.

Các dự toán CP, DT và KQKD được xây dựng gồm Dự toán tiêu thụ sản phẩm, Dự toán sản xuất, Dự toán CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, Dự toán CP tài chính, Dự toán KQKD cụ thể:

Dự toán tiêu thụ được lập gồm: Dự toán sản lượng tiêu thụ, Dự toán DT tiêu thụ. Dự toán sản lượng tiêu thụ được lập dựa trên cơ sở tình hình tiêu thụ sản phẩm của năm trước và nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ của năm, được lập chi tiết cho từng quý, từng tháng và cụ thể cho từng mặt hàng xi măng tiêu thụ trong nước, xuất khẩu, cho các thành viên thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam (Phụ lục 2.18a). Căn cứ vào số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ và đơn giá bán lập Dự toán DT tiêu thụ sản phẩm (Phụ lục 2.18b).

Dự toán sản xuất bao gồm: Dự toán sản lượng sản xuất, Dự toán giá thành sản xuất, Dự toán giá thành toàn bộ.

Để dự kiến số lượng sản phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam tiến hành lập Dự toán sản lượng sản xuất. Sản lượng xi măng sản xuất dự kiến được xác định theo công thức cân đối:

Sản lượng xi măng sản xuất dự kiến = Sản lượng xi măng dự kiến tiêu thụ trong kỳ + Sản lượng xi măng dự kiến tồn kho cuối kỳ - Sản lượng xi măng dự kiến tồn kho đầu kỳ

Phần lớn các DNSX xi măng đều dự kiến sản lượng xi măng tồn cuối kỳ và đầu kỳ là như nhau vì vậy dự kiến sản lượng xi măng sản xuất và sản lượng xi măng tiêu thụ bằng nhau.

Các doanh nghiệp không tiến hành lập riêng biệt các dự toán CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp và CP sản xuất chung mà thể hiện qua dự toán Giá thành sản xuất sản phẩm và chỉ lập theo khoản mục chi phí chi tiết


các yếu tố CP cho clinker, sản phẩm xi măng (Phụ lục 2.18c) trong đó: CP nguyên vật liệu trực tiếp được xác định dựa trên cơ sở định mức nguyên vật liệu và sản lượng dự kiến sản xuất, CP nhân công trực tiếp với các doanh nghiệp có xây dựng định mức được xác định trên cơ sở đơn giá giờ công và sản lượng sản xuất dự kiến để xây dựng, doanh nghiệp không xây dựng định mức CP nhân công trực tiếp sẽ dựa trên ngân sách tiền lương của năm tiến hành phân bổ cho các bộ phận sản xuất, bán hàng, quản lý theo tỷ lệ do doanh nghiệp quy định (Công ty xi măng VICEM Hải Phòng phân bổ 43% cho lao động trực tiếp sản xuất, 37% cho lao động gián tiếp sản xuất, 12% cho lao động quản lý, 8% cho lao động bộ phận bán hàng; tại bộ phận sản xuất phân bổ 60% cho clinker và 40% cho xi măng), CP sản xuất chung được xác định trên cơ sở định mức các vật liệu chung, ngân sách tiền lương, ngân sách khấu hao, ngân sách sửa chữa TSCĐ….

Dự toán giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ được lập chi tiết cho từng sản phẩm xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm và CP bán hàng, quản lý doanh nghiệp được thực hiện phân bổ theo một số tiêu thức do doanh nghiệp lựa chọn như DT tiêu thụ sản phẩm, Sản lượng tiêu thụ…(Phụ lục 2.18d).

Dự toán CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam lập theo từng yếu tố CP cho sản phẩm tiêu thụ, lập chi tiết cho tháng, quý (Phụ lục 2.18e, Phụ lục 2.18f).

Dự toán CP tài chính được lập theo từng yếu tố chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá…, chi tiết cho cho tháng, quý (Phụ lục 2.18g)

Dự toán KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều được lập cho toàn doanh nghiệp, lập chi tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh (trong hoạt động sản xuất kinh doanh chi tiết theo sản phẩm tiêu thụ), hoạt động tài chính, hoạt động khác và chi tiết theo tháng, quý (Phụ lục 2.18h).


Việc lập dự toán trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam chỉ dừng lại ở các dự toán tĩnh, chưa tiến hành lập các dự toán linh hoạt.

2.2.2.3.2.Thực trạng thu thập, xử lý, cung cấp các thông tin thực hiện về CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Thông tin thực hiện về CP, DT và KQKD có ý nghĩa quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh.

Trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam, việc thu thập các thông tin thực hiện phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện chức năng tổ chức, chỉ huy, phối hợp đều dựa trên hệ thống các chứng từ, tài khoản và sổ kế toán tổng hợp, chi tiết CP, DT, KQKD với các chỉ tiêu được thiết lập chủ yếu phục vụ cho yêu cầu của KTTC.

Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam cuối năm đều tiến hành lập các Báo cáo KTQT nhưng phần lớn mang tính chất chi tiết của BCTC, cung cấp được thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhưng chỉ ở một mức độ nhất định.Các Báo cáo KTQT được lập chủ yếu là các Báo cáo giá thành sản xuất, Báo cáo giá thành toàn bộ, Báo cáo chi tiết CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp, Báo cáo chi tiết KQKD.

Qua kết quả khảo sát 8/8 doanh nghiệp lập các Báo cáo giá thành sản xuất, Báo cáo chi tiết CP bán hàng, Báo cáo chi tiết CP quản lý doanh nghiệp, Báo cáo giá thành toàn bộ chi tiết cho từng sản phẩm, lập theo khoản mục CP chi tiết yếu tố CP (Phụ lục 2.19). 2/8 doanh nghiệp (chiếm 25%) lập Báo cáo giá thành sản xuất và Báo cáo giá thành toàn bộ, Báo cáo chi tiết CP bán hàng, Báo cáo chi tiết CP quản lý doanh nghiệp theo biến phí, định phí (CTCP xi măng Bỉm Sơn…)

Qua kết quả khảo sát, 8/8 doanh nghiệp lập Báo cáo KQKD theo chức năng của chi phí trong đó một số doanh nghiệp thực hiện chi tiết theo các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính.


2.2.2.3.3.Thực trạng phân tích so sánh các thông tin CP, DT,KQKD, đánh giá trách nhiệm quản lý trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

- Phân tích, so sánh các thông tin CP, DT và KQKD Phân tích thông tin thực hiện so với dự toán

Qua kết quả khảo sát 8/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều thực hiện phân tích các thông tin thực hiện so với dự toán trong đó chú trọng phân tích sự biến động về CP sản xuất kinh doanh. Khi phân tích biến động về CP sản xuất kinh doanh đều xem xét, phân tích biến động về các yếu tố thuộc các khoản mục CP sản xuất, CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp chi tiết cho từng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên việc xem xét phân tích các biến động CP sản xuất chung, bán hàng, quản lý doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc xem xét phân tích biến động chi tiết theo yếu tố CP thể hiện trên các báo cáo KTQT, chưa thực hiện phân tích chi phí theo biến phí và định phí.

Phân tích mối quan hệ CP, DT, lợi nhuận

Qua kết quả khảo sát 3/8 DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam (chiếm 37,5%) thực hiện xác định điểm hòa vốn khi tiến hành lập các dự toán: DT hòa vốn và sản lượng hòa vốn. Tuy nhiên, việc xác định điểm hòa vốn trong các doanh nghiệp này có nhiều điểm khác biệt do các quy định của TCT và cách hiểu, cách vận dụng khác nhau trong các doanh nghiệp khi tiến hành phân loại CP theo cách ứng xử CP.

- Đánh giá trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp

Đánh giá trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp được thể hiện qua các trung tâm trách nhiệm. Qua kết quả khảo sát 8/8 doanh nghiệp trả lời có hình thành các trung tâm trách nhiệm chi phí nhưng chưa hình thành các trung tâm trách nhiệm doanh thu, lợi nhuận và đầu tư. Cụ thể:

Về trung tâm CP sản xuất chính: Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu và phỏng vấn sâu, thực chất các trung tâm CP sản xuất chính được hình thành tương đương với các xưởng chính của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào việc phân


chia công đoạn sản xuất mà trung tâm CP sản xuất chính có thể bao gồm từ 3 – 5 xưởng chính như CTCP xi măng Hoàng Mai hình thành các trung tâm CP sản xuất chính: Xưởng Khai thác, Xưởng Nguyên liệu, Xưởng Clinker, Xưởng Xi măng; CTCP xi măng Hà Tiên 1 hình thành các trung tâm CP sản xuất chính: Xưởng Khai thác, Xưởng Clinker, Xưởng Xi măng. Đứng đầu các bộ phận này là các Tổ trưởng phân xưởng. Các trưởng bộ phận được Giám đốc giao quyền và trách nhiệm quản lý, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc kiểm soát các CP sản xuất phát sinh tại đơn vị theo định mức và dự toán CP đã xây dựng và được phê duyệt từ đầu năm.

Về trung tâm CP sản xuất phụ trợ: Qua kết quả khảo sát 5/8 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 62,5%) có hình thành các trung tâm CP sản xuất phụ trợ. Nghiên cứu và phỏng vấn sâu, thực chất các trung tâm CP sản xuất phụ trợ được hình thành tương đương với các xưởng và phòng ban phụ trợ phục vụ cho sản xuất. Sự khác biệt trong cơ cấu tổ chức của các xưởng phụ trợ dẫn đến trung tâm CP phụ trợ sản xuất khác nhau như: Công ty xi măng VICEM Hải Phòng hình thành các trung tâm CP sản xuất phụ trợ: Xưởng nước và sửa chữa công trình, Xưởng cơ khí động lực, Xưởng điện tự động hóa, Phòng điều hành trung tâm…; CTCP xi măng Hà Tiên 1 hình thành các trung tâm CP sản xuất phụ trợ: Xưởng sửa chữa, các phòng ban tại các nhà máy và trạm nghiền như Ban giám đốc, Phòng KTTC, Phòng Hành chính nhân sự, Phòng công nghệ thông tin…., CTCP xi măng Hải Vân hình thành các trung tâm CP sản xuất phụ trợ cũng bao gồm toàn bộ các phòng ban tại Nhà máy…..Một số DNSX xi măng chưa coi các khối phụ trợ sản xuất là một trung tâm CP chính thức mà vẫn tập hợp qua các trung tâm CP sản xuất chính (CTCP xi măng Hoàng Thạch, …)

Trung tâm CP bán hàng tương đương với bộ phận đảm nhiệm công tác tiêu thụ (xí nghiệp tiêu thụ). Đứng đầu và chịu trách nhiệm chính tại trung tâm CP bán hàng các Phó giám đốc kinh doanh.

Trung tâm CP quản lý doanh nghiệp tương đương với các phòng ban thuộc khối văn phòng công ty.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 20/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí