Sự Tự Nguyện Của Hai Bên Nam Nữ Khi Kết Hôn

con nuôi; giữa những người con nuôi của cùng một người hoặc người con nuôi của người đứng nuôi. (Điều 110, 111 Bộ dân luật Sài Gòn).

+ Về hình thức kết hôn: điều kiện về hình thức được chính quyền ngụy quyền Sài Gòn quy định rất chặt chẽ. Tại chương thứ III Bộ dân luật Sài Gòn, từ Điều 113 đến Điều 126 quy định hình thức kết hôn rất rõ ràng: Việc kết hôn phải được niêm yết tại công sở nơi trú ngụ thường xuyên... và phải niêm yết trong vòng 10 ngày liên tục (Điều 114). Phải xuất trình bản toàn sao giấy khai sinh được cấp lâu nhất là ba tháng nếu cấp ở Việt Nam và sáu tháng nếu cấp ở ngoại quốc... Có thể thấy việc kết hôn không còn giới hạn trong phạm vi gia đình nữa mà đòi hỏi phải có sự công nhận của chính quyền. Điều này thể hiện sự quản lý ngày càng chặt chẽ của pháp luật.

Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này ở miền Nam vẫn duy trì một số quy định cấm kết hôn đối với người vợ như: cấm người vợ kết hôn khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật chưa được 300 ngày. Điều đó có nghĩa là người vợ phải chờ đợi 300 ngày sau khi hôn nhân trước chấm dứt mới được quyền kết hôn với người khác, trừ trường hợp chứng minh rằng mình không có thai khi chồng chết hoặc khi ly hôn với chồng. Quy định này nhằm để tránh sự nhầm lẫn trong việc xác định quan hệ cha con. Những văn bản pháp luật này quy định phạm vi cấm kết hôn giữa những người thân thuộc khá rộng (phạm vi năm đời)... Như vậy, dù đã có những điểm tiến bộ như ghi nhận sự tự nguyện kết hôn, thừa nhận chế độ một vợ một chồng song nhìn chung hệ thống các văn bản thời kỳ này vẫn thể hiện những nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ, bảo vệ quyền gia trưởng trong gia đình.

* Luật HN&GĐ trong giai đoạn thống nhất đất nước, cả nước bước vào chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (từ 1975 đến nay).

- Luật HN&GĐ năm 1986 được Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986 có hiệu lực thi hành từ ngày 03/01/1987. Chế định

kết hôn được quy định tại chương 2 từ Điều 5 đến Điều 9. So với Luật HN&GĐ năm 1959 thì Luật HN&GĐ năm 1986 có nhiều điểm mới phù hợp hơn. Trong Luật HN&GĐ năm 1959, chế định kết hôn tuy đã được xây dựng thành một chế định nhưng các quy định còn đơn giản. Luật HN&GĐ năm 1986 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1959 các quy định về vấn đề kết hôn sắp xếp trong một chế định theo hướng chặt chẽ hơn, hoàn thiện hơn.

+ Về độ tuổi kết hôn: Luật HN&GĐ năm 1986 quy định độ tuổi tối thiểu để hai bên nam nữ đủ điều kiện kết hôn là "nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên" [40, Điều 5]. Quy định này là sự kế thừa của Luật HN&GĐ năm 1959.

+ Về sự tự nguyện kết hôn: Luật HN&GĐ năm 1986 kế thừa quy định của Luật năm 1959 ghi nhận nguyên tắc kết hôn tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cản trở hay lừa dối bên nào. Đây cũng được xem là cơ sở để quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng (Điều 6).

+ Về các trường hợp cấm kết hôn: Điều 7 quy định rõ các trường hợp sau thì bị cấm kết hôn:

a) Đang có vợ hoặc có chồng; b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu; c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi [40].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Như vậy so với Luật HN&GĐ năm 1959, các điều cấm kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 1986 đã được quy định tập hợp trong một điều luật. Phạm vi cấm kết hôn cũng được thu hẹp hơn. Theo đó, về điều kiện kết hôn liên quan đến thể chất của người kết hôn, Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ cấm kết hôn đối với người đang mắc bệnh tâm thần, không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình và người mắc bệnh hoa liễu. Người bị bất lực hoàn toàn về sinh lý hay mắc bệnh hủi không bị cấm kết hôn. Thêm vào đó, việc

cấm kết hôn giữa người có họ trong phạm vi 3 đời. Bên cạnh đó, Điều 4 Luật HN&GĐ năm 1986 còn quy định: Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi...Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 6

+ Về hình thức kết hôn: Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định rõ:

Việc kết hôn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý [40].

Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời đã đáp ứng được vai trò lịch sử trong thời kì đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Luật đã kế thừa những nguyên tắc dân chủ của Luật HN&GĐ năm 1959, những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Đồng thời Luật có những bước phát triển hơn điều chỉnh quan hệ xã hội về HN&GĐ, trong đó có quy định về kết hôn của hai bên nam nữ. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật HN&GĐ năm 1986 đã bộc lộ nhiều điểm yếu trước những biến đổi của xã hội như: vẫn còn tồn tại trường hợp tảo hôn, kết hôn không đăng ký, vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng...Tình hình này đòi hỏi Nhà nước cần phải sửa đổi một cách toàn diện Luật HN&GĐ. Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 1992 được ban hành, thay thế các điều 30, 35, 40, 58, 63 và 64 so với Hiến pháp năm 1980, là cơ sở pháp lý quan trọng cho Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời.

Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội thông qua ngày 09/6/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Luật gồm 13 chương, 110 điều. Khác với Luật HN&GĐ trước đó, Luật HN&GĐ năm 2000 được xây dựng hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu của tình hình cách mạng mới. Chế định kết hôn được quy định tại Chương 2, từ Điều 9 đến Điều 17 của Luật HN&GĐ

năm 2000. Chế định kết hôn được sửa đổi, bổ sung thêm một số quy định mới cho phù hợp với tình hình thực tiễn như: trường hợp cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, giữa những người đã từng có quan hệ nuôi dưỡng như cha mẹ nuôi với con nuôi, bố dượng và con riêng của vợ, giữa mẹ kế với con riêng của chồng… (Điều 10); không công nhận quan hệ hôn nhân đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Điều 11).

Thực thi Luật HN&GĐ năm 2000, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Những văn bản này đã đóng vai trò tích cực, bảo đảm tính cụ thể và khả thi của các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 trong cuộc sống, bảo đảm sự thống nhất trong áp dụng pháp luật, từ đó quyền, nghĩa vụ của người dân về HN&GĐ được thực hiện, bảo vệ tốt hơn.

Như vậy, trong từng thời kỳ, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất nước, phù hợp với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế, xã hội và thực tế các quan hệ HN&GĐ, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật về HN&GĐ, trong đó có các quy định về kết hôn. Quy định pháp luật về chế định kết hôn dần được hoàn thiện, là công cụ pháp lý của Nhà nước ta, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động.

Qua quá trình tìm hiểu hệ thống pháp luật Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cho thấy các quy định về chế định kết hôn ngày càng được xây dựng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển của các quan hệ xã hội trên cơ sở phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu các thành tựu nghiên cứu khoa học để quy định các điều kiện kết hôn một cách khoa học và phù hợp, đáp ứng được nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội.

Chương 2

CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN

THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000


Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 được quy định tại Chương II của Luật, gồm 9 điều từ Điều 9 đến Điều 17 quy định về điều kiện kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, thẩm quyền đăng ký kết hôn, giải quyết việc đăng ký kết hôn, tổ chức đăng ký kết hôn, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

2.1. ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN

Luật HN&GĐ năm 2000 quy định nam nữ kết hôn phải đáp ứng đủ ba điều kiện về mặt nội dung sau đây.

2.1.1. Về độ tuổi kết hôn

Khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên" mới được kết hôn. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn dựa trên căn cứ khoa học về sự phát triển tâm sinh lý của các bên nam nữ và phong tục, tập quán của người Việt Nam.

Gia đình là tế bào của xã hội, và để xã hội phát triển thì gia đình cần phải thực hiện tốt chức năng của mình, đó là thực hiện chức năng sinh đẻ nhằm duy trì nòi giống. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng nam từ 16 tuổi, nữ từ 13 tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, để đảm bảo đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, sức khỏe của cả người bố và người mẹ được đảm bảo, thì độ tuổi sinh đẻ ở nam phải từ 18 tuổi trở lên và nữ từ 17 tuổi trở lên. Theo nghiên cứu khoa học thì phụ nữ sinh con trước 18 tuổi và sau 34 tuổi thường gặp nguy cơ cao trong quá trình thai nghén, sinh nở như: sẩy thai, đẻ non, băng huyết, dị tật thai nhi, nhiễm độc thai nghén. Phụ nữ từ 24 đến 29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng ở

thời kì tốt nhất. Đồng thời xét trên phương diện phát triển tâm lý, khi nam nữ đạt đến độ tuổi trưởng thành, cơ bản sẽ đạt được sự chín chắn trong suy nghĩ, nghiêm túc trong hành động, đảm bảo đưa ra quyết định đúng đắn trong việc kết hôn cũng như cuộc sống hôn nhân sau này. Độ tuổi trưởng thành (đủ 18 tuổi) là độ tuổi đã được nghiên cứu, tối thiểu đảm bảo sự phát triển tương đối đầy đủ về trí tuệ và thể chất. Ở độ tuổi này, hai bên nam nữ đã phần nhiều tự tạo lập được cuộc sống bản thân, không bị phụ thuộc vào gia đình. Yếu tố này là cần thiết để đảm bảo cho hai bên nam nữ sau khi kết hôn xây dựng được một cuộc sống ổn định, no ấm, bền vững [55].

Mặt khác, việc quy định độ tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 là kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 1959 và 1986. Cả hai văn bản này đều quy định nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Kể từ khi Luật HN&GĐ năm 1959 có hiệu lực (ngày 13/01/1960) cho đến Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành quy định về độ tuổi kết hôn đã được thi hành hơn 50 năm và được thực hiện như một tập quán.

Quyền kết hôn là một trong những quyền nhân thân của cá nhân. Pháp luật quy định: "Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân có quyền tự do kết hôn" [46, Điều 39]. Vì thế, pháp luật chỉ quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu mà không quy định độ tuổi kết hôn tối đa. Việc quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu nhằm đảm bảo cho nam nữ khi đến độ tuổi có những suy nghĩ chín chắn, trưởng thành để quyết định kết hôn với nhau. Đồng thời quy định về độ tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 16 Công ước Cedaw - Công ước chống mọi sự phân biệt, đối xử với phụ nữ "Việc hứa hôn và kết hôn của trẻ em phải bị coi là không có hiệu lực pháp lý và mọi hoạt động cần thiết, kể cả xây dựng luật lệ phải được tiến hành nhằm quy định độ tuổi tối thiểu có thể kết hôn".

Cách tính tuổi kết hôn: Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì "Không bắt buộc nam phải đủ từ 20 tuổi, nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên mới

được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi 20, nữ bước sang tuổi 18 mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn" [57]. Để làm rõ hơn về cách tính tuổi kết hôn, tại Điều 3 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng quy định "Nam đang ở tuổi 20, nữ đang ở tuổi 18 thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn theo quy định của Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000". Như vậy, từ quy định của hai văn bản trên thì có thể hiểu là nam bước sang tuổi 20 (tuổi 19 cộng 1 ngày) và nữ bước sang tuổi 18 (17 tuổi cộng 1 ngày) thì được phép kết hôn. Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A sinh ngày 28/7/1990 thì đến ngày 28/7/2007 chị A tròn 17 tuổi. Như vậy bắt đầu từ ngày 29/7/2007 là chị A đã bước sang tuổi 18 và đủ tuổi kết hôn theo luật định. Lúc đó, chị A hoàn toàn có quyền kết hôn mà không bị coi là vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn.

Các văn bản luật hướng dẫn áp dụng cách tính tuổi tối thiểu quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000 như trên là phù hợp với tình hình thực tiễn và phong tục tập quán của người Việt Nam. Văn bản giải thích về cách tính tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000 là bước tiến bộ đáng kể trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, giúp các nhà thực thi pháp luật có căn cứ để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến độ tuổi kết hôn.

Tuy nhiên, quy định độ tuổi kết hôn như trên cũng có sự mâu thuẫn với các Luật khác. Điều 20 BLDS năm 2005 quy định người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Người phụ nữ lấy chồng khi bước sang tuổi 18 (17 tuổi cộng 1 ngày) được xem là chủ thể của quan hệ HN&GĐ, tuy nhiên theo BLDS thì người này vẫn là người chưa thành niên, cho nên khi họ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày) phải được sự đồng ý của cha mẹ (là người đại diện theo pháp luật theo Điều 22 BLDS năm 2005). Ngoài ra, quy định này còn mâu thuẫn với Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004. Khi người vợ chưa đủ tuổi thành niên họ không có năng lực hành vi TTDS khi tham gia quan hệ TTDS (theo Điều 57 BLTTDS).

Có thể thấy, việc xác định chính xác độ tuổi kết hôn có ý nghĩa trong việc xác định kết hôn trái pháp luật; đồng thời là cơ sở để xem xét xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Quy định độ tuổi kết hôn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sức khỏe của nam nữ, đảm bảo cho nam nữ có thể đảm đương được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình, đảm bảo con cái sinh ra khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ, đồng thời cũng phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam.

2.1.2. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 thì "việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở" [42].

Về mặt ý chí chủ quan của hai bên nam nữ thì tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên đều tự do, độc lập về ý chí khi quyết định kết hôn, không bị cưỡng ép hay lừa dối khiến cho họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của bản thân. Sự tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn là việc hai bên nam nữ thực sự yêu thương nhau, mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ nhằm mục đích cùng nhau xây dựng gia đình mà không nhằm các mục đích giả tạo khác. Sự tự nguyện hoàn toàn này là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân tồn tại lâu dài và bền vững.

Về hành vi khách quan thì cả hai bên nam nữ phải tự mình thể hiện nguyện vọng, mong muốn kết hôn với nhau qua việc đưa đơn đăng ký kết hôn. Để đảm bảo việc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định "khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam nữ kết hôn" [42, Điều 14]. Theo đó, hai bên nam nữ sẽ bày tỏ ý chí của mình bằng cách trả lời trực tiếp trước cán bộ phụ trách việc đăng ký kết hôn và đại diện của cơ quan đăng ký kết hôn rằng họ hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau. Luật quy định việc kết hôn phải có mặt của cả hai bên nam nữ nhằm mục đích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024