Các quy định về HN&GĐ trong hai bộ luật này tuy còn hạn chế nhưng đủ để minh chứng rằng nhà nước phong kiến Việt Nam ở thời kì này rất coi trọng vấn đề hôn nhân. Nền tảng của việc quy định chế định kết hôn chính là phong tục, tập quán, đạo đức Nho giáo với mục đích xây dựng gia đình gia trưởng theo chế độ phụ quyền.
1.4.2. Chế định kết hôn trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộc
Sau ngày 25/8/1883, ngày triều đình Huế ký kết với thực dân Pháp "Hiệp định hòa bình" thì Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp chia nước ta thành ba miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ở mỗi miền áp dụng Bộ luật dân sự (BLDS) riêng, trong đó có quy định điều chỉnh các quan hệ về HN&GĐ: Tại Bắc Kỳ có Bộ dân luật Bắc Kỳ, tại Trung Kỳ có BLSDTK, tại Nam Kỳ có Bộ dân luật giản yếu. Những quy định về kết hôn nằm rải rác trong các điều luật khác nhau, chưa được xây dựng thành chế định riêng và đều chịu ảnh hưởng của pháp luật Pháp. Các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân đều là chế định của luật dân sự. Về nội dung, Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ đều phản ánh phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam về HN&GĐ. Riêng Bộ dân luật giản yếu chịu nhiều ảnh hưởng của BLDS Pháp năm 1804 nên có nhiều điểm cách tân theo quan niệm của các nhà làm luật phương Tây.
Ba văn bản này có một số nội dung cơ bản sau:
* Về điều kiện kết hôn: Trong Bộ dân luật giản yếu quy định "con trai 16 tuổi, con gái 14 tuổi" được phép kết hôn [5, tr. 13]; Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ quy định độ tuổi để hai bên nam nữ được phép kết hôn cao hơn là "nam tròn 18 tuổi, nữ tròn 15 tuổi" (Điều 73). Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ: khi có lý do chính đáng thì quan tỉnh có thể đặc cách cho phép nam tròn 15 tuổi, nữ tròn 12 tuổi kết hôn (Điều 75 Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ). Điều này đã phản ảnh xu thế phát triển các quy định về
điều kiện kết hôn trong pháp luật theo ảnh hưởng của các nước phương Tây. Vì cho đến thời điểm đó, các nước phương Tây đều coi độ tuổi là một điều kiện bắt buộc để hôn nhân có hiệu lực. Như vậy, sự khác biệt trong quy định độ tuổi được phép kết hôn gây ra tình trạng không thống nhất trong cả nước dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc quy định độ tuổi kết hôn trong các bộ luật này cho thấy thời kỳ này chưa quan tâm đến vấn đề người chưa thành niên kết hôn và hậu quả pháp lý của vấn đề này.
Đồng thời Điều 76 Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định: "Kết hôn tất phải cả hai bên nam nữ bằng lòng nhau mới được" [4]. Tuy nhiên, bên cạnh sự bằng lòng của hai bên thì sự ưng thuận của cha, mẹ, người thân thích hay người đỡ đầu vẫn là yếu tố cần thiết đảm bảo cho cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý. Điều 77 Bộ dân luật Bắc Kỳ ghi nhận: "Phàm con cái đã thành niên hay chưa thành niên, không khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được" [4]. Nếu thiếu sự đồng ý của cha mẹ, việc kết hôn sẽ bị xử tiêu hôn khi cha mẹ yêu cầu. Như vậy, pháp luật thời kỳ này vẫn duy trì chế độ hôn nhân cưỡng ép phụ thuộc vào cha mẹ hoặc các bậc thân trưởng trong gia đình. Tuy nhiên, việc ghi nhận một phần ý chí tự nguyện của các bên nam nữ trong việc xác lập hôn nhân thể hiện sự tiến bộ so với pháp luật thời Lê và thời Nguyễn, là sự khác biệt về tư duy của các nhà làm luật so với trước.
* Về các trường hợp cấm kết hôn: Về cơ bản, các trường hợp cấm kết hôn trong cả ba BLDS thời Pháp thuộc đều có những điểm tương đồng, thể hiện việc chuyển tiếp những giá trị truyền thống từ pháp luật thời kỳ phong kiến như:
Cấm kết hôn trong thời kỳ cư tang - khi có tang cha mẹ hoặc tang chồng là 27 tháng, tang vợ là 12 tháng (Điều 84 Bộ dân luật Bắc Kỳ).
Không được lấy người khác làm vợ nếu việc kết hôn hiện hữu với người vợ chính chưa được giải tiêu; nếu người vợ chính chết thì người chồng chỉ được lấy vợ khác khi đã hết tang vợ chính (01 năm). Đàn bà góa phải để
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện chế định kết hôn trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 - 2
- Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Hủy Kết Hôn Trái Pháp Luật
- Sự Phát Triển Của Khoa Học Kỹ Thuật - Công Nghệ
- Sự Tự Nguyện Của Hai Bên Nam Nữ Khi Kết Hôn
- Việc Kết Hôn Không Thuộc Một Trong Các Trường Hợp Cấm Kết Hôn
- Đăng Ký Kết Hôn Và Việc Chung Sống Như Vợ Chồng Không Đăng Ký Kết Hôn
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
tang chồng 27 tháng mới được tái giá, sau khi ly dị 10 tháng, người vợ mới được kết hôn với người khác.
Pháp luật thời kỳ này thừa nhận chế độ đa thê. Vì quyền lợi của gia đình, duy trì sự trường tồn thịnh vượng của gia đình nên pháp luật thời kì này khuyến khích chế độ đa thê để gia đình có nhiều con cháu. Người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, gồm chính thất (vợ cả) và thứ thất (vợ lẽ) Điều 79 Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định: "Có hai cách giá thú hợp pháp: Giá thú về chính thất và giá thú về thứ thất" và Điều 80 quy định: "chưa lấy vợ chính thì không được lấy vợ thứ" [4]. Trật tự thê, thiếp không thể thay đổi, đảo lộn được. Điều này được bảo vệ cả bằng phong tục tập quán và pháp luật. Những quy định này thể hiện sự phân biệt địa vị, bất bình đẳng giữa nam và nữ.
Về cấm kết hôn giữa những người thân thích, Bộ dân luật Bắc Kỳ và Bộ dân luật Trung Kỳ chỉ cấm kết hôn giữa chị dâu với em chồng, giữa em dâu với anh chồng, còn cho phép người đàn ông được lấy em vợ hay chị vợ "cấm lấy người thân thuộc trực hệ và một số người thuộc bàng hệ (anh, chị, em cùng cha mẹ; cùng cha khác mẹ; cùng mẹ khác cha, chị dâu, em dâu, anh chồng, em chồng..." [4, Điều 74]. Điều này thể hiện rõ quan niệm "nội thân, ngoại thích" của người Việt Nam. Người đàn bà lấy chồng thuộc về nhà chồng nhưng người đàn ông lấy vợ thì không thuộc về nhà vợ, khi vợ chết thì không còn mối liên hệ nào với chị em nhà vợ.
Bộ dân luật giản yếu quy định cởi mở hơn trong việc cấm kết hôn đối với những người thuộc bàng hệ. Bộ dân luật giản yếu cấm kết hôn giữa anh, chị, em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha; giữa anh, chị, em họ đến bậc thứ sáu; giữa cháu gái với chú, bác hay cậu hoặc giữa cháu trai với cô hay dì. Như vậy, theo Bộ dân luật giản yếu thì giữa chị dâu và em chồng, em dâu với anh chồng không bị cấm kết hôn.
Có thể nói, so với các quy định cấm kết hôn trong pháp luật thời kì phong kiến, phạm vi cấm kết hôn ở cả ba bộ luật thời Pháp thuộc đều được thu hẹp hơn.
* Về nghi lễ kết hôn: pháp luật thời kì này ở cả ba miền đều đặt ra điều kiện về mặt hình thức để hôn nhân có giá trị như pháp luật thời nhà Lê và nhà Nguyễn. Tuy nhiên, pháp luật thời kỳ này có một số điểm mới sau:
- Bộ dân luật Bắc Kỳ quy định: "Việc kết hôn phải được khai với chính quyền (hộ lại) mới có giá trị" [4, Điều 69].
- Bộ dân luật Trung Kỳ quy định: nghi lễ kết hôn gồm ước hôn (lễ hỏi) và kết hôn (hôn lễ). Trước hôn lễ phải thi hành thủ tục công bố trong thời hạn tám ngày tại nơi cư trú của nam và nữ và đăng ký vào nhân thế bộ địa phương. Hiện nay, theo phong tục, tập quán Việt Nam, một lễ cưới đầy đủ theo truyền thống cũng cần có lễ hỏi và hôn lễ.
Nhìn chung, các quy định của ba bộ luật này đã có những quy định theo hướng tiến bộ hơn so với thời kỳ trước như thu hẹp phạm vi cấm kết hôn, thừa nhận sự bằng lòng của hai bên nam, nữ khi kết hôn... Tuy nhiên, chế độ HN&GĐ thời kỳ này là công cụ pháp lý của nhà nước thực dân phong kiến nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến và thực dân. Đồng thời, ba bộ luật này đều được xây dựng dựa trên BLDS Napoleon năm 1804 của Pháp, chính vì vậy khi áp dụng vào Việt Nam có nhiều điểm chưa phù hợp.
1.4.3. Chế định kết hôn trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Ngay khi ra đời, Nhà nước ta đã rất quan tâm và coi trọng việc soạn thảo, xây dựng một hệ thống pháp luật, củng cố và bảo vệ thành quả của Cách mạng. Từ đó đến nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về HN&GĐ, phù hợp với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống pháp luật HN&GĐ cũng dần được hoàn chỉnh.
* Chế định kết hôn trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (từ 1945-1954)
Năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử lập pháp của nước ta.
Hiến pháp đã ghi nhận quyền bình đẳng của nam và nữ về mọi mặt. Đó là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng để xây dựng chế độ HN&GĐ mới dân chủ và tiến bộ. Năm 1950, Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên về HN&GĐ. Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 cho phép vận dụng những quy định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc theo nguyên tắc không đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, của Nhà nước; Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, trong đó có quy định về kết hôn như: Cho phép người con đã thành niên lấy vợ, lấy chồng không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc của các bậc tôn trưởng trong gia đình (Điều 2); Xóa bỏ việc cấm kết hôn trong thời kỳ có tang (Điều 3)… Những quy định trên đã góp phần xóa bỏ những quy định lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến, góp phần vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
* Chế định kết hôn trong giai đoạn cách mạng nước ta thực hiện hai nhiệm vụ: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (từ 1954-1975).
- Ở miền Bắc: Sự ra đời của Luật HN&GĐ năm 1959 (còn gọi là đạo luật số 13 về HN&GĐ) - đạo luật đầu tiên về HN&GĐ trong lịch sử pháp luật của Việt Nam như một bước tiến mới làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của quan hệ pháp luật này. Luật HN&GĐ năm 1959 trên tinh thần kế thừa hai Sắc lệnh trên, có nhiệm vụ xóa bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến và xây dựng chế độ HN&GĐ mới xã hội chủ nghĩa. Luật gồm 6 chương và 35 điều. Các quy định về vấn đề kết hôn được quy định tại Chương II, gồm 8 điều từ Điều 4 đến Điều 11 [39]. Một số điểm tiến bộ của Luật HN&GĐ năm 1959 so với thời kỳ trước thể hiện tại các điều sau:
+ Về tự nguyện kết hôn: điều kiện này được quy định tại điều đầu tiên của Chương II, "Con trai và con gái đến tuổi được hoàn toàn tự nguyện quyết định việc kết hôn của mình; không bên nào được ép buộc bên nào, không một
ai được cưỡng ép hoặc cản trở" [39, Điều 4]. Quy định này là điểm tiến bộ nổi bật của Luật so với những quy định trước. Nếu như trước đây, có văn bản đề cập đến sự tự nguyện của hai bên nhưng vẫn còn bị ràng buộc bởi sự đồng ý của cha mẹ, thì tại Điều 4 này, lần đầu tiên sự tự nguyện được nâng lên thành nguyên tắc cơ bản trong vấn đề kết hôn của hai bên nam nữ, tức là thừa nhận tuyệt đối sự tự nguyện khi kết hôn của hai bên mà không bị chi phối bởi ý kiến của bất kì ai.
+ Về độ tuổi kết hôn: Điều 6 Luật HN&GĐ năm 1959 quy định "Con gái từ 18 tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn" [39]. So với các quy định trước đây, độ tuổi được phép kết hôn trong Luật này được nâng lên, phản ảnh nhận thức mới về sự phát triển tâm sinh lý của con người trong nhận thức của các nhà làm luật.
+ Về các trường hợp cấm kết hôn: Luật HN&GĐ năm 1959 quy định: "Việc để tang không cản trở việc kết hôn" [39, Điều 7] và "Đàn bà góa có quyền tái giá" [39, Điều 8]. Những quy định này đã xóa bỏ các điều luật không còn phù hợp trước đây, giải phóng người phụ nữ khỏi tư tưởng phong kiến lạc hậu.
Luật HN&GĐ năm 1959 quy định cấm kết hôn trong các trường hợp: "Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác" [39, Điều 5].
Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán [39, Điều 9].
Đồng thời quy định: "Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý, mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc mà chưa chữa khỏi" [39, Điều 9].
+ Về hình thức kết hôn: Luật HN&GĐ năm 1959 quy định rõ "Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi cư trú quán của bên người con trai hoặc người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật" [39, Điều 11]. Đây là điểm mới của Luật so với thời kỳ trước, thể hiện quan điểm về việc hôn nhân có giá trị pháp lý là hôn nhân phải được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước công nhận.
Với nhiều điểm tiến bộ như trên, Luật HN&GĐ năm 1959 đã khẳng định bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa, là công cụ pháp lý của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động.
- Ở miền Nam: Chế độ HN&GĐ được điều chỉnh bởi ba văn bản:
Bộ luật gia đình ngày 02/01/1959 (Luật số 1/59) dưới chế độ Ngô Đình Diệm, Sắc luật 15/64 đã thay thế Bộ luật gia đình và Bộ dân luật Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu. Các văn bản pháp luật này là công cụ pháp lý của chế độ thực dân mới phản động, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Các văn bản này đã xóa bỏ chế độ đa thê song vẫn thể hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa nam và nữ.
+ Về độ tuổi kết hôn: các văn bản này đều quy định rõ độ tuổi kết hôn của nam, nữ "con gái 16 tuổi, con trai 18 tuổi" [6, Điều 104], [27, Điều 10], Tuy nhiên, Điều 104 Bộ dân luật Sài Gòn cũng quy định ngoại lệ "nếu có lý do trọng đại, nguyên thủ quốc gia có thể đặc cách cho miễn tuổi" [6]. Ngoài ra, việc kết hôn ngoài yếu tố đủ độ tuổi còn phải đáp ứng yếu tố về sức khỏe.
+ Về sự tự nguyện: Tự nguyện kết hôn được các văn bản trên quy định là một trong các điều kiện cần thiết để thiết lập hôn thú. Điều 103 Bộ dân luật Sài Gòn quy định "Sự ưng thuận của hai bên nam nữ là một điều kiện thiết yếu cho sự kết lập hôn thú" [6]. Ngoài ra, Điều 105 Bộ luật này cũng quy định "vị thành niên không thể kết hôn nếu không có sự ưng thuận của cha, mẹ" [6]. Ngoài cha, mẹ thì trong trường hợp "cha mẹ đều mệnh một hoặc ở trong tình trạng không thể phát biểu ý kiến, sự ưng thuận sẽ do ông bà nội hay ông bà ngoại" [6].
Có thể thấy, các văn bản pháp luật nêu trên đã ghi nhận sự ưng thuận kết hôn của đôi bên nam nữ và xem đây là một điều kiện thiết yếu khi lập hôn thú. Tuy nhiên, trong trường hợp con "vị thành niên" kết hôn cần phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
+ Về các trường hợp cấm kết hôn: Điều 5 Luật số 1/59 quy định "Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác". Điều 9 Luật này cũng quy định các trường hợp cấm khác như cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán.
Bộ dân luật Sài Gòn quy định về vấn đề cấm kết hôn từ Điều 108 đến Điều 111. Ngay ở Điều 99 đã khẳng định "Luật pháp không chấp nhận chế độ đa thê. Không ai được phép kết hôn nếu hôn thú trước chưa đoạn tiêu" [6]. Ngoài ra, các trường hợp cấm kết hôn khác cũng được ghi nhận cụ thể: Đối với người thân thuộc trong trực hệ, không cứ chính thức hay ngoại hôn và không cứ thứ bậc nào, không thể kết hôn với nhau (Điều 108). Quy định tại Điều 108 thể hiện tinh thần không phân biệt con trong giá thú hay ngoài giá thú, không phân biệt thứ bậc trong trực hệ, những người này đều không được phép kết hôn với nhau. Đối với người trong bàng hệ, Điều 109 quy định hôn thú bị cấm giữa những người sau: Anh chị em (đồng phụ mẫu, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha); chú, bác, cậu, ông chú, ông bác, ông cậu - cháu gái; cô, dì, bà cô, bà dì với cháu trai; Anh chị em con chú, con bác, con cậu, con cô, con dì anh chị em cháu chú, cháu bác. Ngoài ra, Bộ dân luật Sài Gòn còn cấm kết hôn giữa những người phối ngẫu với một người tôn thuộc, hay ti thuộc, trực hệ của người phối ngẫu kia; giữa chị dâu, em dâu với em chồng, anh chồng; giữa bác gái, thím, mợ, bà bác, bà thím, bà mợ - chú chồng; giữa bác, chú, cậu ông chú, ông bác, ông cậu - vợ cháu trai; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng như với ti thuộc trực hệ của người này với người phối ngẫu của