Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ‌


Bảng

Bảng 1: Nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016–2020 38

Bảng 2: Dư nợ cho vay của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 40

Bảng 3: Tổng hợphoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tổ chức, cá nhân 48

Bảng 4: Tổng hợp số liệu sản xuất Vàng TSMN 49

Bảng 5: Dư nợ vay nước ngoài trung, dài hạn của các doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang ..52 Bảng 6: Tổng hợp tình hình các nhận, xác nhận thay đổi khoản vay nước ngoài không được chính phủ bảo lãnh 53

Bảng 7: Doanh số Chi trả Ngoại tệ trên địa bàn Bắc Giang 53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Sơ đồ

Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy Chi nhánh NHNN Tỉnh Bắc Giang 25

Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang - 2

Sơ đồ 2: Hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 36


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Chương 1 tác giả mong muốn đưa ra được tổng quan cơ sở lý luận về QLNH của Ngân hàng Trung ương, đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNH của NHNN Việt Nam. Lấy nó làm cơ sở để nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng tình hình QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Chương 2 tác giả nêu khái quát về lịch sử hình thành về NHNN Việt Nam và khái quát chung về NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang. Đưa ra khái quát về tình hình hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2016-2020.Thực trạng về QLNH tại chi nhánh, nêu ra những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý hoạt động ngoại hối trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng ở chương 1 và chương 2, trong chương 3 tác giả đưa ra những định hướng QLNH của Chi nhánh trong thời gian tới, các giải pháp, kiến nghị theo quan điểm cá nhân được đúc kết qua quá trình công tác thực tiễn Phụ trách trực tiếp hoạt động QLNH của chi nhánh tỉnh Bắc Giang, nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.


LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.

Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối là nhiệm vụ quan trọng của NHNN Việt Nam. Giúp NHNN Việt Nam thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá trị của đồng Việt Nam, điều tiết tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Trong những năm vừa qua NHNN Việt Nam đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực QLNH góp phần ổn định chính sách vĩ mô, xây dựng và ngày càng hoàn thiện được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực QLNH. Những văn bản này từng bước được chỉnh sửa và bổ sung đã và đang phát huy rất hiệu quả giúp NHNN Việt Nam quản lý và điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua. Chính sách QLNH của NHNN Việt Nam vẫn còn những tồn tại, bộc lộ những thiếu sót nhất định đó là:

- Tỷ giá chưa phản ánh đúng cung - cầu tiền tệ trong nền kinh tế, vẫn còn tình trạng tỷ giá phi chính thức. Đây là nguy cơ đối với nghĩa vụ nợ nước ngoài có thể ngày càng tăng cao.

- Sự phối hợp giữa chính sách QLNH và các chính sách quản lý vĩ mô tuy đã có nhưng chưa hài hòa. Đây là một trong những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

- Cùng với sự phát triển kinh tế, toàn cầu hóa nền kinh tế, chính sách QLNH còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa được chỉnh sửa và điều chỉnh kịp thời.

Bắc Giang là một trong những địa bàn đang phát triển sôi động nhất hiện nay. Với rất nhiều khu công nghiệp mọc lên, thu hút hàng trăm công ty nước ngoài đầu tư và Bắc Giang mỗi năm. Nó đặt ra rất nhiều thách thức trên góc độ vĩ mô đối với công tác quản lý của tỉnh. Quản lý ngoại hối đối với việc vay trả nợ nước ngoài là một phần không thể thiếu và ngày càng phải quan tâm hơn.

Bản thân là một chuyên viên của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang được phân công phụ trách Công tác QLNH trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình công


tác của mình tôi thấy có một số bất cập, chưa phù hợp trong công tác QLNH. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra được những bất cập và đề ra được những giải pháp để hoàn thiện hơn công tác QLNH của NHNN Việt Nam cũng như công tác QLNH của NHNN tỉnh Bắc Giang.

2. Tổng quan các nghiên cứu.

Trong lĩnh vực QLNH của NHNN Việt Nam và những vấn đề liên quan đến ngoại hối đến nay đã có mốt số tác giả nghiên cứu và phân tích chuyên sâu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu đánh giá về chính sách, hoạt động ngoại hối, tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối quốc gia... việc nghiên cứu về hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN không nhiều, đặc biệt là quản lý ngoại hối tại chi nhánh.

Trong luận văn của mình tác giả đã kế thừa và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các nghiên cứu như Luận văn: “QLNH ở Việt Nam – thực trạng và một số giải pháp” (2001) của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền, luận văn đã nêu được thực trạng hoạt đông ngoại hối và QLNH của NHNN Việt Nam trong giai đoạn 1994-2001, tuy nhiên các dữ liệu và văn bản pháp lý đã hết hiệu lực nên luận văn không đưa ra được các nội dung cấp thiết theo kịp tình hình thực tế hiện nay;

Luận văn: “Pháp luật về QLNH của NHNN Việt Nam” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Linh. Tác giả tập trung nghiên cứu, tiếp cận và phân tích trên phương diện pháp luật về Quản lý ngoại hối của NHNN VN, vai trò QLNH của NHNN, từ đó thấy được những yếu tố cần thiết trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về QLNH của NHNN Việt Nam;

Luận văn: “Phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tế và khu vực” (2011) của tác giả Lê Thị Anh Đào Nghiên cứu tập trung tập trung đánh giá thực trạng về thị trường ngoại hối Việt Nam và phân tích những tác động của việc điều hành chính sách quản lý ngoại hối đến thị trường ngoại hối. Phạm vi nghiên cứu là chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam và những hoạt động của

TTNH giai đoạn 1990-2010, số liệu được thu thập từ tài liệu của NHNN, IMF, WorldBank, BIS, Báo cáo thường niên của tổng cục thống kê kết hợp với nguồn


thông tin của báo chí, tạp chí chuyên ngành. Kết quả nghiên cứu đã phân tích được những nguyên nhân tạo nên sự tồn tại và phát triển của thị trường ngoại tệ không chính thức tại Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp góp phần thu hẹp thị trường này và xác định những giải pháp phát triển thị trường ngoại hối trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế;

Luận văn: “Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn 1994-2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2020” (2018) của tác giả Trần Thị Thanh Huyền. Số liệu dùng để kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và biến kinh tế vĩ mô, tính từ quý 01/2001 đến quý 03/2017. Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu cân đối bên trong và cân đối bên ngoài của chính sách tỷ giá, tập trung vào phân tích ảnh hưởng của tỷ giá tới các mức giá, tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại. Bên cạnh nghiên cứu ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến chỉ số giá nhập khẩu và lạm phát, nghiên cứu còn tập trung xem xét mức độ truyền dẫn biến động tỷ giá tới các mức giá nhập khẩu ở cấp độ nhóm hàng (HS-4 chữ số), tức là cấp độ vi mô. Số liệu dùng để ước lượng mức độ truyền dẫn tỷ giá đến các mức giá nhập khẩu của Việt Nam (ở cấp độ vi mô) cập nhật đến tháng 12/2015. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái, đến các mức giá nhập khẩu là cao đối với một số đối tác thương mại và đối với một số nhóm hàng, khiến các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam gặp nhiều rủi ro do biến động tỷ giá gây ra. Ngoài ra, kết quả cho thấy, bên cạnh sự xuất hiện phổ biến của đồng đô la Mỹ, Yên Nhật, Euro, Nhân dân tệ và đô la Singapore cũng bắt đầu được sử dụng trong hóa đơn thanh toán khi Việt Nam nhập khẩu hàng hóa;

Luận văn: “Thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hồng Vân, luận văn đã nêu được những lý luận chung về thị trường ngoại hối, chính sách ngoại hối và kinh nghiệm quản lý ngoại hối của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan..., đánh giá về thị trường ngoại hối của Việt Nam, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, qua đó nhận định, đánh giá những thành công của QLNH, cũng như nêu ra những bất cập trong quản lý ngoại hối cần hoàn thiện. Luận văn được xây dựng từ năm 2010 nên các văn bản pháp lý và đề xuất đến nay không còn tính thời sự, đa số các văn bản pháp lý đã hết hiệu lực hoặc được thay đổi;


Ngoài ra còn một số những công trình bài báo được đăng tải trên các tạp chí tài chính, tạp chí ngân hàng, trên trang chủ của NHNN Việt Nam…

Qua tìm hiểu các nghiên cứu trước về QLNH ở Việt Nam, có thể thấy đây là một lĩnh vực rộng, không có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Nguyên nhân có thể thấy là việc tiếp cận các số liệu để phân tích. Các nghiên cứu trước đây nói chung đều đề cập đến việc cần thiết phải đổi mới, linh hoạt trong công tác QLNH. Đến nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về tình hình QLNH tại chi nhánh Bắc Giang. Do đó việc hoàn thiện công tác QLNH tại chi nhánh tỉnh Bắc Giang hiện nay rất cấp thiết và cần được quan tâm. Đây cũng là cơ sở để cho các nhà hoạch định đưa ra những điều chỉnh về chính sách, pháp luật về QLNH phù hợp hơn với vai trò QLNH tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.

3. Mục tiêu nghiên cứu.

- Hệ thống hóa Cơ sở lý luận về QLNH của Ngân hàng Trung ương, liên lệ quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng công tác QLNH của NHNN Chi nhánh tỉnh Bắc Giang từ đó đưa ra những tồn tại, thiếu sót qua đó để đưa ra những đánh giá, những biện pháp để khắc phục những tồn tại và thiếu sót đó.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

- Đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về QLNH.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng nghiên cứu: Công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Địa điểm: Tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang;

- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2016 - 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp định tính dựa trên phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, phương pháp thống


kê, so sánh, tổng hợp số liệu từ các báo cáo ... để phân tích thực trạng hoạt động QLNH tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động QLNH trên địa bàn của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nghiên cứu trước đây, các tài liệu về QLNH và các vấn đề liên quan đến ngoại hối. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các báo cáo kết quả hoạt động ngoại hối, hoạt động tiền tệ ngân hàng của NHNN Chi nhánh Bắc Giang.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác QLNH của Ngân hàng Trung ương.

- Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNH tại NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang, làm rõ những ưu, nhược điểm trong công tác QLNH từ đó đề xuất những ý kiến, kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác QLNH của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang.

7. Kết cấu luận văn.

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Trung ương.

Chương 2: Thực trạng công tác Quản lý ngoại hối tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Hoàn thiện công tác Quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bắc Giang.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.


1. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.

1.1.1 Khái niệm về Ngoại hối và Quản lý ngoại hối.

Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối để nhập khẩu hàng hóa hay can thiệp vào thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ, điều hòa cán cân thanh toán quốc tế… Do ảnh hưởng lớn của ngoại hối đối với đời sống kinh tế-xã hội nên chính phủ ở mỗi quốc gia đều tìm cách chọn lựa cho mình những chính sách thích hợp, trong việc quản lý ngoại hối và điều tiết hoạt động ngoại hối.

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra định nghĩa chính thức về ngoại hối.Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về ngoại hối đều thống nhất quan điểm cho rằng ngoại hối là danh từ dung để chỉ các phương tiện trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá chi bằng ngoại tệ.

Trên góc độ hoạch định chính sách và quản lý, ngoại hối được hiểu là toàn bộ các loại tiền tệ nước ngoài, các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngoài, các chứng từ, chứng khoán có giá trị ngoại tệ và toàn bộ các loại kim khí, đá quý đều thuộc phạm vi ngoại hối cần quản lý.

Theo Điều 4, Pháp lệnh ngoại hối 2005, có thể hiểu: “ Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ”. Ngoại hối ở đây được định nghĩa bằng cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối:

- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí