Các Yếu Tố Tác Động Đến Thành Tích Công Việc

phải có mục tiêu của bộ phận mình. Mục tiêu của công ty là một yếu tố môi trường bên trong ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như sản xuất, kinh doanh, marketing, tài chính... Mỗi bộ phận chuyên môn phải dựa vào định hướng của công ty để đề ra mục tiêu của bộ phận mình.

(2) Chính sách của công ty: Chính sách của công ty thường là các lĩnh vực thuộc về quản trị nhân lực. Các chính sách này tùy thuộc vào chiến lược dùng người của công ty. Các chính sách là kim chỉ nam hướng dẫn, chứ không phải luật lệ cứng nhắc, do đó chính sách công ty phải linh động, đòi hỏi cần phải giải thích và cân nhắc. Nó có một ảnh hưởng quan trọng đến cách hành xử công việc của các cấp quản trị. Một số chính sách ảnh hưởng đến quản trị nhân lực:

+ Cung cấp cho nhân viên một nơi làm việc an toàn

+ Khuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình

+ Trả lương và đãi ngộ khuyến khích nhân viên làm việc đạt năng suất cao dựa trên số lượng và chất lượng.

+ Bảo đảm cho nhân viên đang làm việc trong công ty là họ sẽ được ưu tiên khi công ty có chỗ trống, nếu họ chứng tỏ đủ khả năng.

(3) Văn hóa của doanh nghiệp

Khái niệm văn hóa chỉ về một hệ thống giá trị hay hệ thống ý nghĩa được chia sẻ tới toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. Khi gặp những vấn đề khó khăn, thì văn hóa của tổ chức sẽ giới hạn những điều mà nhân viên sẽ làm bằng cách gợi ra một phương thức đúng đắn để tổng hợp, xác định, phân tích, và giải quyết vấn đề.

Bầu không khí văn hóa của công ty tiến triển và hình thành từ các tấm gương của cấp quản trị cấp cao, chủ yếu phát huy từ những gì họ làm chứ không phải những gì họ nói. Những yếu tố khác cũng tác động tạo ra văn hóa của một công ty. Ba yếu tố sau đây có một ảnh hưởng đến bối cảnh tâm lý của công ty, đó là truyền thông, động viên và phong cách lãnh đạo. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực khác như các đặc tính của tổ chức, tiến trình quản trị, cơ cấu tổ chức của công ty, và phong cách quản trị cũng giúp hình thành ra văn hóa của công ty.

(4) Nhân tố con người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

* Từ phía nhân viên: Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích…vì vậy họ có

những nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để để ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất. Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật thì trình độ của người lao động cũng được nâng cao, khả năng nhận thức cũng tốt hơn. Điều này ảnh hưởng tới cách nhìn nhận của họ với công việc, nó cũng làm thay đổi những đòi hỏi, thoả mãn, hài lòng với công việc và phần thưởng của họ. Nhiệm vụ của công tác nhân sự là phải nắm được những thay đổi này để sao cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, gắn bó với doanh nghiệp bởi vì thành công của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào con người xét về nhiều khía cạnh khác nhau. Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự được thực hiện một cách có hiệu quả thì các vấn đề về tiền lương phải được quan tâm một cách thích đáng.

* Từ phía nhà quản trị: Nhà quản trị có nhiệm vụ đề ra các chính sách đường lối, phương hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngoài trình độ chuyên môn phải có tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra các định hướng phù hợp cho doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. Nhà quản trị đóng vai trò là phương tiện thoả mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để làm được điều này phải nghiên cứu nắm vững quản trị nhân sự vì quản trị nhân sự giúp nhà quản trị học được cách tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến của họ, tìm ra được tiếng nói chung với họ. Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động.


Chiến lược:

Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn; các giá trị

Các đặc điểm cá nhân:

- Kiến thức

- Kỹ năng

- Khả năng

- Các yếu tố khác

Hành vi cá nhân

Những ràng buộc:

Văn hóa tổ chức

Môi trường bên ngoài



Kết quả

Hình 1.5: Các yếu tố tác động đến thành tích công việc


Nguồn: Lim K. Boon (2012) & James A. Mucci (2010)

Kết luận chương 1


Quản lý thành tích là một hoạt động rất quan trọng trong quản trị nguồn nhân lực, giúp phát triển cá nhân, làm cho hoạt động của tổ chức tốt hơn và giúp cho việc hoạch định kế hoạch kinh doanh tốt hơn. Hệ thống quản lý thành tích là một chuỗi các quy trình nối tiếp gồm bốn bước cơ bản: hoạch định thành tích, đánh giá thành tích, thảo luận kết quả và xây dựng kế hoạch tiếp theo. Trong thực tế, doanh nhiệp áp dụng nhiều hình thức quản lý thành tích khác nhau và không có hình thức nào cho là tốt nhất cho tất cả mọi tổ chức. Ngay trong nội bộ doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các hình thức khác nhau đối với các bộ phận, đơn vị khác nhau hoặc đối với các nhóm nhân viên thuộc các nhóm chức năng khác nhau như bán hàng, sản xuất, tiếp thị, hành chính… Doanh nghiệp nào biết áp dụng linh hoạt và sáng tạo các mô hình và phương pháp quản lý thành tích sẽ giúp doanh nghiệp đó quản trị tốt hơn và sớm đạt được mục tiêu chiến lược công ty và giúp công ty gia tăng sức cạnh tranh so với đối thủ. Phương pháp quản lý thành tích phổ biến mà hầu hết các doanh nghiệp đang áp dụng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay là các phương pháp quản trị theo kết quả công việc vì phương pháp này giúp nâng cao hiệu suất công việc nhân viên và từ đó làm nâng cao hiệu suất công việc doanh nghiệp. Chương tiếp theo sẽ trình bày cụ thể phương pháp này trong một doanh nghiệp cụ thể, những ưu nhược điểm và các vấn đề của nó.

Chương 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ HB


2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư HB

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HB là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các vật liệu xây dựng và thiết bị nội thất như thép, xi măng, điều hòa và các thiết bị chiếu sáng.

- 7/2000: Thành lập Công ty trên nền tảng Công ty trách nhiệm hữu hạn HB với lĩnh vực kinh doanh chính là dược phẩm và cung cấp nguyên vật liệu cho các đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng và xây dựng cơ bản.

- Giai đoạn 2000 - 2006: Đặt vững nền móng

Tham gia vào lĩnh vực kinh doanh thuốc tân dược, dụng cụ y tế từ cuối năm 2000 với thương hiệu HB Pharmamed, Tập đoàn HB là đối tác cung cấp thuốc kháng sinh và thuốc tiêu hóa chính cho các bệnh viện lớn như Bệnh viện đa khoa Xanh Pon, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện đa khoa Thái Bình, Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng. Ngoài ra, HB còn là nhà cung cấp thuốc cho các đại lý bán lẻ trên địa bàn Hà Nội và toàn quốc.

- Giai đoạn 2007 - 2014: Mở rộng thị trường

Triển khai kinh doanh hàng loạt các lĩnh vực Giáo dục, Truyền thông, Sản xuất và kinh doanh nguyên - vật liệu xây dựng; Xây dựng hạ tầng cơ sở - Xây dựng công nghiệp

- xây dựng dân dụng; Kinh doanh nông sản, sản phẩm hàng tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp và thiết bị viễn thông mở rộng thị trường trong nước và quốc tế

- Giai đoạn 2015 đến nay: Tái cấu trúc doanh nghiệp và phát triển bền vững

+ Mục tiêu vươn lên dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng thô, ngành cơ điện…

+ Thực hiện việc tái cấu trúc mạnh mẽ thay đổi toàn bộ bộ máy tổ chức, thanh lọc kinh doanh bằng cách: xóa bỏ, giảm bớt những dự án, mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả; tập trung phát triển những sản phẩm chủ đạo hiện có và tìm kiếm những sản

phẩm vật liệu xây dựng mới. Từ đó, thực hiện mở rộng và bao phủ toàn bộ thị trường nguyên vật liệu và vật liệu xây dựng với những sản phẩm công ty đang có tại miền Bắc và miền Trung.

2.1.2 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư HB

* Kinh doanh Thép

- Các sản phẩm cơ bản bao gồm thép xây dựng, thép ống hình hộp, thép cán và nhiều loại thép khác;

- Với đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp và sáng tạo, HB Group đã và đang tập trung phân phối sản phẩm thép tại khắp các thị trường miền Nam, miền Trung và đang đẩy mạnh khai thác thị trường phía Bắc trong thời gian tới. Tại thị trường miền Nam, HBG là nhà cung cấp với thị phần tương đối lớn và trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều các khách hàng lớn - là những đơn vị thi công trên thị trường.

- Khách hàng, đối tác tiêu biểu: Tập đoàn Hà Đô, Công ty địa ốc Hưng Thịnh, Công ty cổ phần xây dựng cảng biển VINA, Công ty cổ phần Sông Đà 5…

* Kinh doanh Thiết bị điện và chiếu sáng

- Công ty Cổ phần Thương mại Đầu tư HB là đối tác chiến lược của các hãng Mitsubishi, Simon, Opple tại Việt Nam:

+ Với Mitsubishi: Công ty HB là Nhà phân phối duy nhất có quyền phân phối đồng thời Thiết bị Điện tự động hóa công nghiệp (Factory Automation), thiết bị điện hạ thế (Low Voltage Switchgears) và hệ thống sưởi, điều hòa không khí (HVAC). HB là thành viên câu lạc bộ đối tác chiến lược của Mitsubishi Electric Việt Nam Diamond Club.

+ Với Opple: Công ty HB là Nhà phân phối độc quyền các thiết bị tại khu vực Miền Bắc

+ Với Simon: Công ty HB là Nhà phân phối tiêu biểu thuộc top đầu.

- Dự án tiêu biểu: Nhà máy Samsung - Bắc Ninh, Dư án Hội An New City, Nhà máy Suzuki, Nhà máy LG, Nhà máy Hyundai Thành Công, Dự án Diamond Flower Tower…

* Kinh doanh Điều hoà không khí

- Công ty HB là nhà phân phối độc quyền của hãng điều hoà không khí Fujitsu (Nhật Bản) tại khu vực Miền Bắc.

- Các sản phẩm nổi bật: Muti 2 chiều, VRF 2 chiều

- Hình thức: Triển khai theo kênh phân phối

* Kinh doanh Xi măng

- Công ty HB là đối tác chiến lược của các nhà máy:

+ Xi măng Sông Gianh (2011 - 2017), trong đó giai đoạn 2011 -2014 là nhà đầu tư, 2015 - 2017 là nhà phân phối khu vực Miền trung Tây Nguyên, trải dài từ Huế đến Ninh Thuận

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, Giá trị cốt lõi của Công ty

2.1.3.1 Tầm nhìn:

Trở thành doanh nghiệp Thương mại, Đầu tư và Quản trị nguồn vốn đầu tư hàng đầu Việt Nam

2.1.3.2 Slogan/Khẩu hiệu: Creating Excellent Together/ Đồng tâm tạo kỳ tích

2.1.3.3 Giá trị cốt lõi của Nguồn nhân lực:

Là những giá trị mà mỗi cán bộ, nhân viên của HB hướng tới và là nền tảng của Văn hóa doanh nghiệp. Với những ai không coi những giá trị này là kim chỉ nam trong suy nghĩ và hành động, không coi đây là những giá trị của chính bản thân họ thì họ không phù hợp với HB và không nên/không được tham gia vào hàng ngũ HB.

(1) KỶ LUẬT VÀ TỰ GIÁC KỶ LUẬT (Discipline & Self Discipline)

(2) CHÍNH TRỰC (Integrity)

(3) SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI (Creativity and innovation)

(4) HỢP LỰC (Synergy)

(5) HIỆU QUẢ (Efficient)

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty


Sơ đồ tổ chức của Công ty


Hình 2 1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Nguồn Phòng Nhân sự Hành chính Hội đồng 1

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty

(Nguồn: Phòng Nhân sự - Hành chính) Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh

Công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của Công ty

Ban Tổng Giám đốc: Trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty.

Khối Gián tiếp: là những Phòng/Ban/Bộ phận/chi nhánh chỉ đạo hoạt động, thực thi, phục vụ xây dựng hệ thống quy trình, quy chuẩn để phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển Công ty, gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty với đầu ra của công việc là hỗ trợ các vị trí chức danh khác làm ra sản phẩm, dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận.

- Phòng Nhân sự - Hành chính: Đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất – kinh doanh; văn thư lưu trữ; hoạt động hỗ trợ; đảm bảo đủ nhân lực theo yêu cầu sản xuất – kinh doanh và hiệu suất trên mỗi nhân lực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/06/2023