Quy Trình Đào Tạo Của Công Ty Cổ Phần Dệt May 29/3

môn của nhân viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc, phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.

2.3.2. Nguyên tắc đào tạo


- Đào tạo và phát triển phải gắn với yêu cầu của thực tế của hoạt động kinh doanh, các đơn vị trực thuộc công ty, chức danh công việc, năng lực của từng cá nhân người lao động.

- Kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với công tác quy hoạch của tổ chức, yêu cầu phát triển nguồn lực và kế hoạch sử dụng lao động của công ty.

- Đảm bảo tính chủ động, công khai, minh bạch, hiệu quả trong công tác đào

tạo, phát triển nguồn nhân lực.


2.3.3. Nội dung chương trình đào tạo


Chương trình đào tạo phải bao gồm được những môn học, bài học, bài giảng mà thông qua đó thể hiện được những kiến thức, kỹ năng mà người lao động sẽ được tiếp thu sau mỗi khóa học. Tại Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 chương trình đào tạo được xây dựng khá hợp lý và đầy đủ kiến thức, kỹ năng đào tạo, thời gian đào tạo. Đối tượng đào tạo chủ yếu là lao động trực tiếp như công nhân sản xuất nâng cao tay nghề, nâng cao tay nghề, nâng cao năng suất lao động và loại hình đào tạo của chương trình là đào tạo nội bộ. Phòng kỹ thuật – chất lượng có nhiệm vụ quản lý và thực hiện công tác đào tạo. Chương trình đào tạo này được công ty chuẩn bị rất kỹ lưỡng và duy trì đều đặn hằng năm.

Bên cạnh đó, công ty vẫn đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và nhân viên tại các phòng ban nhưng với số lượng còn ít. Chương trình đào tạo dành cho cán bộ quản lý và nhân viên tại các phòng ban chủ yếu là chọn đi công tác, tham gia chương trình hội thảo, học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn ở các trường đại học, học tập qua các lớp huấn luyện bên ngoài.


2.3.4. Quy trình đào tạo


Sơ đồ 2.2: Quy trình đào tạo của Công ty Cổ phần Dệt may 29/3


Phê duyệt

Xác định nhu cầu và đối tượng đào

tạo

Lập kế hoạch đào tạo và phát triển

Tổ chức, triển khai đào tạo và phát triển


Đánh giá kết quả


Báo cáo, lưu hồ sơ


(Nguồn: Phòng Tổng hợp)


Nội dung các bước trong quy trình:


Bước 1: Xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo


Xác định nhu cầu đào tạo: Căn cứ vào phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào tình hình thực tế mà có nhu cầu cụ thể của từng đơn vị theo chức danh quản lý, từng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ.

Xác định đối tượng đào tạo


Việc xác định đối tượng đào tạo của công ty xuất phát từ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như dựa trên kế hoạch đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo hằng năm của công ty. Do đặc thù sản phẩm và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty là ngành cần nhiều lao động trực tiếp nên công ty tập trung nhiều vào đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất như công nhân kỹ thuật may và xem đây là đối tượng ưu tiên hàng đầu, trọng tâm và chủ lực.

Các khóa học về quy trình sản xuất, cách sử dụng các loại thiết bị và công nghệ, an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy thì đối tượng lao động là công nhân chuẩn bị, công nhân kiểm tra, công nhân là ủi, công nhân máy móc nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình lao động và sản xuất. Kế hoạch đào tạo hằng năm của công ty chiếm phần lớn là đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật ngành may do vị trí này nắm vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nên tập trung đào tạo, giúp họ có khả năng thích nghi cao với công việc và phù hợp với thực tiễn.

Những khóa huấn luyện, tập huấn, cử đi đào tạo các trường đại học được công ty tổ chức dành cho cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban để nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ. Họ phải là những người có trình độ cao đẳng, đại học, phải ký hợp đồng dài hạn với công ty để đảm bảo sự gắn bó lâu dài và đang làm việc ở những khâu quan trọng.

Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo và phát triển


Căn cứ vào yêu cầu và đối tượng tham gia đào tạo, đơn vị lập ra kế hoạch đào

tạo bao gồm: thời gian, địa điểm tổ chức, giáo viên hướng dẫn, kinh phí đào tạo.


- Thời gian: bao gồm thời gian gửi thông báo cho các đơn vị bộ phận, các Xí nghiệp, nhà máy trực thuộc cho đến khi có được danh sách những người tham gia đào tạo, xác định khoản thời gian bắt đầu và kết thúc của khóa học, cũng như thời gian bắt đầu kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Tất cả phải lên kế hoạch chặt chẽ nhằm loại bỏ những yếu tố rủi ro, những tình huống xảy ra ngoài dự báo.

- Địa điểm tổ chức: Việc lựa chọn địa điểm tổ chức còn phụ thuộc vào số người tham gia và chương trình đào tạo. Thông thường, các khóa đào tạo nâng bậc ngắn hạn cho công nhân kỹ thuật thường được tổ chức tại hội trường của công ty, còn thực hành thường được tiến hành ngay trong phân xưởng làm việc.

- Phân công trách nhiệm giáo viên hướng dẫn: đối với những chương trình do công ty tổ chức như khóa học về bảo hộ, an toàn lao động hay những khóa đào tạo nâng bậc cho công nhân kỹ thuật thì việc phụ trách đào tạo là những cán bộ bên trong công ty. Họ có trách nhiệm soạn thảo tài liệu và hướng dẫn đào tạo.

- Kinh phí đào tạo: dựa vào số người đào tạo và quy mô đào tạo để lập kinh phí đào tạo bao gồm: kinh phí tập trung, kinh phí phân bổ cho các đơn vị, kinh phí dự phòng.

Bước 3: Phê duyệt


- Trình kế hoạch lên Tổng Giám đốc để xin phê duyệt.

- Nếu đạt yêu cầu các nội dung xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thông báo kế hoạch đã được phê duyệt cho các đơn vị và chuyển tiếp tới bước 4.

- Nếu không đạt yêu cầu quay về lại bước 1 để xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo.

Bước 4: Tổ chức, triển khai đào tạo và phát triển.


Đối với các khóa đào tạo nội bộ:

- Xây dựng và trình cấp trên phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển thuộc thẩm quyền.

- Lựa chọn cơ sở đào tạo.

- Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và hợp đồng cung cấp dịch vụ đào tạo cho các cấp thẩm quyền ký.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo đã liên kết cung cấp dịch vụ đào tạo để theo dòi, giám sát quá trình giảng dạy, đánh giá chất lượng khóa đào tạo; tổng hợp số liệu để lưu trữ, quản lý thông tin.

Đối với các khóa đào tạo nội bộ: Căn cứ vào kế hoạch đào tạo đã được Tổng Giám đốc phê duyệt thì các giảng viên nội bộ, cấp có thẩm quyền tổ chức, triệu tập các khóa đào tạo và được tiến hành.

- Làm việc trực tiếp, trao đổi với giảng viên nội bộ để xây dựng nội dung, đề cương theo yêu cầu khóa học, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan để lựa chọn cách thức và phương pháp phù hợp.

- Lập kế hoạch triển khai: thời gian, địa điểm, điều kiện về cơ sở vật chất, đối tượng tham gia, triệu tập người lao động tham gia khóa đào tạo.

Bước 5: Đánh giá kết quả.


Đối với các chương trình đào tạo do công ty cử đi học hoặc nhân viên tự đi học, thì hội đồng đánh giá thông qua những văn bằng, chứng chỉ mà họ nhận sau mỗi khóa học. Đây là bằng chứng ghi nhận kết quả đạt được sau khóa đào tạo. Còn đối với những chương trình do công ty tổ chức sẽ đánh giá kết quả việc tổ chức thi lý thuyết và thực hành. Kết quả này sẽ cho biết những người đạt được và những người chưa đạt hoặc cần phải xem để đánh giá lại kết quả. Thông thường sau kiểm tra, những người không đạt yêu cầu do Hội đồng loại ra thì các trường hợp này tiếp tục được bố trí trong khóa đào tạo năm sau.

Bước 6: Báo cáo, lưu hồ sơ


- Cán bộ phụ trách phải có trách nhiệm lập báo cáo về các khoản thời gian thực hiện đối với từng nội dung đào tạo, ghi rò đối tượng tham gia, số người tham gia, giảng viên, kinh phí.

- Tất cả báo cáo kết quả đào tạo đều được trình lên Tổng Giám đốc theo dòi

và lưu hồ sơ phục vụ công tác xây dựng kế hoạch đào tạo kế tiếp.


2.3.5. Tình hình tổ chức đào tạo nguồn nhân lực


Số lượng đào tạo nghiệp vụ

Bảng 2.4: Số lượng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ giai đoạn 2017-2019


(ĐVT: Người)



Chuyên môn được đào tạo


Năm 2017


Năm 2018


Năm 2019

So sánh

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Cán bộ quản lý

3

3

5

0

0

2

66,67

Lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán

9

10

13

1

11,11

3

30

Lớp nghiệp vụ kinh doanh

16

17

21

1

6,25

4

23,53

Quản lý công nghệ

20

23

25

3

15

2

8,7

Các quy định về tiền lương, bảo hiểm

10

14

15

4

40

1

7,14

Quy trình về sản xuất, an toàn lao động

360

400

435

40

11,11

35

8,75

Vận hành, bảo trì máy

80

86

97

6

7,5

11

12,79

Tổng cộng

498

553

611

55

11,04

58

10,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt May 29/3 - 7

(Nguồn: Phòng Tổng hợp)


Nhận xét:


Nhìn chung công tác đào tạo đưa ra khá rò ràng, số lượng cụ thể qua các năm, tuy nhiên cần căn cứ vào nhu cầu, phản hồi của người lao dộng về chương trình đào tạo đó, xem xét nhu cầu nguyện vọng của họ, tạo cho họ động lực để tham gia đào tạo. Ngoài ra muốn xác định nhu cầu đào tạo ở mỗi đơn vị đòi hỏi người quản lý phải hiểu rò mục tiêu và chiến lược của công ty.

Qua bảng 2.4, ta có thể thấy nhu cầu đào tạo người lao động của công ty các năm khá cụ thể, nội dung đào tạo được phân chia rò ràng, phù hợp với từng nhóm lao động. Dựa vào bảng 2.4, ta có thể thấy nhu cầu đào tạo cán bộ công nhân viên của công ty tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2018 tăng 55 người so với năm 2017 tương ứng với 11,04%; năm 2019 tăng 58 người so với năm 2017 tương ứng 10,49%. Công ty thực hiện chương trình đào tạo khá ổn định với 7 chỉ tiêu xuyên

suốt trong giai đoạn 2017-2019. Chương trình đào tạo quy trình sản xuất và an toàn lao động chiếm số lượng đào tạo lớn nhất trong công ty và chỉ tiêu đào tạo này tăng qua hằng năm. Cụ thể, năm 2018 có 400 người tham gia khóa đào tạo tăng 40 người so với năm 2017 tương ứng tăng 11,11%; năm 2019 có 435 người tham gia khóa đào tạo tăng 35 người so với năm 2018 tương ứng 8,75%. Chương trình đào tạo quy trình sản xuất và an toàn lao động được tổ chức đào tạo số lượng lớn bởi vì đa số lao động ở công ty là công nhân và kỹ thuật may nên công ty chú trọng chương trình đào tạo này để mang lại kiến thức, kỹ năng nâng cao bậc thợ, huấn luyện người lao động an toàn trong mọi trường hợp trong lao động và sản xuất. Đứng thứ 2 trong chỉ tiêu đào tạo là vận hành và bảo trì máy, cụ thể năm 2017 có 80 người chiếm 16,06% chỉ tiêu đào tạo; năm 2018 có 86 người chiếm 15,55% chỉ tiêu đào tạo; năm 2019 có 97 người chiếm 15,88% chỉ tiêu đào tạo. Đây là đội ngũ yêu cầu đào tạo chuyên sâu phải có những kỹ năng cần thiết trong việc vận hành và xử lý máy móc, đây là chỉ tiêu đào tạo tốn khá nhiều thời gian trong đào tạo nội bộ.

Ngoài ra, các chỉ tiêu đào tạo về cán bộ quản lý, nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ kinh doanh, quản lý công nghệ, chế độ bảo hiểm, tiền lương cũng được chú trọng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, các nhu cầu đào tạo này luôn tăng qua từng năm. Cho thấy công ty vẫn luôn quan trọng trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, đây là đội ngũ được học tập và tập huấn để đào tạo nội bộ. Đây cũng chính là đội ngũ xây dựng chương trình đào tạo nội bộ, tổ chức, đánh giá đào tạo nội bộ của công ty.

Kết quả đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.5: Kết quả đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt may 29/3



Chi tiêu

Số lượng đạt/Tổng số học viên

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Cán bộ quản lý

3/3

100

3/3

100

5/5

100

Lớp bồi dưỡng chứng chỉ kế toán

7/9

77,78

8/9

88,89

8/13

61,54

Lớp nghiệp vụ kinh doanh

12/16

75

11/17

64,71

15/21

71,83

Quản lý công nghệ

11/20

55

14/23

60,87

15/25

60

Các quy định về tiền lương, bảo hiểm

6/10

60

8/14

57,14

9/15

60

Quy trình về sản xuất, an toàn lao

động


172/360


47,78


195/400


48,75


208/435


47,82

Vận hành, bảo trì máy

25/60

41,67

36/86

41,86

48/97

48,48

Tổng

236/498

47,39

275/611

49,73

304/611

49,75

(Nguồn: Phòng Tổng hợp)


Nhận xét: Số lượng học viên tham gia khóa đào tạo khá lớn bao gồm cả cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng và công nhân, nhưng tỉ lệ đạt yêu cầu không cao, trong giai đoạn 2017-2019 tỉ lệ đạt chưa đến 50%. Cụ thể, năm 2017 trong 498 người tham gia đào tạo có 236 người đạt tương ứng 47,39%; năm 2018, trong 553 người tham gia đào tạo có 275 người đạt tương ứng 49,73%; năm 2019, trong 611 người tham gia đào tạo có 304 người đạt tương ứng 49,75%. Số lượng không đạt yêu cầu chủ yếu là công nhân kĩ thuật may và công nhân vận hành, bảo trì máy do thời gian đào tạo ngắn, lượng kiến thức nhiều, cũng như trình độ của đội ngũ công nhân còn hạn chế nên dẫn đến chương trình đào tạo không đạt được kết quả cao.

2.4. Đánh giá công tác đào tạo tại Công ty Cổ phần Dệt may 29/3


2.4.1. Đối tượng khảo sát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022