Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính dầu khí (PVFC) - 2

CHƯƠNG I:‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH


1.1.Tổng quan về công ty tài chính

1.1.1.Khái niệm về công ty tài chính

Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính xuất hiện từ rất lâu và ngày càng trở thành một trong những lĩnh vực được nhân dân và xã hội quan tâm đặc biệt, vì nó góp phần tạo ra những tiến bộ to lớn và có ý nghĩa quyết định với lịch sử văn minh của loài người thông qua việc thúc đẩy thương mại và các hoạt động kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh phát triển định chế tài chính là việc làm cần thiết và cấp bách. Tuy các ngân hàng là tổ chức tài chính mà chúng ta thường giao dịch nhất, nhưng không phải tất cả các tổ chức tài chính đều chỉ là các ngân hàng. Giả sử bạn mua bảo hiểm của một công ty bảo hiểm, vay một món trả dần của một công ty tài chính để mua một xe hơi mới, hoặc mua một số cổ phiếu qua sự giúp đỡ của một người môi giới, trong mỗi vụ giao dịch này bạn đang giao tiếp với một tổ chức tài chính phi ngân hàng.

Đầu thế kỷ XX, các tổ chức tài chính phi ngân hàng được hình thành dựa trên cơ sở chuyên môn hóa một số hoạt động ngân hàng nhằm khắc phục những hạn chế của các ngân hàng thương mại, và đa dạng hóa các tổ chức tài chính trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn từ người cho vay – những người tiết kiệm tới người vay - những người chi tiêu y như một ngân hàng. Đặc biệt quá trình đổi mới tài chính ở Việt Nam đã tăng tính quan trọng của các tổ chức tài chính phi ngân hàng, cụ thể là trong “Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam thời kỳ 2001-2010” đã khẳng định: “Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển

các nguồn lực tài chính và tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư; bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu ngân sách, thu hút các nguồn vốn bên ngoài; đa dạng hóa các công cụ và hình thức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư nhằm động viên các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội”. Qua đổi mới, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng hoạt động dưới các loại hình tổ chức sau: Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính; Quỹ đầu tư; Các tổ chức tài chính của Chính phủ và địa phương; Bảo hiểm; Công ty chứng khoánTrong các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đó có một thành phần hết sức quan trọng đó là các công ty tài chính.

Để tìm hiểu rõ về công ty tài chính, ta cần tìm hiểu rõ về khái niệm các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Hiện nay trên thế giới tồn tại khá nhiều quan điểm khác nhau về tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bắt nguồn từ sự khác biệt về môi trường pháp lý và công cụ tài chính tại các nước. Ở Việt Nam, khái niệm này được đưa ra tại Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX, điều 20 của Luật này ghi rõ: “Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác”.

Như vậy theo khái niệm về các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thì công ty tài chính là một trong những loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Theo điều 2- Nghị định 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính, công ty tài chính được định nghĩa là: “ Loại hình tổ chức tín dụng phi Ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm.”

Ở các nước phát triển, các dạng công ty tài chính phát triển rất nhanh chóng. Trong thời gian 2 thập niên gần đây, các công ty này bành trướng ngày càng lớn và nắm quyền kiểm soát (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhiều ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, hoạt động của chúng bao trùm lên hoạt động của các NHTM để nắm giữ và chi phối hoạt động của các ngành kinh tế.

Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính dầu khí (PVFC) - 2

Những năm qua, công ty tài chính ở Việt Nam đã có những thay đổi đnags kể về nguồn vốn, về việc sử dụng vốn trong ngành. Bên cạnh đó, các công ty tài chính ngày nay còn đối đầu với sự gia tăng cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các hiệp hội tiết kiệm và cho vay cùng các tổ chức cho vay khác. Do áp lực về giá cả và cạnh tranh, các loại hình công ty tài chính đã phải đa dạng hóa hoạt động nhằm thâm nhập cùng một lúc vào cả hai thị trường cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Như vậy, các công ty tài chính cũng giống như các tổ chức tài chính trung gian khác đó là cùng kinh doanh trên một lĩnh vực đặc biệt, lĩnh vực tài chính tiền tệ. Cũng như các ngân hàng thương mại, công ty tài chính cũng đóng vai trò là trung gian trong quá trình dịch chuyển nguồn vốn từ những người có vốn chưa sử dụng sang những người cần vốn, thực hiện vai trò là kênh dẫn vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, công ty tài chính (CTTC) cũng có những khác biệt quan trọng so với ngân hàng thương mại (NHTM). Cụ thể là:

Về mặt tổ chức:

Các công ty tài chính là một tổ chức kinh doanh chuyên biệt trên thị trường tài chính, hạch toán độc lập, được đăng ký kinh doanh theo pháp luật. Qui mô thường nhỏ hoặc vừa và không có nhiều chi nhánh như các Ngân hàng Thương mại


Về mặt hoạt động:

Khác với các NHTM được thực hiện đầy đủ cả ba khâu: nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán, hoạt động của CTTC hẹp hơn, giới hạn ở một số khâu và mang tính chuyên biệt trong một số nghiệp vụ nhất định.

