Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 3


tham gia ký kết và tuân thủ luật này, trong đó chủ yếu là nhóm quốc gia thuộc khối châu Âu.

- Công ước Liên Hiệp Quốc về Hối phiếu và Lệnh phiếu Quốc tế năm 1980 (International Bill of Exchange and Promissory Note- UN convention 1980). Công ước được xây dựng trên cơ sở kết hợp những nội dung cơ bản của hệ thống luật Anh, Mỹ về hối phiếu và công ước ULB 1930.

- Ngoài ra, một hối phiếu khi lưu thông trên thị trường quốc tế còn chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp quốc gia về hối phiếu, nơi mà hối phiếu được lưu hành.


1.1.2/ Các nguồn luật điều chỉnh Séc trong TTQT.

Séc là phương tiện thanh toán được sử dụng phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong TTQT, có hai nguồn luật điều chỉnh Séc là: Luật thống nhất về Séc năm 1931 (Uniform Law for Cheque – ULC) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Séc Quốc tế (United Nation Convention on International Cheque).

Luật thống nhất về Séc ULC 1931 được ký kết tại hội nghị quốc tế tại Geneve năm 1931 do các nước Đức, Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Sỹ ký kết nhằm thống nhất các quan hệ liên quan tới việc phát hành và sử dụng Séc. Hiện nay, hầu hết các quốc gia sử dụng Séc đều áp dụng ULC 1931.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Séc Quốc Tế do Uỷ Ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc ban hành năm 1982, hiện taị thì công ước này chưa được áp dụng phổ biến trong hoạt động thương mại quốc tế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

1.1.3/ Quy tắc thống nhất về nhờ thu quốc tế (Uniform Rules for Collection –URC).

Để tạo thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất các nguyên tắc thực hành về nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế, Phòng thương mại quốc

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty UNIMEX Hà Nội - 3


ICC đã soạn thảo và ban hành văn bản: “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu” (Uniform Rules for Collection – URC).

Bản quy tắc này ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.1979 với tên gọi: Uniform Rules for Collection 1979 Revision – ICC Publication No.322. Sau một thời gian áp dụng một số nội dung của URC 322 không còn phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại và thực tiễn các hoạt động thanh toán quốc tế. Chính vì vậy, trên cơ sở những đóng góp và nhận định của các chuyên gia từ các phòng thương mại và các ngân hàng thương mại của các quốc gia trên thế giới, ICC đã tiến hành nghiên cứu, cập nhật và chỉnh sửa URC322 cho phù hợp với thực tiễn. ICC đã ban hành văn bản mới về quy tắc thống nhất về nhờ thu, ấn phẩm số 522 có hiệu lực từ ngày 01.01.1996 thay thế cho ấn phẩm số 322 (Uniform Rules for Collection, 1995 Revision – ICC Publication No.522 in force on Jan 1st-,1996). Bản URC 522 đã thể hiện những nét mới về nghiệp vụ nhờ thu, quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức và cơ cấu của phương thức thanh toán nhờ thu, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng và các bên liên quan.


1.1.4/ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The UniformCustoms and Practice for Documentary Credits – UCP).

UCP lần đầu tiên được ICC đưa ra vào năm 1933, nhằm đáp ứng thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (TDCT). Sau năm lần sửa đổi vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và 1993, số xuất bản số 500 (UCP 500) có hiệu lực từ ngày 01.01.1994 được coi là bản sửa đổi sâu sắc và hoàn thiện nhất và hiện đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng.

UCP là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, là tập quán quốc tế áp dụng toàn cầu, trong đó phân định rõ ràng


quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên tham gia giao dịch thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ. Khi áp dụng, các ngân hàng phải ghi dẫn chiếu UCP trong thư tín dụng.

Mới đây, nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử, ngày 01.04.2002 ICC đã ban hành bản phụ lục của UCP 500 về việc xuất trình chứng từ điện tử khi thanh toán theo phương thức TDCT ( Supplement to UCP 500 for Electronic Presentation, version 1.0 first publish in Jan 2002, ICC Publication No.522, in force as of April 1.2002) gọi tắt là e.UCP. UCP 500 điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ bằng giấy thông thường (paper documents) còn e.UCP điều chỉnh việc xuất trình các chứng từ điện tử hoặc xuất trình các chứng từ điện tử và chứng từ giấy. Một thư tín dụng dẫn chiếu e.UCP sẽ “tự động” được điều chỉnh bởi UCP, nhưng không có điều ngược lại. e.UCP cũng định nghĩa lại một số thuật ngữ trong UCP cho phù hợp với việc xuất trình chứng từ điện tử; khi có sự mâu thuẫn giữa các điều khoản của UCP và e.UCP thì sẽ áp dụng điều khoản của e.UCP. Hiện nay, e.UCP chưa được sử dụng rộng rãi, nó mới chỉ được một số ngân hàng Châu Âu áp dụng trên cơ sở rất thận trọng.

Ngoài các nguồn luật và quy tắc trên, hoạt động thanh toán quốc tế cũng chịu sự điều chỉnh của một số nguồn luật, quy tắc và thông lệ khác: Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ – ISBP ( International standard banking practise for examination of the documents under documents credit), Quy tắc thực hành tín dụng thư dự phòng (The international standby practise – ISP 98), Các điều kiện thương mại quốc tế ( Incoterms)…


1.2/ Nguồn luật quốc gia:

* Chính sách quản lý ngoại hối: Chính sách quản lý ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ,


quản lý vàng bạc, đá quý và các chứng từ có giá trị ngoại tệ, cũng như việc trao đổi sử dụng mua bán ngoại tệ trên thị trường nội địa và quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài.

Chế độ quản lý ngoại hối tự do tại các nước tư bản phát triển nh Anh, Pháp, Mỹ...cho phép các đồng tiền quốc gia được tự do tham gia vào thị trường quốc tế, tự do chuyển đổi ra tiền tệ nước ngoài. Việc xuất nhập khẩu tư bản cũng như việc lưu thông ngoại tệ trên thị trường nội địa là hoàn toàn tự do. Các chủ thể kinh tế được tự do mở tài khoản ở nước ngoài. Tại các nước này, các luồng ngoại tệ không chịu sự kiểm soát của nhà nước.

Còn các nước đang phát triển hoặc kém phát triển lại áp dụng chế độ quản lý thắt chặt, nhà nước quản lý chặt các luồng vận động của ngoại tệ. Trong phạm vi quốc gia, các chủ thể kinh tế không được phép thanh toán với nhau bằng ngoại tệ, trừ một số trường hợp được phép. Người cư trú và không cư trú không được tự do chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Việc chuyển ngoại tệ vốn ra nước ngoài phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ quản lý ngoại hối. Những trường hợp đặc biệt phải xin phép ngân hàng nhà nước. Chế độ này thường được áp dụng đối với những nền kinh tế chưa phát triển cao hoặc kém phát triển.

* Về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước kia, là hệ số quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nước khác, được xác định bởi mối quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ.

Sau khi chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ năm 1971, quan hệ tiền tệ giữa các nước được “thả nổi”, trong đó, điển hình nhất là cơ chế “tỷ giá thả nổi” của các đồng tiền quốc gia tư bản chủ nghĩa. Với cơ chế này, tỷ giá hối đoái của các nước biến động hàng ngày, hàng giờ phụ thuộc vào các nhân tố:



mức chênh lệch lạm phát, cung và cầu ngoại hối trên thị trường, mức chênh lệch lãi suet giữa các nước.

Còn đối với hầu hết các nước đang phát triển và chậm phát triển, tỷ giá không được “thả nổi” một cách tự do mà luôn có sự điều chỉnh của Nhà nước. Các biện pháp chủ yếu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là: chính sách chiết khấu, chính sách hối đoái, lập quỹ bình ổn hối đoái, vay nợ, phá giá, nâng giá tiền tệ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.


2/ Những điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương:

Dưới giác độ kinh tế, TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện thanh toán quốc tế trong quan hệ thanh toán giữa các nước. Trong quan hệ đó, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ mà các bên phải đề ra để giải quyết và thực hiện được quy định lại thành những điều kiện gọi là các điều kiện thanh toán quốc tế sau:

2.1/ Điều kiện tiền tệ:

Trong TTQT, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó, vì vậy trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định điều kiện tiền tệ. Điều kiện tiền tệ lưu ý người mua và người bán nên chọn đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, có ít biến động về tỷ giá trong các hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước để giảm bớt độ rủi ro và tăng độ an toàn cho trị giá của hợp đồng. Đồng thời điều kiện tiền tệ còn quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền biến động. Vì vậy, để tránh những tổn thất không đáng có, trong hợp đồng mua bán, hai bên cần quy định rõ những điều kiện đảm bảo giá trị của hợp đồng trong trường hợp có sự biến động sức mua của đồng tiền. Thông thường các điều kiện hay được áp dụng là: điều kiện đảm bảo ngoại hối và điều kiện đảm theo “rổ” tiền tệ.

- Điều kiện đảm bảo ngoại hối:


Hai bên tham gia ký kết hợp đồng lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán là điều kiện đảm bảo ngoại hối. Điều kiện đảm bảo ngoại hối có 2 cách quy định sau:

Trong hợp đồng quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là một loại tiền, và xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền khác (thường là đồng tiền tương đối ổn định). Đến khi trả tiền, nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá cả hàng hóa và tổng trị giá hợp đồng phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng.

Trong hợp đồng quy định đồng tiền tính toán là một đồng tiền (thường là đồng tiền tương đối ổn định) và thanh toán bằng đồng tiền khác. Khi trả tiền căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán để tính ra số tiền phải trả là bao nhiêu.

- Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ:

Khi áp dụng đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ, các bên phải thống nhất lựa chọn số lượng ngoại tệ đưa vào “rổ” và cách lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo vào lúc ký kết hợp đồng và lúc thanh toán, để điều chỉnh tổng giá trị của hợp đồng đó. Có thể được thực hiện bằng 2 cách:

- Tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “rổ” tiền tệ.

- Tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái của cả “rổ” tiền tệ vào lúc thanh toán so với lúc ký kết hợp đồng.


2.2/ Điều kiện địa điểm thanh toán:

Trong thanh toán quốc tế giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa điểm thanh toán vì có những điều lợi sau


đây: Thứ nhất, có thể đến ngày trả tiền mới phải chi tiền ra, không bị đọng vốn nếu là người nhập khẩu hoặc có thể thu tiền về nhanh chóng nên luân chuyển vốn nhanh nếu là người xuất khẩu. Thứ hai, Ngân hàng nước mình thu được thủ tục phí nghiệp vụ. Thứ ba, có thể tạo điều kiện nâng cao địa vị của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới.

Trong thanh toán hàng hóa XNK, địa điểm thanh toán có thể ở nước người xuất khẩu, ở nước người nhập khẩu hay ở nước thứ ba. Nhưng trong thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết định, đồng thời cũng còn thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nào thì địa điểm thanh toán thường là ở nước ấy.


2.3/ Điều kiện thời gian thanh toán:

Điều kiện thời gian thanh toán có quan hệ chặt chẽ với việc luân chuyển vốn, lợi tức, khả năng có thể tránh được những biến động về tiền tệ thanh toán, vì vậy, đây là điều kiện quan trọng và thường xuyên xảy ra trong tranh chấp giữa các bên, trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Thường có 4 cách quy định về thời gian thanh toán như sau:

a/ Thời gian thanh toán trả tiền trước:

Trả tiền trước là sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng thì bên nhập khẩu đã trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần số tiền hàng.

Trả tiền trước có thể là với mục đích của người nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho người xuất khẩu. Song cũng có loại trả tiền trước với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu.

Có hai loại trả tiền trước:

Loại 1: Người mua trả tiền trước cho người bán X ngày kể từ sau ngày ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực.


- Mục đích của loại trả tiền trước này là cấp tín dụng xuất khẩu.

- Thời gian trả trước được quy định thường là một số ngày nhất định sau ngày ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực.

- Cần phân tích thời gian trả trước và thời gian cấp tín dụng ứng trước này. Thời gian cấp tín dụng tính từ ngày bắt đầu ứng trước tiền đến ngày người bán hoàn trả tiền ứng trước đó.

- Số tiền trả trước lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu vay của người bán và khả năng cấp tín dụng của người mua.

- Giá hàng hợp đồng này nhỏ hơn giá hàng trả tiền ngay. Phần chênh loch này là tiền lãi phát sinh của số tiền ứng trước tạo ra mà người bán giảm giá cho người mua.

Loại 2: Người mua trả tiền trước cho người bán X ngày trước ngày giao hàng. Ngày giao hàng này thường được hiểu là ngày giao hàng chuyến đầu tiên quy định trong hợp đồng.

- Mục đích của loại trả trước này là nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

- Thời gian trả tiền trước này thường là rất ngắn (10 ngày, 15 ngày).

Người bán chỉ giao hàng khi nhận được báo Có số tiền ứng trước.

- Có thể và thông thường là không tính lãi số tiền ứng trước. b/ Thời gian thanh toán trả tiền ngay: Được chia làm 5 loại:

Loại 1: Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng chỉ định. Gọi tắt loại trả tiền ngay này là C.O.D ( Cash On Delivery).

Nơi giao hàng chỉ định được hiểu là giao hàng theo các điều kiện cơ sở giao hàng sau: “Giao tại xưởng”- EXW, “Giao dọc mạn tàu”- FAS, “Giao tại biên giới”- DAF, “Giao cho người vận tải”- FCA.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí