Hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2007-2015 - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

---------***---------



Đtài :

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007-2015

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.


Sinh viên thực hiện : Dương Thị Loan Lớp : Anh 10

Hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2007-2015 - 1

Khóa : K43C- KT&KDQT

Giáo viên hướng dẫn : TS.Lê Thị Thu Thủy


Hà Nội 6 - 2008


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích của đề tài nghiên cứu. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu. 2

5. Bố cục của đề tài 3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETINGCỦA DOANH NGHIỆP 4

I. Khái niệm và vai trò của chiến lược Marketing. 4

1. Khái niệm 4

2. Môi trường marketing của doanh nghiệp 6

2.1 Môi trường vi mô. 7

2.2 Môi trường vĩ mô. 7

3. Chức năng của chiến lược marketing 8

4. Vai trò của chiến lược marketing của doanh nghiệp. 9

II. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 10

Hình 1. Xây dựng chiến lược và xây dựng marketing 11

1. Xác định nhiệm vụ của doanh nghiệp 12

2. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp 12

3. Định dạng chiến lược phát triển. 13

4. Hoạch định marketing 17

III. Nội dung chiến lược marketing của doanh nghiệp. 21

1. Hoạt động nghiên cứu marketing 22

1.1. Nghiên cứu đặc trưng và đo lường khái quát thị trường 22

1.2. Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ. 22

1.3 Nghiên cứu phân đọan thị trường mục tiêu: 23

1.4 Nghiên cứu cạnh tranh. 23

1.5 Nghiên cứu và dự báo xu thế phát triển kinh doanh của công ty 23

2. Phát triển Marketing mục tiêu. 23

3. Triển khai chương trình Marketing-mix 25

3.1 Khái niệm 25

3.2. Nội dung 26

3.2.1 Chính sách sản phẩm 26

3.2.2. Chính sách giá 27

3.2.3 Chính sách phân phối 28

3.2.4 Chính sách giao tiếp khuyếch trương 29

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 31

I. Khái quát chung về công ty 31

1. Quá trình hình thành và phát triển. 31

2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 33

3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 37

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xác lập chiến lược Marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 38

1. Các nhân tố cơ bản của môi trường vi mô. 38

1.1 Công ty 38

1.2. Những người cung ứng 39

1.3. Những người môi giới marketing 40

1.4. Khách hàng. 40

1.5. Đối thủ cạnh tranh. 41

1.6. Công chúng trực tiếp. 41

2. Các yếu tố cơ bản của môi trường vĩ mô. 43

2.1. Môi trường kinh tế: 43

2.2. Môi trường chính trị pháp lý. 44

2.3. Môi trường văn hóa – xã hội 45

2.4. Môi trường công nghệ. 45

2.5. Môi trường nhân khẩu học 45

III. Thực trạng chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 46

1. Một số đặc điểm cơ bản thị trường xây dựng Việt Nam 46

2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng. 47

3. Mô hình xác lập chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 49

3.1. Mục tiêu chiến lược marketing của Công ty 49

3.2. Xác lập chiến lược marketing. 52

IV. Các yếu tố xác lập phương thức marketing trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 54

4.1. Chính sách sản phẩm 54

4.2. Chính sách giá cả. 56

4.2.1. Giá xây dựng theo giác độ marketing 57

4.2.2. Chính sách giá trong chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 57

4.2.2.1. Nội dung của chính sách giá. 58

4.2.2.2 . Phương pháp định giá dự thầu trong điều kiện bình thường 58

4.2.2.3. Vận dụng phương pháp định giá theo mức dự toán mức giá chấp nhận được của khách hàng. 61

4.2.2.4. Sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận kỳ vọng để quyết định giá dự thầu. 61

4.2.2.5 Các chính sách khuyến khích khách hàng qua điều chỉnh giá. 62

4.3. Chính sách phân phối 63

4.3.1. Các đặc điểm chung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 63

4.3.2. Nội dung của chính sách tiêu thụ. 63

4.4. Chính sách giao tiếp khuyếch trương 64

4.4.1. Nội dung của chính sách xúc tiến khuyếch trương 65

4.4.2. Chính sách giao tiếp trong marketing xây dựng 65

4.4.3. Chính sách xúc tiến bán hàng. 66

4.4.4. Chính sách quảng cáo tuyên truyền. 67

4.5. Đánh giá về chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội 67

4.5.1. Những thành tựu đạt được. 67

4.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. 68

CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2007 – 2015 69

I. Phương hướng phát triển Công ty trong thời gian tới 69

II. Các giải pháp marketing 70

1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường. 70

1.1 Xây dựng hệ thống thông tin marketing. 71

1.2 Tăng cường và hoàn thiện các biện pháp nghiên cứu thị trường 72

2. Hoàn thiện chính sách marketing mix. 73

2.1. Hoàn thiện chính sách sản phẩm 73

2.2. Hoàn thiện chính sách giá cả. 75

2.3. Hoàn thiện chính sách phân phối 76

2.4. Tăng cường quảng cáo hợp lý trong xây dựng 77

III. Những giải pháp hỗ trợ 79

1. Đối với Công ty 79

1.1. Bám sát thị trường. 79

1.2. Hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp. 79

1.3. Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực. 80

1.4. Thành lập phòng marketing chức năng. 80

1.5. Tạo vốn cho sản xuất và nâng cao năng lực. 81

1.6. Nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước. 81

2. Đối với Nhà nước. 81

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC BẢNG BIỂU TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài.

Từ những năm 1990 đến nay khối lượng đầu tư xây dựng của Nhà nước tăng lên rất nhanh. Mức tăng bình quân hàng năm thời kỳ 1990-1999 là 22.8%, thời kỳ 2000-2005 là 23.4%. Vốn đầu tư của Nhà nước năm 1999 tăng gấp 5.5 lần năm 1990, năm 2005 tăng gấp 3 lần năm 2000. Hiện nay do ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, tốc độ tăng đầu tư có chững lại, nhưng theo dự đoán tốc độ này sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển ngày càng mạnh. Để thực hiện có hiệu quả khối lượng vốn đầu tư ngày càng tăng này đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ toàn diện. Marketing xây dựng, với tư cách là một khoa học và công cụ cạnh tranh chủ yếu trong nền kinh tế thị trường với các giải pháp có chất lượng cao về chiến lược marketing sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng góp phần đảm bảo hiệu quả đầu tư của Nhà nước và của toàn xã hội.

Đứng trước tình thế cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng phải tìm các biện pháp, phương pháp cạnh tranh có hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nghiên cứu và vận dụng tốt marketing là một trong những biện pháp cơ bản nhất, phù hợp nhất trong điều kiện kinh tế thị trường để đạt được mục tiêu này.

Lý luận chung về marketing hiện nay đã đã được nghiên cứu nhiều và tương đối hoàn thiện chủ yếu cho thị trường hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa công nghiệp nhưng còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể hóa cho ngành xây dựng kể cả phạm vi thế giới và trong nước. Trong khi đó ngành xây dựng có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật rất khác so với những ngành công nghiệp và dịch vụ thông thường khác nên có nhiều đặc điểm lý luận chung của marketing chưa thật phù hợp với ngành xây dựng. Hơn nữa khoa học marketing đối với

nước ta còn tương đối mới mẻ. Các doanh nghiệp xây dựng hiện nay cũng đã bắt đầu áp dụng một số hình thức về marketing nhưng mới chỉ mang tính tự phát và chưa hoàn thiện.

Tất cả những lý do kể trên đòi hỏi một cách cấp thiết phải đẩy mạnh việc nghiên cứu, vận dụng lý luận chung của marketing vào ngành xây dựng. Xuất phát từ quá trình thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp xây dựng, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội giai đoạn 2007-2015” .


2. Mục đích của đề tài nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu nhằm vận dụng lý thuyết chung của marketing để phát triển một số vấn đề lý luận và thực hành marketing trong xây dựng, đặc biệt đi sâu vào các chiến lược marketing trong xây dựng, nhằm giúp Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội nắm chắc và vận dụng tốt các công cụ marketing trong thực tiễn cạnh tranh lành mạnh, cũng như góp gần đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng của đất nước.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Do hạn chế về thời gian nên đề tài chủ yếu nghiên cứu các vấn đề marketing thuộc mảng thị trường giao nhận thầu thi công xây lắp công trình. Hơn nữa, vì vấn đề marketing rất rộng lớn, ở khóa luận cũng chỉ đi sâu vào một số vấn đề chủ yếu là chiến lược và chính sách marketing trong xây dựng.


4. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu. Về mặt lý luận, đề tài dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, các môn khoa học kinh tế chung đặc biệt là lý thuyết về quản trị kinh doanh và marketing, cũng như các môn khoa học kinh tế thuộc chuyên ngành xây dựng. Về nghiên cứu thực tiễn, đề tài đã sử dụng các phương pháp điều tra, nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, phân tích

tổng hợp và so sánh. Đề tài cũng sử dụng một số phương pháp toán học để nghiên cứu và đưa ra đánh giá về thực trạng chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giúp Công ty hoàn thiện chiến lược markeitng


5. Bố cục của đề tài.

Đề tài được chia thành ba chương:


Chương I: Tổng quan về chiến lược marketing của doanh nghiệp.


Chương II: Thực trạnh chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội

Chương III: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Xây dựng Công nghiệp giai đoạn 2007-2015

Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo – Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy và các cô các chú phòng Tổ chức hành chính Công ty Xây dựng Công nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này!


Hà Nội, Ngày 20 tháng 06 năm 2008 Sinh viên: Dương Thị Loan

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí