Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 2


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ


TT

Tên bảng

Số trang

Biểu đồ 1

Tổng doanh thu của công ty thời kỳ 2001-2005.

34

Biểu đồ 2

Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thời kỳ 2001-2005.

36

Biểu đồ 3

Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của công ty năm

2005.

42

Biểu đồ 4

Cơ cấu tiền tệ sử dụng trong thanh toán hàng hóa

XNK.

43

Biểu đồ 5

Thị phần thanh toán quốc tế của công ty tại các NHTM.

45

Biểu đồ 6

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán bằng

phương thức T/T.

48

Biểu đồ 7

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán bằng

phương thức D/P.

50

Biểu đồ 8

Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu thanh toán bằng phương thức TDCT.

52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 2


LỜI MỞ ĐẦU

Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế đã mở ra cho nhân loại cánh cửa giao lưu đầy triển vọng. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài, các nước đang xích lại gần nhau thông qua chiếc cầu nối thương mại quốc tế. Theo dự báo của Ngân hàng tái thiết và phát triển Quốc tế (International Bank of Restructuring and Developing – IBRD) trong vòng 10 năm tới, thương mại quốc tế sẽ gia tăng 6% so với 4% trong 10 năm qua.

Vượt qua không gian và thời gian, những luồng chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và tiền tệ đã tạo ra sự gắn kết vững bền giữa cung và cầu ở những n- ước có trình độ kinh tế khác nhau và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng kéo theo sự phức tạp ngày càng lớn trong mắt xích cuối cùng của quá trình trao đổi - thanh toán quốc tế. Được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, thuận tiện và nhanh chóng của các giao dịch thương mại.

Cùng với xu hướng hội nhập ngày càng tăng, các quan hệ giao lưu thương mại cũng ngày càng được mở rộng. Điều đó đặt ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu những thời cơ và thách thức mới. Để có thể vượt qua được những khó khăn thách thức đó, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng đang phải từng bước tái cơ cấu, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực quản lý điều hành và hiệu quả kinh doanh của mình. Một trong những giải pháp góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại doanh nghiệp mình.


Giải quyết tốt hoạt động thanh toán quốc tế sẽ góp phần quan trọng, thiết thực, tạo tiền đề thuận lợi trong việc thương thảo và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam còn rất nhiều lúng túng trong việc lựa chọn các điều kiện thanh toán quốc tế khi ký kết hợp đồng. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty UNIMEX Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trên cơ sở kiến thức lý luận và thực tiễn cùng những phân tích, dẫn chứng cụ thể, người viết hy vọng khóa luận vừa đảm bảo tính xác thực, vừa mang tính hữu ích khả thi.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:

Chương I: Khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội.

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.

Hoàn thành khóa luận này em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS -TS Nguyễn Thị Quy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình viết khóa luận. Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại Thương – trường Đại học Ngoại Thương đã dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm học tập vừa qua.


CHƯƠNG I‌‌

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU.


I/ Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

1/ Khái niệm về thanh toán quốc tế (TTQT):

Lịch sử và thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng kinh tế của một quốc gia không thể phát triển với một chính sách “đóng cửa”, chỉ trông vào tích lũy và trao đổi trong phạm vi nước đó mà phải biết phát huy mặt mạnh trong nước, tận dụng khả năng có lợi từ bên ngoài, biết kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong hợp tác kinh tế, giao lưu buôn bán, nghĩa là phải có giao dịch và quan hệ với nước khác. Mối quan hệ kinh tế lẫn nhau giữa các nước chính là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.

Mối quan hệ này bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, hợp tác khoa học kỹ thuật… trong đó quan hệ về kinh tế chiếm vị trí quan trọng, nó là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Quá trình tiến hành các hoạt động này đều liên quan tới tài chính, tất yếu làm nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó cũng làm xuất hiện nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế.

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa các quốc gia, chính phủ với các tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.


Hiểu theo nghĩa rộng, khi có sự di chuyển các yếu tố đầu vào như nhập khẩu, nhận đầu tư của nước ngoài, nhận các khoản nợ gốc và lãi đến hạn, dịch vụ thu ngoại tệ, nhận tín dụng của nước ngoài và các yếu tố đầu ra như xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài hoặc cho vay, trả vốn và lãi cho nước ngoài… của một nước sẽ có sự di chuyển ngược lại của các hướng tiền tệ. Việc thanh toán các hướng tiền tệ như vậy giữa người cư trú và những người phi cư trú mà kết quả của nó sẽ làm tăng hoặc giảm dự trữ ngoại tệ của một nước thì được coi là hoạt động thanh toán quốc tế.

Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thành hai loại: quan hệ mậu dịch và quan hệ phi mậu dịch. Do đó thanh toán quốc tế cũng bao gồm hai loại: Thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.

Thanh toán phi mậu dịch là quan hệ thanh toán không liên quan đến hàng hóa cũng như việc cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất thương mại. Đó là những khoản thanh toán liên quan đến chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở nước sở tại; các chi phí về vận chuyển, đi lại của các đoàn khách nhà nước, các tổ chức, cá nhân; các nguồn tiền, quà biếu, trợ cấp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân trong nước và ngược lại…

Thanh toán mậu dịch là quan hệ thanh toán dựa trên cở sở trao đổi hàng hóa và các dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế.

Về cơ bản, thanh toán quốc tế phát sinh trên cở sở hoạt động thương mại quốc tế, nó phản ánh sự vận động có tính chất độc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển hàng hóa và tư bản giữa các quốc gia. Như vậy, nếu khâu thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, an toàn và chính xác thì nó đã trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn, giảm bớt và khắc phục những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năng thanh toán của con nợ, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng


hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Do đó, thanh toán quốc tế trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương.


2/ Đặc điểm của thanh toán quốc tế:

Khác với những hoạt động thanh toán thông thường, hoạt động thanh toán quốc tế có những đặc điểm sau đây:

- Đồng tiền được sử dụng trong TTQT có thể là đồng tiền của nước người bán, nước người mua hoặc cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Do đó, việc lựa chọn đồng tiền trong thanh toán (bao gồm đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán) phải được hai bên mua, bán bàn bạc thống nhất và ghi cụ thể trong hợp đồng.

- Khác với thanh toán nội địa, TTQT nhất thiết phải thanh toán qua hệ thống ngân hàng của các nước liên quan nhằm đảm bảo yêu cầu nhanh và an toàn trong khâu thanh toán.

- Khi tiến hành hoạt động TTQT phải tuyệt đối tuân thủ luật pháp và những quy định mang tính pháp lý của nước sở tại, các thông lệ và tập quán quốc tế trong thanh toán.

- TTQT thường sử dụng tiền tín dụng để thanh toán thông qua các phương tiện TTQT là hối phiếu, séc, kỳ phiếu…

- TTQT đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao trong khâu xử lý thông tin và truyền dữ liệu. Khác với hoạt động thanh toán nội địa, mọi thông tin đều được mã hóa và được truyền tải giữa các ngân hàng dưới dạng các cơ sở dữ liệu điện tử thông qua các mạng máy tính. Do đó hoạt động thanh toán quốc tế cần phải có một hạ tầng cơ sở kỹ thuật đồng bộ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.


3/ Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Thanh toán quốc tế là khâu kết thúc của quá trình giao dịch mua bán hàng hoá dịch vụ trong phạm vi quốc tế, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu thụ thông qua chi trả lẫn nhau trong trao đổi quốc tế, vì vậy có thể coi thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động ngoại thương. Bản chất của thanh toán quốc tế là việc chi trả lẫn nhau giữa các công ty, tổ chức hoặc các chủ thể với nhau ở các quốc gia khác nhau để hoàn tất các khoản liên quan đến xuất, nhập khẩu. Nhờ có hoạt động thanh toán quốc tế mà các khoản tín dụng hay mọi giao dịch đối ngoại mới có thể thực hiện được.

Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển ngoại thương từ đó góp phần thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trong nước với nước ngoài. Khi giữa các nước có mối quan hệ kinh tế tốt đẹp thì họ sẽ có tiếng nói chung trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hoá xã hội... Và vì vậy, quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước càng được phát triển chặt chẽ hơn nữa. Ở một khía cạnh khác, việc phát triển mối quan hệ giao lưu giữa các nước không chỉ đơn giản là gắn liền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới để không những tranh thủ lợi thế do ngoại thương mang lại mà còn thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế thị trường thống nhất ở trong nước.

Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thuận lợi nâng cao tốc độ chu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, làm cho các hợp đồng trong thương mại quốc tế được thực hiện an toàn, tạo uy tín thanh toán giữa các bên và là cơ sở cho mối quan hệ làm ăn lâu dài. Khi khách hàng quốc tế thanh toán qua hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta có thể thu phí bằng ngoại tệ nhằm cải thiện cán cân thanh toán. Như vậy, có thể nói thương mại quốc tế có được mở rộng hay không một phần nhờ vào hoạt động thanh toán quốc tế.


Thanh toán quốc tế còn là một trong những yếu tố khuyến khích xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Bởi vì thanh toán quốc tế tốt không chỉ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh của mình mà còn có thể mở rộng phương thức mua bán với các nước. Từ đó các ngành hàng liên quan cũng có điều kiện phát triển theo.‌

Thanh toán quốc tế là khâu kết thúc một chu trình trong hoạt động ngoại thương, đồng thời thông qua thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nắm được các thông tin về hàng hoá, tiền tệ, thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước đồng thời hiểu thêm về đối tác của mình. Nhờ nắm được nhu cầu của thị trường thế giới, trên cơ sở cân đối với khả năng của mình mà có kế hoạch kinh doanh và thực hiện các kế hoạch đó một cách tốt nhất.


II/ Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp.

1/ Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế:

Nghiên cứu cơ sở pháp lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế bởi đây là cơ sở và là nền tảng cho mọi hoạt động thanh toán quốc tế. Các văn bản luật này được ban hành và áp dụng trong việc điều chỉnh lưu thông các phương tiện TTQT và phương thức thanh toán quốc tế. Sau đây là một số văn bản luật tiêu biểu:

1.1. Các nguồn luật và tập quán, thông lệ quốc tế

1.1.1/ Các nguồn luật điều chỉnh Hối phiếu trong TTQT:

Hối phiếu là một thương phiếu, một phương tiện thanh toán khá thông dụng trong thương mại quốc tế. Các nguồn luật điều chỉnh việc sử dụng và lưu thông hối phiếu bao gồm:

- Luật thống nhất về Hối phiếu ULB 1930 theo Công ước GENEVE năm 1930 (Uniform Law for Bill of Exchange). Nhiều quốc gia trên thế giới đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022