AISQ3 | HTTTKT này luôn ở trạng thái sẵn sàng. | từ các NC trước và chỉ điều chỉnh về mặt từ ngữ cho thích hợp với bối cảnh NC theo góp ý của các chuyên gia. | ||
37 | AISQ4 | HTTTKT này có thời gian phản hồi kết quả nhanh khi thao tác. | ||
38 | AISQ5 | HTTTKT này có độ tin cậy cao (xử lý dữ liệu chính xác và đầy đủ). | ||
39 | AISQ6 | HTTTKT này có tính linh hoạt (dễ sửa đổi, nâng cấp theo yêu cầu sử dụng). | ||
40 | AISQ7 | HTTTKT này đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ của cá nhân. | ||
41 | AISQ8 | HTTTKT này có các thành phần bên trong tương tác tốt với nhau. | ||
42 | AISQ9 | HTTTKT này có tính bảo mật cao. | ||
43 | CLTTKT | AIQ1 | TTKT được cung cấp là có thể hiểu được. | Khái niệm CLTTKT và các thang đo tương ứng được kế thừa toàn bộ từ các NC trước. |
44 | AIQ2 | TTKT được cung cấp là kịp thời. | ||
45 | AIQ3 | TTKT được cung cấp là hữu ích và áp dụng được cho nhiệm vụ hiện tại. |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Nghiên Cứu (Nguồn: Xây Dựng Từ Tác Giả)
- Quy Trình Nc Định Lượng (Nguồn: Xây Dựng Từ Tác Giả)
- Thang Đo Các Khái Niệm Nc Đã Điều Chỉnh Theo Góp Ý Chuyên Gia (Thang Đo Nháp Lần 2)
- Tổng Hợp Các Biến Quan Sát Sau Khi Phân Tích Efa Sơ Bộ
- Cho Thấy Không Biến Quan Sát Nào Bị Loại Do Corrected Item-Total Correlation Của Các Biến Đều > 0,3 Và Cronbach’S Alpha Của Nhân Tố > 0,6. Vậy Thang
- Ma Trận Xoay Các Nhân Tố Phụ Thuộc (Giai Đoạn Nc Chính Thức)
Xem toàn bộ 321 trang tài liệu này.
AIQ4 | Nội dung TTKT được cung cấp có thể phục vụ cho một mục đích nào đó. | |
47 | AIQ5 | TTKT được cung cấp là có thể kiểm tra được. |
48 | AIQ6 | TTKT được cung cấp là khách quan. |
49 | AIQ7 | TTKT được cung cấp là trung thực. |
50 | AIQ8 | TTKT được cung cấp là đầy đủ. |
51 | AIQ9 | TTKT được cung cấp là nhất quán. |
Nguồn: Tác giả tổng kết
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
Hai phương pháp phân tích yêu cầu cỡ mẫu lớn thường là hồi quy và phân tích EFA. Hair và cs (2019) cho rằng cỡ mẫu ít nhất có thể dùng trong phân tích EFA là 50, tối ưu nhất nên >= 100. Nhằm có cơ sở cho NC định lượng chính thức, một NC định lượng sơ bộ được tiến hành trên cỡ mẫu n = 100 với 2 kỹ thuật lần lượt được thực hiện là đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha và kiểm định giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.1. Nghiên cứu sơ bộ
4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Nhằm đảm bảo độ tin cậy thang đo khi đưa vào dùng cho NC chính thức, dữ liệu thu thập từ 100 đối tượng là kế toán viên, kiểm toán viên, kế toán trưởng, CEO hoặc CFO đang làm việc trong 100 công ty sẽ được đưa vào chạy phân tích Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS 20.0. Danh sách các DN tham gia khảo sát sơ bộ được thể hiện ở Phụ lục 9.
Độ tin cậy thang đo Rủi ro phần cứng:
Không loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,899 > 0,6. Vậy thang đo Rủi ro phần cứng đạt độ tin cậy (Phụ lục 10).
Độ tin cậy thang đo Rủi ro phần mềm:
Phụ lục 11 cho thấy Biến SWR6 bị loại do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của biến này là -0,079 < 0,3 và chạy lại lần 2 thì kết quả chạy lần 2 cho thấy không loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0,884 > 0,6. Vậy thang đo Rủi ro phần mềm đạt độ tin cậy và tiếp tục giữ lại với 5 biến quan sát.
Độ tin cậy thang đo Rủi ro dữ liệu:
Kết quả kiểm định thang đo rủi ro dữ liệu (phụ lục 12) chỉ ra không loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,810 > 0,6.
Độ tin cậy thang đo Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT:
Tương tự, không loại biến quan sát nào đối với thang đo rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,828 > 0,6 (Phụ lục 13). Vậy thang đo này đạt độ tin cậy để tiếp tục được sử dụng.
Độ tin cậy thang đo Rủi ro nguồn lực con người:
Không loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,802 > 0,6. Vậy thang đo này đạt độ tin cậy để tiếp tục sử dụng (Phụ lục 14).
Độ tin cậy thang đo Rủi ro cam kết quản lý:
Kết quả Phụ lục 15 cho thấy cả 4 biến quan sát đều không bị loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,777 > 0,6. Vậy thang đo này đạt độ tin cậy.
Độ tin cậy thang đo Rủi ro văn hoá tổ chức:
Phụ lục 16 cho thấy chạy kiểm định 3 lần đối với thang đo Rủi ro văn hoá tổ chức. Trong đó, ở lần chạy kiểm định đầu tiên đã loại biến quan sát OCR5 do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của biến này là 0,183 < 0,3. Tiếp tục chạy lại lần 2 lại loại tiếp biến quan sát OCR4 do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của biến này là 0,145 < 0,3. Cuối cùng, tiến hành chạy lại lần 3 và ở lần chạy thứ 3 này không loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,837 > 0,6. Vậy thang đo này đạt độ tin cậy với 3 biến quan sát được giữ lại là OCR1, OCR2 và OCR3.
Độ tin cậy thang đo CLHTTTKT:
Kiểm định độ tin cậy thang đo CLHTTTKT cho thấy đã không loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,911 > 0,6. Vậy thang đo CLHTTTKT đạt độ tin cậy theo yêu cầu (Phụ lục 17).
Độ tin cậy thang đo CLTTKT:
Đối với thang đo CLTTKT, không loại biến quan sát nào do Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của tất cả các biến đều > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố 0,914 > 0,6. Thang đo CLTTKT đạt độ tin cậy theo yêu cầu (Phụ lục 18).
92
Bảng 4.2 – Tóm tắt kết quả kiểm định sơ bộ độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha
HWR | SWR | DATR | ITAR | HRR | MCR | OCR | AISQ | AIQ | Cộng | |
Hệ số Cronbach’s Alpha | 0,899 | 0,884 | 0,810 | 0,828 | 0,802 | 0,777 | 0,837 | 0,911 | 0,914 | |
Số biến quan sát kiểm định | 5 | 6 | 5 | 4 | 4 | 4 | 5 | 9 | 9 | 51 |
Số biến quan sát chấp nhận | 5 | 5 | 5 | 4 | 4 | 4 | 3 | 9 | 9 | 48 |
Số biến quan sát loại bỏ | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 3 |
Nguồn: Kết quả được tập hợp qua phân tích từ phần mềm SPSS
Bảng 4.3 – Tóm tắt kết quả đánh giá chi tiết độ tin cậy thang đo (NC sơ bộ)
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Rủi ro phần cứng (HWR): 0,899 | ||||
HWR1 | 15,00 | 10,263 | ,689 | ,891 |
HWR2 | 14,37 | 9,771 | ,819 | ,862 |
HWR3 | 14,81 | 10,499 | ,730 | ,882 |
HWR4 | 14,47 | 10,191 | ,713 | ,885 |
HWR5 | 14,43 | 9,702 | ,805 | ,865 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Rủi ro phần mềm (SWR): 0,884 | ||||
SWR1 | 14.25 | 7,785 | ,766 | ,847 |
SWR2 | 14,78 | 8,093 | ,722 | ,858 |
SWR3 | 14,29 | 8,006 | ,746 | ,852 |
SWR4 | 15,02 | 8,525 | ,612 | ,883 |
SWR5 | 14,30 | 7,889 | ,755 | ,850 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Rủi ro dữ liệu (DATR): 0,810 | ||||
DATR1 | 14,61 | 6,968 | ,430 | ,823 |
DATR2 | 14,62 | 6,480 | ,600 | ,772 |
DATR3 | 14,63 | 6,498 | ,611 | ,769 |
DATR4 | 14,16 | 6,217 | ,647 | ,757 |
DATR5 | 14,14 | 6,000 | ,708 | ,737 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Rủi ro ứng dụng tiến bộ CNTT (ITAR): 0,828 | ||||
ITAR1 | 10,91 | 3,780 | ,662 | ,780 |
ITAR2 | 11,44 | 3,643 | ,649 | ,785 |
ITAR3 | 11,43 | 3,904 | ,609 | ,802 |
ITAR4 | 10,92 | 3,549 | ,697 | ,763 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Rủi ro nguồn lực con người (HRR): 0,802 |
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
HRR1 | 11,09 | 3,719 | ,583 | ,770 |
HRR2 | 11,46 | 3,746 | ,639 | ,741 |
HRR3 | 11,83 | 4,082 | ,586 | ,767 |
HRR4 | 11,79 | 3,663 | ,660 | ,730 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Rủi ro cam kết quản lý (MCR): 0,777 | ||||
MCR1 | 11,69 | 3,953 | ,558 | ,735 |
MCR2 | 11,69 | 3,489 | ,666 | ,677 |
MCR3 | 11,70 | 3,667 | ,651 | ,687 |
MCR4 | 11,75 | 4,169 | ,458 | ,784 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo Rủi ro văn hoá tổ chức (OCR): 0,837 | ||||
OCR1 | 6,98 | 1,979 | ,667 | ,816 |
OCR2 | 6,98 | 2,202 | ,685 | ,789 |
OCR3 | 6,98 | 2,181 | ,761 | ,722 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo CLHTTTKT (AISQ): 0,911 | ||||
AISQ1 | 29,65 | 14,129 | ,628 | ,906 |
AISQ2 | 29,67 | 14,062 | ,656 | ,904 |
AISQ3 | 29,63 | 13,852 | ,728 | ,899 |
AISQ4 | 29,63 | 13,791 | ,718 | ,900 |
AISQ5 | 29,64 | 13,909 | ,685 | ,902 |
AISQ6 | 29,64 | 14,192 | ,686 | ,902 |
AISQ7 | 29,70 | 13,626 | ,750 | ,897 |
AISQ8 | 29,66 | 14,105 | ,698 | ,901 |
AISQ9 | 29,66 | 13,903 | ,699 | ,901 |
Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo CLTTKT (AIQ): 0,914 | ||||
AIQ1 | 29,08 | 13,226 | ,682 | ,905 |
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
AIQ2 | 29,02 | 13,151 | ,702 | ,904 |
AIQ3 | 29,05 | 13,301 | ,650 | ,907 |
AIQ4 | 29,11 | 13,069 | ,714 | ,903 |
AIQ5 | 29,10 | 12,838 | ,727 | ,902 |
AIQ6 | 29,15 | 12,997 | ,699 | ,904 |
AIQ7 | 29,10 | 13,545 | ,642 | ,908 |
AIQ8 | 29,09 | 13,052 | ,725 | ,902 |
AIQ9 | 29,06 | 12,885 | ,754 | ,900 |
Nguồn: Kết quả được tập hợp qua phân tích từ phần mềm SPSS
4.2.1.2. Đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo
Ở bước này, nhằm đánh giá 2 giá trị của thang đo bao gồm giá trị phân biệt và giá trị hội tụ thì kỹ thuật phân tích EFA đã được thực hiện.
Theo Hair và cs (2019), việc kết hợp các biến phụ thuộc và độc lập trong một phân tích EFA để phân tích chung và xét lại mối quan hệ phụ thuộc là không thích hợp. Sẽ không hữu ích khi đưa các biến độc lập và phụ thuộc vào phân tích chung khi phân tích EFA. Vì vậy, đề tài đã xác định các biến độc lập và phụ thuộc ngay từ đầu thì mặc định hiện diện mối quan hệ phụ thuộc giữa 2 nhóm biến. Một nhóm là ảnh hưởng đến các biến khác và nhóm còn lại chịu ảnh hưởng bởi các biến khác.
Mô hình NC trong luận án này thể hiện mối quan hệ tác động chỉ có một chiều từ các biến độc lập cùng hướng về biến phụ thuộc. Nên khi mối quan hệ tác động này có ý nghĩa sẽ kéo theo tương quan đủ lớn giữa 2 nhóm biến. Khi biến độc lập tác động càng mạnh, giải thích càng nhiều cho biến phụ thuộc thì sự tương quan sẽ càng mạnh. Vì thế, khi phân tích chung biến phụ thuộc và biến độc lập trong 1 lần EFA thì khả năng vi phạm tính phân biệt sẽ rất cao. Khi đó, biến phụ thuộc sẽ không thể tách thành một nhân tố riêng biệt trong ma trận xoay mà thay vào đó sẽ hội tụ hoặc bị trộn lẫn với các nhân tố độc lập.