theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
Theo Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC thì được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình. Theo Thông tư này thì những trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 01/01/2001 thực hiện việc đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ tính "hồi tố" trở về trước, tức là hôn nhân của họ được công nhận kể từ ngày họ chung sống với nhau như vợ chồng mà không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.
* Nếu nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết 35/2000/QH10, mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công
nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết.
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 đã tạo một khoảng thời gian để giải quyết tình trạng "chung sống với nhau như vợ chồng" mà không đăng ký kết hôn xác lập trước ngày Luật có hiệu lực. Trên thực tế, từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003, chính quyền các cấp, các cơ quan tư pháp ở địa phương, các tổ chức đoàn thể đã hết sức cố gắng trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy định pháp luật, ngoài ra cách thức đăng ký kết hôn cũng được tổ chức phong phú, linh hoạt hơn. Phần lớn các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn đã được rà soát, lập danh sách và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, do số lượng các trường hợp phải đăng ký kết hôn theo mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 quá lớn, nên đến hết thời gian này, trong cả nước vẫn còn không ít trường hợp đã được rà soát, lập danh sách nhưng chưa được đăng ký kết hôn. Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đặc biệt là quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, ngày 28/4/2003, Chính phủ đã có tờ trình số 520/CP-TTr đề nghị Quốc hội gia hạn thời gian thực hiện điểm b mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10. Ngày 29/4/2001, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có kết luận số 84a/UBTVQH về vấn đề nói trên. Để triển khai kết luận đó, ngày 14/7/2003, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001. Việc gia hạn thời hạn kết hôn được quy định như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Tự Nguyện Của Hai Bên Nam Nữ Khi Kết Hôn
- Việc Kết Hôn Không Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Cấm Kết Hôn
- Đăng Ký Kết Hôn Và Việc Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết Hôn
- Đường Lối Giải Quyết Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật
- Hậu Quả Pháp Lý Của Việc Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật
- Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 12
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Đối với các trường hợp hồ sơ đăng ký kết hôn rõ ràng, hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn, thì hoàn thành việc đăng ký kết hôn cho họ trong năm 2003. Đối với các trường hợp phức tạp,
cần xác minh hoặc xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên thì cần cố gắng, tích cực hoàn thành việc đăng ký kết hôn trước ngày 01 tháng 08 năm 2004 [8].
Như vậy, theo Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP, những trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn vẫn có thêm một khoảng thời gian để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kết quả trên cho thấy việc thực hiện Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 và Nghị định số 77/2001/NĐ-CP về đăng ký hôn nhân thực tế cho thấy chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề hôn nhân thực tế được quy định trong các văn bản pháp luật nói trên là phù hợp với thực tế, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, tham gia thực hiện. Việc đăng ký hôn nhân thực tế cũng đã góp phần tăng cường quản lý nhà nước về công tác hộ tịch, hộ khẩu và các hoạt động quản lý khác của Nhà nước, bảo hộ các quyền về dân sự và hôn nhân, gia đình của người dân. Mặt khác, qua hoạt động đăng ký hôn nhân thực tế, ý thức pháp luật, đặc biệt là ý thức pháp luật về HN&GĐ của người dân được nâng lên một bước đáng kể.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra nếu một trong hai bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn (ví dụ, người đang có vợ, chồng lại chung sống như vợ chồng với người khác, người có quan hệ thân thích quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 10 chung sống như vợ chồng với nhau…) thì sẽ xử lý như thế nào? Những người đó có phải chịu chế tài gì không? Điều 4 Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, còn những trường hợp khác như anh em thân thích chung sống với nhau như vợ chồng thì pháp luật không quy định, do đó không có cơ sở để quy định chế tài xử lý đối với những trường hợp này, ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của pháp luật.
2.3. HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
2.3.1. Nguyên tắc xử lý đối với việc kết hôn trái pháp luật
Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định, cụ thể là vi phạm một trong các quy định tại Điều 9, 10 Luật HN&GĐ năm 2000.
Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Vì vậy, về nguyên tắc việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị tòa án nhân dân xử hủy. Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp xử lý đối với những trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn nhằm bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh Luật HN&GĐ. Đây là biện pháp chế tài của Luật HN&GĐ, thể hiện thái độ phủ định của Nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Điều 16 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 15 của Luật này, Tòa án xem xét và quyết định việc hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong Sổ đăng ký kết hôn [42].
Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000 là trái pháp luật, khi có yêu cầu, tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó. Tuy nhiên, việc hủy kết hôn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và của con cái họ. Vì vậy, khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật, tòa án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, mức độ vi phạm và hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét và đánh giá thực chất mối quan hệ tình cảm giữa hai bên nam - nữ kể từ khi kết hôn để từ đó tòa án có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm "thấu
tình, đạt lý". Ví dụ trường hợp của anh Hòa và chị Thanh (Hải Dương) đã kết hôn với nhau năm 2004. Hai người sinh được một người con chung là cháu Tân vào năm 2006. Năm 2008, anh Hòa vào Thành phố Hồ Chí Minh làm ăn có quen biết với chị Hà và tháng 9/2011 đưa chị Hà về Nam Định (quê chị Hà) đăng ký kết hôn. Đến tháng 2/2012, chị Thanh đến đánh ghen và có đơn gửi Tòa án nhân dân tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật giữa anh Hòa và chị Hà vì anh Hòa và chị vẫn là vợ chồng hợp pháp, chưa ly hôn thì anh Hòa không được kết hôn với người khác. Sau khi thụ lý và xác minh, Tòa án nhân dân đã tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh Hòa và chị Hà do vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng.
2.3.2. Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật
Hủy việc kết hôn trái pháp luật dựa trên những căn cứ sau:
* Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã
kết hôn
Căn cứ vào Giấy khai sinh của các bên nam nữ, vào thời điểm kết hôn
nếu nam chưa bước sang tuổi hai mươi, nữ chưa bước sang tuổi mười tám là vi phạm độ tuổi kết hôn. Việc kết hôn đó là trái pháp luật và là căn cứ để Tòa án có thể xử hủy kết hôn trái pháp luật.
* Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn.
Theo Mục 1 Điểm b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP việc kết hôn bị coi là thiếu sự tự nguyện khi bị cưỡng ép, lừa dối. Đó là khi việc kết hôn có một trong những biểu hiện sau:
- Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn. Lừa dối để kết hôn là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về người đó làm cho người kia lầm tưởng mà kết hôn hoặc
một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn. Hành vi lừa dối khác với sự nhầm lẫn nên cần phân biệt rõ hai trường hợp này. Khác với luật của nhiều nước trên thế giới, luật Việt Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫn như là một trong những lí do để yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật. Nếu một người chỉ nhầm lẫn về một số yếu tố của người kia như: nhầm lẫn về nghề nghiệp, về địa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình, v.v.., thì không coi là thiếu tự nguyện khi kết hôn. Ví dụ như một người vì lầm tưởng đối tượng của mình là một người giàu có hay có địa vị cao trong xã hội mà quyết định đi tới hôn nhân nhưng sau khi kết hôn mới phát hiện ra sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì đã tưởng tượng, cho rằng mình bị lừa dối thì điều này không được pháp luật công nhận. Nếu một người do nhầm lẫn mà chấp nhận kết hôn, thì người đó có quyền xin ly hôn mà không thể yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối. Một số trường hợp khác cũng được coi là kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối như che giấu tiền án tiền sự, kết hôn để tránh sự truy nã của cảnh sát, kết hôn nhằm làm gián điệp… hoặc kết hôn không trên cơ sở tình yêu mà chỉ nhằm hướng tới một mục đích nào đó khác (ví dụ như kết hôn để nhằm nhập quốc tịch…). Các trường hợp khai man tuổi để tảo hôn, che giấu việc đã kết hôn từ trước nhưng chưa ly hôn để tiếp tục kết hôn với người khác… thì xét vào kết hôn trái luật trên cả hai cơ sở lừa dối và vi phạm điều kiện kết hôn khác. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối hoàn toàn không dễ. Ví dụ như một bên hứa hẹn sau khi kết hôn sẽ tìm việc làm hoặc xin bảo lãnh ra nước ngoài nhưng không thực hiện được cho rằng là một trường hợp kết hôn do bị lừa dối, điều này có khía cạnh không thỏa đáng. Nếu ra điều kiện như vậy tức là người bị lừa dối kia hướng tới mục đích vật chất, vì việc làm hay vì để được bảo lãnh ra nước ngoài mà tiến đến hôn nhân, hoàn toàn không phải vì tình yêu mà đến với đối phương, đi ngược lại với quan điểm hôn nhân tiến bộ của pháp luật. Thiết nghĩ, kết hôn là một quyền nhân
thân của con người, tuy rằng nó có liên quan đến một số quyền tài sản nhưng bản chất vẫn là được xây dựng trên nền tảng của những quan hệ nhân thân mà có, lừa dối hay không lừa dối khi kết hôn phải dựa trên các quan hệ nhân thân liên quan đến con người mà đánh giá, không thể mang vấn đề vật chất làm thước đo giá trị hôn nhân.
- Một bên ép buộc (ví dụ: đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn.
- Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ.
Hiện nay, các hành vi ép buộc, cưỡng ép người khác kết hôn vẫn còn tồn tại với nhiều mục đích và biểu hiện khác nhau. Đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần là có hành vi ép buộc đối phương phải kết hôn với mình nếu không sẽ gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh sự cho người đó, cho thân nhân của họ hoặc thậm chí có trường hợp dọa sẽ tự tử để ép kết hôn. Dùng vật chất để cưỡng ép như cho vay với lãi suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ kết hôn để trừ nợ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi dùng nó để làm điều kiện trao đổi… Sử dụng thủ đoạn để khiến đối phương làm mình mang thai rồi lấy đó như cái "cớ" để ép người đó phải "chịu trách nhiệm". Cha mẹ buộc con phải kết hôn để trừ nợ, đây là trường hợp khá phổ biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo hay cha mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái của họ kết hôn với nhau... Những hành động ép buộc trên xuất phát từ tư tưởng phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", xâm phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và đi ngược với tinh thần của pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện nay, đáng bị lên án và trừng phạt.
Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa "ép buộc" và "thuyết phục". Có thể
ban đầu cha, mẹ hướng con đến một đối tượng kết hôn không hợp ý của con nhưng sau một thời gian nghe cha mẹ mình khuyên nhủ, thuyết phục, người con đã thuận theo mà tiến đến hôn nhân thì đây không thể coi là kết hôn không tự nguyện. Bởi lẽ, một người bị "cưỡng ép" tức là về mặt ý chí người đó không thể tự làm chủ, chịu người khác điều khiển, áp đặt do bị lệ thuộc về mặt nào đó. Các trường hợp bị ép buộc, cưỡng ép có thể phải chịu sự chi phối về sức khỏe, tính mạng, vật chất hoặc tinh thần mà phải kết hôn; còn trường hợp bị thuyết phục thì hoàn toàn tự do về mặt ý chí, thoải mái trong tư tưởng. Nói một cách khác, để xem xét một cuộc việc kết hôn có sự cưỡng ép hay không, hoàn toàn dựa vào ý chí chủ thể tham gia mong muốn hay không mong muốn việc kết hôn đó.
Khi việc kết hôn có hành vi ép buộc, cưỡng ép hoặc lừa dối thì được xác định là có căn cứ để Tòa án xử hủy việc kết hôn đó khi có yêu cầu.
* Người đang có vợ hoặc có chồng lại kết hôn với người khác
Người đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp thì không có quyền kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Nếu việc kết hôn vi phạm quy định này thì có căn cứ để Tòa án nhân dân xử hủy việc kết hôn đó. Cơ sở pháp lý để xác định một người đang có vợ, có chồng là dựa vào Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và Giấy chứng nhận kết hôn đó phải đang có hiệu lực. Trong trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng tuy không có Giấy chứng nhận kết hôn nhưng được công nhận là có quan hệ vợ chồng theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 thì các bên nam nữ cũng được coi là người đang có vợ, có chồng, do đó nếu một trong hai bên lại kết hôn với người khác thì việc kết hôn sau của họ bị coi là trái pháp luật. Tòa án có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật đó khi có yêu cầu.
* Người mất năng lực hành vi dân sự mà vẫn kết hôn
Luật HN&GĐ năm 2000 cấm những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Nếu vào thời điểm đăng ký kết hôn, quyết định tuyên bố một