Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo trung ương, địa phương xây dựng nhiều phim, phóng sự, bài viết, bản tin về đất và người Thái Nguyên, xây dựng các chương trình phim phóng sự, chuyên mục giới thiệu về các tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử phát trên các chương trình của VTV Trung ương, VTV các tỉnh bạn và xúc tiến, quảng bá Du lịch Thái Nguyên ra nước ngoài; Báo Thái Nguyên, Đài Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh lập chuyên trang về du lịch nhằm quảng bá đất và người Thái Nguyên trong nước và quốc tế [39].

2.4.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hàng năm, tỉnh đã tổ chức từ 2 đến 4 lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch cho lao động trong các đơn vị hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, tập huấn du lịch cộng động cho các địa phương có khu, điểm du lịch như: Vùng chè Tân Cương (thành phố Thái Nguyên), làng văn hóa dân tộc Tày Bản Quyên (huyện Định Hóa)... nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương tham gia làm dịch vụ phục vụ du khách đến với Thái Nguyên. Về cơ sở đào tạo du lịch, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 03 đơn vị đào tạo nghiệp vụ du lịch, trong đó có 01 cơ sở đào tạo bậc đại học, 02 cơ sở đào tạo bậc cao đẳng, các trường đào tạo này hàng năm đã cung cấp hàng trăm lao động nghề du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận [39].

2.4.3. Những khó khăn trong quá trình phát triển du lịch

- Chính sách thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược còn hạn chế; hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn yếu do không có nguồn lực đầu tư.

- Nguồn nhân lực du lịch còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp chưa cao; trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách du lịch có nhu cầu cao cấp.

- Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.


- Doanh nghiệp du lịch Thái Nguyên chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ; các công ty lữ hành nội địa và quốc tế có quy mô nhỏ, chưa có khả năng khai thác trực tiếp các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.

- Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, không đồng bộ, tính cạnh tranh không cao; thiếu dịch vụ du lịch chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cao cấp (khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, sân golf, dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao).

- Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về vai trò của hoạt động dịch vụ du lịch chưa đồng bộ; chưa xác định dịch vụ du lịch là ngành kinh tế quan trọng cùng với phát triển công nghiệp. Chưa xác định được chiến lược phát triển dịch vụ du lịch một cách bài bản, có tầm nhìn chiến lược. Thiếu kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực có tính chuyên sâu về quản trị và phát triển dịch vụ du lịch. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch chưa đồng bộ và chưa tạo sự đột phá.

- Nguyên nhân khách quan: Sự phát triển của các ngành dịch vụ khác chưa đồng bộ để tạo điều kiện cho dịch vụ du lịch của tỉnh phát triển; người nước ngoài đến với du lịch Thái Nguyên còn rất ít. Việc phát triển dịch vụ du lịch cũng như việc thu hút nguồn lực đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn [39].

Chương 3


ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Thành lập bản đồ sinh khí hậu phục vụ du lịch tỉnh Thái Nguyên


3.1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu và thành lập bản đồ SKH phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dưỡng

Bản đồ SKH du lịch - nghỉ dưỡng là một bản đồ trong tập bản đồ phục vụ cho các mục đích ứng dụng khác nhau. Là bản đồ có ý nghĩa quan trọng phục vụ mục đích đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở quan trọng trong quy hoạch tổng thể lãnh thổ du lịch của địa phương cũng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

Thái Nguyên là địa phương nằm trong địa bàn trọng điểm du lịch của vùng du lịch Trung du miền núi phía Bắc, là địa bàn du lịch phụ cận của thủ đô. Chính vì thế, tài nguyên khí hậu trong lành thuận lợi cho mục đích du lịch, nghỉ ngơi dưỡng bệnh là tiềm năng thiên nhiên quý giá cần được điều tra, đánh giá và sử dụng hợp lý.

Việc xây dựng thành lập bản đồ SKH cho mục đích du lịch, dân sinh và nghỉ dưỡng ở Thái Nguyên là một bước cụ thể hóa việc đánh giá tiềm năng khí hậu một cách bền vững.

3.1.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng

Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu SKH trên cơ sở xem xét mối quan hệ mật thiến giữa điều kiện sinh khí hậu và điều kiện sinh lí người thì việc xây dựng bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng trước hết phải tuân thủ nguyên tắc chung như sau:

Bản đồ SKH trước hết phải phản ánh được đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, sự phản hóa chúng trong không gian và theo thời gian.

Bản đồ SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng phải phản ánh được bản chất của những tác động của các yếu tố khí hậu tới sức khỏe con người cho mục đích nghỉ dưỡng du lịch. Điều đó phản ánh được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện SKH đối với các hoạt động du lịch trên lãnh thổ nghiên cứu.

3.1.3. Hệ chỉ tiêu bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng tỉnh Thái Nguyên

3.1.3.1. Hệ chỉ tiêu của bản đồ


Nhiều công trình nghiên cứu về địa lý tự nhiên nói chung và về SKH nói riêng đã khẳng định rằng nhiệt độ và đặc biệt là nhiệt độ trung bình năm có mối quan hệ rất chặt chẽ với độ cao địa hình của mỗi lãnh thổ.

Qua nghiên cứu, phân tích các tài liệu về ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ đối với sức khỏe con người, qua nghiên cứu tình hình phân hóa của điều kiện nhiệt độ ở Thái Nguyên chúng tôi thống nhất lấy nhiệt độ trung bình năm là 18-230C là khoảng nhiệt độ hoàn toàn thích hợp cho sức khỏe con người. Những vùng có nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 180C hoặc lớn hơn 230C được đưa vào những vùng tương đối thích hợp với những lý do sau:

Bản thân giá trị nhiệt độ từ 180C trở xuống là nhiệt độ tương đối lạnh và từ 220C trở lên là hơi nóng cơ thể con người đã bắt đầu các hoạt động điều hòa thân nhiệt, làm ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa trong cơ thể con người.

Bản thân cơ thể con người như trên đã nêu là một loại động vật cao cấp, con người không chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh một cách thụ động mà con người còn có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, do vậy ngoài mức nhiệt độ thì có thể coi là tương đối thích hợp.

Đối với con người đặc biệt là du lịch, nghỉ dưỡng thì điiều kiện mưa - ẩm của lãnh thổ (được biểu hiện thông qua tổng lượng mưa, số ngày mưa, loại hình mưa và số ngày khô nóng…) có tác động rất lớn.

Với khu vực xuất hiện khô nóng sẽ không thích hợp cho nghỉ dưỡng và như quan sát thì độ cao khoảng 550m trở lên thì không xuất hiện khô nóng ở Thái Nguyên.

Ngoài ra, lượng mưa ảnh hưởng lớn đối với du lịch. Không ai muốn du lịch vào những ngày mưa nhất là những ngày mưa phùn. Đối với loại hình mưa phùn không thực sự tốt để triển khai hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Và với hiện tượng sương mù, sương muối cũng vậy gây nhiều khó khăn để triển khai các hoạt động du lịch.

Việc đưa ra các chỉ tiêu tổng hợp là rất cần thiết trong bản đồ đánh giá điều kiện SKH cho mục đích dân sinh, du lịch và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên dựa trên cơ sở

hệ chỉ tiêu nhiệt - ẩm là chủ yếu. Qua phân tích, đánh giá các chỉ tiêu cũng như các điều kiện khí hậu cho mục đích dân sinh, du lịch và nghỉ dưỡng chúng tôi thấy để tiến hành phân tích SKH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sử dụng chủ yếu hai yếu tố cơ bản là nhiệt và ẩm. Bên cạnh đó có yếu tố phụ là số ngày khô nóng tác động lớn đối với du lịch đặc biệt là hoạt động nghỉ dưỡng.

Căn cứ vào đặc điểm khí hậu của tỉnh Thái Nguyên, để thành lập bản đồ phân loại SKH du lịch tỉnh Thái Nguyên, học viên đã lựa chọn các chỉ tiêu nhiệt - ẩm, gồm: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, số tháng khô.

Bản đồ phân loại SKH du lịch tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ 1/100.000 được phân chia thành 2 cấp:

* Cấp kiểu sinh khí hậu.


Cấp kiểu là cấp thể hiện về tổng thể điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên, nói cách khác là điều kiện nhiệt - ẩm của lãnh thổ.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm: chỉ tiêu đặc trưng cho nền nhiệt của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Thái Nguyên dao động trong khoảng 16-230C. Nền nhiệt của tỉnh được chia thành 3 cấp (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Phân cấp nhiệt độ trung bình năm


Ký hiệu

Độ cao địa hình (m)

Tên gọi

Chỉ tiêu TN (oC)

I

< 400

Nóng

> 22

II

400-800

Ấm

20 - 22

III

> 800

Mát

< 22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Tổng lượng mưa trung bình năm: Trong nghiên cứu SKH, lượng mưa năm được xem như là điều kiện để hình thành nên cấu trúc của các kiểu thảm thực vật tự nhiên tồn tại trên lãnh thổ nghiên cứu. Tổng lượng mưa năm trên địa bàn tỉnh nhìn chung không lớn, dao động phổ biến trong khoảng từ 1500 - 2000 mm. Xuất phát từ thực tế phân hóa của lượng mưa nêu trên, có thể chia tổng lượng mưa năm thành 4 cấp (bảng 3.2).

Bảng 3.2. Phân cấp tổng lượng mưa trung bình năm


Ký hiệu

Tên gọi

Chỉ tiêu RN (mm)

A

Mưa nhiều

≥ 2000

B

Mưa vừa

1800 - 2000

C

Mưa ít

1600 - 1800

D

Mưa rất ít

< 1600

* Cấp loại sinh khí hậu.


Là đơn vị phân loại thấp hơn cấp kiểu. Độ dài mùa khô (số tháng khô) và độ dài mùa lạnh (số tháng lạnh) được lựa chọn làm chỉ tiêu phân chia cấp loại SKH, đây là chỉ tiêu có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như khả năng thực hiện các chuyến du lịch ngoài trời của khách du lịch.

- Số tháng khô: Các tháng có lượng mưa <50mm được gọi là các tháng khô.


Bảng 3.3. Phân cấp số tháng khô trung bình năm


Ký hiệu

Tên gọi

Số tháng khô

A

Mùa khô trung bình

3 - 4 tháng

B

Mùa khô dài

≥ 5 tháng

- Số tháng lạnh: tháng có nhiệt độ trung bình ≤18ºC.


Bảng 3.4. Phân cấp số tháng lạnh trung bình năm


Ký hiệu

Tên gọi

Số tháng khô

1

Mùa lạnh trung bình

3 - 4 tháng

2

Mùa lạnh dài

≥ 5 tháng


3.1.3.2. Hệ thống chú giải bản đồ phân loại sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên


Hệ thống chú giải của bản đồ phân loại SKH du lịch tỉnh Thái Nguyên được thể hiện ở dạng ma trận tổ hợp các chỉ tiêu phân chia điều kiện nhiệt - ẩm (cấp kiểu) và số tháng khô, số tháng lạnh (cấp loại).

Bảng 3.5. Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái nguyên


Trong hệ thống chú giải này các đơn vị SKH cuối cùng của bản đồ là các 1

Trong hệ thống chú giải này, các đơn vị SKH cuối cùng của bản đồ là các loại SKH. Như vậy, điều kiện SKH tỉnh Thái Nguyên được phân chia thành 11 loại SKH, bao gồm: IIIB2a, IIIC2a, IIA1a, IIB1a, IIC1a, IID1a, IA1a, IB1a, IC1a, ID1a

và ID1b, trong đó có 1 loại SKH lặp lại 8 lần (IIC1a); 1 loại lặp lại 4 lần (IID1a) và 4 loại lặp lại 2 lần (IIIC2a, IIA1a, ID1a và ID1b) (Hình 3.1).


Hình 3 1 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên 55 Người thành lập Hoàng Thanh 2



Hình 3.1. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Thái Nguyên

55

Người thành lập: Hoàng Thanh Tùng Người hướng dẫn: Hoàng Lưu Thu Thủy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023