soát quan trọng đối với tất cả các loại hoạt động, cấp độ hoạt động trong các doanh nghiệp khác nhau, không kể các doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thuộc bất cứ hình thức sở hữu nào. Theo loại hình kiểm soát này, nhà quản lý lựa chọn các tiêu chí đầu ra phản ánh hiệu quả hoạt động hoặc hiệu năng quản lý ở từng cấp độ, từng loại hình hoạt động. Dựa vào tiêu chí, các hoạt động đo lường, đánh giá được thực hiện nhằm xác định các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn được thiết lập có đạt được hay không. Dựa trên bản chất của loại hình kiểm soát đầu ra và đặc điểm hoạt động trong các doanh nghiệp may Việt Nam, các tiêu chí được Tác giả đề xuất trong đo lường và đánh giá hướng đến các chu trình hoạt động cơ bản trong những doanh nghiệp này như: đánh giá việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất, đánh giá thiệt hại do sản phẩm không phù hợp, đánh giá việc sử dụng và quản lý nhân sự, đánh giá hoạt động thanh toán với khách hàng. Các thước đo được sử dụng để đo lường và đánh giá được lựa chọn phù hợp với đối tượng kiểm soát bao gồm cả thước đo tài chính và thước đo phi tài chính.
Đánh giá việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất: Mục tiêu của việc đánh giá này liên quan đến hai nội dung cơ bản, đó là tính hợp lý cùng tính khả thi của việc lập kế hoạch sản xuất và mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất trên thực tế. (Bảng 3.4)
Đánh giá thiệt hại do sản phẩm không phù hợp: Chất lượng của sản phẩm thể hiện “mức độ của một tập hợp các đặc tính cần phải có để đáp ứng các yêu cầu” của các bên quan tâm khác nhau (nhà sản xuất, khách hàng, yêu cầu của các bên có liên quan khác như thoả mãn các quy định, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường,..), vì vậy, tiêu chí đánh giá chất lượng cũng phải được xây dựng trên cơ sở đáp ứng được yêu cầu của những bên quan tâm này. Do các doanh nghiệp may Việt Nam chủ yếu sản xuất gia công đơn thuần để xuất khẩu sản phẩm nên các tiêu chí dùng để đo lường phải phù hợp với các yêu cầu đặt ra đối với sản phẩm của Ngành May toàn cầu. Các tiêu chuẩn sử dụng để đánh giá cũng phải theo thông lệ phổ biến của quốc tế và kinh nghiệm của Ngành May trên thế giới. Ví dụ, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu thực tế không được phép vượt quá định mức trong khoảng từ 2% - 3%. Tương tự như vậy, tỷ lệ sản phẩm hỏng cũng không được phép vượt quá định mức này. Các tiêu chí được trình bày tại Bảng 3.5.
Bảng 3.4. Tiêu chí đánh giá việc lập và thực hiện kế hoạch sản xuất
Tiêu chí đánh giá tương ứng | |
Lập kế hoạch sản xuất | Mức độ phù hợp của kế hoạch sản xuất với chiến lược chung của doanh nghiệp Mức độ phù hợp của kế hoạch sản xuất với kế hoạch tài chính (sự phù hợp của sản lượng sản xuất với doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo kế hoạch tài chính) Sự đầy đủ của kế hoạch sản xuất chi tiết so với kế hoạch sản xuất tổng thể Mức độ sát thực của kế hoạch sản xuất (tổng thể và chi tiết) với nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, máy móc thiết bị, nhà xưởng và các điều kiện hỗ trợ kèm theo khác) |
Mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất trên thực tế | Thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân chủ quan (thiếu lao động, năng suất lao động thấp, thiếu máy móc thiết bị, máy móc thiết bị bị hỏng,...) Thời gian ngừng sản xuất vì các nguyên nhân khách quan (sự cố mất điện, thiên tai,...) Thời gian giao hàng thực tế so với thời gian giao hàng mà khách hàng yêu cầu Mức độ thiệt hại từ các chi phí phát sinh do giao hàng chậm (chi phí bị phạt hợp đồng, chi phí tăng lên do phải chịu cước vận chuyển bằng đường hàng không,...) Năng suất lao động bình quân (tính theo sản lượng, doanh thu) thực hiện so với kế hoạch |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Điều Tra Về Số Lượng Kiểm Toán Viên Nội Bộ Theo Quy Mô Do Ifac Thực Hiện
- Giải Pháp Hoàn Thiện Thủ Tục Kiểm Soát
- Xây Dựng Hệ Thống Tiêu Chí Để Đo Lường Và Đánh Giá Các Hoạt Động Trong Doanh Nghiệp May Mặc Việt Nam
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 32
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - 33
- Hệ Thống Quản Lý Tại Tổng Công Ty Cổ Phần May 10
Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.
Đánh giá việc quản lý và sử dụng nhân sự: Với mục tiêu xây dựng mối quan hệ hài hoà và hiệu quả giữa doanh nghiệp với người lao động trong khuôn khổ phù hợp với quy định của các văn bản pháp lý điều chỉnh mối quan hệ này và những yêu cầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, trước hết các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý và sử dụng nhân sự phải hướng đến sự tuân thủ các quy định trong Bộ Luật Lao động Việt Nam hiện hành và các văn bản pháp lý khác có liên quan hoặc các yêu cầu đặt ra về trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội. Bên cạnh đó, cần
phải xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá xem liệu hoạt động quản lý và sử dụng nhân sự tại đơn vị có hiệu quả không, có giúp cho nhà quản lý đạt được các mục tiêu mong muốn hay không. Trên cơ sở các nội dung và mục tiêu đánh giá, các tiêu chí tương ứng được xây dựng bao gồm: (Bảng 3.6).
Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm
Tiêu chí đánh giá tương ứng | |
Chất lượng đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất | Tỷ lệ sản phẩm làm đúng/Tỷ lệ sản phẩm tái chế/Tỷ lệ sản phẩm bị hạ phẩm cấp Độ lệch các thông số của sản phẩm so với tiêu chuẩn Tỷ lệ phế liệu thực tế so với định mức Tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu so với định mức Mức độ thiệt hại do các chi phí sữa chữa hoặc tái chế sản phẩm phát sinh, năng suất lao động bị sút giảm do sản phẩm hỏng,... |
Chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng | Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm Mức độ trung thành của khách hàng (thể hiện ở số lượng khách hàng truyền thống mà doanh nghiệp đang có, hoặc số lượng khách hàng truyền thống bị mất đi...) Số lượng các khách hàng mới có được do uy tín về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Số lượng các lần khiếu nại về chất lượng sản phẩm trong tháng, quý, năm Mức độ thiệt hại do chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu (chi phí bị phạt do chất lượng không đạt yêu cầu, mức giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp chấp nhận, chi phí thiệt hại do khách hàng không thanh toán vì lý do chất lượng,...) |
Chất lượng đáp ứng được yêu cầu của các bên có liên quan khác | Mức độ thoả mãn các quy định và tiêu chuẩn của nhà nước về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường,... Mức độ thoả mãn các quy định và tiêu chuẩn của nước nhập khẩu về bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường,... |
Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp lý khác có liên quan hoặc theo Hệ thống Trách nhiệm xã hội SA 8000
Các tiêu chí đánh giá tương ứng | |
Lao động trẻ em | Có ban hành chính sách và các thủ tục tuyển dụng không cho phép tuyển lao động trẻ em vào làm việc tại doanh nghiệp không? Tại công ty có lao động ở độ tuổi dưới 15 không? nếu có thì số lượng là bao nhiêu? Tại công ty có lao động ở độ tuổi từ 15 đến dưới 18 tuổi hay không? nếu có thì số lượng là bao nhiêu? Khi thiếu lao động, nhà quản lý có sẵn sàng tuyển dụng lao động trẻ em không? Khi phát hiện có lao động trẻ em, công ty có thiết lập các thủ tục cứu trợ cần thiết không? |
Lao động cưỡng bức | Có dùng các biện pháp cưỡng bức để người lao động làm việc tại Công ty hay không? Tại Công ty có chính sách tuyển dụng ban hành chính thức bằng văn bản không? Khi tuyển dụng người lao động có được ký hợp đồng với Công ty để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ không? |
Tại Công ty có ban hành quy định chính thức bằng văn bản về an | |
toàn và sức khoẻ cho người lao động tại nơi làm việc không? | |
Các rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khoẻ có được | |
nhà quản lý nhận diện và đánh giá không? | |
Có xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người | |
lao động như bảo hộ lao động, hệ thống nhà ăn, nước uống đảm bảo | |
An toàn và sức | vệ sinh, hệ thống nhà vệ sinh, hệ thống phòng cháy chữa cháy, lối |
khỏe | thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp,… cho người lao động không? |
Có các quy định về kiểm soát các mối nguy có thể xảy ra đối với | |
người lao động không? | |
Có thực hiện việc đào tạo cho người lao động về việc thực hiện các | |
quy định về an toàn và sức khoẻ hay không? | |
Có bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm về an toàn và sức khoẻ | |
của người lao động tại Công ty không? |
Công ty có cho phép người lao động thành lập tổ chức công đoàn hoặc được quyền thương lượng tập thể không? Công ty có thành kiến hoặc không chấp nhận những đề xuất chính đáng bảo vệ quyền lợi người lao động từ tổ chức công đoàn hoặc hiệp hội tập thể của người lao động không? | |
Phân biệt đối xử | Công ty có các chính sách và biện pháp để chống sự phân biệt đối xử với người lao động không? Có bằng chứng nào chứng tỏ người lao động tại Công ty bị phân biệt đối xử về tôn giáo, giới tính, nguồn gốc, đẳng cấp,.. không? |
Thi hành kỷ luật | Tại Công ty có nội quy và quy định về kỷ luật lao động không? Các hình thức kỷ luật tại Công ty có phù hợp với quy định của pháp luật không? Quy trình thi hành kỷ luật có đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng đối với người lao động không? |
Thời gian làm việc | Tại Công ty người lao động có phải làm thêm giờ không? Người lao động có tự nguyện làm thêm giờ không? Số giờ làm thêm có theo đúng quy định của Luật Lao động hoặc tiêu chuẩn về giờ làm thêm theo Hệ thống SA 8000 không? Người lao động có được trả công theo đúng quy định của pháp luật đối với số giờ làm thêm không? |
Trả công người lao động | Tại Công ty có chính sách về lương, thưởng cho người lao động được ban hành chính thức bằng văn bản không? Công ty có trả lương cho người lao động đảm bảo bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định không? Thu nhập của người lao động có đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về mức sống không? Các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp) cho người lao động có được thực hiện theo đúng các quy định không? |
Việc tuân thủ các quy định của Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp lý khác có liên quan hoặc đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong Hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000 là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên đó mới chỉ là những yêu cầu tối thiểu
mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Mục tiêu quan trọng và khó khăn hơn là làm thế nào hoạt động quản lý và sử dụng nhân lực trong doanh nghiệp may mặc phát huy được tính hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất kinh doanh đặt ra. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả và hiệu năng trong quản lý và sử dụng nhân lực được thiết kế bao gồm:
Bảng 3.7. Tiêu chí đánh giá hiệu quả và hiệu năng trong quản lý và sử dụng nhân lực tại các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Tiêu chí đánh giá tương ứng | |
Mục tiêu hiệu quả | Năng suất lao động bình quân của người lao động (tiêu chí này có thể đo lường bằng thước đo hiện vật - theo từng loại sản phẩm hoặc sản phẩm quy chuẩn; hoặc thước đo tiền tệ - doanh thu bình quân do người lao động tạo ra) trên cơ sở so sánh với mức bình quân chung của toàn Ngành hoặc so với các kỳ trước Mức tiết kiệm tuyệt đối của chi phí đào tạo, tuyển dụng,… kỳ này so với các kỳ trước Mức tiết kiệm tương đối của chi phí tiền lương và các chi phí khác có liên quan khi năng suất lao động tăng lên Mức thiệt hại (các chi phí phát sinh) do lao động nghỉ việc hoặc bỏ việc Sức sinh lợi của chi phí về tiền lương và các khoản có tính chất lương Sức sinh lợi của một lao động nói chung Sức sinh lợi của một lao động trực tiếp |
Mục tiêu hiệu năng | Số lượng lao động thực tế nghỉ việc hoặc bỏ việc không có lý do so với dự kiến Tỷ lệ biến động lao động vì lý do ốm đau, thai sản,.. Tỷ lệ biến động do lao động nghỉ việc, bỏ việc không có lý do Mức độ ổn định của lao động Thời gian ngừng sản xuất do lao động nghỉ việc hoặc bỏ việc Thời gian giao hàng chậm so với hợp đồng do lao động nghỉ việc hoặc bỏ việc |
Đánh giá hoạt động thanh toán với khách hàng: Tính hữu hiệu trong kiểm soát thanh toán thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau có gắn liền với đặc điểm và bản chất của hoạt động. Những phương diện cần đánh giá bao gồm: loại khách hàng, phương thức thanh toán, theo dõi và báo cáo công nợ sau bán hàng và tình hình khách hàng thanh toán cho doanh nghiệp. Cụ thể, các tiêu chí được thiết lập như sau (Bảng 3.8):
Bảng 3.8. Tiêu chí đánh giá hoạt động thanh toán với khách hàng
Tiêu chí đánh giá tương ứng | |
Khách hàng | Số lượng khách hàng (so sánh kỳ này với các kỳ trước) Cơ cấu khách hàng (về số lượng và theo doanh thu). Cơ cấu khách hàng bao gồm khách hàng nhập khẩu trực tiếp, trung gian thương mại, bên uỷ thác giao gia công và các khách hàng khác (phân tích tính hiệu quả trong cơ cấu khách hàng, so sánh cơ cấu khách hàng kỳ này với các kỳ trước) |
Phương thức thanh toán | Loại hình phương thức thanh toán Cơ cấu phương thức thanh toán (theo doanh thu). Cơ cấu phương thức thanh toán bao gồm chuyển tiền T/T, M/T hoặc tín dụng thư L/C và các phương thức khác (phân tích rủi ro theo phương thức thanh toán, so sánh cơ cấu phương thức khách hàng kỳ này với các kỳ trước) |
Theo dõi và báo cáo tình hình công nợ sau bán hàng | Mức độ chi tiết trong theo dõi công nợ đến từng khách hàng, từng đơn đặt hàng Tỷ lệ khách hàng được đối chiếu công nợ Thời gian thực tế nộp báo cáo tình hình công nợ cho nhà quản lý so với thời gian theo quy định Mức độ khả dụng của báo cáo Mức độ thiệt hại do không theo dõi công nợ, không đối chiếu công nợ hoặc không báo cáo tình hình thanh toán của khách hàng chính xác và kịp thời |
Nợ phải thu | Hệ số nợ phải thu trên tổng doanh thu Thời gian khách hàng quá hạn thanh toán Hệ số dự phòng nợ phải thu khó đòi trên tổng doanh thu hoặc tổng nợ phải thu khách hàng Mức độ thiệt hại do các chi phí phát sinh trong quá trình theo dõi và đòi nợ khách hàng Hệ số nợ phải thu khó đòi bị xoá sổ trên tổng doanh thu hoặc tổng nợ phải thu khách hàng |
3.3. Kiến nghị thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước
Thứ nhất, chỉ đạo và hỗ trợ xây dựng hệ thống tự vệ thương mại trong thương mại quốc tế thời kỳ hội nhập cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với các vụ kiện về chống bán phá giá và trợ cấp như giày mũi da, xe đạp xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, tôm đông lạnh, túi nhựa PE sang thị trường Mỹ… Chẳng hạn, cuối tháng 10 năm 2009, Bộ Thương mại Mỹ ra kết luận về cuộc điều tra chống bán phá giá túi nhựa PE xuất xứ từ Việt Nam với biên độ thuế 52,3 - 76,11%. Trong vụ kiện này, sự thiếu hợp tác của doanh nghiệp là một bài học đắt giá. Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu chọn ra 9 doanh nghiệp để thanh tra quá trình sản xuất, tuy nhiên, hai trong ba bị đơn chính là Công ty liên doanh Việt Nam - Đài Loan, Fotai Vietnam Enterprise và Advance Polybag rút lui, khiến Bộ này cho rằng phía Việt Nam “có vấn đề” nên áp ngay thuế tạm thời ở mức cao nhất 76% làm cho các doanh nghiệp khác bị vạ lây. Rõ ràng, hiểu biết của nhiều hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về quyền được sử dụng các thủ tục, phương pháp và kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong thương mại quốc tế còn có nhiều hạn chế. Với chiến lược hướng phát triển Ngành Dệt, May hướng đến xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn, điều cần thiết và quan trọng nhất hiện nay mà nhà nước cần phải thực hiện là chỉ đạo và hỗ trợ xây dựng hệ thống tự vệ thương mại trong thương mại quốc tế trong thời kỳ hội nhập cho các doanh nghiệp may mặc. Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam chưa phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá. Tuy nhiên, bài học kinh nghiệm từ các ngành sản xuất để xuất khẩu khác tại Việt Nam cho thấy, nguy cơ bị kiện bán phá giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Xét về năng lực, Ngành Dệt May có doanh thu xuất khẩu lớn nhất trong nền kinh tế. Các thị trường chính của Dệt May bao gồm các nước như Mỹ, Nhật Bản, EU, là những nước tích cực áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại nhất. Chẳng hạn như Mỹ đã áp dụng bảy biện pháp phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài kể từ hội nghị G20 năm 2008 ảnh hưởng đến 120 quốc gia. Riêng đối với hàng dệt may Việt Nam, Chính phủ Mỹ duy trì cơ chế giám sát tự