Đường Lối Giải Quyết Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật

người mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, nhưng đã được Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của họ, sau đó người này mới kết hôn thì việc kết hôn của họ vẫn được coi là hợp pháp. Như vậy, chỉ là căn cứ xử hủy khi kết hôn vào thời gian người đó đang bị mất năng lực hành vi dân sự.

* Những người cùng dòng máu về trực hệ và những người khác có họ trong phạm vi ba đời bị cấm kết hôn nhưng lại kết hôn với nhau.

Khoản 3 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cấm những người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Nếu nam, nữ kết hôn mà vi phạm quy định này thì là căn cứ để Tòa án nhân dân hủy việc kết hôn của họ. Tuy vậy, trong thực tế việc xác định căn cứ này thường gặp khó khăn nhất định. Bởi vì, ở nước ta trải qua một thời gian dài chiến tranh, loạn lạc nên đã có không ít các trường hợp những người có cùng huyết thống nhưng đã bị lưu lạc, việc xác định quan hệ họ hàng, huyết thống đối với họ sẽ khó khăn. Nếu những người này lại vô tình mà kết hôn với nhau thì khó có thể xác định họ có quan hệ huyết thống và bị cấm kết hôn với nhau để hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ. Tuy nhiên, dù họ không biết là có quan hệ huyết thống nhưng nếu họ đã kết hôn thì vẫn sẽ bị hủy khi phát hiện ra.

Trong thực tế trường hợp kết hôn vi phạm điều cấm này rất ít xảy ra. Bởi vì, theo truyền thống đạo lý và phong tục của người Việt Nam thì những người có họ dù gần hay xa đều không thể kết hôn với nhau. Ở nông thôn, những trường hợp người có họ đến đời thứ năm, thứ sáu mà muốn kết hôn với nhau vẫn bị cha mẹ, họ hàng ngăn cấm. Nhưng trong vài năm gần đây, đã có trường hợp những người kết hôn muốn lợi dụng việc kết hôn để làm thủ tục xuất cảnh. Ví dụ: cậu ruột mang quốc tịch nước ngoài kết hôn với cháu gái

nhằm mục đích là làm thủ tục cho cháu gái cùng xuất cảnh. Trường hợp này đã vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 10 về cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

* Những người là cha mẹ nuôi với con nuôi, những người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng kết hôn với nhau.

Để xác định những người kết hôn có những mối quan hệ trên cần dựa vào Quyết định công nhận nuôi con nuôi hoặc Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hai người chỉ coi là có quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi khi đã có quyết định nhận nuôi con nuôi. Trong trường hợp xác định người từng có quan hệ giữa bố mẹ chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng không dễ dàng. Một người chỉ được coi đã từng là con dâu của một người đàn ông khi họ có Giấy chứng nhận kết hôn với con trai của người đàn ông đó. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận kết hôn chỉ ghi tên người nữ và người nam kết hôn với nhau, mà không ghi tên người bố đẻ của người chồng. Vậy căn cứ vào đâu để xác định quan hệ đã từng là bố chồng với con dâu?

* Hai người cùng giới tính kết hôn với nhau

Khoản 5 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định cấm hai người cùng giới tính kết hôn với nhau. Vì vậy, đây được coi là căn cứ để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trước khi Luật HN&GĐ năm 2000 được ban hành ở nước ta đã xuất hiện một số trường hợp hai người cùng giới tính kết hôn với nhau. Do Luật HN&GĐ năm 1986 không quy định cụ thể vấn đề này nên cơ quan chức năng rất lúng túng trong việc giải quyết.

2.3.3. Quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Trong tố tụng dân sự, về nguyên tắc, Tòa án chỉ xét xử khi có đơn khởi kiện của cá nhân, của tổ chức hoặc quyết định khởi tố của Viện kiểm sát. Trong hủy việc kết hôn trái pháp luật, Điều 15 Luật HN&GĐ năm 2000 quy

định những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật: Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn, Viện kiểm sát, cá nhân liên quan, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ.

Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 10

Việc quy định Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật nhằm bảo đảm việc xét xử đối với việc kết hôn trái pháp luật vẫn được tiến hành khi các cá nhân không yêu cầu. Ví dụ: người bị cưỡng ép kết hôn không dám khởi kiện vì sợ bị đánh đập, ngược đãi; người đang có vợ, có chồng lại kết hôn với người khác không khởi kiện vì muốn duy trì hôn nhân trái pháp luật; hoặc những cá nhân không biết là họ có quyền yêu cầu nên đã không yêu cầu…Tuy nhiên theo quy định của BLTTDS thì những quy định này không còn phù hợp. Khoản 1 Điều 162 BLTTDS quy định "Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật Hôn nhân và gia đình quy định" [45] để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước. Như vậy, theo quy định trên thì Viện kiểm sát nhân dân không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Tòa án nhân dân sau khi nhận được đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn của nam nữ và xem xét mối quan hệ tình cảm giữa họ. Tòa án tiến hành mở phiên họp giải quyết việc dân sự và đưa ra quyết định. Quyết định hủy kết hôn trái pháp luật có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của BLTTDS năm 2004 (Điều 316 BLTTDS).

2.3.4. Đường lối giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật

Về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận những trường hợp nam, nữ kết hôn mà không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Do vậy, việc kết hôn trái pháp luật sẽ bị Tòa án nhân dân xử hủy. Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái

pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái họ. Vì vậy, trong quá trình xử lý cần cân nhắc để có quyết định phù hợp. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể căn cứ vào hoàn cảnh của sự vi phạm, điều kiện kết hôn, thực trạng quan hệ giữa hai bên trong thời gian chung sống và hiện tại sự vi phạm điều kiện kết hôn còn tiếp diễn hay đã chấm dứt để tòa án có thể quyết định hủy hay không hủy việc kết hôn đó.

Theo Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP thì đường lối xử lý cụ thể đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật như sau:

* Đối với trường hợp kết hôn trước tuổi luật định (tảo hôn):

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu đến thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Trên tinh thần đó, khi giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn hoặc các trường hợp yêu cầu ly hôn mà khi kết hôn các bên chưa đến tuổi kết hôn, Tòa án phải xem xét hai yếu tố: thứ nhất là độ tuổi của các bên vào thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu của các đương sự, thứ hai là quan hệ tình cảm giữa các bên kết từ khi họ kết hôn cho đến thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu của họ. Trong trường hợp các bên đã đến tuổi kết hôn và cuộc sống của họ bình thường, có

con chung, tài sản chung thì không cần hủy việc kết hôn đó. Tuy nhiên, một số Tòa án khi giải quyết vụ việc tương tự đã không quán triệt đường lối giải quyết đó nên đã có những quyết định chưa phù hợp.

Thực tế cho thấy khi nam nữ chưa đến tuổi kết hôn thì thông thường họ chỉ tổ chức lễ cưới mà không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000 và Mục 2 Điểm b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì Tòa án không hủy kết hôn trái pháp luật mà áp dụng Khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng. Trong công tác xét xử, các Tòa án đã quán triệt tinh thần đó để giải quyết các vụ kiện.

* Đối với những trường hợp bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối khi kết hôn

Bị cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn đều trái với nguyên tắc tự nguyện kết hôn. Vì vậy, tòa án xử hủy việc kết hôn. Tuy vậy, khi giải quyết các trường hợp này cần phải xem xét và đánh giá quan hệ tình cảm giữa các bên kể từ khi họ kết hôn cho đến khi Tòa án xem xét và giải quyết việc kết hôn của họ.

- Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Nếu sau khi bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép, bị lừa dối đã biết nhưng đã cảm thông, tiếp tục chung sống hòa thuận thì không quyết định hủy việc kết hôn. Nếu sau đó mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, thì Tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Ngoài việc tuyên hủy kết hôn trái pháp luật thì, theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 109/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành

vi cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác. Và theo quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự năm 1999 thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Chính vì vậy, việc xác định chính xác hành vi cưỡng ép, lừa dối có vai trò quan trọng, làm căn cứ để giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật. Ví dụ có trường hợp của anh M (quận Cầu Giấy, Hà Nội) bề ngoài vẫn giao tiếp, ăn nói bình thường nhưng lâu lâu lại lên cơn tâm thần, có những hành vi kỳ quái không giống ai. Cha mẹ cũng biết tình trạng sức khỏe tâm thần của anh không được bình thường nhưng xem đây là "bí mật gia đình" và quyết tâm tìm vợ cho anh với hy vọng rằng biết đâu khi có vợ rồi, bệnh tình của anh sẽ khỏi. Trong ví dụ trên, anh M và gia đình anh M đã cố tình che giấu để kết hôn thì có bị coi là hành vi lừa dối để kết hôn và có bị xử hủy kết hôn trái pháp luật hay không? Và pháp luật sẽ có những biện pháp gì để hạn chế tình trạng trên?

* Người đang có vợ, có chồng lại kết hôn hoặc chung sống với người khác như vợ chồng

Đối với trường hợp này, tòa án nhân dân cần xử hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc ra quyết định chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật đó. Tuy nhiên, khi xử lý cần lưu ý những trường hợp theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP như sau:

- Đối với cán bộ, bộ đội ở miền Nam, đã có vợ (có chồng) ở miền Nam tập kết ra miền Bắc năm 1954 lại lấy vợ (chồng) khác ở miền Bắc thì theo hướng dẫn tại Thông tư số 60/DS ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao, đây là những trường hợp ngoại lệ, có vi phạm khoản 1 Điều 10 Luật HN&GĐ nhưng không nhất thiết phải xử hủy việc kết hôn sau của họ mà tùy

từng trường hợp, tòa án nhân dân các cấp giải quyết khi có yêu cầu của các đương sự. Tòa án có thể giải quyết cho ly hôn nếu các đương sự thực sự mong muốn được chấm dứt hôn nhân. Trong trường hợp người vợ (người chồng) trước ở miền Nam yêu cầu hủy việc kết hôn của chồng (vợ) mình với người ở miền Bắc thì tòa án cần giải thích cho họ thấy rõ hoàn cảnh của đất nước dẫn đến tình trạng này và khuyên họ rút đơn. Nếu không rút đơn thì "tòa án đưa ra xét xử và trong trường hợp đó không thỏa mãn được yêu cầu của đương sự". Cá biệt, nếu sau khi điều tra có bằng chứng rõ ràng rằng người tập kết đã có vợ (có chồng) ở miền Nam lại nói dối là chưa, nay người vợ hoặc người chồng lấy sau cho rằng bị lừa dối nên xin hủy việc kết hôn của họ thì tòa án xử hủy việc kết hôn đó.

- Một người đang có vợ hoặc có chồng, nhưng tình trạng đã trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài mà kết hôn với người khác, nếu khi có yêu cầu hủy việc kết hôn sau khi họ đã ly hôn với vợ hoặc chồng của lần kết hôn trước thì không quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với lần kết hôn sau. Nếu sau đó mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn thì tòa án thụ lý để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

* Đối với trường hợp kết hôn vi phạm các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2000

Đối với các trường hợp kết hôn vi phạm các điều cấm này thì khi có yêu cầu tòa án cần xử hủy việc kết hôn mà không có ngoại lệ nào.

Ví dụ: Tòa án đã tuyên hủy kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp ông Đinh Văn Miên và bà Đinh Thị Miêu ở huyện miền núi An Lão (Bình Định). Chiến tranh loạn lạc khiến gia đình ông Đinh Văn Miên chia lìa, ông và chị gái bị thất lạc nhau từ nhỏ. Khi hòa bình lập lại, ông và chị gái gặp lại nhau nhưng không biết là chị em ruột nên họ đã nên nghĩa vợ chồng. Sau 10 năm chung sống, đôi vợ chồng bất ngờ biết được sự thật đau lòng, họ là hai chị em ruột… [29].

* Đối với trường hợp kết hôn vi phạm Điều 12 và Điều 14 Luật HN&GĐ năm 2000

Trong thực tế vẫn có trường hợp đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền như UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho nam, nữ khi không có bên kết hôn nào cư trú tại địa phương đó… Đối với trường hợp này, việc đăng ký kết hôn đó không có giá trị pháp lý. Do vậy, nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong những điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Tòa án không tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng (Mục 2 Điểm b Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).

Luật HN&GĐ cũng quy định về tổ chức đăng ký kết hôn:

Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên [42, Điều 14].

Như vậy, nếu việc kết hôn không theo nghi thức về tổ chức đăng ký kết hôn thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý. Do vậy, nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 9, Tòa án cũng không tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận các bên kết hôn là vợ chồng (Mục 2 Điểm c Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).

Trong thực tế có một số trường hợp vì những lý do khách quan hay chủ quan mà khi tổ chức đăng ký kết hôn chỉ có một bên nam hoặc nữ, nhưng nếu trước khi tổ chức đăng ký kết hôn các bên đã thực hiện đúng quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật HN&GĐ năm 2000 và sau khi tổ chức đăng ký kết hôn họ thực sự về chung sống với nhau, thì không coi việc đăng ký kết hôn đó là không theo nghi thức quy định tại Điều 14 (Mục 2 Điểm c2 Nghị quyết số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024