Các CTTC thu hút vốn bằng cách nhận tiền gửi, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và sử dụng tiền thu được để cho vay. Các khoản cho vay thường là các khoản vay nhỏ, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Quá trình trung gian tài chính của các CTTC có thể được mô tả rằng họ đi vay những khoản tiền lớn và cho vay lại những khoản vay nhỏ. Đây là một quá trình hoàn toàn khác với các NHTM, họ thường huy động những món tiền gửi với giá trị nhỏ và sau đó cho vay các món tiền lớn hơn nhiều lần.

Khác với các NHTM, các CTTC không được thực hiện nghiệp vụ huy động tiền gửi ngắn hạn dưới một năm. Điều này đã được qui định rõ trong các văn bản pháp luật về CTTC. Việc không được huy động tiền gửi có thời hạn dưới một năm như các NHTM đã làm hạn chế rất nhiều hoạt động của các CTTC. Khách hàng của các CTTC không thể là các khách hàng cá nhân với các khoản tiết kiệm nhỏ lẻ, mà chỉ là các cá nhân lớn hoặc các tổ chức có nguồn vốn dồi dào và có nhu cầu cho vay trong dài hạn. Chính sự hạn chế trong hoạt động huy động vốn này đã làm CTTC mất đi một lượng vốn huy động đáng kể để cho vay.

Các công ty tài chính không được tự do thực hiện nghiệp vụ thanh toán như các NHTM. Các ngân hàng ra đời với chức năng cơ bản là thực hiện dịch vụ tạo tiền, dịch vụ giữ hộ và thanh toán. Các ngân hàng chỉ có thể tạo ra lượng tiền lớn hơn gấp rất nhiều lần lượng tiền ban đầu bằng việc thực hiện kết hợp các nghiệp vụ này.

Các CTTC không phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước như các NHTM. Hệ thống các NHTM chịu sự kiểm soảt của các cơ quan ban ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà Nước về cả hoạt động đi vay và cho vay. Hầu hết các hoạt động của ngân hàng muốn đi vào thực hiện phải được sự phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước. Ngược lại, các CTTC thường chỉ được định hướng hoạt động chung đúng pháp luật, còn đối với các nghiệp vụ cụ thể và việc tổ chức thực hiện thường do công ty tự đề xuất và Tổng công ty hay Tập đoàn phê duyệt. Do vậy, các hoạt động của công ty tài chính trở nên linh động hơn nhiều.

Ngày nay, với sự phát triển và hội nhập kinh tế mạnh mẽ ở mỗi quốc gia, các CTTC thường có nhu cầu mở rộng phạm vi và qui mô hoạt động, do đó các CTTC đều mong muốn mở rộng và đa dạng hóa các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của mình để nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo tầng lớp khách hàng cũng như để tối đa hóa lợi nhuận. Do vây, sự khác biệt giữa các CTTC cũng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác với NHTM ngày càng mờ nhạt dần và tiến tới không có sự khác biệt lớn.

1.1.2. Phân loại công ty tài chính

Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có thể tiến hành phân chia công ty tài chính theo các dạng khác nhau.

Căn cứ vào cơ cấu sở hữu, theo điều 3- nghị định 79/2002/NĐ- CP công ty Tài chính được chia thành năm loại:

- Công ty tài chính Nhà nước: Là công ty tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

- Công ty tài chính cổ phần: Là công ty tài chính do các tổ chức, cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

- Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng: Là công ty tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

- Công ty tài chính liên doanh: Là công ty tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài bao gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Công ty tài chính 100% vốn nước ngoài: Là loại hình công ty tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật trong nước.

Căn cứ vào sự độc lập trong hoạt động, công ty tài chính được chia thành 2 loại:

- Công ty tài chính độc lập thực hiện hoạt động kinh doanh như: Hoạt động tín dụng gồm cho vay và bảo lãnh cho các khách hàng thương mại và sản xuất công nghiệp; các hoạt động cho thuê tài sản; bao thanh toán; kinh doanh tiền tệ; tư vấn tài chính….

- Các Công ty tài chính trong tập đoàn kinh doanh tham gia chủ yếu các hoạt động sau: Tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư để cung ứng cho các thành viên trong tập đoàn; quản lý và đầu tư các nguồn vốn chưa sử dụng trong tập đoàn; quản lý các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, điều hòa vốn giữa các thành viên; làm đầu mối tư vấn cho tập đoàn; các công ty thành viên trong quan hệ với các ngân hàng; các đối tác đầu tư; quản lý và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tài chính; cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính cho các khách hàng bên ngoài…

Căn cứ vào các hoạt động kinh doanh, công ty tài chính được chia thành 3 loại:

- Các Công ty tài chính bán hàng: Do các công ty sản xuất và bán hàng làm chủ sở hữu và thực hiện các khoản cho vay tài trợ cho khách hàng mua

các sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của chính công ty. Ví dụ hệ thống bán lẻ Sears Holdings Corp. tài trợ cho khách hàng mua các dịch vụ và hàng hóa tại chuỗi các cửa hàng bán lẻ của tập đoàn. Công ty tài chính bán hàng cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng về các khoản cho vay tiêu dùng và thu hút được khá nhiều khách hàng bởi vì thông thường các khoản vay này được thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn ngay tại các địa điểm mua hàng.

- Các Công ty tài chính tiêu dùng: Thực hiện các khoản cho vay cho khách hàng mua các loại hàng hóa cụ thể. Ví dụ: Đồ gỗ và vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa hay giúp đỡ chi trả các khoản nợ nhỏ. Các Công ty tài chính tiêu dùng là các doanh nghiệp riêng biệt hay do các ngân hàng là chủ sở hữu ví dụ như các công ty: Citicorp, Owns person-to-person, Finance company hoạt động khắp các nước trên thế giới.

- Các công ty tài chính doanh nghiệp: Cung cấp các hình thức tín dụng chuyên biệt cho các doanh nghiệp bằng cách mua những khoản tiền sẽ thu có chiết khấu (hóa đơn thanh toán thuộc về công ty tài chính). Dạng cung cấp tín dụng này được gọi là factoring (bao thanh toán). Xét một ví dụ cụ thể như sau: một xí nghiệp may mặc có hóa đơn chưa thanh toán từ các cửa hàng bán lẻ đã mua hàng từ xí nghiệp với giá trị 100.000$. Nếu xí nghiệp này cần tiền mặt ngay để mua trang thiết bị, họ có thể bán tài khoản thanh toán này cho Công ty tài chính với giá là 90.000$ và giao quyền thu lại số nợ 100.000$ cho Công ty tài chính. Ngoài nghiệp vụ factoring, công ty tài chính doanh nghiệp còn chuyên môn hóa vào cho thuê trang thiết bị máy móc (ô tô, xe tải, toa hàng, máy bay, tàu thủy, máy tính…) mà họ mua về và cho các doanh nghiệp vay trong một khoảng thời gian nào đó. Việc cấp tín dụng theo dạng này được gọi là leasing (cho thuê tài chính).

1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của công ty tài chính

Hoạt động của các công ty tài chính rất đa dạng, phong phú ở các nước khác nhau cũng như ở các thị trường khác nhau. Nhìn chung công ty tài chính hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sau:

Hoạt động huy động vốn:

Bước đầu của hoạt động này là các tổ chức tài chính giữ tiền hộ khách hàng và khách hàng còn phải trả phí, nhưng ngày nay người ta thấy được vai trò của nguồn vốn đó nên đã tích cực huy động và để khách hàng được hưởng tiền lãi tùy theo mức lãi suất, kỳ hạn gửi và số tiền gửi.

Huy động vốn là hoạt động khởi đầu của các hoạt động khác tại công ty tài chính. Công ty tài chính bản chất là một trung gian tài chính hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vậy để hoạt động và cung cấp vốn cho nền kinh tế thì ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, công ty tài chính phải huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các hoạt động:

Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp cùng ngành, các tổ chức cá nhân.

Phát hành trái phiếu, chứng chỉ nợ:

- Phát hành trái phiếu: Bên cạnh vốn điều lệ ban đầu khi thành lập, Công ty tài chính có thể huy động thêm nguồn vốn trong xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể được bổ sung và tăng dần thông qua việc huy động vốn góp của tập đoàn hoặc phát hành thêm trái phiếu.

- Phát hành chứng chỉ nợ: Là một giấy nhận nợ mà Công ty tài chính phát hành để vay vốn trên thị trường tiền tệ dùng để giải quyết những nhu cầu về tiền mặt, vốn ngắn hạn cấp thiết.

Vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước:

Công ty tài chính có thể đi vay từ các ngân hàng thương mại và các trung gian tài chính khác, nhưng không được vay từ ngân hàng nhà nước.

Nhận ủy thác đầu tư:

Các công ty tài chính có thể nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư dài hạn. Nguồn vốn ủy thác đầu

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí