Khâu Tổ Chức Hoạt Động Thanh Toán Tại Doanh Nghiệp:


ngược lại sẽ khó khăn hơn cho việc chiết khấu hối phiếu của các doanh nghiệp kinh doanh đang thua lỗ và không có uy tín trên thị trường. Quy mô của doanh nghiệp cũng có tác động rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế trên phương diện tổng trị giá của hợp đồng, mặt hàng xuất khẩu……


2.2. Khâu tổ chức hoạt động thanh toán tại doanh nghiệp:

Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua “ bộ máy thanh toán quốc tế”. Thông thường bộ máy đó bao gồm ba bộ phận: ban giám đốc, phòng kế toán tài vụ, phòng thanh toán quốc tế và phòng kinh doanh. Để hoạt động thanh toán được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi, trong doanh nghiệp cần quy định rõ về quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận có liên quan cũng như những quy định về sự phối kết hợp của tong bộ phận trong quá trình thanh toán quốc tế.


2.3. Trình độ chuyên môn của các cán bộ thanh toán:

Bên cạnh tất cả những điều kiện trên, hiệu quả của quá trình thanh toán còn phụ thuộc không ít vào đội ngũ thanh toán. Cán bộ thanh toán có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu luật lệ, nắm vững nghiệp vụ ngoại thương thì mới có thể giúp cho hoạt động thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng, trôi chảy và tránh được những rủi ro trong thanh toán quốc tế. Và như vậy, chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc của đội ngũ cán bộ thanh toán trong doanh nghiệp.

2.4. Quan hệ của công ty với ngân hàng:

Có thể nói đây là nhân tố chính và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán quốc tế tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng, nhà xuất khẩu có thể nhận được tiền hàng nhanh hơn trên cơ sở đề nghị ngân hàng chiết khấu hối phiếu. Còn đối với nhà nhập khẩu, nếu doanh


nghiệp có mối quan hệ tốt với ngân hàng, ngân hàng có thể chấp nhận mở L/C nhanh hơn và yêu cầu một khoản ký quỹ thấp hơn so với quy định. Có nhiều trường hợp ngân hàng còn có thể chấp nhận một số lỗi nhỏ của bộ chứng từ thanh toán do đánh máy hoặc do sơ xuất của người lập.

Trên đây là một số ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trên cơ sở xem xét các nhân tố đó, các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đề ra sao cho phù hợp để có thể hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.


CHƯƠNG II‌‌

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY UNIMEX HÀ NỘI.


I/ Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (UNIMEX Hà Nội).

1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty UNIMEX Hà Nội:

UNIMEX Hà Nội là đơn vị kinh tế hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng ( kể cả tài khoản ngoại tệ) và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.

Tên Công ty: Công ty TNHH NN một thành viên Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội

Tên điện tín: UNIMEX Hà Nội.

Trụ sở giao dịch: 41 Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Telex: 411506 UHVT.

Fax:84-4.8259246.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, công ty UNIMEX Hà Nội đã trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển với các mốc thời gian như sau:

Ngày 04/06/1962, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 3618/TC – QĐ thành lập Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu. Đây là đơn vị kinh doanh đầu tiên của ngành ngoại thương thành phố Hà Nội, tổ chức tiền thân của công ty TNHH NN một thành viên XNK & đầu tư Hà Nội. Nhiệm vụ của thành phố giao cho Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu là: một mặt tổ chức chế biến, thu gom hàng nông sản xuất khẩu rồi giao cho các tổng công ty và các công ty trung ương xuất khẩu; mặt khác tiếp nhận hàng nhập khẩu phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh tế Thủ Đô.


Để xây dựng và phát triển ngành ngoại thương của Thủ đô theo yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, ngày 22/5/1975, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 476/TC-QĐ thành lập Công ty Ngoại thương Hà Nội trên cơ sở Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu. Các trạm sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được chuyển thành các xí nghiệp trực thuộc công ty, đồng thời công ty còn tiếp nhận thêm một số xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của các tổng công ty Trung ương. Tại thời điểm này, công ty gồm có 7 xí nghiệp sản xuất, 2 trạm thu mua hàng nông sản tạp phẩm và 3 cửa hàng mua bán ngoại tệ.

Ngày 23/4/1980, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1534/TC – QĐ thành lập Liên hiệp công ty XNK Hà Nội. Giai đoạn đầu, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội gồm 20 đơn vị trực tiếp kinh doanh trực thuộc và 13 phòng ban tham mưu giúp việc với hơn 2000 lao động.

Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh với các cơ sở kinh tế Trung ương cũng như địa phương thông qua việc đầu tư, liên kết kinh doanh, theo đề nghị của Liên hiệp công ty XNK Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 3310/TC –QĐ ngày 16/12/1991 bổ sung thêm nhiệm vụ và đổi tên thành Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội .

Thực hiện nghị định số 338 – HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng, theo đề nghị của Liên hiệp công ty XNK & đầu tư Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 1203/QĐ-UB ngày 24/3/1993 thành lập các công ty trực thuộc Liên hiệp công ty, trong đó phần kinh doanh của Văn phòng Liên hiệp công ty được tách thành công ty XNK và đầu tư Hà Nội (UNIMEX Hà Nội). Đến tháng 11/2005 công ty XNK và đầu tư Hà nội đã chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội.

Cho đến nay, Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội bao gồm 6 thành viên là các công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập:


Công ty TNHH NN một thành viên XNK & đầu tư Hà Nội (UNIMEX Hà Nội); Công ty thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội (SERVICO Hà Nội); Công ty thương mại và XNK tổng hợp Hà Nội (GENEXIM Hà Nội); Công ty XNK hàng tiêu dùng & thủ công mỹ nghệ Hà Nội(ARTEX HN); Công ty thương mại và đầu tư Hà Nội (TIC Hà Nội); Công ty sản xuất công nghiệp và xây lắp Hà Nội (HACIPCO).


2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty:

2.1/ Chức năng và quyền hạn của công ty:

2.1.1/ Chức năng:

Xuất khẩu trực tiếp và nhận xuất khẩu ủy thác tất cả các mặt hàng bao gồm: các mặt hàng nông lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm dệt may, hàng tạp phẩm, hàng gia công chế biến và các mặt hàng công nghiệp…

Nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dung, các loại phương tiện vận tải, hóa chất và hàng tiêu dùng…

Hoạt động theo pháp luật hiện hành của nước CHXHCN Việt Nam và những quy định riêng của toàn Liên hiệp công ty.


2.1.2/ Quyền hạn:

Được sản xuất và gia công chế biến các mặt hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước, hàng may mặc, đồ chơi điện tử, lắp ráp xe máy, điện tử điện lạnh, hàng nông lâm, hải sản chế biến và các mặt hàng khác.

Được làm dịch vụ thương mại nhập khẩu, tái xuất, chuyển khẩu quá cảnh và môi giới thương mại.

Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được vay vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại các ngân hàng


nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình theo luật pháp và các quy định quản lý ngoại hối của Nhà Nước.

Được quyền mở đại lý, các cửa hàng buôn bán lẻ hàng XNK và hàng sản xuất trong nước theo quy định hiện hành của Nhà nước, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở các lĩmh vực sản xuất kinh doanh.

Được quyền cho thuê văn phòng, kinh doanh khách sạn, cho thuê kho tàng, bến bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ.


2.2/ Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty:

Ban giám đốc: Ban giám đốc của công ty UNIMEX Hà Nội gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc là người đứng đầu công ty, tất cả các phòng ban đều chịu sự quản lý của giám đốc. Các phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao. Ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty.

Phòng kế toán và tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch ( tháng, quý, năm). Đồng thời phòng kế toán, tài vụ còn phải đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động của các phòng kinh doanh trong công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh, đảm bảo vốn được quay vòng nhanh và có hiệu quả nhất. Quyết toán tài chính với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm.

Phòng tổ chức cán bộ: có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý và hiệu quả nhất. Lập kế hoạch đào tạo, điều hành, bổ sung lao động nhằm phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Ngoài ra, phòng tổ chức còn làm một số công việc khác


như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội...

Phòng kế hoạch thông tin: có nhiệm vụ xây các kế hoạch của công ty trong dài hạn, ngắn hạn, thu nhập và nắm giữ toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Mặt khác, phòng kế hoạch thông tin còn phải báo cáo thông cho giám đốc một cách chính xác, kịp thời nhằm giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty.

Các phòng nghiệp vụ:

Phòng kinh doanh 1: Xuất khẩu hàng nông sản, khoáng sản. Phòng kinh doanh 2: Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Phòng kinh doanh 3: Xuất nhập khẩu tổng hợp.

Phòng kinh doanh 4: Xuất khẩu hàng máy móc, thiết bị. Phòng kinh doanh 5: Xuất nhập khẩu hàng sang Nga.

Phòng kinh doanh 6,7,8: Xuất nhập khẩu tổng hợp. Phòng kinh doanh đầu tư xây dựng cơ bản.

Chi nhánh: - Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Chi nhánh tại Hải Phòng.

Các đơn vị trực thuộc:

- Xí nghiệp Chè Thủ đô.

- XN sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn.

- XN Bao bì.

Liên doanh:

- Liên doanh với công ty du lịch Hà Nội kinh doanh khách sạn Sofitel Metropol.

- Liên doanh với Malaysia triển khai trung tâm thương mại dịch vụ Cầu Giấy.


3/ Tiềm lực về nguồn vốn và nhân lực của công ty:

3.1/ Tiềm lực về nguồn vốn:

Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu, cho đến nay công ty đã có một tiềm lực kinh tế khá vững mạnh và ổn định. Để huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, công ty đã áp dụng một số biện pháp như tiết kiệm, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty, vay thêm vốn ở các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, liên doanh để có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.... Hiện nay, với tổng nguồn vốn kinh doanh trên 48 tỷ VND, công ty luôn đảm bảo duy trì và phát huy khả năng sản xuất kinh doanh, hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, qua đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty.

Tài sản lưu động

132,289,405,164 VND

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

19,554,470,734 VND

Nguốn vốn kinh doanh

42,020,299,463 VND

Quỹ phát triển kinh doanh

2,404,572,908 VND

Quỹ khen thưởng phúc lợi

118,357,438 VND

Quỹ dự phòng tài chính

66,370,417 VND

Quỹ trợ cấp thất nghiệp

427,863,972 VND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 5

Một số chỉ tiêu tài chính năm 2006 của công ty.


(Nguồn: Báo cáo của công ty qua các năm) 3.2/ Nguồn nhân lực:

Hiện nay, tổng số lao động của công ty là 120 người (không kể chi nhánh và các xí nghiệp thành viên), trong đó có trên 85 % có trình độ đại học và trên đại học, trên 70% tổng số cán bộ có độ tuổi trên 40. Đội ngũ cán bộ cũng thường xuyên được công ty tạo điều kiện đi học, chuyên tu thêm để

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí