Chế Định Kết Hôn Trong Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng 8 Năm 1945

đã hứa hôn, có hôn thư mà đổi ý, chủ hôn nhà gái bị phạt 50 roi, người con gái vẫn phải về nhà chồng đã hứa gả. Nhà Nguyễn cũng quy định dù không "hôn thư", nhưng nhà gái đã nhận sính lễ cũng có giá trị hứa hôn. Theo Điều 108 Hoàng Việt luật lệ quy định: 5 năm sau khi nộp sính lễ, đàng gái không phạm lỗi mà đàng trai không cử hành lễ thân nghinh (lễ rước dâu) thì nhà gái được phép xin quan cấp chấp chiếu cho phép kết hôn với người khác.

Về nghi lễ kết hôn, luật nhà Nguyễn không quy định cụ thể song luật nhà Lê thì lại rất chú trọng quy định về hình thức giá thú. Hôn nhân theo luật nhà Lê gồm 4 lễ: lễ nghị hôn (nhờ mối lái đi lại bàn định), lễ định thân (mang lễ vật vấn danh đến nhà gái), lễ nạp trưng (mang sính lễ dẫn cưới đến nhà gái), lễ thân nghinh (rước dâu). Nghi lễ kết hôn thời kỳ này đã phản ánh rất rõ phong tục tập quán của người Việt Nam ta và cho đến ngày nay, nhiều nghi lễ vẫn còn được gìn giữ thực hiện.

Có thể thấy, hai bộ luật đã có nhiều điểm tiến bộ, tuy Hoàng Việt luật lệ không đề cao địa vị của người phụ nữ bằng Quốc triều hình luật, song so với lúc bấy giờ, vai trò của người con gái - người phụ nữ đã được xã hội ghi nhận tốt hơn.

Ngoài hai bộ luật chính là Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, thời kỳ phong kiến còn xây dựng nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định về vấn đề kết hôn mà chưa được tập hợp, thống nhất thành một chế định hoàn chỉnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rõ thời kỳ này, một khung pháp lý quy định về việc kết hôn đã được xây dựng và dần dần bổ sung, thay đổi cho hoàn chỉnh trong các thời kỳ sau.

1.2.2. Chế định kết hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945

Ngày 25/8/1883 triều đình nhà Nguyễn ký kết với Pháp bản "Hiệp ước hòa bình". Theo bản Hiệp ước đó, đất nước ta bị chia cắt làm ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Đất nước Việt Nam chịu sự đô hộ của thực dân

Pháp. Nhằm đảm bảo sự thống trị của chúng trên đất nước Việt Nam, thực dân Pháp tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất và chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến từ nhiều thế kỷ trước ở nước ta. Phỏng theo Bộ luật Dân sự của Công hòa Pháp ban hành năm 1804, điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình ở nước ta dựa trên ba bộ luật:

- Bắc Kỳ áp dụng: Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931.

- Trung Kỳ áp dụng: Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936.

- Nam Kỳ áp dụng: Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thực dân Pháp coi Nam Kỳ là thuộc địa của chúng, còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ bảo hộ, do vậy ở mỗi miền áp dụng một bộ luật khác nhau với những quy định khác nhau.

Về độ tuổi cho phép kết hôn: Dân luật giản yếu quy định "con trai 16 tuổi, con gái 14 tuổi" được phép kết hôn. dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ quy định độ tuổi kết hôn cao hơn Dân luật giản yếu: "nam tròn 18 tuổi, nữ tròn 15 tuổi". Tuy nhiên, trong trường hợp có lý do chính đáng thì quan tỉnh có thể đặc cách cho phép nam tròn 15 tuổi, nữ tròn 12 tuổi kết hôn (Điều 75 dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ).

Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 3

Ngoài ra, sự tự nguyện của các bên nam nữ trong việc xác lập hôn nhân cũng đã được các bộ luật thời kỳ này ghi nhận. Điều 76 dân luật Bắc Kỳ quy định "kết hôn tất phải có hai bên nam nữ bằng lòng nhau mới được". Quy định này thể hiện sự tiến bộ hơn hẳn so với pháp luật thời Lê, thời Nguyễn. Nhưng bên cạnh sự ưng thuận của đôi nam nữ khi kết hôn, pháp luật thời kỳ này vẫn ghi nhận sự ưng thuận của cha mẹ, của người thân thích hay người đỡ đầu và cũng coi đó là yếu tố cần thiết bảo đảm cho hôn nhân được coi là hợp pháp, không kể người kết hôn đã thành niên hay chưa thành niên. Điều 77 dân luật Bắc Kỳ quy định "phàm con cái đã thành niên hay chưa thành niên, không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được". Cùng với các quy định về các điều kiện kết hôn, cả ba bộ luật trên còn quy định một số

trường hợp cấm kết hôn: Cấm lấy người thân thuộc về trực hệ và một số người thuộc bàng hệ (anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, chị dâu, em dâu, anh chồng, em chồng(Điều 74 dân luật Bắc Kỳ); cấm kết hôn trong thời kỳ cư tang - khi có tang cha mẹ hoặc tang chồng là hai mươi bảy tháng, tang vợ là mười hai tháng (Điều 84 dân luật Bắc Kỳ).

Về nghi lễ kết hôn có nhiều điểm giống quy định của pháp luật thời kỳ phong kiến, nhưng pháp luật thời kỳ này có điểm mới là "việc kết hôn phải được khai với chính quyền (hộ lại) thì mới có giá trị" (Điều 69 dân luật Bắc Kỳ). Theo dân luật Trung Kỳ, nghi lễ kết hôn gồm: ước hôn (lễ hỏi) và kết hôn (hôn lễ). Hôn lễ được cử hành theo phong tục tập quán. Trước hôn lễ phải thi hành thủ tục công bố trong thời hạn tám ngày tại cư sở của cả nam lẫn nữ và sau đó đăng ký vào nhân thế bộ địa phương. Nếu không đăng ký thì coi như việc kết hôn của hai vợ chồng đó không có giá trị pháp lý.

Như vậy, quy định của pháp luật về vấn đề kết hôn tuy đã được cả ba bộ luật sửa đổi theo hướng tiến bộ hơn như ghi nhận sự "tự nguyện": việc kết hôn phải do hai bên nam nữ bằng lòng (Điều 76 dân luật Bắc Kỳ và dân luật Trung Kỳ), công bố việc kết hôn. Nhưng do ảnh hưởng của chế độ phong kiến nên nhiều quy định về vấn đề kết hôn của pháp luật thời kỳ này giống với pháp luật thời kỳ phong kiến, nhất là các quy định cấm kết hôn, nghi lễ kết hôn...

Ba bộ luật trên được người Pháp xây dựng nhằm cai trị Việt Nam. Nguồn gốc hình thành đều dựa vào luật của Pháp mà cụ thể là ảnh hưởng của Bộ luật dân sự Napoleon năm 1804, vì thế khi áp dụng tại Việt Nam còn rất nhiều điều không phù hợp. Hơn nữa những văn bản về hôn nhân và gia đình do nhà nước thực dân phong kiến ban hành, áp dụng chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị phong kiến. Do vậy mà vẫn không có nhiều quy định mới, tiến bộ hơn về vấn đề kết hôn. Những quy định về việc kết hôn cũng vẫn còn nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, chưa được xây dựng thành chế định riêng.

1.2.3. Chế định kết hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam giai đoạn 1945-1954

Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử Nhà nước ta chưa thể ban hành ngay một đạo luật để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 90-SL cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc theo nguyên tắc không đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của Nhà nước.

Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ, giải phóng phụ nữ khỏi ách áp bức bóc lột hàng ngàn năm, cơ sở để xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu, tạo điều kiện xây dựng một chế độ hôn nhân và gia đình mới phù hợp với quốc gia độc lập, dân chủ, tiến bộ.

Những quy định của pháp luật về vấn đề kết hôn đã được ghi nhận trong Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh đã có nhiều quy định xóa bỏ những quy phạm pháp luật của Nhà nước phong kiến thực dân, sửa đổi theo hướng tiến bộ phù hợp với chế độ mới (Điều 2 - "Người con đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng lòng mới kết hôn được", "trong thời kỳ tang chế vẫn có thể lấy vợ lấy chồng được…" (Điều 3), "Người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị, nếu dẫn chứng rằng mình không có thai hoặc đương có thai" (Điều 4), "cha mẹ không có quyền xin giam cầm con cái" (Điều 8). Nguyên tắc tự do kết hôn, tự do lựa chọn hôn nhân được đề cao. Bên cạnh đó Sắc lệnh còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: quá đơn giản, thiếu những quy định hết sức quan trọng như điều kiện về độ tuổi kết hôn… quy định về việc kết hôn còn có điểm hạn chế: " … người vợ góa chỉ có thể lấy chồng sau 10 tháng kể từ ngày chồng chết…" (Điều 3). Mặt khác, Sắc lệnh mới chỉ đưa ra một vài quy định về xóa bỏ cấm kết hôn trong thời kỳ tang chế, kết hôn không cần phải có sự ưng thuận của các bậc tôn thuộc.

Như vậy những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ về kết hôn trong Sắc lệnh số 97-SL tuy đã có nhiều điểm tiến bộ nhưng do văn bản pháp luật này chỉ mang tính chất "tạm thời" nên các quy định về kết hôn mới chỉ được xem xét, ghi nhận ở mức độ đơn giản, còn nhiều thiếu sót, không đáp ứng được yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới. Các quy phạm điều chỉnh về vấn đề kết hôn chưa được tập hợp thành nhóm riêng, chưa tạo thành chế định pháp luật cụ thể.

1.2.4. Chế định kết hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam giai đoạn 1954-1975

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta tạm thời vẫn còn bị chia cắt thành hai miền với hai nhiệm vụ cách mạng khác nhau. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đấu tranh thống nhất nước nhà.

- Ở miền Bắc: Dưới tác động của cơ chế kinh tế mới, các quan hệ trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình có nhiều thay đổi. Sắc lệnh số 97- SL đã hoàn thành vai trò lịch sử, tuy đã góp phần vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu nhưng không đáp ứng được tiến trình phát triển của cách mạng. Do đó, việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình trở thành một đòi hỏi cấp thiết của toàn xã hội. Đó là một tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội thông qua ngày 31/12/1959 đã ghi nhận chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa, quyền bình đẳng giữa nam, nữ, giữa vợ chồng.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 ra đời trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1959, có hiệu lực thi hành từ ngày 13/1/1960. Luật là công cụ pháp lý của nhà nước ta được thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình

phong kiến và xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Luật gồm 6 chương và 35 điều. Chế định kết hôn được quy định tại chương 2 gồm 8 điều từ Điều 4 đến Điều 11.

Như vậy, so với pháp luật thời kỳ trước đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã tổng hợp các quy định pháp luật về vấn đề kết hôn thành một chế định. Chế định kết hôn được quy định rõ ràng, chính thức trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Trong đó các vấn đề liên quan đến kết hôn được tổng hợp, sắp xếp thành một trật tự pháp lý nhất định, cụ thể và chặt chẽ. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không thừa nhận chế độ đa thê, Nhà nước ta chỉ thừa nhận hôn nhân trên nguyên tắc một vợ một chồng: "cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác" (Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 1959). Ngoài ra, sự tự nguyện khi kết hôn đã trở thành một nguyên tắc cơ bản được quy định ngay ở điều đầu tiên của chương Kết hôn: "Con trai và con gái đến tuổi, được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở" (Điều 4). Đây là điểm tiến bộ nổi bật về quan hệ hôn nhân và gia đình. Các văn bản luật trước đây cũng đã có đề cập đến yếu tố "tự nguyện" nhưng phải đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, yếu tố "tự nguyện" mới thực sự được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản. Nếu như pháp luật thời trước đó quy định cấm kết hôn khi để tang, cấm người đàn bà góa tái giá trong hạn 30 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luậtthì Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã bãi bỏ những quy định không còn phù hợp ấy: "việc để tang không cản trở việc kết hôn" (Điều 7); "đàn bà góa có quyền tái giá" (Điều 8). Luật quy định rõ ràng hình thức kết hôn: "việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn". Đây là điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta là việc nam nữ kết hôn phải được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước công nhận.

Những quy định trên của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội mới, đáp ứng được sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nam nữ khi kết hôn, góp phần xóa bỏ những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình mới xã hội chủ nghĩa. Các quy định của Luật về vấn đề kết hôn đã thể hiện rõ bản chất của hôn nhân trong chế độ mới, tuân thủ các điều kiện này chính là đảm bảo cho việc xác lập hôn nhân tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

- Ở miền Nam: Trong thời kỳ này đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền Sài Gòn đã ban hành các văn bản pháp luật áp dụng trong các quan hệ hôn nhân và gia đình:

+ Luật gia đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm (Luật số 1-59).

+ Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964 về giá thú, tử hệ và tài sản cộng đồng (Sắc luật số 15/64).

+ Bộ Dân luật ngày 20/12/1972 của chính quyền ngụy Sài Gòn (Bộ Dân luật năm 1972).

Vấn đề kết hôn cũng đã được các văn bản này quy định có nhiều điểm tiến bộ, bãi bỏ các quy định không phù hợp với giai đoạn này. Cả ba văn bản pháp luật này đã đề cập đến các điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức của việc kết hôn.

Điều kiện về nội dung: các văn bản luật này quy định độ tuổi kết hôn cụ thể: con gái mười sáu tuổi, con trai mười tám tuổi (Điều 10 Sắc luật số 15/64 và Điều 104 Bộ Dân luật năm 1972) và phải đủ sức khỏe. Sự "tự nguyện" của nam nữ khi kết hôn đã được các văn bản luật này ghi nhận là điều kiện của hôn thú: "Sự kết hôn vô giá trị nếu không có sự ưng thuận của đôi bên nam nữ". Ngoài ra, những văn bản thời kỳ này còn quy định sự ưng thuận của các tôn thuộc nếu người định kết hôn là người chưa thành niên (Điều 9 Luật số 1-59, Điều 1 Sắc luật số 15/64, Điều 105 Bộ Dân luật năm 1972).

Ba văn bản luật cũng đề cập đến các trường hợp cấm kết hôn như: "Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác" (Điều 5 Luật số 1-1959), "cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán." (Điều 9 Luật số 1-1959).

Bộ Dân luật năm 1972 thì quy định từ Điều 108 đến Điều 111 những trường hợp cấm kết hôn: " Những thân thuộc trong trực hệ, không cứ chính thức hay ngoại hôn và không cứ thứ bậc nào, không thể kết hôn với nhau" (Điều 108)… Tuy nhiên trong trường hợp "có lý do trọng đại, nguyên thủ quốc gia có thể đặc cách cho phép kết hôn giữa những người nói ở Điều 109, đoạn 3, miễn không phải là những người đồng tông, điều 110, đoạn 3 và 4 và Điều 114, đoạn 3 và 4" (Điều 112 Bộ Dân luật năm 1972).

Điều kiện về hình thức: quy định thể thức trước khi cử hành hôn lễ và thể thức khi cử hành hôn lễ. Ví dụ tại chương thứ III của Bộ Dân luật năm 1972, từ Điều 113 đến Điều 126, hình thức kết hôn được quy định rất rõ ràng, khá đầy đủ. Việc kết hôn phải được niêm yết tại "công sở nơi trú ngụ thường xuyên và nơi cư sở của hai người phối ngẫu vị lai" (Điều 118) và phải niêm yết trong vòng mười ngày liền. Bộ Dân luật năm 1972 cũng quy định về việc "xuất trình bản toàn sao giấy khai sinh được cấp lâu nhất là ba tháng nếu cấp ở Việt Nam và sáu tháng nếu cấp ở ngoại quốc" (Điều 124)Những quy định về hình thức kết hôn trên có thể nói là những quy định thể hiện rất rõ yếu tố quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc kết hôn không chỉ là sự ghi nhận của gia đình như trước kia mà việc kết hôn đòi hỏi bắt buộc phải có sự ghi nhận của chính quyền địa phương. Điều này cũng chứng tỏ những quy định của luật pháp Việt Nam ngày càng chặt chẽ hơn.

Cả ba văn bản luật này vẫn quy định một số vấn đề về kết hôn dựa vào phong tục, tập quán lạc hậu của xã hội phong kiến: quy định độ tuổi kết hôn

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí