Hình Thành Thang Đo Dựa Trên Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất

Bảng 2.6: Cơ cơ mẫu theo thông tin chung


ĐẶC ĐIỂM

Tần số (người)

Tỉ lệ (%)

GIỚI TÍNH

Nam

59

45,4

Nữ

71

54,6


ĐỘ TUỔI

Dưới 25 tuổi

25

19,2

Từ 25-30 tuổi

40

30,8

Từ 31-40 tuổi

51

39,2

Trên 40 tuổi

14

10,8


VỊ TRÍ LÀM VIỆC

Cán bộ quản lý

15

11,5

Chuyên viên nghiệp vụ

35

26,9

Công nhân

74

56,9

Khác

6

4,6


TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Trung học phổ thông

14

10,8

Trung cấp

35

26,9

Cao đẳng

50

38,5

Đại học

26

20,0

Trên đại học

5

3,8


KINH NGHIỆM LÀM VIỆC

Dưới 2 năm

23

17,7

Từ 2 - 5 năm

39

30,0

Từ 5 - 10 năm

53

40,8

Trên 10 năm

15

11,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 - 8

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS 20.0)


Theo giới tính, dựa vào kết quả của bảng trên, có thể thấy tỉ lệ nam và nữ chênh lệch nhau không đáng kể. Trong 130 đối tượng được phỏng vấn, có 59 người là nam (chiếm 45,4%) và có 71 người là nữ (chiếm 54,6%). Qua đó có thể thấy lực lượng lao động chính của công ty chiếm đa số là nữ, cũng dễ hiểu khi ngành nghề dệt may cần sự tỉ mĩ và có tính thẩm mĩ cao.

Theo độ tuổi, số lượng nhân viên đang làm việc tại công ty có độ tuổi chủ yếu từ 31 đến 40 tuổi, chiếm tỉ lệ nhiều nhất khi có đến 51 người (chiếm 39,2% trên tổng số 130 người được điều tra). Ngược lại, độ tuổi trên 40 chỉ chiếm 14 người

tương ứng 10,8%. Điều này cho thấy đa số nhân viên trong điều tra mẫu đã có thâm niên làm việc tại công ty khá lâu. Ngoài ra, công ty Dệt may 29/3 đang sở hữu một đội ngũ nhân viên đang trong độ “chín” của sự nghiệp, giàu kinh nghiệm, năng động và sáng tạo trong công việc.

Theo trình độ học vấn, ta thấy nhóm trình độ “Cao đẳng” chiếm số lượng lớn nhất với 50 lượt trả lời (chiếm 38,5% trong tổng số 130 người được điều tra). Ngược lại, nhóm “Trung học phổ thông” chỉ chiếm 14 người với 10.8%. Cũng dễ hiểu khi, đa số nhân viên trong điều tra mẫu là công nhân nên công ty sẽ chú trọng tay nghề hơn là trình độ học vấn. Ngoài ra, ta thấy trong các đợt tuyển dụng thì công ty vẫn ưu tiên hồ sơ các ứng viên có bằng Cao đẳng trở lên, đây là một cách sàng lọc phù hợp kết hợp giữa “bằng cấp” từ vòng hồ sơ và “trình độ” thực tế khi phỏng vấn làm tăng khả năng tìm kiếm được những nhân viên tiềm năng cho công ty.

Theo vị trí làm việc, ta thấy số lượng công nhân chiếm số lượng nhiều nhất trong điều tra mẫu với 74 người trả lời tương ứng 59,9%. Ngược lại, bộ phận “Khác” chiếm số lượng ít nhất với vỏn vẹn 5 người tương ứng với 4,6%. Thật vậy, lực lượng lao động chủ yếu của công ty đến từ bộ phận sản xuất, đây là vị trí đòi hỏi số lượng người nhiều nhất đặc biệt là công nhân may, kỹ năng tay nghề đòi hỏi phải cao để sản xuất ra những sản phẩm may mặc chất lượng cung cấp ra thị trường của công ty.

Theo kinh nghiệm làm việc, ta thấy nhóm từ 5 - 10 năm chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 40,8% tương ứng với 53 nhân viên trả lời. Ngược lại, nhóm trên 10 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất với 11,5% tương ứng với 15 người. Điều đó cho thấy, đa số nhân viên tại công ty đều là những người có thâm niên và kinh nghiệm trong lĩnh vực, với năng lực của mình họ đang ngày càng hỗ trợ, giúp đỡ công ty phát triển.


2.4.2. Mã hóa thang đo

Bảng 2.7: Hình thành thang đo dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất


Thang đo

Biến quan sát

Mã hóa


Chương trình đào tạo

Anh/chị được đào tạo đầy đủ kỷ năng cần thiết

CTDT1

Anh/chị được biết rò mục tiêu đào tạo

CTDT2

Chương trình đào tạo sát với thực tế

CTDT3

Nội dung đào tạo luôn cập nhật, đổi mới giúp nâng

cao kỹ năng trong công việc

CTDT4

Chương trình xứng đáng với chi phí tiền bạc và thời

gian

CTDT5

Quy trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ, có kế

hoạch và tính chuyên nghiệp

CTDT6

Anh/chị mong muốn công tác xây dựng chương

trình đào tạo thường xuyên

CTDT7

Nhìn chung, anh/chị hài lòng về yếu tố chương

trình đào tạo

CTDT8


Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và

thường xuyên cập nhật kiến thức

DNGV1

Giảng viên giảng dạy hiệu quả, dễ hiểu, nhiệt tình.

DNGV2

Bài giảng thực tế, thiết kế thu hút, hấp dẫn

DNGV3

Được thực hành ngay trong qúa trình đào tạo và

công việc

DNGV4

Tài liệu được giảng viên cung cấp đầy đủ, cập nhật

nhiều kiến thức mới

DNGV5

Nhìn chung, anh/chị hài lòng về đội ngũ giảng viên

giảng dạy

DNGV6


Chương trình đào tạo giúp anh/chị vận dụng tối đa

khả năng để chủ động nâng cao hiệu quả làm việc

UDDT1

Chương trình đào tạo giúp anh/chị hòa đồng với

đồng nghiệp để nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của

UDDT2


Ứng dụng đào tạo

bản thân


Chương trình đào tạo giúp anh/chị vận dụng thành thục kỹ năng nghiệp vụ để áp dụng hiệu quả trong

công việc


UDDT3

Anh/chị có thể hướng dẫn cho đồng nghiệp khác

như người điển hình

UDDT4


Kết quả làm việc

Kết quả thu được từ nội dung các chương trình đào

tạo giúp anh/chị thể hiện kiến thức chuyên môn tốt

hơn


KQCV1

Kết quả thu được từ chương trình đào tạo giúp anh/chị áp dụng kỹ năng giải quyết công việc hiệu

quả hơn


KQCV2

Kết quả thu được từ chương trình đào tạo giúp

anh/chị lập kế hoạch để đạt mục tiêu tốt hơn

KQCV3

Kết quả thu được từ chương trình đào tạo giúp

anh/chị phát triển năng lực cá nhân

KQCV4

Kết quả thu được từ chương trình đào tạo giúp anh/chị hiểu biết để tham vấn trong công việc nhiều

hơn


KQCV5


(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)


2.4.3. Kiểm định thang đo

2.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Bảng 2.8: Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập


Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Chương trình đào tạo và phát triển: Cronbach’s Alpha = 0.763

CTDT1

0.579

0.717

CTDT2

0.407

0.747

CTDT3

0.638

0.708

CTDT4

0.300

0.769

CTDT5

0.339

0.760

CTDT6

0.532

0.726

CTDT7

0.588

0.716

CTDT8

0.358

0.757

Đội ngũ giảng viên giảng dạy: Cronbach’s Alpha = 0.864

DNGV1

0.796

0.816

DNGV2

0.584

0.854

DNGV3

0.530

0.863

DNGV4

0.630

0.851

DNGV5

0.695

0.835

DNGV6

0.760

0.823

Sự ứng dụng sau đào tạo: Cronbach’s Alpha = 0.824

UDDT1

0.646

0.781

UDDT2

0.623

0.788

UDDT3

0.712

0.762

UDDT4

0.504

0.821

Kết quả làm việc: Cronbach’s Alpha = 0.851

KQLV1

0.704

0.814

KQLV2

0.560

0.840

KQLV3

0.702

0.813

KQLV4

0.445

0.850

KQCV5

0.684

0.817


(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020)

- Nhân tố “Chương trình đào tạo và phát triển” bao gồm 8 biến quan sát từ “CTDT1” đến “CTDT8”. Ta thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng là 0,763 (hệ số tương quan chấp nhận được) nên tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận đưa vào nghiên cứu.

- Nhân tố “Đội ngũ giảng viên giảng dạy” bao gồm 6 biến quan sát từ “DNGV1” đến “DNGV6”. Ta thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng là 0,864 (hệ số tương quan cao) nên tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận đưa vào nghiên cứu.

- Nhân tố “Sự ứng dụng sau đào tạo” bao gồm 4 biến quan sát từ “UDDT1” đến “UDDT4”. Ta thấy, tất cả các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng là 0,824 (hệ số tương quan cao) nên tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận đưa vào nghiên cứu.

- Nhân tố “Kết quả làm việc” bao gồm 5 biến quan sát từ “KQLV1” dến “KQLV5”. Ta thấy, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và đều nhỏ hơn Cronbach Alpha tổng là 0,851 (hệ số tương quan cao) nên tất cả các biến quan sát này đều được chấp nhận đưa vào nghiên cứu.

2.4.3.2.Đánh gía của nhân viên đối với công tác đào tạo và phát triển của công ty Cổ phần Dệt may 29/3.

2.4.3.2.1. Đánh giá của nhân viên về nhóm nhân tố Chương trình đào tạo và phát triển.

Bảng 2.9: Đánh gía của nhân viên về “Chương trình đào tạo và phát triển”



Biến quan sát

1

2

3

4

5

Giá trị kiểm định (Test

Value)

Giá trị trung bình

(Mean)


Sig. (2-

tailed)

%

%

%

%

%

Anh/chị được đào tạo

đầy đủ kỷ năng cần thiết

7,7

7,7

22,3

23,8

38,5

4

3,78

0,044

Anh/chị được biết rò

mục tiêu đào tạo

6,9

33,1

24,6

20,0

15,4

4

3,04

0,000

Chương trình đào tạo sát

với thực tế

5,4

28,5

26,9

20,8

18,5

4

3,18

0,000

Nội dung đào tạo luôn cập nhật, đổi mới giúp nâng cao kỹ năng trong

công việc


19,2


16,2


18,5


30,8


15,4


4


3,07


0,000

Chương trình xứng đáng

với chi phí tiền bạc và thời gian


12,3


10,0


26,2


26,9


24,6


4


3,42


0,000

Quy trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch và tính chuyên

nghiệp


4,6


28,5


22,3


23,1


21,5


4


3,28


0,000

Anh/chị mong muốn công tác xây dựng chương trình đào tạo

thường xuyên


6,9


21,5


20,0


32,3


19,2


4


3,35


0,000

Nhìn chung, anh/chị hài lòng về yếu tố chương

trình đào tạo


11,5


11,5


26,9


26,9


23,1


4


3,38


0,000

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý của tác giả năm 2020) Trong các nhận định thuộc nhóm yếu tố “Chương trình đào tạo và phát triển”, ta thấy nhận định “Anh/chị được đào tạo đầy đủ kỷ năng cần thiết” được đánh giá cao

nhất với 23,8% đồng ý và 38,5% rất đồng ý. Ngược lại, nhận định “Quy trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ, có kế hoạch và tính chuyên nghiệp” được đánh giá thấp nhất với tỉ lệ đồng ý và rất đồng ý lần lượt là 23,1% và 24,5%. Nhìn chung, nhân viên vẫn chưa hài lòng về nhóm yếu tố này, các chương trình đào tạo phát triển vẫn đang còn ở mức “tròn vai” chưa đáp ứng được kì vọng của họ.

Giả thiết:

+ H: µ = 4 (Sig. 2-tailed > 0,05): Nhân viên đồng ý với các nhận định trên.

+ H: µ ≠ 4 (Sig. 2-tailed < 0,05): Dựa vào giá trị trung bình để đánh giá mức độ đồng ý của nhân viên về nhận định trên.

Với mức ý nghĩa α = 0.05

+ Sig 0.05: Bác bỏ giả thiết Hₒ, chấp nhận giả thiết H₁

+ Sig > 0.05: Chấp nhận giả thiết Hₒ

Từ kết quả của bảng ta thấy tất cả 8 nhận định đều có mức ý nghĩa Sig. (2- tailed) < 0,05 (chấp nhận H₁ , bác b ỏ Hₒ). Do vậy, nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình của các nhận định này để đưa ra đánh giá về mức độ đồng ý của nhân viên.

- Nhân viên chưa đồng ý với các nhận định thuộc nhóm yếu tố “Chương trình đào tạo và phát triển” khi các giá trị trung bình (Mean) đều chưa vượt qua mức đồng ý (Test Value = 4). Thật vậy, họ cho rằng, các chương trình đào tạo của công ty mỗi năm số lượng tuy khá nhiều nhưng chưa đáp ứng về mặt chất lượng đầu ra, chưa mang tính ứng dụng cao và không đem lại hiệu quả tức thời. Các buổi học còn “nặng nề” về mặt lý thuyết chưa mang tính thực tiễn, áp dụng tức thời trong công việc. Ngoài ra, các nội dung đào tạo là có chiều sâu nhưng chưa được cập nhật, đổi mới để phù hợp với xu thế thị trường hiện tại. Các quy trình đào tạo chưa có tính kết nối, tương tác cao, thậm chí nhân viên cho rằng họ đôi lúc còn không thể phân biệt được mình đang “đi học” hay “đi họp” khi sự tương tác giữa giảng viên và nhân viên tham dự buổi học hầu như là không có, không diễn ra các trò chơi, thử thách đội nhóm để thực hành ngay sau bài giảng, không có những khoản thời gian dành cho các câu hỏi phản biện từ nhân viên. Do đó, công ty 29/3 cần xem xét, cân nhắc về vấn đề này để có hướng xử lý, khắc phục và điều chỉnh các giáo án giảng

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí