Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch Về Công Tác Hỗ Trợ Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực


Kết quả điều tra doanh nghiệp kinh doanh du lịch, số điểm đánh giá trung bình từ 3,20-4,20. Các DN đã đánh giá quy mô chương trình du lịch đảm bảo tiếp cận được thị trường đạt số điểm cao nhất là 4,20 điểm, UBND tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long đã tận dụng những lợi thế về du lịch của mình nên đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thành công với số lượt du khách hàng năm tăng. Hình thức và nội dung phong phú đa dạng, sử dụng sân khấu lớn ngoài trời tổ chức các sự kiện quảng bá thông tin. Nhìn chung, các DN kinh doanh du lịch đã nhận được nhiều sự hỗ trợ thông tin du lịch cho du khách biết đến điểm đến. Kết quả này là sự nỗ lực của các cấp, ngành địa phương cùng xây dựng và phấn đấu.

3.2.3.5. Hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Các chương trình hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các địa phương hàng năm đã được Bộ kế hoạch và đầu tư triển khai. Tỉnh Quảng Ninh là một địa phương có thể mạnh phát triển du lịch nên các chương trình hỗ trợ phát triển chất lượng NNL được cụ thể hóa về nội dung khởi sự doanh nghiệp, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như quản trị chiến lược, quản trị NNL, quản trị tài chính, quản trị marketing,…Nguồn kinh phí được Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn.

Đặc biệt, từ tháng 10-2012, Sở Văn hóa và Du lịch thể thao tỉnh Quảng Ninh đã ký Biên bản hợp tác phát triển du lịch với Dự án EU (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ) hỗ trợ tỉnh phát triển du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long. Trong đó có chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Theo đánh giá của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, sau hơn 2 năm triển khai Biên bản thoả thuận hợp tác và hỗ trợ phát triển du lịch có trách nhiệm tại Vịnh Hạ Long, các nội dung ký kết về cơ bản được triển khai tích cực và đạt được kết quả khá tốt. Công tác phối hợp giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Dự án EU trong tổ chức triển khai các nội dung thoả thuận ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Hình


thức, chương trình, nội dung đào tạo được vận dụng phù hợp với thực tế điều kiện và hoạt động của từng đối tượng đào tạo. Đội ngũ cán bộ nhân viên trong ngành du lịch qua đào tạo ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh.

Cụ thể, dự án EU đã tổ chức 33 khoá tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội cho nhân lực các doanh nghiệp du lịch, giáo viên giảng dạy du lịch Trường Đại học Hạ Long và cộng đồng tham gia hoạt động du lịch của 12/14 địa phương: Hạ Long, Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Cẩm Phả, Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu và Móng Cái. Đồng thời tổ chức 10 khoá đào tạo, tập huấn kỹ năng giám sát và đào tạo viên VTOS, thuyết minh viên, kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ bàn hàng... cho hơn 300 cán bộ quản lý, nhân viên cơ sở kinh doanh du lịch. Đặc biệt năm 2014, số lượng nhân lực được đào tạo lên đến

4.222 người, tăng 258% so với năm 2013.

Bảng 3.14. Đánh giá của doanh nghiệp kinh doanh du lịch về công tác hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực‌

Các tiêu chí

Số điểm đánh giá

DN du lịch được biết và tham gia đầy đủ chương trình

3,18

Có chương trình tập huấn kỹ năng quản trị DN

3,2

Nội dung đào tạo phong phú, đa dạng và đáp ứng được

nhu cầu của DN

3,56

Mức phí về chương trình đào tạo thường lớn

2,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.

Phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Kết quả đánh giá của DN về công tác hỗ trợ đào tạo và phát triển NNL được 30 doanh nghiệp trả lời, số điểm trung bình từ 2,80-3,56. Hầu như các DN kinh doanh dịch vụ đều biết và tham gia chương trình, Sở Kế hoạch và đầu tư thường gửi công văn đến các DN nên đa số DN đều nắm được thời gian, địa điểm và nội dung tổ chức chương trình. Đa số các doanh nghiệp cho rằng nội dung đào tạo phong phú, đa dạng như khởi sự doanh nghiệp, tài


chính, quản trị dịch vụ, quản trị mối quan hệ với khách hàng, tài chính, du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế…nên đã đáp ứng được nhu cầu của DN, các DN đánh giá điểm cao nhất trong bốn tiêu chí là 3,56 điểm. Ngân sách thực hiện chương trình được Nhà nước hỗ trợ nên chi phí mà DN chi thêm là các chi phí liên quan đến học tập, thăm quan thực tế,…chính điều này đã thu hút được các DN quan tâm và đăng ký tham gia. Số lượng các DN kinh doanh du lịch tăng hàng năm, điều này phản ánh chất lượng NNL được đẩy mạnh tạo bước đi vững chắc cho DN trên địa bàn thành phố Hạ Long.

3.2.3.6. Hỗ trợ thông tin

Hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch ở Quảng Ninh những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực như: mở rộng quan hệ song phương và đa phương với các thành viên trong tổ chức Diễn đàn du lịch liên khu vực Đông á - EATOF (East Asia Inter - Regional Tourism Forum); củng cố mối quan hệ hợp tác với tỉnh Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam (Trung Quốc); tăng cường liên kết vùng: Quảng Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn; Quảng Ninh - Hà Nội - Huế - Đà Nẵng - TP. Hồ Chí Minh, tổ chức bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới…. Song bên cạnh đó, tỉnh chưa chú trọng, quan tâm đến các hoạt động tuyên truyền cho người dân địa phương hiểu hơn về giá trị các điểm du lịch, giá trị các phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng... nên nhận thức của họ về các giá trị đó còn hạn chế cũng như ý thức giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa địa phương chưa cao.

Tại Quảng Ninh có nhiều cơ quan trong và ngoài ngành du lịch tham gia tuyên truyền, quảng bá du lịch như: cổng thông tin điện tử Quảng Ninh; báo hình, báo viết, báo điện tử; trang web của các đơn vị quản lí, kinh doanh trong ngành du lịch… Tuy nhiên hoạt động thông tin của các cơ quan này chưa có sự liên kết với nhau, đến nay vẫn chưa có một cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành. Sản phẩm và dịch vụ thông tin du lịch còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao; việc


cung cấp thông tin nhiều khi chưa đến với người dùng tin hoặc chưa kịp thời, chính xác, thậm chí nhiều doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận đã đưa ra những thông tin quảng cáo thiếu tính trung thực... Việc làm này đã làm mất đi lòng tin của khách du lịch, làm ảnh hưởng trực tiếp tới ngành du lịch.

Bảng 3.15: Đánh giá của doanh nghiệp kinh doanh du lịch về công tác hỗ trợ thông tin‌

Các tiêu chí

Số điểm đánh giá

Thông tin về DN du lịch đầy đủ, rõ ràng

3,18

Thông tin về sản phẩm du lịch mới luôn được cập nhật

3,04

Thông tin về du lịch tỉnh luôn sẵn có

3,04

Thông tin hỗ trợ du khách luôn sẵn có

2,8

Thông tin về hỗ trợ GPMB, KHCN, thu hút đầu tư luôn

sẵn có

3,2

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Kết quả trả lời và đánh giá của 50 doanh nghiệp về công tác hỗ trợ thông tin cho điểm đánh giá từ 2,80-3,20. Là thành phố có khu du lịch trọng điểm nên các thông tin về doanh nghiệp kinh doanh được công bố rộng rãi nhằm giúp du khách ở các tỉnh khác hoặc du khách quốc tế dễ dàng kiểm tra thông tin doanh nghiệp cung ứng dịch vụ. Bên cạnh đó, thông tin luôn hỗ trợ du khách chỉ được các DN đánh giá 2,80 điểm, là do việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế, chẳng hạn số điện thoại của sở ban ngành, điện thoại đường dây nóng giúp du khách kiến nghị về hoạt động du lịch còn ít,…Nhìn chung, sự hỗ trợ về thông tin đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thành phố Hạ Long đã đáp ứng được một phần cho DN, đây là cơ sở giúp DN có kế hoạch xây dựng các trang thông tin riêng của mình.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Thành phố Hạ Long

3.3.1. Nhân tố khách quan


3.3.1.1. Tài nguyên của địa phương

Về vị trí địa lý: Thành phố Hạ Long nằm gần kề thành phố cảng Hải Phòng, đô thị lớn thứ hai ở miền Bắc, nằm giữa thủ đô Hà Nội và cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có vị trí giao lưu vô cùng thuận lợi với các điểm du lịch hấp dẫn trong vùng, có điều kiện tiếp cận các nguồn khách lớn ở trong nước và ngoài nước qua đường bộ và đặc biệt qua đường biển. Hạ Long cũng là điểm tập kết và trung chuyển cho các khách đi du lịch trong Tỉnh tới Trà Cổ - Móng Cái, tới Vân Đồn - Cô Tô, tới Yên Hưng - Uông Bí - Đông Triều, tới các điểm lưu trú trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, tới các vùng du lịch ở Hải Phòng, Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả nước.

Về văn hóa lịch sử: Thành phố Hạ Long có những điểm tham quan du lịch có giá trị. Đó là khu di tích và danh thắng núi Bài Thơ, với bài thơ bất hủ của vua Lê Thánh Tông khắc vào vách núi năm 1468, của chúa Trịnh Cương năm 1729 và một số bài thơ chữ Hán, chữ Nôm khác. Chân núi Bài Thơ có chùa Long Tiên ở phường Bạch Đằng và đền thờ Đức ông Trần Quốc Nghiễn ở phường Hạ Long. Núi Bài Thơ còn có các di tích cách mạng như Cột cờ, Trạm Vi ba, hang số 6... gắn liền với lịch sử đấu tranh cảu nhân dân Hạ Long chống giặc ngoại xâm từ năm 1930 đến 1975. Nhiều công trình văn hoá của Thành phố như Cung Văn hoá Lao động Việt Nhật, Cung Văn hoá thiếu nhi, Bảo tàng Quảng Ninh, Nhà thi đấu thể thao... là những điểm tham quan có giá trị. Về phía Tây Thành phố là khu di tích và danh thắng chùa Lôi Âm - hồ Yên Lập với những ngọn tháp từ thời Lê và những đảo đẹp, những cánh rừng thông quanh năm xanh tươi, rất phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi, thăm thú của du khách.

Về thiên nhiên: Các cảnh quan tự nhiên của Thành phố được bảo tồn và từng bước xây dựng các khu du lịch sinh thái, như khu Du lịch Hùng Thắng, Yên Cư, Đại Đán nối liền với quần thể du lịch sinh thái Hoàng Tân, Yên Hưng, các điểm du lịch sinh thái ở eo biển Cửa Lục. Công viên bãi tắm trung tâm Bãi Cháy, Bảo tàng sinh thái Hạ Long và công viên Lán Bè đang


được chuẩn bị xây dựng, mở ra các loại hình du lịch phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Vịnh Hạ Long là điểm đến thiên nhiên đầy thú vị cho du khách.

Về thương mại: ngoài chợ Hạ Long I, Chợ Hạ Long II, cùng các Trung tâm thương mại và các siêu thị đã được hoạt động có hiệu quả ở các phường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo; Thành phố đã đầu tư xây dựng chợ mới Vườn Đào ở phường Bãi Cháy, tu sửa và nâng cấp một số chợ khác, trước mắt sẽ xây dựng trung tâm thương mại hiện đại đa chức năng tại khu vực Bãi Cháy. Cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cảng biển trong việc bốc dỡ vận chuyển hàng hoá phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch, cảng du lịch quốc tế Hồng Gai sẽ được cải tạo, nâng cấp, đủ điều kiện đón các đoàn du lịch nước ngoài đến thăm vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long bằng tàu biển.

Tất cả các yếu tố trên đã góp phần thu hút khách du lịch cho thành phố Hạ Long, là điều kiện then chốt giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có cơ hội phát triển.

3.3.1.2. Môi trường chính trị pháp luật

Tình hình chính trị ổn định là nhân tố thu hút khách du lịch đến trải nghiệm. Sự an toàn, không có tình trạng chen lấn, xô đẩy, các tệ nạn xã hội được ngăn chặn và kiểm soát,…là yếu tố mà khách du lịch quan tâm lựa chọn điểm đến du lịch. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, sự án toàn tại địa điểm lưu trú, hành trình trong các chuyến đi, tình hình an ninh trật tự được kiểm soát là điều kiện để du khách lựa chọn.

Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường thực hiện tốt các giải pháp, nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách tham quan vịnh Hạ Long. Ban đã yêu cầu nâng cao hơn chất lượng công tác tuyên truyền, tiếp nhận, cung cấp thông tin hỗ trợ khách du lịch tìm hiểu về quy định quản lý, tuyến, điểm tham quan, giá cả dịch vụ,… Duy trì tốt hệ


thống thông tin cứu nạn và lực lượng trực cứu nạn 24/24; bố trí 01 phòng trực y tế tại đảo Ti Tốp, bổ sung trang thiết bị phòng chống cháy nổ, sơ cấp cứu tại chỗ. Phối hợp với chính quyền địa phương, khu dân cư thường xuyên kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, giảm thiểu các hiện tượng đeo bám tàu du lịch để ăn xin và bán hàng rong. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết xử lý các hành vi gây rối trật tự, trộm cắp tài sản, lừa đảo, cò mồi trên địa bàn. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh, trật tự tại các tuyến, điểm tham quan trên vịnh, công tác giám sát vé tham quan tại các cảng tàu du lịch. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các tàu du lịch vận chuyển khách du lịch trái phép, chở quá tải, hoạt động sai luồng tuyến, trốn lậu vé tham quan, lừa đảo giá cước, giá dịch vụ ăn uống, vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính quyền địa phương đã thắt chặt sự kiểm soát này đối với tình hình kinh doanh dịch vụ du lịch ở Hạ Long nên phần nào đã giúp cho các doanh nghiệp an tâm hơn.

3.3.1.3. Môi trường kinh tế

Yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội cũng như áp lực trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Thật vậy, Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình phục hồi kinh tế sau suy thoái nên có dấu hiệu tích cực.

Tốc độ tăng trưởng của Thành phố Hạ Long năm 2014 (GDP, giá so sánh 1994) tăng 11%, cao hơn mặt bằng chung của toàn tỉnh (tăng trưởng GDP toàn tỉnh 8,8%); Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính đạt 1.247,4 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2013 (thu chuyển giao ngân sách là 141,5 tỷ đồng; thu hồi các khoản chi năm trước 3,0 tỷ đồng; thu chuyển nguồn 35,9 tỷ đồng; thu quản lý qua ngân sách 9,35 tỷ đồng); chi ngân sách đạt 1.156,0 tỷ đồng. Theo số liệu thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 12 tháng năm 2014 so với cùng kỳ giữ mức thấp 103,35%. Do nguồn cung hàng hóa dồi dào, tổng cầu tăng chậm, nhiều mặt hàng tăng thấp hoặc giữ giá. Nhiều nhóm

hàng có chỉ số giá thấp như đồ uống và thuốc lá (101,96%), thiết bị và đồ


dùng gia đình (101,28%), thuốc và dịch vụ y tế (101,09%), bưu chính viễn thông (100,49%). Nhóm hàng ăn và dịch vụ; nhóm nhà ở điện nước và vật liệu xây dựng là hai nhóm có chỉ số giá cao nhất cũng chỉ tăng ở mức trên 4% so với cùng kỳ năm 2013: Chỉ số bình quân vàng năm 2014 so cùng kỳ 87,47%; Chỉ số bình quân Đô la Mỹ so cùng kỳ 100,12%.

Sự bình ổn kinh tế của thành phố Hạ Long đã thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Lạm phát được chính phủ kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng ổn định góp phần bình ổn giá tất cả các dịch vụ. Như vậy, tạo được cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

3.3.1.4. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch

Với quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các nghị quyết, kế hoạch phát triển du lịch, như: Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2013-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kết luận số 29-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015; Chỉ thị 11/CT-UBND và Quyết định 3268/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quản lý môi trường kinh doanh du lịch v.v.. Tỉnh mạnh dạn thuê tư vấn nước ngoài (Tập đoàn tư vấn Boston của Hoa Kỳ) xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…

Tuy nhiên, du lịch Quảng Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp vào GDP của tỉnh còn thấp. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ. Quy mô doanh nghiệp du lịch còn nhỏ. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao. Hoạt động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023