Hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế tài chính ở Việt Nam - 1


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.


Người cam đoan


Phạm Văn Nhiên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

MỤC LỤC

Trang

Hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế tài chính ở Việt Nam - 1

LỜI CAM ĐOAN I

MỤC LỤC II

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ III

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT IV

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM TRA - KIỂM SOÁT CẤP TỈNH .. 3

1.1. Tổng quan về kiểm tra - kiểm soát trong quản lý 3

1.2 . Quản lý cấp tỉnh với vấn đề kiểm tra - kiểm soát trong lĩnh vực kinh tế - tài chính và kinh nghiệm phân cấp quản lý của các nước 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM TRA - KIỂM SOÁT CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 40

2.1. Đặc điểm hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam 40

2.2. Tình hình tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính 45

2.3. Đánh giá tổng quát về tổ chức và hoạt động kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh 87

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM TRA - KIỂM SOÁT CẤP TỈNH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ - TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 92

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam 92

3.2. Quan điểm hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam 97

3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh 102

3.4. Một số kiến nghị chủ yếu nhằm thực hiện mô hình hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế tài chính ở Việt Nam 145

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ V

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VI


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ


Trang

Sơ đồ số 1.1. Các quan hệ trong khái niệm quản lý 4

Sơ đồ số 2.1. Hệ thống tổ chức kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh 58

Sơ đồ số 2.2. Tổ chức hệ thống kiểm tra - kiểm soát ngành tài chính 70

Sơ đồ số 2.3. Quy trình kiểm soát nguồn thu thuế vào Kho bạc Nhà nước 74

Sơ đồ số 2.4. Chu trình xây dựng và thực hiện thủ tục kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan theo quan điểm cây mục tiêu 76

Sơ đồ số 2.5. Hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh 92

Sơ đồ số 2.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh 93

Sơ đồ số 2.7. Mối quan hệ giữa hệ thống Thanh tra Nhà nước theo cấp và Thanh tra Nhà nước theo ngành cấp tỉnh 94

Sơ đồ số 3.1a. Hệ thống Tổ chức kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh sau hoàn thiện

(Phương án 1) 154

Sơ đồ số 3.1b. Hệ thống Tổ chức kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh sau hoàn thiện

(Phương án 2) 155

Sơ đồ số 3.1c. Hệ thống Tổ chức kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh sau hoàn thiện

(Phương án 3) 156

Sơ đồ số 3.2. Cơ cấu hệ thống Thanh tra Nhà nước Việt Nam sau hoàn thiện 157

Sơ đồ số 3.3. Cơ cấu hệ thống Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh sau hoàn thiện 158

Sơ đồ số 3.4. Mối quan hệ giữa hệ thống Thanh tra Nhà nước theo cấp với Thanh tra Nhà nước theo ngành và Giám sát nhân dân cấp tỉnh sau hoàn thiện 159

Sơ đồ số 3.5. Hệ thống tổ chức kiểm tra - kiểm soát tài chính cấp tỉnh sau hoàn thiện 160

Sơ đồ số 3.6. Tổ chức mạng thông tin hệ thống kiểm tra, kiểm soát cấp tỉnh 173


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CHLB : Cộng hoà liên bang

2. CNTT : Công nghệ thông tin

3. CQ : Cơ quan

4. DN : Doanh nghiệp

5. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

6. GĐ : Gia đình

7. GSND : Giám sát công dân

8. HCNN : Hành chính Nhà nước

9. HCSN : Hành chính sự nghiệp

10. HĐND : Hội đồng nhân dân

11. KBNN : Kho bạc nhà nước

12. KSND : Kiểm sát nhân dân

13. KTNN : Kiểm toán nhà nước

14. KT : Kiểm tra

15. KT - KS : Kiểm tra - kiểm soát

16. KT SN : Kinh tế sự nghiệp

17. KT - TC : Kinh tế - tài chính

18. MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

19. NSNN : Ngân sách nhà nước

20. QLNN : Quản lý nhà nước

21. TAND : Toà án nhân dân

22. TTCN : Thanh tra chuyên ngành

23. TTND : Thanh tra nhân dân

24. TTNN : Thanh tra nhà nước

25. TTTC : Thanh tra tài chính

26. TTHS : Tố tụng hình sự

24. TW : Trung ương

27. UBKT : Uỷ ban kiểm tra

28. UBND : Uỷ ban nhân dân

29. XHCN : Xã hội chủ nghĩa

30. XDCB : Xây dựng cơ bản


MỞ ĐẦU


1. T ính cấp thiết c ủa đề tài

Kiểm tra - kiểm soát (KT - KS) là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước (QLNN). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã răn dậy cán bộ quản lý các cấp: "Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh giấy tờ, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện chỉ có một cách khéo kiểm soát" [116, 58].

Ngày nay, sau 20 năm đổi mới, hoạt động KT - KS ở nước ta đã có những chuyển biến bước đầu kể cả trong việc hình thành những tiêu chí, chuẩn mực riêng. Tuy nhiên, xét cụ thể, chức năng KT - KS của Đảng, của Nhà nước và của các đơn vị cơ sở vẫn chưa có bước chuyển biến cơ bản. Sự QLNN về hoạt động KT - KS trong lĩnh vực kinh tế - tài chính (KT - TC) đang có những vấn đề nảy sinh cần được nghiên cứu, hoàn thiện trên mọi phương diện để đáp ứng được yêu cầu công tác kiểm soát hoạt động quản lý của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội toàn quốc Lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam "... dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [42, 22]; "củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan kiểm tra Đảng, Thanh tra nhà nước và Thanh tra nhân dân" [42, 53]; "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: .... tài chính, ngân hàng, kiểm toán..."[42, 94]; "... có cơ chế phù hợp về KT - KS, thanh tra của Nhà nước đối với doanh nghiệp"[42, 97] ...

Hệ thống KT - KS trong lĩnh vực KT - TC đã được nghiên cứu và triển khai ở nước ta từ nhiều năm nay nhưng cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT -TC.

Để từng bước xây dựng cơ sở khoa học làm nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC ở Việt Nam theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế cần có những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC. Từ yêu cầu cấp thiết về lý luận và thực tiễn, Tác giả chọn Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam” làm đề tài cho Luận án tiến sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và thực tiễn Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống KT - KS phục vụ QLNN cấp tỉnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động KT - KS cấp tỉnh, chủ yếu trong lĩnh vực KT - TC. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn một số tỉnh, lấy tỉnh Hải Dương, tỉnh Tuyên Quang và Thành phố Hồ Chí Minh làm ví dụ minh hoạ. Thời gian khảo sát là giai đoạn 1999 - 2006.


4. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, tư duy lô gíc để chứng minh sự hợp lý của vấn đề.

5. Dự kiến những đóng góp của Đề tài

Đề tài nghiên cứu để giải quyết các vấn đề về KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC trên 3 mặt cơ bản có liên hệ mật thiết nhau:

Một là, Hệ thống kết hợp cụ thể hoá những vấn đề lý luận và những bài học kinh nghiệm của các nước liên quan đến hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC qua các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm sát, kiểm toán, điều tra và mối quan hệ giữa chúng;

Hai là, Vận dụng lý luận và những bài học kinh nghiệm trên, Đề tài mô tả và phân tích thực tiễn hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC ở Việt Nam trong thời gian qua;

Ba là, Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC ở Việt Nam.

6. Kết cấu của Luận án

Với Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam”, ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh;

Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam;

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam.

7. Tổng quan về các công trình đã nghiên cứu liên quan đến Đề tài

Hệ thống KT - KS trong lĩnh vực KT - TC đã được triển khai ở nước ta từ nhiều năm nay nhưng cho đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu về hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực KT - TC, đồng thời cũng chưa có tài liệu nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của các nước về hoạt động của hệ thống KT - KS cấp tỉnh trong lĩnh vực này ngoài Luận văn Thạc sĩ của Tác giả với Đề tài: “Cải tiến hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh ở Việt Nam”. Xuất phát từ ý tưởng này, phát triển hơn nữa Luận văn Thạc sĩ của mình, Tác giả đã thực hiện các bài báo và Luận án tiến sĩ với Đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm tra - kiểm soát cấp tỉnh trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ở Việt Nam”.


CHƯƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ

HỆ THỐNG KIỂM TRA - KIỂM SOÁT CẤP TỈNH


1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA - KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ

1.1.1. Quản lý với vấn đề kiểm tra - kiểm soát

Quản lý là hoạt động tất yếu trong mọi tổ chức, mọi lĩnh vực. Mục tiêu của quản lý không chỉ bảo đảm cho các đối tượng vận hành theo phương hướng đã đề ra, theo chức năng được quy định và nhiệm vụ được giao mà còn đảm bảo hiệu quả của hoạt động. Để đạt mục tiêu đó, KT - KS cần được thực hiện có hiệu lực trong suốt quá trình quản lý. Lênin, vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản toàn thế giới, đặc biệt coi trọng công tác kiểm tra. Người cho rằng sau khi có đường lối đúng đắn rồi thì việc lưạ chọn cán bộ và kiểm tra việc chấp hành là hai khâu then chốt nhất bảo đảm sự thành công của nhiệm vụ cách mạng. Hoạt động quản lý nói chung và QLNN nói riêng luôn gắn liền một cách khách quan với KT - KS nói chung và KT - KS trong lĩnh vực KT - TC nói riêng.

Theo chủ thể quản lý nói chung, có thể thấy quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Chủ thể quản lý là các cơ quan, các tổ chức thực hiện hoạt động quản lý. Đó là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể luôn là con người hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định.

Đối tượng quản lý là hoạt động cần được quản lý. Đây là hoạt động tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý. Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau.

Khách thể quản lý là cơ quan, tổ chức chịu sự tác động hay chịu sự điều chỉnh của chủ thể quản lý.

Mục tiêu quản lý là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các hoạt động quản lý bằng các phương pháp quản lý thích hợp.

Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc. Quản lý là một hoạt động rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó tác động đến nội dung, phương thức và công cụ để tiến hành quản lý. Một số yếu tố cơ bản cần chú ý là: Yếu tố con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố thông tin và yếu tố văn hoá.


Sơ đồ số 1 - CÁC QUAN HỆ TRONG KHÁI NIỆM QUẢN LÝ


Chủ thể quản lý

Mục tiêu

Đối tượng bị quản lý

Khách thể quản lý


Kinh tế là một phạm trù đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội của con người. Đó là tổng thể (hoặc một phần) những yếu tố sản xuất và những quan hệ vật chất của con người phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, trao đổi, tiêu dùng của cải vật chất ở những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người mà mấu chốt là vấn đề sở hữu và lợi ích. Theo đó, quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý trong hệ thống các đối tượng, trong việc sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.

Tài chính là phạm trù phản ánh tổng hợp các quan hệ kinh tế trong đầu tư, sử dụng và phân phối các nguồn lực tài chính thông qua tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu tích luỹ hay tiêu dùng cho sản xuất hoặc cho sinh hoạt của các chủ thể kinh tế - xã hội. Nó tồn tại khách quan, được con người nhận thức và sử dụng. Hoạt động tài chính gắn liền với các hoạt động kinh tế - xã hội nên nó rất phong phú và đa dạng, có liên quan đến mọi ngành, mọi cấp, mọi tổ chức và công dân. Do đó quản lý tài chính là hoạt động tổng hợp và đa dạng: mỗi quyết định quản lý tài chính là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức về kinh tế - xã hội và mục tiêu của chúng không chỉ được đo bằng giá trị cụ thể mà là cả hiệu quả kinh tế - xã hội.

QLNN về KT - TC là sự quản lý của các cơ quan nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ chế quản lý KT - TC nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân. Ở đây, cơ chế quản lý KT - TC là hệ thống những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của nền sản xuất xã hội; là hệ thống các quy tắc ràng buộc đối với mọi tổ chức ở bất cứ cấp nào và đối với bất kỳ hệ thống quản lý nào trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa (XHCN) do những đặc điểm của nhà nước XHCN và do tính chất của hệ thống kinh tế XHCN quyết định. Những đặc điểm của nhà nước XHCN có ảnh hưởng đến cơ chế quản lý KT - TC bao gồm:

Thứ nhất: Nhà nước là một tổ chức xã hội rộng rãi, thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân;

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí