Về Việc Ra Quyết Định Công Nhận Sự Thỏa Thuận

Nẵng. Người có quyền liên nghĩa vụ liên quan là bà Lê Thị Oanh. Trong vụ án này, Tòa án không cấp tống đạt Thông báo về các phiên hòa giải cho Ông Dương, bà Loan và bà Oanh vào các ngày 29/06/2011; 18/8/2011; 28/11/2011 theo quy định tại Điều 183 và Điều 147 của BLTTDS là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng [10].

Vụ án, xin ly hôn giữa chị Lê Thị Nga và anh Nguyễn Văn Kiên do TAND huyện S thụ lý và giải quyết.

Trong hồ sơ thể hiện ngày 17/12/2012, Tào án đến nhà bị đơn giao Thông báo phiên hòa giải thì bị đơn không có nhà và không có ai nhận thay, sau đó tiến hành niêm yết công khai. Trong trường hợp này phải giao cho tổ trưởng dân phố, trường hợp này không được coi là không tống đạt được cho đương sự khi chưa hoàn tất các thủ tục cần thiết. Điều 154 BLTTDS quy định:

Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ được thực hiện khi không rõ tông tích của người được cấp tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp. Như vậy trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện S đã niêm yết quyết định tố tụng không đúng theo quy định của pháp luật [30].

3.1.4. Về thành phần phiên hòa giải

- Người tiến hành hòa giải không phải là Thẩm phán:

Nhiều Thẩm phán chưa nhận thức được tầm quan trọng của hòa giải nên khi tiến hành hòa giải Thẩm phán được giao giải quyết vụ án không trực tiếp tiến hành mà giao lại cho Thư ký giải quyết. Trong khi đó pháp luật không cho phép Thư ký tiến hành việc lấy lời khai của đương sự, việc tiến hành hòa giải... Nhưng trên thực tế rất nhiều các vụ án xin ly hôn, tranh chấp nuôi con chung, chia tài sản chung khi ly hôn tại tòa án cấp huyện khi tiến hành giải quyết đều do Thư ký trực tiếp tiến hành và việc hòa giải cũng không

được thực hiện theo đúng pháp luật quy định.

- Hòa giải không đầy đủ thành phần tham gia.

Ví dụ: trong vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là anh Lương Văn Sơn và bị đơn là chị Trần Thị Dung. Trong vụ án ly hôn này, anh Sơn yêu cầu ly hôn chị Dung và chia tài sản chung là nhà và đất tại thành phố Đà Nẵng. Theo anh Sơn đây là tài sản chung của vợ chồng, được hai vợ chồng anh chị mua và sau đó mua thêm một phần đất của vợ chồng em gái chị Dung là chị Trần Thị Oanh và anh Trần Quang Giang. Nguồn tiền mua là do vợ chồng tự có, vay mượn thêm và của bố mẹ vợ cho 45.000.000đồng. Còn theo chị Dung khai thì nhà và đất trên là của riêng chị vì chị được chị Trần Thị Oanh và anh Trần Quang Giang tặng cho riêng chị theo đúng quy định về hợp động tặng cho. Tuy nhiên, tại biên bản hòa giải thành ngày 20/4/2012, chị Dung trình bày: "Việc vợ chồng chị Oanh cho vợ chồng tôi nhà và đất này để ở thì anh Sơn và tất cả mọi người đều biết nhưng khi làm hợp đồng tặng cho thì vợ chồng chị Oanh không cho anh Sơn biết" (bút lục số 127 của hồ sơ vụ án). Như vậy, mặc dù việc tặng cho nhà và đất của vợ chồng chị Oanh và anh Giang cho chị Dung là đúng quy định của pháp luật nhưng trong vụ án này để có cơ sở đánh giá đúng nội dung vụ án thì Tòa án cần đưa chị Oanh và anh Giang vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Thành phần tham gia vụ án này không có anh Giang và chị Oanh là vi phạm tố tụng… [8].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

3.1.5. Về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận

- Về thời hạn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 11

Vụ án xin ly hôn giữa chị Nguyễn Thị Châm sinh 1963 và bị đơn là anh Nguyễn Văn Thư sinh 1960, đều cư trú tại Lương Đình, Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Được TAND huyện S thụ lý ngày 22/6/2012. Ngày 28/8/2012, TAND huyện S lập biên bản hòa giải thành. Đến ngày 05/9/2012, TAND huyện S ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các

đương sự.

Việc TAND huyện S ra quyết định công nhận vào ngày 05/9/2012 là chưa đủ thời hạn bày ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, vi phạm thời hạn về việc ra quyết định công nhận [30].

Vụ án xin ly hôn giữa nguyên đơn là anh Lại Hữu Lộc, sinh 1790 và bị đơn là chị Nguyễn Thị Vui, sinh 1974 đều cư trú tại thôn Đô Lương, Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội. Vụ án được TAND huyện S thụ lý vào ngày 19/11/2013. Ngày 29/11/2013 lập biên bản hòa giải thành. Nhưng ngày 06/12/2013, chị Vui đã làm đơn không đồng ý với nội dung thỏa thuận của chị và anh Lộc. Đến ngày 09/12/2013, TAND huyện S ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự số 251/2013QĐST-HNGĐ theo nội dung của biên bản thỏa thuận ngày 29/11/2013.

Không đồng ý với quyết định này, chị Vui đã có đơn khiếu nại. Xét trong thời hạn bảy ngày, đương sự thay đổi ý kiến về thỏa thuận đã lập trước đó mà TAND huyện S vẫn ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự là vi phạm pháp luật về tố tụng [30].

- Nội dung của quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự không đúng với biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành.

Vụ án xin ly hôn giữa anh Nguyễn Hữu Dũng, sinh 1980 và chị Đinh Thị Trung, sinh 1983, đều ở An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Nội.

Tại quyết định công nhận sự thỏa thuận số 90 ngày 30/11/2012 ghi nhận của TAND huyện Mỹ Đức ghi nhận:

Về tài sản chung: nay, hai bên không đề nghị Tòa án chia tài sản chung mà anh chị đã tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng trước khi có đơn yêu xin ly hôn đến Tào. Nay hai bên chỉ đề nghị Tòa án ghi nhận việc tự phân chia tài sản của vợ chồng và quyết định công nhận thuận tình ly hôn như sau: … Anh Dũng được sử dụng một căn nhà cấp ba với diện tích sử dụng là 108m2 nằm trên diện tích đất 161m2 ở Đoan Mỹ, Anh Mỹ… chị

Chung được sử dụng và sở hữu 6 sào cà phê ở Lâm Đồng.

Thấy rằng: Việc ghi nhận trong quyết định của Tòa án là không có căn cứ bởi thửa đất ở An Mỹ trong hồ sơ không có tài liệu gì thể hiện. Trong khi đó, theo lời khai của chị Đinh Thị Chung thửa đất này là của bố mẹ anh Dũng, sổ đỏ do bố mẹ anh Dũng đứng tên (BL21). Về 06 sào cà phê ở Lâm Đồng: ghi nhận theo lời khai của đương sự, không có tài liệu nào thể hiện (ghi nhận quyền sử dụng và sở hữu vu vơ). Bên cạnh đó Biên bản hòa giải thành của TAND huyện Mỹ Đức ngày 02/5/2013 lại không tiến hành hòa giải về phần tài sản này. Như vậy, nội dung của quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự là không đúng với biên bản hòa ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành [30].

3.1.6. Kỹ năng tiến hành hòa giải của Thẩm phán còn nhiều hạn chế

- Chưa quan tâm đúng mức đến công tác hòa giải, tiến hành hòa giải còn phiến diện, hình thức.

Bên cạnh những vi phạm về tố tụng thì kinh nghiệm và kỹ năng hòa giải của một số Thẩm phán còn hạn chế. Nhiều Thẩm phán không nhận thức được tầm quan trong của hoạt động hòa giải nên khi tiến hành hòa giải thường nôn nóng, làm cho xong việc, không tích cực, kiên trì hòa giải. Thẩm phán chưa chủ động tìm hiểu kỹ nội dung vụ án, không có phương án hòa giải nên khi tiến hành hòa giải thường lúng túng.

- Hòa giải đôi khi chưa chú ý đến phong tục tập quán của từng vùng miền khác nhau.

Đặc biệt đối với vụ án HN&GĐ yếu tố tình cảm là yếu tố chi phối toàn bộ quan hệ hôn nhân nên việc giải quyết vụ án ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các đương sự, đòi hỏi Thẩm phán cần quan tâm khi tiến hành hòa giải. Ví dụ: đối với dân tộc Êđê có tập quán ở rể, người con trai và người con gái sau khi kết hôn sẽ chung sống tại nhà con gái do đó khi hòa giải vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản chung thì cần chú ý đến phong tục này để giải quyết

phần thanh toán công sức cho người chồng. Rất nhiều trường hợp vợ chồng mâu thuẫn rất căng thẳng và tiềm ẩn hành vi phạm tội có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thì trong trường hợp này nhiều thẩm phán lại không có phương pháp để giải tòa căng thẳng, thậm chí không tiến hành hòa giải được, hoãn đi hoãn lại nhiều lầm, không nắm chắc các quy định pháp luật thiếu kinh nghiệm hòa giải và đã không ít hậu quả thương tâm xảy ra khi mâu thuẫn vợ chồng không được can thiệp đúng lúc.

3.1.7. Nhận thức pháp luật của người dân còn nhiều hạn chế

Việc thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng còn nhiều hạn chế thì việc nhận thức pháp luật của đương sự còn nhiều bất cập hơn. Hay nói một cách chính xác đa số người dân còn chưa hiểu rõ về pháp luật liên quan đến tranh chấp mà họ đang đề nghị giải quyết được quy định như thế nào. Trong thực tiễn xét xử án ly hôn, không chỉ có các đương sự là người dân tộc thiểu số, hiểu biết hạn hẹp mới đặt ra yêu cầu được bồi thường: "trinh tiết, nhan sắc, tuổi xuân hoặc đòi lại lễ vật sánh lễ, thách cưới"... Thậm chí nhiều đương sự là những trí thức ly hôn cũng kiện đòi vợ chồng phải bồi thường "tuổi xuân" cho mình. TAND một quận tại Thành phố Hồ Chí Minh đang giải quyết một vụ ly hôn khá hi hữu khi người vợ đòi chồng phải trả "tiền làm vợ" trong thời gian chung sống vì bà đã "hy sinh hết mực" cho chồng.

Trước đó, giữa tháng 4, ông K. nộp đơn ra tòa xin ly hôn. Trong đơn, ông trình bày rằng ông kết hôn với bà H. từ năm 2007. Quá trình sống chung, do có mâu thuẫn về tính cách nên họ không còn thương yêu, quan tâm nhau nữa. Cảm thấy hôn nhân không còn ý nghĩa, ông quyết định đường ai nấy đi. Giữa hai người không có con chung, còn tài sản chung chỉ có một căn nhà mua trong thời kỳ hôn nhân. Ông K. yêu cầu tòa giải quyết cả việc phân chia căn nhà.

Thụ lý vụ án, tòa mời hai bên đến hòa giải. Trái với ông K., bà H.

khăng khăng không chịu ly hôn. Bà nói vẫn thương yêu chồng, cuộc sống gia đình vẫn đang rất hạnh phúc. Để làm bằng chứng, bà H. trình cho tòa những tấm ảnh vợ chồng âu yếm chụp chung trong chuyến đi du lịch gần đây. Đặc biệt, trong các phiên hòa giải, bà luôn tranh thủ nhẹ nhàng hỏi chồng: "Em có làm gì mình buồn không, mình nói để em sửa". Vợ thủ thỉ gì, ông K. cũng một mực im lặng. Khi tòa hỏi đến, ông vẫn nói là muốn ly hôn vì không thể sống chung nữa. Thấy lạ, người thẩm phán giải quyết vụ việc cố công tìm hiểu nguyên nhân đích thực dẫn đến việc ông K. một hai đòi ly hôn nhưng cả hai vợ chồng đều kín như bưng, không ai tiết lộ gì. Cuối cùng, qua nhiều lần hòa giải không thành, mới đây tòa phải đưa vụ án ra xét xử.

