4.6.2.4 Tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển
Đối với các chỉ tiêu tài chính thể hiện chất lượng tài sản, căn cứ trên kết quả ước lượng mô hình Ordered logit trong bảng 4.12, ta nhận thấy chỉ có chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ có tác động âm đối với MXHTN và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Đồ thị 4.8: Tác động của biến LoanLoss_Ln đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế phát triển
LoanLoss_Ln
%
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ mẫu dữ liệu quan sát.
Có thể bạn quan tâm!
- Tần Suất Xuất Hiện Của Các Biến Giải Thích Có Hệ Số Hồi Quy Có Ý Nghĩa Thống Kê Trong Các Mô Hình Ordered Logit Trên Các Mẫu Dữ Liệu
- Mô Hình Ordered Logit Trên Mẫu Dữ Liệu Các Nhtm Tại Các Nền Kinh Tế Mới Nổi Với Giả Định Phương Sai Thay Đổi
- Tác Động Của Yếu Tố Sở Hữu Đến Mxhtn Của Nhtm Tại Các Nền Kinh Tế Mới Nổi
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại – nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi - 13
- Các yếu tố ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại – nghiên cứu tại các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi - 14
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Căn cứ trên đồ thị 4.8, ta có thể nhận thấy biến LoanLoss_Ln, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, có tác động rất lớn đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN A, BBB, BB. Cụ thể, các NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ ở mức <20% có xác suất được phân loại NHTM vào MXHTN A là cao nhất và xác suất này giảm dần khi giá trị của biến LoanLoss_Ln gia tăng. Các NHTM có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ
≥20% thì xác suất bị phân loại vào MXHTN BBB là cao nhất và xác suất này tăng lên khi giá trị của biến LoanLoss_Ln gia tăng. Tương tự, khi tỷ lệ này gia tăng làm tăng xác suất phân loại các NHTM vào MXHTN BB. Tuy nhiên, tác giả không thấy biến LoanLoss_Ln có tác động rõ ràng đến xác suất phân loại các NHTM vào MXHTN B, AA và AAA.
Kế đến, trong nhóm chỉ tiêu thể hiện năng lực nguồn vốn chủ sở hữu, tác giả nhận thấy có 2 chỉ tiêu là tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (biến Equ_Ass) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng dư nợ tín dụng ròng (biến Equ_Loan) đều có tác động dương đến MXHTN của NHTM và hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả này trùng khớp với kết quả ước lượng mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu các NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và một số nghiên cứu thực nghiệm về MXHTN của NHTM đã trình bày ở phần trên. Qua đó, ta có thể thấy vai trò quan trọng của quy mô vốn chủ sở hữu trong việc đánh giá MXHTN của các NHTM.
Còn đối với nhóm chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động, tác giả nhận thấy có 3 chỉ tiêu là tỷ lệ lãi cận biên (biến NIM), tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (biến ROAE) và tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập (biến Exp_Int) có hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê. Trong đó, tỷ lệ lãi cận biên có tương quan nghịch chiều với MXHTN. Kết quả này dường như không phù hợp với nguyên tắc thông thường khi đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM. Bởi lẽ, các NHTM có mức chênh lệch giữa thu nhập từ lãi cho vay và chi phí chi trả lãi huy động/tổng tài sản bình quân cao là những đơn vị có hiệu quả sinh lời tốt nhưng các đơn vị này lại có nguy cơ bị phân loại vào các MXHTN kém hơn các đơn vị khác. Tuy vậy, kết quả này lại phù hợp với kết quả nghiên cứu Matousek và Stewart (2009) khi tác giả này cho rằng các NHTM có tỷ lệ lãi cận biên cao có nguy cơ phải nhận các MXHTN kém. Nguyên nhân của vấn đề theo Mirzaei và cộng sự (2013) thì mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thường được xem là chỉ tiêu thể hiện tính hiệu quả chức năng trung gian tài chính của các NHTM. Do vậy mức chênh lệch lãi suất cao được xem là một vật chướng ngại cho chức năng trung gian tài chính của các NHTM trong nền kinh tế. Bởi vì, điều này không khuyến khích những người tiết kiệm tiềm năng do mức lãi suất huy động vốn thấp và đồng thời lại làm tăng chi phí tài chính cho những đối tượng đi vay vốn và cũng làm giảm đi cơ hội đầu tư cũng như cơ hội tăng trưởng của các đối tượng này. Mặt khác, lãi suất cho vay cao cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến việc các đối tượng vay vốn thực hiện các dự án kinh doanh có mức độ rủi ro cao. Ngoài ra, theo Imbierowicz và Rauch(2014) thì nguyên nhân của việc các NHTM có tình hình tài chính yếu kém thường có tỷ lệ lãi cận biên cao là do sự đánh cược của các nhà quản trị ngân hàng vào khả năng hồi
phục của ngân hàng trong trường hợp các đơn vị này rơi vào tình trạng khó khăn tài chính. Cụ thể là, khi một NHTM đứng trước nguy cơ phá sản thì các nhà quản trị ngân hàng có 2 sự chọn lựa: thứ 1 là tiếp tục duy trì hoạt động như thông thường và chờ đến khi bị phá sản, thứ 2 thực hiện các hoạt động kinh doanh có rủi ro và mong đợi vào mức lợi nhuận cao từ các hoạt động này để cải thiện tình hình tài chính của chính NHTM. Tuy nhiên, điều này chắc chắn đi kèm với 1 mức độ rủi ro cao hơn. Lúc này, mức rủi ro phá sản của NHTM có tăng lên nhưng không đáng kể bởi vì nếu không có những hoạt động rủi ro kể trên thì NHTM này cũng chắc chắn phải đối diện với nguy cơ phá sản. Một thứ duy nhất có thể giúp NHTM này thoát khỏi tình trạng phá sản là đó là trông chờ mức lợi nhuận cao mặc dù không chắc chắn nhưng vẫn có thể có được từ những hoạt động kinh doanh rủi ro. Do vậy, các NHTM có tình hình tài chính kém lại thường có xu hướng tham gia vào các hoạt động kinh doanh có mức rủi ro cao với mục đích tìm kiếm tỷ lệ lãi cận biên và lợi nhuận cao để cải thiện tình hình tài chính của bản thân.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (biến ROAE) có tác động dương đến MXHTN của NHTM. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Poon và cộng sự (1999), Matousek và Stewart (2009), Ioannidis và cộng sự (2010), Bellotti và cộng sự (2011a, 2011b). Qua đó, ta có thể thấy rằng các NHTM có kết quả lợi nhuận kinh doanh tốt sẽ có cơ hội nhận được các MXHTN tốt và ngược lại.
Ngoài ra, chỉ tiêu tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập (biến Exp_Int) có tác động âm đến MXHTN. Tỷ số này thể hiện hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý các NHTM. Các NHTM có năng lực quản trị điều hành tốt sẽ có khả năng kiểm soát được chi phí ở mức hợp lý và từ đó làm gia tăng lợi nhuận của chính đơn vị này. Do vậy, NHTM nào có khả năng kiểm soát tốt tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập thì có cơ hội nhận được các MXHTN tốt hơn và ngược lại. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Caporale và cộng sự (2012). Bên cạnh đó, Köhler (2015) cũng đã chứng minh tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập có tác động tiêu cực đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM.
Đồ thị 4.9: Tác động của biến NIM đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế phát triển
NIM
%
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ mẫu dữ liệu quan sát.
Căn cứ trên đồ thì 4.9, ta có thể nhận thấy biến NIM có tác động rất lớn đến xác suất phân loại NHTM vào MXHTN BB, BBB và A. Cụ thể, các NHTM có tỷ lệ lãi cận biên giao động trong khoảng 0 - 4.3% thì có xác suất được phân loại vào MXHTN A là cao nhất. Các NHTM có tỷ lệ lãi cận biên giao động trong khoảng 4.3%
- 9.3% thì xác suất được phân loại vào MXHTN BBB là cao nhất. Và khi tỷ lệ lãi cận biên ≥ 9.3% thì ta thấy rằng xác suất phân loại NHTM vào MXHTN BB cao hơn tất cả các xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN còn lại.
Đồ thị 4.10: Tác động của biến ROAE đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN khác nhau tại các nền kinh tế phát triển
ROAE
%
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ mẫu dữ liệu quan sát.
Quan sát đồ thị 4.10, ta thấy biến ROAE có tác động đáng kể đến xác suất phân loại NHTM vào các MXHTN AAA, AA, A và BBB. Các NHTM có tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân càng cao thì có xác suất được phân loại vào các MXHTN tốt càng cao và ngược lại.
Trong các tỷ số thể hiện khả năng thanh khoản của NHTM, tác giả nhận thấy chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ tín dụng ròng/tổng tài sản (biến NetLoan_Ass) có tác động dương đến MXHTN và có hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh khoản của NHTM, tỷ số này càng có giá trị lớn thì khả năng thanh khoản của NHTM càng kém và ngược lại. Bởi lẽ, khi giá trị của khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của NHTM thì giá trị của các khoản mục tài sản có khả năng thanh khoản cao như: tiền mặt, tiền gởi tại các ngân hàng khác hay các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao, … sẽ giảm sút và từ đó làm giảm khả năng thanh khoản của NHTM. Tuy nhiên, ta lại thấy chỉ tiêu này có tác động dương đến MXHTN của NHTM, có nghĩa là các NHTM có khả năng thanh khoản cao lại có nguy cơ nhận các MXHTN kém. Mặc dù vậy, kết quả này lại tương đồng với nhiều kết quả nghiên cứu trước đây. Matousek và Stewart (2009) cũng kết luận rằng tỷ lệ tài sản có tính
thanh khoản cao/tổng tài sản có tác động tiêu cực đến MXHTN của NHTM. Bởi vì, các NHTM có khả năng huy động vốn kém thường phải duy trì nhiều các tài sản có tính thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và từ đó cũng làm giảm hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Cụ thể hơn, theo Imbierowicz và Rauch (2014) rủi ro phá sản của NHTM chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Tại các NHTM có rủi ro tín dụng cao, thì các nhà quản trị rủi ro có xu hướng tối thiểu hóa rủi ro thanh khoản nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro chung của ngân hàng. Ngược lại, các nhà quản trị rủi ro tại các NHTM có mức độ rủi ro tín dụng thấp không cần thiết phải kiểm soát rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đồng thời bởi lẽ mức độ rủi ro chung tại các NHTM này tương đối thấp. Khi đó, các nhà quản trị ngân hàng tại các đơn vị này lại có xu hướng gia tăng rủi ro thanh khoản nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận khi mà rủi ro phá sản vẫn ở mức chấp nhận được. Ngoài ra, Salvador và cộng sự (2014) cũng cho rằng tỷ lệ dư nợ tín dụng ròng/tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến MXHTN của NHTM. Nguyên nhân của vấn đề này theo lý giải của Freixas (2005) là khi các NHTM tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng sẽ giúp các NHTM này nắm bắt trước tình hình biến động của nền kinh tế tốt hơn các đơn vị khác và điều này góp phần làm giảm thiểu rủi ro cho bản thân NHTM. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Köhler (2015) khi tác giả này cho rằng các NHTM tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng sẽ ít rủi ro hơn các NHTM khác. Qua đó, ta có thể thấy rằng các NHTM nào tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng, hoạt động kinh doanh truyền thống của các NHTM, thì có cơ hội nhận được các MXHTN tốt hơn và ngược lại.
Tóm lại, qua việc thảo luận kết quả nghiên cứu trên mô hình các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi và mô hình các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển, tác giả nhận thấy rằng có tồn tại sự khác biệt trong các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi. Cụ thể là, tại các nền kinh tế mới nổi, các yếu tố tác động đến MXHTN của NHTM bao gồm: mức độ rủi ro quốc gia, mức đánh giá rủi ro hoạt động của ngành ngân hàng nơi ngân hàng có trụ sở, yếu tố vốn chủ sở hữu của chính phủ, yếu tố vốn chủ sở hữu của các tập đoàn tài chính quốc tế có quy mô lớn và uy tín, quy mô tổng giá trị tài sản của NHTM, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập
khác từ hoạt động/tổng tài sản bình quân. Còn tại các nền kinh tế phát triển, các yếu tố như: mức đánh giá rủi ro hoạt động của ngành ngân hàng nơi NHTM có trụ sở, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập khác từ hoạt động/tổng tài sản bình quân không có tác động đến MXHTN của NHTM. Tuy nhiên, có thêm một số yếu tố khác tác động đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia này đó là: tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng dư nợ tín dụng ròng, tỷ lệ lãi cận biên, tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân, tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập và tỷ lệ dư nợ tín dụng ròng/tổng tài sản.
4.6.3 Thảo luận kết quả xác định sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi
Như đã trình bày ở phần trên, mục đích tác giả ước lượng lại mô hình Ordered logit trên mẫu dữ liệu gộp của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi và các NHTM tại các nền kinh tế phát triển là nhằm tìm hiểu sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các NHTM tại 2 nhóm các quốc gia này. Tác giả bổ sung thêm biến Emer và các biến tương tác giữa biến Emer với lần lượt từng biến giải thích trong mô hình. Biến Emer có giá trị 1 trong trường hợp các NHTM có trụ sở tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và giá trị 0 cho trường hợp ngược lại. Hệ số hồi quy và mức ý nghĩa thống kê của biến Emer và của biến tương tác giữa biến Emer với lần lượt từng biến giải thích trong các mô hình Ordered logit được trình bày trong các bảng 4.24, bảng 4.25, bảng 4.26 và bảng 4.27 ở trên giúp ta thấy được sự khác biệt trong tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến MXHTN của các NHTM tại 2 nhóm quốc gia này.
4.6.3.1 Sự khác biệt trong tác động của các yếu tố mang tính chất hệ thống đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi
Đối với các yếu tố mang tính chất hệ thống, căn cứ kết quả ước lượng mô hình được trình bày trong bảng 4.24, tác giả nhận thấy rằng hệ số hồi quy của biến Country_rating và Country_rating_Emer đều có ý nghĩa thống kê và đều tác động dương đến MXHTN của các NHTM. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng mô hình hồi quy trong bảng 4.25 cho ta thấy hệ số hồi quy của biến Bicra không có ý nghĩa thống kê nhưng hệ số hồi quy của biến Bicra_Emer lại có ý nghĩa thống kê. Từ đó, ta có thể kết luận rằng MXHTN dài hạn của quốc gia nơi NHTM có trụ sở (đại diện cho mức độ rủi
ro chung của nền kinh tế) có tác động mạnh đến MXHTN của NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi hơn so với tác động của yếu tố này đến MXHTN của NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, yếu tố rủi ro hoạt động của ngành ngân hàng tại quốc nơi NHTM có trụ sở, chỉ có tác động đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi mà thôi. Với kết quả này, tác giả có cơ sở để chấp nhận hoàn toàn giả thuyết 1 (H1): có tồn tại sự khác biệt trong tác động của mức độ rủi ro của quốc gia và mức đánh giá rủi ro hoạt động của ngành ngân hàng nơi NHTM có trụ sở đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
Tương tự kết quả nghiên cứu của luận án, kết quả nghiên cứu của Liu và Ferri (2001) cũng đã chứng minh rằng yếu tố rủi ro quốc gia đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến MXHTN của doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển, tuy nhiên yếu tố này lại có mức ảnh hưởng khiêm tốn đối với MXHTN của các doanh nghiệp tại các nền kinh tế phát triển. Williams và cộng sự (2013) cũng đã chứng minh rằng mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của một quốc gia đóng vai trò như một mức trần giới hạn các MXHTN của các doanh nghiệp tại quốc gia đó. Vai trò này càng thể hiện mạnh mẽ hơn tại các nền kinh tế mới nổi, các nước thường có mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia thấp. Moody’s (1999) cũng khẳng định rằng tình trạng nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi hơn so với các nền kinh tế phát triển.
4.6.3.2 Sự khác biệt trong tác động của yếu tố sở hữu đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi
Đối với các yếu tố thể hiện đặc điểm sở hữu của NHTM, từ kết quả bảng 4.26, ta thấy hệ số hồi quy của biến Group, Government, biến tương tác Group_Emer và Government_Emer đều có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, biến tương tác Group_Emer có tương quan thuận với MXHTN. Tuy nhiên, biến Gorvernment_Emer lại có tương quan nghịch với MXHTN. Điều này cho thấy, tác động tích cực của yếu tố sở hữu của các tập đoàn tài chính quốc tế đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi được gia tăng hơn so với tác động của yếu tố này đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Ngược lại, tác động tích cực của yếu tố sở hữu của chính phủ đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế mới nổi giảm sút so với tác động của yếu
tố này đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Từ đó, tác giả có cơ sở để chấp nhận hoàn toàn giả thuyết 2 (H2) và giả thuyết 3 (H3).
Như đã trình bày ở trên, MXHTN của quốc gia nơi NHTM có vai trò như mức trần đối với MXHTN của các NHTM tại các quốc gia đó. Do MXHTN của các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi trong mẫu dữ liệu quan sát (chi tiết xem phụ lục 10) và trên thực tế đa phần từ MXHTN A trở xuống nên làm cho MXHTN của các NHTM tại các quốc gia này cũng chỉ từ MXHTN A trở xuống. Vì vậy, tại các quốc gia này, MXHTN của các NHTM thuộc sở hữu của các tập đoàn tài chính có quy mô và uy tín trên thế giới có MXHTN từ A trở lên sẽ nhận được những tác động tích cực đáng kể từ sự hỗ trợ của các tập đoàn mẹ hơn so với các NHTM tương tự tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, Mirzaei và cộng sự (2013) đã chứng minh rằng các NHTM thuộc sở hữu của các tập đoàn tài chính nước ngoài tại các nền kinh tế mới nổi có khả năng sinh lời tốt hơn các NHTM thuộc sở hữu nước ngoài tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân là, khi các NHTM nước ngoài thâm nhập vào thị trường tại các nền kinh tế mới nổi, thì các đơn vị này có thể tận dụng được lợi thế về công nghệ và các sản phẩm mới để cạnh tranh với các NHTM quốc nội nhằm tìm kiếm được mức sinh lợi tốt hơn. Trái lại, khi các NHTM nước ngoài thâm nhập vào các quốc gia có nền kinh tế phát triển, thì lợi nhuận của các NHTM này thường giảm sút do phải cạnh tranh với các NHTM lâu đời tại các quốc gia này.
Bên cạnh đó, theo Standard & Poor's (2011a) thì sự hỗ trợ của chính phủ để cải thiện tình hình tài chính của các NHTM thuộc sở hữu của chính phủ tại một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố như: mức độ sẵn sàng để hỗ trợ và khả năng để hỗ trợ của chính phủ. Tuy vậy, khả năng tài chính của các chính phủ tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi thường rất hạn chế so với các chính phủ tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Do vậy, sự hỗ trợ của chính phủ nhằm cải thiện tình hình tài chính của các NHTM thuộc sở hữu của chính phủ tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi cũng sẽ hạn chế hơn so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Cụ thể hơn, Demirguc và Huizinga (2013) đã chứng minh rằng sự lây lan phá sản của các NHTM có tương quan nghịch với sức khỏe tài chính của quốc gia nơi các NHTM có trụ sở. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nguồn lực tài chính dồi dào có thể chi tiêu nhiều hơn cho các gói hỗ trợ tài chính cho các NHTM khi cần thiết và điều
này góp phần làm giảm thiểu khả năng phá sản của các NHTM tại quốc gia đó. Mặt khác, tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi, việc cấp tín dụng của các NHTM thuộc sở hữu của nhà nước thường bị chi phối bởi các chính sách can thiệp của chính phủ và đôi khi các NHTM này phải cấp tín dụng cho các dự án không có khả năng sinh lợi và có mức độ rủi ro cao. Cụ thể hơn, Lassoued và cộng sự (2016) cho rằng các NHTM thuộc sở hữu của chính phủ tại các nền kinh tế mới nổi thường có mức độ rủi ro cao hơn các đơn vị khác. Nguyên nhân thứ 1 vì chính sách cho vay của các NHTM này thường hướng tới mục tiêu xã hội hơn là mục tiêu hiệu quả kinh doanh. Cụ thể như việc các NHTM này tài trợ vốn cho các dự án không có khả năng sinh lợi nhưng phục vụ cho các mục tiêu xã hội của nhà nước hay tài trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả nhưng thuộc diện ưu tiên phát triển của quốc gia. Nguyên nhân thứ 2 vì các NHTM thuộc sở hữu nhà nước thường được điều hành bởi các nhân vật chính trị. Tuy nhiên, cơ chế quản lý và giám sát hoạt động NHTM tại các nền kinh tế mới nổi chưa hoàn thiện. Do vậy, các cá nhân này có thể có xu hướng điều hành ngân hàng nhằm phục vụ lợi ích cho bản thân hay lợi ích của đảng phái chính trị mà họ tham gia. Từ đó, ta có thể hiểu được nguyên nhân vì sao tác động tích cực của biến Government đến MXHTN của NHTM bị giảm sút trong trường hợp NHTM có trụ sở tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi.
4.6.3.3 Sự khác biệt trong tác động của yếu tố quy mô và các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi
Tiếp theo, căn cứ kết quả ước lượng các mô hình Ordered logit trong bảng 4.27, ta thấy hệ số hồi quy của biến LnAss có ý nghĩa thống kê tuy nhiên hệ số hồi quy của biến tương tác LnAss_Emer không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ước lượng. Điều này cho ta thấy không có sự khác biệt đáng kể trong tác động của yếu tố quy mô tổng tài sản đến MXHTN của NHTM giữa các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi và các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Từ kết quả này, ta bác bỏ hoàn toàn giả thuyết 4 (H4): có tồn tại sự khác biệt trong tác động của quy mô tổng tài sản đến MXHTN của NHTM tại các nền kinh tế phát triển so với các nền kinh tế mới nổi.
Đối với các chỉ tiêu tài chính thể hiện chất lượng tài sản, tác giả nhận thấy hệ số hồi quy của biến LoanLoss_Ln, biến tương tác AssGrow_Emer và LoanLoss_Ln_Emer có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, hệ số hồi quy của biến AssGrow không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, biến AssGrow_Emer có tác động âm đến
MXHTN của các NHTM. Kết quả này cho thấy, tốc độ tăng trưởng quy mô tổng tài sản bình quân 3 năm có tác động tiêu cực đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi tuy nhiên lại không có tác động đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân của vấn đề này, tác giả đã trình bày trong mục 4.6.1 ở trên.
Ngoài ra, biến LoanLoss_Ln có tác động âm đến MXHTN tuy nhiên biến LoanLoss_Ln_Emer lại có tác động dương đến MXHTN. Điều này cho thấy tác động của chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ quá hạn/tổng dư nợ đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi giảm sút so với tác động của chỉ tiêu này đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân của vấn đề có thể bắt nguồn từ vấn đề bất cân xứng thông tin như đã trình bày ở phần trên. Cụ thể, theo Suarez (2001) nguyên nhân làm cho các chỉ tiêu tài chính thể hiện chất lượng tài sản của NHTM không phát huy vai trò là chỉ số phản ánh mức độ rủi ro của NHTM tại các các nền kinh tế mới nổi là vì sự không thống nhất trong chuẩn mực kế toán. Đồng thời, hệ thống báo cáo của các NHTM tại các quốc gia này không thực sự chuẩn xác do các khoản nợ quá hạn không được phân loại đúng và các khoản dự phòng cho các tổn thất tín dụng không được phản ánh đầy đủ. Bên cạnh đó, khung pháp lý về việc công bố thông tin của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi còn chưa hoàn thiện. Điều này làm cho các cơ quan quản lý không thể có những biện pháp xử lý thích đáng khi có những sai phạm xảy ra. Và ngay cả khi các chuẩn mực kế toán, hệ thống báo cáo và khung pháp lý được hoàn thiện thì tại các nền kinh tế mới nổi, các chỉ tiêu tài chính này cũng khó phát huy đầy đủ được vai trò phản ánh mức độ rủi ro của NHTM. Bởi vì khả năng thanh khoản của thị trường đối với các khoản nợ vay và tài sản thế chấp của ngân hàng còn rất hạn chế tại các quốc gia này. Do vậy, việc thanh lý các tài sản thế chấp hay bán các khoản nợ xấu tại các quốc gia này gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, Shen và cộng sự (2012) cũng đã chứng minh rằng sự tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia có tình trạng bất cân xứng thông cao sẽ bị giảm sút so với tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của các NHTM tại các quốc gia có tình trạng bất cân xứng thông tin thấp. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường có môi trường pháp lý chặt chẽ, và những quy định cụ thể, nghiêm ngặt về việc công bố thông tin của các NHTM. Do vậy, vấn đề bất cân xứng thông tin tại các quốc gia này được giảm thiểu hơn so với
các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi. Chính vì vậy, tác động của các chỉ tiêu tài chính đến MXHTN của NHTM tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ rõ ràng hơn so với tác động của các yếu tố này đến MXHTN của NHTM tại các quốc gia thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi.
Tiếp theo, đối với các chỉ tiêu thể hiện năng lực nguồn vốn chủ sở hữu, tác giả nhận thấy các hệ số hồi quy của biến Equ_Ass và Equ_Loan đều có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, các hệ số hồi quy của biến Equ_Ass_Emer và Equ_Loan_Emer lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy, tác động của chỉ tiêu tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (biến Equ_Ass) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng dư nợ tín dụng ròng (biến Equ_Loan) đến MXHTN của NHTM không có sự khác biệt nhau giữa các nước thuộc nhóm các nền kinh tế mới nổi và các nước có nền kinh tế phát triển. Giải thích vấn đề này, Shen và cộng sự (2012) cho rằng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá rất cao sự ảnh hưởng của các chỉ số phản ánh năng lực nguồn vốn chủ sở hữu của NHTM đến MXHTN ở cả các quốc gia có tình trạng bất cân xứng thông tin cao và các quốc gia có tình trạng bất cân xứng thông tin thấp. Do vậy, mặc dù các chỉ số này không thực sự minh bạch và thường sai lệch tại các quốc gia có tình trạng bất cân xứng thông tin cao nhưng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm không còn sự chọn lựa nào tốt hơn và phải thực hiện phân loại NHTM có các chỉ số thể hiện năng lực vốn chủ sở hữu tốt hơn vào các MXHTN tốt hơn.
Bên cạnh đó, đối với các tỷ số thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động, căn cứ kết quả trình bày trong bảng 4.27, tác giả nhận thấy hệ số hồi quy của biến NIM, ROAE, Exp_Int, NIM_Emer, ROAE_Emer và Exp_Int_Emer đều có ý nghĩa thống kê trong các mô hình Ordered logit. Trong đó, biến Exp_Int_Emer, NIM_Emer và ROAE_Emer đều có tác động trái chiều so với tác động của biến Exp_Int, NIM và ROAE trong mô hình. Từ đó, ta có thể kết luận rằng, tác động của các chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động của NHTM như: tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập, tỷ lệ lãi cận biên và tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân đến MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế mới nổi giảm sút so với tác động của các chỉ tiêu này đối với MXHTN của các NHTM tại các nền kinh tế phát triển. Nguyên nhân của vấn đề có thể bắt nguồn từ vấn đề bất cân xứng thông tin như phân tích ở phần trên. Mặt khác, riêng đối với chỉ tiêu lợi nhuận ròng/tổng nguồn vốn chủ sở hữu bình quân (biến ROAE) thì sự tác động ngược chiều