Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO - 3


khái niệm rủi ro trong kiểm toán. Theo ISA 315, KSNB được hiểu là một quá trình do bộ máy quản lý, Ban Giám đốc (BGĐ) và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu BCTC đáng tin cậy, pháp luật và các quy định được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”. Như vậy, định nghĩa về KSNB theo ISA 315 đã dựa trên định nghĩa về KSNB của Báo cáo COSO năm 1992.

Sau đó, lại tiếp tục các nghiên cứu được thực hiện đề cập đến KSNB trong mối liên hệ với KTNB như nghiên cứu Kiểm toán nội bộ hiện đại kế thừa quan điểm của Brink” của tác giả Robert R. Moller (2005).

Nghiên cứu về KSNB trong mối quan hệ với chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết.

Một số nghiên cứu tiêu biểu cho thấy KSNB là công cụ hữu ích trong việc tạo ra BCTC chất lượng, trong đó các thành phần của KSNB có ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán tài chính, cụ thể: Kết quả nghiên cứu của Uỷ ban tài trợ tại Mỹ năm 1987 cho thấy nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin tài chính của các công ty đó là sự vắng bóng hoặc yếu kém trong tổ chức KSNB. Mối liên hệ giữa chất lượng thông tin BCTC và bộ phận KTNB của các công ty niêm yết - một trong những yếu tố quan trọng của HTKSNB được xác định qua nghiên của của Defond, M., Jiambalvo (1991). Theo Angella.A (2009) thì kết quả nghiên cứu trong báo cáo của Uỷ ban tài trợ (Treadway Commission) năm 1987 tại Mỹ đã cho thấy sự vắng bóng hoặc yếu kém của KSNB là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin tài chính của các công ty. Sau đó, các thủ tục KSNB có ảnh hưởng tới việc lập BCTC được kết luận trong nghiên cứu của J.Altamuro (2010) khi kiểm chứng việc thực hiện KSNB bởi FDICIA (the Federal Depository Insurance Corporation Improvement Act - USA) trong suốt thập niên 1990. Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng tăng cường KSNB về giám sát và lập báo cáo dẫn đến việc gia tăng chất lượng lập BCTC trong lĩnh vực ngân hàng. N.Klai (2011) lại kh ng định đặc điểm của BGĐ của công ty niêm yết có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường


chứng khoán Tunisi và đã đưa ra kết luận các công ty này có BGĐ thiếu tính độc lập. BGĐ mạnh phải đặt lợi ích của các cổ đông trước tiên có thể ngăn chặn công ty từ những việc đưa hối lộ cho quan chức. BGĐ công ty thực hiện kiểm soát tốt sẽ nỗ lực cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho những người quan tâm và công chúng. Năm 2012, nghiên cứu thực chứng của Alvin A.Arens (2012) cho thấy những vấn đề liên quan đến việc lập và trình bày BCTC của Enron và WorldCom từ những yếu kém trong KSNB của công ty.

Nghiên cứu về KSNB trong lĩnh vực ngân hàng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, tác giả tìm hiểu có một số nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của HTKSNB trong ngân hàng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng thực hiện cho mục đích xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB ngân hàng.

Vận dụng các quy định về KSNB của COSO vào các hoạt động ngân hàng trong Báo cáo của Uỷ ban Basel (Basel 1998), Uỷ ban Basel ngày càng tập trung vào tầm quan trọng của KSNB trong ngân hàng. Báo cáo Basel nhấn mạnh KSNB là một quá trình bị ảnh hưởng bởi BGĐ, quản lý cấp cao và các cấp của nhân viên. Nó không phải là chỉ duy nhất một thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm nhất định mà là hoạt động liên tục ở tất cả các cấp trong ngân hàng. Hội đồng quản trị (HĐQT) và quản lý cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập văn hóa phù hợp để tạo điều kiện cho KSNB hiệu quả và theo dõi hiệu quả của nó trên cơ sở liên tục. Tuy nhiên, mỗi cá nhân trong một tổ chức đều phải tham gia vào quá trình này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Sau đó, các nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB trong hoạt động của ngân hàng. Karagiorgos, Drogalas và Dimou (2008) đã kh ng định sự tương tác giữa các thành phần của HTKSNB và hiệu quả của KSNB trong ngân hàng ở Hy Lạp. Nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB trong việc đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của các TCTD, hỗ trợ duy trì sự ổn định trong hệ thống ngân hàng. C ng quan điểm, việc nhận định mỗi ngân hàng cần tạo ra và thiết lập một HTKSNB tiêu chuẩn và đủ mạnh để giúp chống lại những âm


Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO - 3

mưu gian lận nhằm thúc đẩy hoạt động liên tục và đảm bảo tính thanh khoản, khả năng thanh toán được đưa ra trong nghiên cứu của Olatunji (2009). Amudo và Inanga (2009) lại thực hiện nghiên cứu đánh giá HTKSNB từ Uganda với các nước thành viên khu vực Ngân hàng Phát triển Châu Phi với mô hình được phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và Khuôn khổ Kiểm soát và Kiểm tra hệ thống thông tin (COBIT) và đi đến kết luận xác định sáu thành phần chủ yếu sau đây của một HTKSNB hiệu quả bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát và công nghệ thông tin (CNTT) trong nghiên cứu của họ. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của KSNB là có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của sáu thành phần chính được xác định bởi mô hình. Nghiên cứu này mới thực hiện tại Uganda nên có thể chưa đúng với mọi quốc gia cụ thể với hoàn cảnh và đặc điểm khác nhau. Trong nghiên cứu về các ngân hàng ở Zimbabwe, Njanike, K và các cộng sự (2011) đã đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KSNB để đảm bảo quản trị doanh nghiệp tốt trong ngân hàng ở nước này. Nghiên cứu đã đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu: (1) KSNB đã hoạt động hiệu quả như thế nào trong lĩnh vực ngân hàng của Zimbabwe (2) Làm thế nào KSNB hiệu quả có thể được thực hiện để thúc đẩy quản trị doanh nghiệp. Tiếp sau đó là nghiên cứu của Adeyemi et al (2011) với nhận định một HTKSNB không đầy đủ dẫn đến không thể nhận biết những hoạt động gian lận và làm giảm hiệu suất của ngân hàng. Nghiên cứu của Socol A (2011) lại nhấn mạnh việc HĐQT và Ban điều hành (BĐH) cần thúc đẩy các tiêu chuẩn về đạo đức và tính trung thực, thiết lập văn hóa làm nổi bật và thể hiện tầm quan trọng của KSNB trên tất cả các cấp tổ chức; tất cả nhân viên của ngân hàng phải được nhận thức về vai trò mà họ có trong HTKSNB và phải được chủ động tham gia vào quá trình này. Năm 2011, Sultana & Haque đã đánh giá tính hiệu quả của HTKSNB đã phát triển trong sáu ngân hàng tư nhân niêm yết ở Bangladesh. Nghiên cứu đã xây dựng các mô hình được phát triển từ khuôn khổ KSNB của báo cáo COSO. Mô hình nghiên cứu đã đánh giá năm thành phần của KSNB ảnh hưởng tới 03 mục tiêu kiểm soát, bao gồm: hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của BCTC và sự tuân thủ các quy định của pháp luật và các


quy định liên quan khác. Nghiên cứu đã kết luận một số ngân hàng ở đây đã thiếu một vài các thành phần của HTKSNB dẫn đến kém hiệu quả nên cần đánh giá cấu trúc HTKSNB trong một đơn vị. Cũng trong năm 2011, Charles, E.I. đã đánh giá KSNB trong NHTM ở Nigeria dựa trên năm yếu tố theo báo cáo COSO và đưa ra sáu câu hỏi, cụ thể là: (1) Có thể đặt sự phụ thuộc vào KSNB của ngân hàng ở Nigeria không? (2) Sự hiện diện của KSNB có thể dẫn đến hiệu quả trong việc quản lý các ngân hàng ở Nigeria không? (3) KSNB có chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Nigeria không? (4) Có mối tương quan tích cực giữa KSNB và sự phụ thuộc được đặt vào BCTC và báo cáo quản trị không? (5) Có mối tương quan tích cực giữa KSNB và sự tuân thủ của ngân hàng với luật pháp và các quy định hiện hành không? (6) Có mối quan hệ giữa KSNB, lợi nhuận và thanh khoản của các ngân hàng ở Nigeria không? Kết quả nghiên cứu cho thấy các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận. Một nghiên cứu mới của Hayali et al (2012) cho biết việc thiết lập HTKSNB đã trở thành một nghĩa vụ pháp lý kể từ khi luật mới về ngân hàng và các quy định của BRSA ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu tiếp tục kh ng định tầm quan trọng của HTKSNB cũng như tác động của nó đối với hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, cấu trúc hiện tại của HTKSNB trong ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ được giải thích và đánh giá thông qua các báo cáo hàng năm. Nghiên cứu cũng cho thấy các hoạt động KSNB của các ngân hàng đang thích nghi với các tiêu chuẩn quốc tế ở Thổ Nhĩ Kỳ và thủ tục kiểm soát có hiệu quả tồn tại trong hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhận định cơ chế KSNB hiệu quả có tác động lớn đến triển vọng mạnh mẽ và ổn định của ngành ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong nghiên cứu về tính hiệu quả của HTKSNB ở các ngân hàng khu vực phía Đông của Ghana, William và Kwasi (2013) cũng đã nhận định rằng HTKSNB hỗ trợ nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị mình. Thêm một nghiên cứu thực chứng sau đó đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB của các ngân hàng ở Ghana của Ayagre, Applian-Gyamerah and Nartey (2014) cũng đi đến kết luận rằng các ngân hàng này đã có KSNB đủ mạnh. Sau đó là các nghiên cứu được thực hiện tại các ngân hàng ở Srilanka, cụ thể là nghiên cứu của Gamage CT et al (2014) với


kết luận có sự tác động cùng chiều của các biến độc lập bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin truyền thông, các hoạt động kiểm soát và giám sát đến biến phụ thuộc là sự hữu hiệu của HTKSNB và nghiên cứ của Gamage CT, Low, Lock Teng Keving (2018) với kết luận kh ng định mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa các thành phần của HTKSNB và sự hữu hiệu của HTKSNB, ban lãnh đạo của các ngân hàng ở đây đã nhận thức và thực hiện một HTKSNB đủ mạnh.

Các nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nghiên cứu HTKSNB trong mối quan hệ với quản trị, KTNB và kiểm toán độc lập, thông tin kế toán và trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết chưa xây dựng được khung lý thuyết về HTKSNB cho từng lĩnh vực mà đang sử dụng khuôn mẫu chung. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện chủ yếu tại một số quốc gia phát triển có hoạt động KSNB ra đời và phát triển từ lâu như Mỹ, Châu Âu hoặc một số nước có nền kinh tế kém phát triển như Srilanka, Uganda, Ghana… Trong khi nguyên tắc của KSNB là đảm bảo sự khác biệt nên việc ứng dụng kết quả của các nghiên cứu trên vào nước đang phát triển như Việt Nam sẽ khó phù hợp vì đặc thù khác nhau trong hoạt động ngân hàng giữa các quốc gia.

2.2 Các nghiên cứu trong nước

Các nghiên cứu trong nước về KSNB được thực hiện chủ yếu theo các hướng: nghiên cứu lý luận về HTKSNB, nghiên cứu về HTKSNB trong một đơn vị cụ thể (tập đoàn, tổng công ty, các NHTM), các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB trong một đơn vị cụ thể (các NHTM).

Các nghiên cứu liên quan đến lý luận về KSNB

Các nghiên cứu lý luận liên quan đến KSNB được thực hiện qua các giáo trình, tài liệu giảng dạy ở một số trường đại học như cuốn Kiểm toán” của Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005; cuốn Kiểm toán tài chính” của Nguyễn Quang Quynh năm 2006; cuốn Kiểm soát nội bộ” của Trần Thị Giang Tân và Bộ môn kiểm toán năm 2012 nghiên cứu đầy đủ về KSNB và HTKSNB trong doanh nghiệp theo khuôn mẫu của tổ chức COSO. Bên cạnh đó, Phạm Quang Huy (2014) đã thực hiện một nghiên cứu luận bàn về COSO 2013 và định hướng vận dụng


trong việc giám sát quá trình thực thi chiến lược kinh doanh và đã chứng minh được mối quan hệ giữa việc thiết lập một quy chế kiểm soát tốt và việc đạt được những công việc đưa ra trong năm kế tiếp.

Các nghiên cứu về KSNB tại các đơn vị cụ thể

Trong thời gian gần đây đã có một số nghiên cứu về HTKNNB nhưng không phải trong một doanh nghiệp cụ thể mà phạm vi nghiên cứu rộng hơn trong một Ngành, Bộ hoặc một Tổng công ty tại Việt Nam hay cả Hệ thống ngân hàng. Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004) thực hiện về đề tài Xây dựng HTKSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” nhằm nghiên cứu thiết kế và vận hành HTKSNB phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp này. Sau đó, các Luận án tiến sĩ nghiên cứu về HTKSNB bằng phương pháp khảo sát HTKSNB để đánh giá thực trạng HTSKNB từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện HTKSNB của các đơn vị được nghiên cứu. Phạm Bính Ngọ (2011) đã nêu được đặc điểm của các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ quốc phòng tác động đến tổ chức KSNB, đã tìm hiểu và đúc rút được các kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm soát ngân sách trong các đơn vị quân đội. Tuy nhiên, luận án còn chưa phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến HTKSNB; chưa xây dựng được mô hình với mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập để tìm ra được quy luật của sự tác động đó, từ đó thiết kế HTKSNB cho hiệu quả; chưa xây dựng được các thang đo để đánh giá HTKSNB của đơn vị từ đó đưa ra nhận định về sự yếu k m của HTKSNB còn mang tính định tính. Nguyễn Thu Hoài (2011) trong nghiên cứu của mình đã đề cập tới HTKSNB trong điều kiện ứng dụng CNTT và cũng nêu được đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng công ty xi măng, từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, luận án cũng chỉ nghiên cứu được những vấn đề thuộc HTKSNB của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam mà chưa khái quát được hướng nghiên cứu trong toàn ngành. Sau đó, năm 2012 B i Thị Minh Hải đã khái quát được lý luận chung về HTKSNB và cũng đúc rút được một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc.


Nghiên cứu cũng đã đánh giá được thực trạng HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đã lập được mẫu bảng câu hỏi khảo sát các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong phần lý luận luận án cũng chưa phân biệt được kiểm soát, KSNB, HTKSNB; chưa nghiên cứu rõ HTKSNB trên quan điểm hiện đại là hỗ trợ cho tổ chức để tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức đó. Nguyễn Thị Lan Anh (2013) đã phân định được các quan điểm khác nhau về HTKSNB tại doanh nghiệp, xây dựng mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu HTKSNB tại Tập đoàn hoá chất Việt Nam; nghiên cứu thực trạng và đưa ra giải pháp phù hợp và khả thi. Năm 2015, Nguyễn Đức Thọ trong nghiên cứu của mình đã đề xuất những phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính và tại các cơ quan hành chính sự nghiệp ở Việt Nam đến năm 2025; có những kiến nghị cụ thể đối với từng đối tượng như các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Tài chính, các Hội nghề nghiệp và một số giải pháp đã đưa ra lộ trình trong tổ chức thực hiện giải pháp; đồng thời đã đề cập đến các điều kiện để thực hiện thành công các giải pháp đề xuất. Luận án đã đề cập đến các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động KSNB, chỉ ra các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động KSNB về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Cũng trong năm này, Nguyễn Thanh Trang đã tiến hành khảo sát thực trạng HTKSNB theo các nội dung lịch sử phát triển ngành, đặc điểm của ngành ảnh hưởng tới HTKSNB, khảo sát biểu hiện của từng thành phần trong hệ thống, chỉ ra những điểm yếu trong các yếu tố của HTKSNB trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, luận án mang tính định tính và chưa đi sâu nghiên cứu, phân tích KSNB tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp. Năm 2016, có hai nghiên cứu được thực hiện của Đinh Hoài Nam đã nhận diện và phân tích những rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu đến các mục tiêu của KSNB của các doanh nghiệp trong Tổng công ty, đánh giá thực trạng HTKSNB, chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trong việc thiết lập và vận hành KSNB làm cơ sở đề xuất các giải pháp và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phương


đã đánh giá được thực trạng HTKSNB trong các doanh nghiệp theo 5 yếu tố của KSNB và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn mang tính định tính và chỉ áp dụng trong lĩnh vực của nghiên cứu. Sau đó, Nguyễn Thị Quế, Trần Mạnh Dũng và Hoàng Thị Việt Hà (2018) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa các thành phần đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát và hoạt động kiểm soát của HTKSNB và hiệu quả của chương trình kiểm toán tại các công ty ở Việt Nam. Nghiên cứu thu thập dữ liệu qua phương pháp khảo sát gửi bảng hỏi đến các nhà quản lý, kiểm toán viên nội bộ và các nhân viên kế toán của các công ty tại Việt Nam. Bằng thử nghiệm Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích biến số (ANOVA) đã cho kết quả môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro và hoạt động kiểm soát đóng góp đáng kể cho một chương trình kiểm toán hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các công ty tại Việt Nam thiếu kinh nghiệm cần thiết để đối phó với các công cụ đánh giá KSNB.

Liên quan tới lĩnh vực ngân hàng, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về KSNB, HTKSNB. Các nghiên cứu của Hoàng Huy Hà (2006), Đinh Phà Minh (2006), Vũ Thuý Ngọc (2006), Nguyễn Đức Thảo và Trần Quốc Đạt (2006), Việt Dũng (2007), Phan Văn Tính (2007), Đào Văn Phúc và Lê Văn Hinh (2012), Nguyễn Thị Hương Liên (2015) đã chỉ ra HTKSNB của các NHTM Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều nhận thấy HTKSNB của các NHTM Việt Nam cũng vẫn còn những hạn chế như: nhà quản trị chưa thực sự quan tâm đến KSNB, nhân lực cho công tác KSNB còn mỏng, công tác giám sát còn chưa hiệu quả. Đồng thời, các nghiên cứu đều chỉ ra mô hình kiểm soát hiện đại hữu hiệu đáp ứng nhu cầu hội nhập trong giai đoạn mới: áp dụng quản lý chất lượng ISO, kiểm soát gắn liền với quản lý rủi ro… Sau đó là các nghiên cứu về việc áp dụng chuẩn mực quốc tế COSO vào việc hoàn thiện HTKSNB cho các NHTM Việt Nam của Nguyễn Thị Quỳnh Hương (2014) và nhóm tác giả Võ Thị Hoàng Nhi và Lê Thị Thanh Huyền (2014). Nguyễn Anh Phong và Hà Tôn Trung Hạnh (2010) trong nghiên cứu của mình đã dựa vào các nguyên tắc của Basel 2 và chỉ ra rằng có năm nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả của HTKSNB trong các NHTM bao gồm: Môi trường kiểm soát và giám sát của Ban lãnh đạo; Xác định và đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm soát và phân công

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí