Vị Trí Địa Lý Kinh Tế Và Hạ Tầng Kinh Tế - Xã Hội


- Ngân hàng tiết kiệm: ngân hàng này có chức năng huy động các nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước, đề xuất các giải pháp khuyến khích người dân gia tăng tiết kiệm;

- Quỹ phát triển Trung ương: quỹ này có nhiệm vụ quản lý và trả lương cho người lao động khi về hưu; sử dụng các nguồn tiền gửi để đầu tư vào trái phiếu chính phủ, đầu tư vào bất động sản ...;

- NHTM và ngân hàng dịch vụ thương mại: hệ thống NHTM có chức năng cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính, tín dụng đáp ứng cho nền kinh tế;

- Ngân hàng phát triển Singapore: ngân hàng này có chức năng phát triển hạ tầng kỹ thuật cho khu vực tài chính, hỗ trợ vốn để phát triển những ngành công nghiệp mới và hiện đại hóa những ngành hiện có; hỗ trợ cho các dự án phát triển bất động sản các khu đô thị mới, dự án phát triển ngành du lịch ... Từ năm 1969 đến nay, ngân hàng này hoạt động như một NHTM, thực hiện các giao dịch thanh toán trong và ngoài nước.

Ngoài chức năng hoạt động cơ bản trên các định chế tài chính này còn đẩy mạnh việc lôi cuốn các tổ chức tài chính nước ngoài để phát triển NHTM trong nước theo hướng ngân hàng hiện đại, chú trọng đổi mới công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu dịch chuyển vốn trên thị trường tài chính.

1.3.4. Kinh nghiệm của Vương quốc Thái Lan

Ngay từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Thái Lan đã quan tâm đến phát triển thị trường tín dụng, nhằm đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời cho chuyển dịch CCKT.

Để huy động vốn tín dụng phục vụ cho chiến lược CNH, HĐH đất nước, Thái Lan đã xây dựng hệ thống ngân hàng rộng khắp, đặc biệt là khu vực nông thôn, với hệ thống đồng bộ và chất lượng. Hệ thống ngân hàng Thái Lan phát triển mạnh theo xu hướng xây dựng mô hình tập đoàn ngân hàng, nhiều ngân hàng trong nước đã được mở chi nhánh ở nước ngoài hoặc liên doanh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

với ngân hàng ở nước ngoài. Hoạt động của các NHTM Thái Lan đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thái Lan và đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

Hệ thống ngân hàng Thái Lan bao gồm: Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BOT), NHTM, ngân hàng chuyên doanh nhà nước, các công ty tài chính, các loại quỹ. Trong đó các NHTM như: Ngân hàng nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp (BAAC), Ngân hàng Băng Cốc, Ngân hàng Nông dân Thái Lan, NHNN Thái Lan, Ngân hàng Ayudhya.. có vai trò rất quan trọng trong việc huy động, cho vay vốn phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH-HĐH - 9

Giống như các nước Châu Á khác, Thái Lan là một nước nông nghiệp, dân số và lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Cho nên trong giai đoạn đầu của CNH, HĐH, Chính phủ Thái Lan đã chú trọng và đảm bảo cung ứng vốn cho chuyển dịch CCKT khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thông qua hàng loạt các chính sách điều tiết vĩ mô, Chính phủ vừa gián tiếp, vừa trực tiếp tạo vốn cho chuyển dịch CCKT, như:

- Trực tiếp cấp vốn ngân sách Nhà nước, đảm bảo 100% vốn điều lệ ban đầu cho BAAC;

- Chỉ đạo Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho BAAC vay vốn nước ngoài với các khoản vay ưu đãi đặc biệt từ các tổ chức tài chính quốc tế;

- Bắt buộc các NHTM dành một tỷ lệ nhất định số tiền gửi để cho vay phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, với xu hướng tăng cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Thực hiện cho vay tín dụng theo các chương trình dự án phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đặc biệt các chương trình dự án hướng về xuất khẩu;

- Hỗ trợ bằng tiền, hiện vật đối với những hàng nông sản xuất khẩu có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới.

Bên cạnh đó, Thái Lan đã thực hiện đa dạng hóa lãi suất cho vay và đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể trong nền kinh tế


tiếp cận với tín dụng ngân hàng. Chính phủ Thái Lan đã chỉ đạo các NHTM cho vay tín dụng theo hai loại lãi suất: lãi suất theo cơ chế thị trường và lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường để mở rộng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho nông dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn Thái Lan phát triển hướng mạnh về xuất khẩu. Mặt khác, Ngân hàng trung ương Thái Lan có quyền kiểm soát chặt chẽ các NHTM trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, và Chính phủ Thái Lan thành lập Ủy ban kiểm soát giá cả, tạo điều kiện kiểm soát giá cả nông sản và khi cần thiết Chính phủ sẽ can thiệp kịp thời để bình ổn sự biến động về giá nông sản của thị trường.

Hơn nữa, Thái Lan đã đặc biệt chú trọng đầu tư cho công nghệ cho ngân hàng đặc biệt trang bị hệ thống thanh toán hiện đại, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng. Tạo điều kiện rất thuận tiện cho khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện. Do vậy, một lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội đã được hệ thống ngân hàng huy động và đầu tư cho CNH, HĐH.

1.3.5. Những bài học kinh nghiệm được rút ra cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực ASEAN và vùng lãnh thổ Đông Á về hoàn thiện hoạt động tín dụng, phát triển hệ thống ngân hàng nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Giúp chúng ta nhận thức được rằng, không có một mô hình hay bước đi chuẩn cho sự phát triển của mỗi nước. Muốn tìm hướng đi đúng và giải pháp hiệu quả thì mỗi nước, mỗi vùng cần phải xác định được hướng đi và mục tiêu phát triển riêng của mình. Nhưng nhìn chung trong quá trình CNH, HĐH đất nước các quốc gia đều sử dụng các công cụ, chính sách để tác động nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo mục tiêu và định hướng nhất định, trong đó hoạt động tín dụng của các NHTM có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn


vốn cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Từ thực tiễn nghiên cứu hoạt động tín dụng ngân hàng của một số nước, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có tính gợi mở đối với Việt Nam như sau:

Một là, hoàn thiện và cải cách hệ thống tài chính mà trong đó chủ yếu là Ngân hàng trung ương, các NHTM và các định chế tài chính khác. Thực tế ở các nước cho thấy, để thúc đẩy chuyển dịch nhanh CCKT trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, chính phủ các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore đều xây dựng và định hướng hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh theo từng lĩnh vực. Sau đó chuyển dần các ngân hàng này sang hoạt động kinh doanh đa năng nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro tín dụng. Hơn nữa, Chính phủ cần phải xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh và hiện đại, bên cạnh đó phải đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút vốn tư bản nước ngoài nhằm để đáp ứng vốn kỹ thuật cho quá trình CNH, HĐH.

Hai là, Chính Phủ và NHNN cần định hướng đầu tư tín dụng, cơ cấu tín dụng của các NHTM vào các ngành mũi nhọn, đặc biệt là các ngành xuất khẩu có thế mạnh, các chương trình, dự án, các vùng và khu vực kinh tế trọng điểm. Bên cạnh đó, cần phải minh bạch hóa trong tín dụng ưu tiên. Giảm sự can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính, thay thế dần bằng một hệ thống điều hành gián tiếp phù hợp với hoạt động tín dụng của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO. Những biện pháp quản lý hành chính cứng nhắc, mệnh lệnh áp đặt sẽ không đem lại sự linh hoạt và năng động vốn có trong nền kinh tế thị trường, làm giảm tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Do vậy, để nâng cao vai trò kiểm soát của Chính phủ và NHNN đối với hoạt động tín dụng của các NHTM thì cần phải tạo ra một hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho các hoạt động tín dụng.


Ba là, khi các NHTM chưa đủ khả năng phân phối một cách hữu hiệu, việc kiểm soát luồng vốn vào ra khỏi quốc gia là cần thiết, tránh sự di chuyển một cách ào ạt ra khỏi quốc gia, tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu của nền kinh tế.

Bốn là, hiện đại hóa các hoạt động của NHTM nhằm thực hiện chiến lược huy động vốn, tạo vốn trong nước cũng như nước ngoài để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng của NHTM nhằm cung ứng vốn tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.

Năm là, sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và đơn giản hóa các thủ tục cho vay. Lãi suất phải được sử dụng một cách linh hoạt mềm dẻo, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô trong từng thời điểm cụ thể. Thực hiện nguyên tắc “lãi suất thực dương”, lãi suất huy động phải cao hơn tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay phải cao hơn lãi suất huy động. Thủ tục vay vốn phải được đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng nhưng đảm bảo tính an toàn, và hiệu quả.


Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HÓA


2.1. QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

2.1.1. Vị trí, tiềm năng và thế mạnh của miền Đông Nam Bộ


2.1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế và hạ tầng kinh tế - xã hội

Miền Đông Nam Bộ có vị trí địa lý kinh tế khá đặc biệt quan trọng, là vùng nằm trên địa giới hành chính các tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành Phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên toàn vùng hơn 23.554,6 km2, chiếm 7,12% diện tích của cả nước. Dân số toàn vùng năm 2008 có hơn 12,83 triệu người, chiếm 14,8% dân số cả nước. Đông Nam Bộ nằm ở phía Đông Bắc của Nam Bộ, phía Bắc giáp Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 479 km, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là vùng có đầu mối giao thông, các tuyến giao thông quan trọng mang ý nghĩa cả nước và quốc tế: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu - Thị Vải, đường xuyên Á nối với Campuchia, đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, Quốc Lộ 51, Quốc lộ 13, quốc lộ 14 nối với Tây Nguyên.


Hơn nữa, miền Đông Nam Bộ còn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã - hội của cả nước nói chung và miền Nam nói riêng, hầu hết các tỉnh của miền Đông Nam Bộ đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là vùng duy nhất hiện nay hội đủ các điều


kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, trong đó đặc biệt là phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…

Với hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá nhất, do đó là địa bàn có môi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. Miền Đông Nam Bộ là trung tâm đầu mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng, trong đó với vai trò trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh và mạng lưới đô thị vệ tinh phát triển xung quanh được liên kết bởi các tuyến trục và vành đai thông thoáng. Bên cạnh đó, miền Đông Nam Bộ còn là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành và liên kết mạng lưới các KCN tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu làm nền tảng CNH của vùng và của cả nước.

Tóm lại, vị trí địa lý kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và xã hội khá thuận lợi và hoàn chỉnh là những yếu tố tiềm năng hàng đầu tạo điều kiện cho sự chuyển dịch CCKT của miền Đông Nam Bộ theo hướng CNH, HĐH nhanh, hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, miền Đông Nam Bộ là vùng sớm tiếp cận với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là một lợi thế nổi trội so với các vùng khác trong cả nước.

2.1.1.2. Tài nguyên du lịch


Đây là nguồn tài nguyên đứng thứ hai trong phát triển kinh tế - xã hội


của vùng và có khả năng khai thác nhanh. Miền Đông Nam Bộ có bờ biển không dài song có nhiều lợi thế để phát triển cảng biển và phát triển du lịch. Đây là nơi xuất phát của nhiều tuyến đường biển đến các cảng trong nước và cảng quốc tế. Khu vực Vũng Tàu - Thị Vải có điều kiện phát triển và mở rộng thành cảng khu vực. Biển ở Bà Rịa Vũng Tàu có chiều dài 156 km, dọc theo bờ biển đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp có thể sử dụng quanh năm. Hơn nữa, ở miền Đông Nam Bộ còn có nhiều vùng rừng nguyên sinh như Nam Cát Tiên ở Đồng Nai với quần thể động thực vật đa dạng, phong phú, có nhiều động vật quý hiếm (Voi, Bò rừng, trâu nước, tê giác ...); Bà Rịa - Vũng Tàu có hai khu rừng nguyên sinh ở Bình Châu - Xuyên Mộc và huyện Côn Đảo với nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm; ở Bình Phước có vườn Quốc gia Bù Gia Mập .... Ngoài ra, Vùng Đông Nam Bộ còn nhiều danh lam thắng cảnh như Chùa Bà ở Bình Dương, núi Bà Đen ở Tây Ninh và mới đây là khu du lịch Đại Nam với nhiều cảnh quan hấp dẫn, các di tích lịch sử như chiến khu D, R, nhà giao tế Lộc Ninh, địa đạo Củ Chi là những địa danh hấp dẫn và có giá trị lịch sử văn hóa. Thêm vào đó, phương tiện giao thông trong nước và quốc tế thuận lợi, hệ thống hạ tầng cơ sở đảm bảo là những điều kiện thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Như vậy, miền Đông Nam Bộ là vùng rất có điều kiện và tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là những tua du lịch tổng hợp, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.

2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên


Miền Đông Nam Bộ là vùng vừa có địa hình đồng bằng ven biển, vừa có địa hình trung du miền núi. Tài nguyên thiên nhiên của Đông Nam Bộ khá dồi dào và phong phú là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Miền Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long, với những gò đồi lượn sóng. Phía

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023