Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Cp, Dt Và Kqkd Trong Các Dnsx Xi Măng Thuộc Tct Công Nghiệp Xi Măng Việt Nam


Việc kiểm soát, đánh giá trách nhiệm tại từng trung tâm CP sản xuất chính và phụ trợ chưa được thực hiện mà chủ yếu là sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá biến động CP thực tế với dự toán của sản phẩm sản xuất, tiêu thụ trên các báo cáo kế toán quản trị (các báo cáo chi tiết của KTTC) như đã đề cập ở trên.

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tương đối rõ ràng, phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong các doanh nghiệp. Bộ máy quản lý có sự phân cấp và phân quyền đảm bảo sự thống nhất ý chí tuyệt đối, sự phục tùng kỷ luật nghiêm ngặt, sự điều khiển bộ máy quản trị theo quy tắc thống nhất từ trên xuống dưới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung trong điều kiện ứng dụng phần mềm kế toán đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, kiểm tra, xử lý các thông tin kế toán một cách kịp thời. Tổ chức hệ thống KTQT kết hợp trên cùng bộ máy kế toán với hệ thống KTTC kết hợp chặt chẽ được các thông tin giữa KTTC và KTQT. Lựa chọn mô hình kết hợp phù hợp với điều kiện hiện nay của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đảm bảo tiết kiệm thời gian và CP. Tuy nhiên, tổ chức hệ thống KTQT kết hợp trên cùng một bộ máy kế toán với hệ thống KTTC dẫn đến khối lượng công việc nhiều nên mới chỉ chú trọng về thông tin KTTC, chưa quan tâm đến thông tin KTQT, chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin để thực hiện theo quy trình KTQT gắn với chức năng của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.

Từ những phân tích về thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam có thể đưa ra những đánh giá khái quát về kết quả đạt được cũng như những điểm còn tồn tại:


2.3.1.Đánh giá thực trạng phân loại CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Kết quả đạt được

- Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đã tiến hành nhận diện, phân loại CP theo chức năng và yếu tố CP, phân loại DT, KQKD theo hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh chính chi tiết theo sản phẩm) là căn cứ để mở các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết CP, DT, KQKD từ đó thu nhận, cung cấp các thông tin lập BCTC, báo cáo giá thành sản xuất, giá thành toàn bộ, Báo cáo chi tiết chi phí, Báo cáo chi tiết KQKD đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của KTTC và bước đầu đáp ứng các yêu cầu KTQT.

Tồn tại

- Phân loại CP theo chức năng chưa đồng nhất ở một số yếu tố trong khoản mục phí giữa các doanh nghiệp, một số yếu tố phí sắp xếp phân loại không đúng theo khoản mục CP dẫn đến việc ghi nhận, tập hợp các khoản mục CP không chính xác.

- Phân loại CP theo cách ứng xử CP chưa được quan tâm đầy đủ ở một số doanh nghiệp, trong quá trình phân loại còn chưa xuất phát từ đặc điểm, bản chất phát sinh của CP.

- Phân loại CP theo cách ứng xử CP trong một số doanh nghiệp mới được ứng dụng trong việc xác định điểm hoà vốn, chưa phát huy được tác dụng của cách phân loại CP này trong công tác quản lý và kiểm soát CP.

- Các tiêu thức phân loại CP, DT, KQKD khác phục vụ cho các nhà quản trị doanh nghiệp chưa được quan tâm như phân loại CP theo thẩm quyền ra quyết định, phân loại CP được sử dụng trong quá trình lựa chọn phương án, phân loại DT theo mối quan hệ với điểm hòa vốn, phân loại KQKD theo mối quan hệ với báo cáo KTQT.

2.3.2.Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTTC

Kết quả đạt được:


Kế toán CP, DT, KQKD trên phương diện KTTC về cơ bản đã tuân thủ các quy định của Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán hiện hành từ đó cung cấp các thông tin tin cậy, khách quan. Cụ thể:

- Thời điểm ghi nhận CP, DT trong các doanh nghiệp theo đúng các quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành. Ghi nhận đầy đủ các CP, DT cấu thành để xác định KQKD: các chi phí đã chi, chi phí khấu hao, chi phí trích trước…; DT bán hàng, DT từ lãi tiền gửi, DT từ cổ tức, lợi nhuận được chia …

- Phương pháp xác định CP sản xuất theo quá trình sản xuất phù hợp với quy trình, đặc điểm sản xuất của DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.

- Việc tổ chức, vận dụng các quy định về tài khoản, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết trong kế toán CP, DT, KQKD đã thu nhận đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại doanh nghiệp phục vụ cho tổng hợp thông tin của KTTC.

- Hệ thống BCTC bắt buộc đã cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy cho các đối tượng sử dụng.

Tồn tại:

- Về kế toán ghi nhận CP

+ Về đối tượng tập hợp CP: Do sự khác nhau giữa các doanh nghiệp trong tổ chức quản lý sản xuất theo các xưởng sản xuất chính và các xưởng phụ trợ sản xuất tạo ra sự khác biệt trong đối tượng kế toán tập hợp CPSX (một số doanh nghiệp không tập hợp CP cho các xưởng phụ trợ sản xuất) ảnh hưởng đến nội dung ghi nhận, quy trình tập hợp và ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán, dẫn đến sự khác biệt về các khoản mục CP trên báo cáo giá thành, nhà quản trị khó quản lý và kiểm soát chặt chẽ CP tại các công đoạn sản xuất chính, các hoạt động phụ trợ sản xuất trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.

+ Về kế toán ghi nhận CP trên các tài khoản và sổ kế toán

Ghi nhận CP trên hệ thống các tài khoản và sổ kế toán chi tiết chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho KTQT đảm bảo tính gắn kết cao cho


hai hệ thống kế toán, vừa cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị trong doanh nghiệp trong mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT

Một số khoản CP chưa được ghi nhận đúng bản chất dẫn đến việc hạch toán các khoản mục CP, xác định giá thành sản xuất, giá thành toàn bộ chưa chính xác.

Nhiều tiêu thức phân bổ CP được sử dụng trong các doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp cũng không có sự thống nhất, không căn cứ vào bản chất, nội dung phát sinh của CP dẫn đến việc ghi nhận CP chưa đảm bảo tính chính xác. Các doanh nghiệp có tập hợp CP cho các xưởng phụ trợ sản xuất thì CP chỉ phân bổ cho hai xưởng chính clinker và xi măng nên CP cấu thành tại các phân xưởng sản xuất chưa đảm bảo tính chính xác.

- Về kế toán ghi nhận DT, KQKD

+ Ghi nhận DT trên hệ thống các tài khoản và sổ kế toán chi tiết chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho KTQT trong mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT

+ Một số doanh nghiệp ghi nhận DT trong các doanh nghiệp có sản phẩm xuất bán cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc chưa đảm bảo đúng quy định về tài khoản sử dụng, một số doanh nghiệp chưa ghi nhận DT gia công xi măng vào DT, ghi nhận giảm trừ DT trên hóa đơn dẫn đến việc cung cấp thông tin về DT chưa đầy đủ và chính xác.

2.3.3.Đánh giá thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam trên phương diện KTQT

Kết quả đạt được:

- KTQT CP, DT, KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam bước đầu đã được quan tâm đặc biệt là khâu lập định mức và các dự toán CP. Các báo cáo kế toán chi tiết về CP, giá thành, KQKD đã giúp nhà quản trị trong doanh nghiệp phân tích, đánh giá đưa ra các quyết định phục vụ cho công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp.


- Bước đầu đã hình thành các trung tâm trách nhiệm CP. Mỗi trung tâm có nhà quản lý được phân cấp và chịu trách nhiệm trước nhà quản trị cấp cao về các hoạt động của trung tâm.

Tồn tại:

- Về lập dự toán: Các dự toán sản xuất kinh doanh được lập đều trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ nhất định giúp các nhà quản trị trong công tác kế hoạch hoá chưa có tác dụng nhiều trong hoạt động kiểm soát CP, DT và KQKD. Các dự toán CP sản xuất, CP bán hàng, CP quản lý doanh nghiệp chủ yếu được lập theo các yếu tố CP và lập cho toàn bộ doanh nghiệp, chưa lập theo cách ứng xử của CP và lập chi tiết theo từng công đoạn sản xuất chính, các hoạt động sản xuất phụ trợ, trung tâm tiêu thụ…

- Về thu thập, xử lý, cung cấp thông tin thực hiện: Việc tổ chức, vận dụng và cung cấp thông tin qua hệ thống các chứng từ, tài khoản, sổ, báo cáo kế toán mới đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin của KTTC, chưa được thiết lập phù hợp với hệ thống KTQT.

-Về phân tích, so sánh thông tin, đánh giá trách nhiệm quản lý:

Một số doanh nghiệp chưa thực hiện phân tích mối quan hệ CP, DT, LN để cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định.

Các trung tâm trách nhiệm trong các doanh nghiệp bước đầu đã được thiết lập và thực hiện tuy nhiên việc xác định các trung tâm trách nhiệm chưa đồng nhất giữa các doanh nghiệp, có doanh nghiệp chưa hình thành trung tâm CP phụ trợ sản xuất hoặc hình thành nhưng chưa đúng với bản chất của trung tâm CP phụ trợ sản xuất. Chưa xây dựng và thiết lập đầy đủ hệ thống các chỉ tiêu, các báo cáo để đánh giá trách nhiệm của các trung tâm. Trách nhiệm của các nhà quản lý mỗi trung tâm chưa rõ ràng và còn chồng chéo.

2.3.4.Nguyên nhân của những tồn tại

- Hệ thống khung pháp lý về kế toán của Việt Nam vẫn đang trong quá trình thay đổi và không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế. Trong quá trình sửa đổi không tránh


khỏi những điểm còn chưa phù hợp dẫn đến việc vận dụng trong các DNSX còn vướng mắc cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.

- Các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam đều có những đặc thù riêng trong cơ cấu tổ chức quản lý, đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh, đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm ...lên việc thực hiện, vận dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam khó có thể có sự thống nhất cao.

- Phần lớn các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam mới thực hiện cổ phần hoá hoặc còn đang trong tiến trình thực hiện cổ phần hoá với vốn nhà nước là chủ yếu lên các doanh nghiệp chú trọng nhiều đến hệ thống KTTC, việc nhận thức vai trò của KTQT trong công tác quản lý còn hạn chế.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính trong nghiên cứu như phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu các tài liệu chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán…, trên cơ sở phân tích các ảnh hưởng của chế độ kế toán Việt Nam, đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, tổ chức kế toán tác giả làm rõ thực trạng kế toán CP, DT và KQKD trên hai phương diện KTTC và KTQT của các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam.

Kết quả của quá trình nghiên cứu cho thấy các DNSX xi măng Việt Nam hiện nay áp dụng mô hình kết hợp trong việc tổ chức bộ máy kế toán là phù hợp, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nội dung KTTC và KTQT còn có những hạn chế về các mặt:

- Mới chỉ chú trọng đến các nội dung của KTTC, các nội dung KTQT chưa được quan tâm đầy đủ và thực hiện một cách toàn diện.

- Việc tổ chức, thu thập, xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các tài khoản và sổ kế toán chưa thể hiện được sự kết nối giữa hai hệ thống KTTC và KTQT để vừa đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp vừa phục vụ cho các nhà quản trị thực hiện đầy đủ các chức năng quản trị trong doanh nghiệp.


CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CP, DT VÀ KQKD TRONG CÁC DNSX XI MĂNG THUỘC TCT CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM


3.1.Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán CP, DT và KQKD trong các DNSX xi măng thuộc TCT công nghiệp xi măng Việt Nam 3.1.1.Định hướng phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam

và TCT công nghiệp xi măng Việt Nam

Ngành công nghiệp xi măng là một ngành công nghiệp vật liệu cơ bản, chiếm một vị trí quan trọng trong việc góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dự báo nhu cầu xi măng vẫn tiếp tục tăng:

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu xi măng

ĐVT: triệu tấn


Năm

Nhu cầu xi măng

2020

93 – 95

2030

113 – 115

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam - 18

(Nguồn: Theo Quyết định số 1488/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ “ Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030”)

Quan điểm phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 – 2012 và định hướng 2030 đã chỉ rõ:

- Về đầu tư: Đầu tư phát triển công nghiệp xi măng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái..; ưu tiên các dự án xi măng đầu tư ở các tỉnh phía Nam, các dự án công suất lớn, công nghệ hiện đại, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp.

- Về công nghệ: Sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất; khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất xi măng gắn liền với việc xử lý và sử dụng chất thải công nghiệp và rác thải làm nhiên liệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2023