Tại phiên xử, bà H. bất ngờ ra điều kiện là nếu muốn ly hôn thì ông K. phải bồi thường "tiền… làm vợ" cho bà. Bà nói suốt thời gian chung sống, bà chẳng có lỗi lầm gì, chỉ biết hy sinh hết mực cho chồng. Nay ông K. đã quyết đoạn tình thì phải trả giá [56].

Xét ở góc độ nào đó thì những yêu cầu này của đương sự khi giải quyết ly hôn là chính đáng, nhưng pháp luật hiện hành không có quy định nào để giải quyết việc này, hơn nữa xuất phát từ nguyên tắc "bình đẳng giữ nam và nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình" nên những yêu cầu này là không có căn cứ pháp luật. Trong khi tiến hành giải quyết án ly hôn, đương sự không hiểu rõ những quy định của pháp luật nên công tác hòa giải cũng như giải quyết vụ việc gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó thì người tiến hành tố tụng lại lúng túng, không giải thích rõ cho họ về pháp luật có liên quan đến vấn đề họ đang tranh chấp, dẫn đến tình trạng vụ án kéo dài, loanh quanh, đương sự thì bức xúc mất niềm tin vào pháp luật và các cơ quan tiến hành tố tụng.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÒA g IẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Trên cơ sở phân tích những bất cập trong quá trình thực thi, áp dụng

và xây dựng pháp luật, luận văn rút ra một số kiến nghị cụ thể như sau đây.

3.2.1. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình

- Bổ sung và sửa đổi nguyên tắc tiến hành hòa giải trong BLTTDS.

Bộ luật TTDS cần có quy định cụ thể và thống nhất trong việc ghi nhận nguyên tắc tiến hành hòa giải đối với vụ việc dân sự, theo hướng thủ tục hòa giải được tiến hành tại giai đoạn tố tụng nào của quá trình giải quyết một vụ việc, việc hòa giải là bắt buộc phải tiến hành hay không đối với việc dân sự.

Ngoài những nguyên tắc được nêu tại Điều 180 BLTTDS khi tiến hành hòa giải các vụ án đặc biệt là đối với vụ án HN&GĐ cần bổ sung thêm nguyên tắc sau đây:

+ Bổ sung nguyên tắc hòa giải vừa tích cực, vừa kiên trì, mềm dẻo.

Đối với vụ án hôn nhân gia đình yêu cầu người thẩm phán không chỉ tiến hành hòa giải nhằm mục đích giúp đạt được sự thỏa thuận mà còn giúp các đương sự gắn kết tình cảm lại với nhau, giúp họ đoàn tụ, do đó đòi hỏi người hòa giải phải tích cực, kiên trì và mềm dẻo để điều hòa những mâu thuẫn. Thẩm phán có vai trò rất quan trọng khi tiến hành hòa giải vụ án, bên cạnh việc giải thích pháp luật kết hợp với những tranh chấp của đương sự còn phải nắm vững tâm tư nguyện vọng của họ. Từ đó giúp các đương sự nhận thức được pháp luật, hiểu được quyền lợi của mình, làm cho các bên có thể thương lượng được với nhau, đàm phán giải quyết những tranh chấp. Do đó, khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phải hết sức mềm dẻo, giúp họ thật bình tĩnh, nhìn ra sự thật, ai đúng, ai sai, đôi khi người thẩm phán phải như người bạn tâm sự với họ giúp họ cảm thông với nhau và tự nguyện giải quyết tranh chấp. Trong quá trình tiến hành hòa giải, Thẩm phán nhận thấy vấn đề nào không thể hòa giải được thì cần né tránh để tránh làm tổn thương đến các bên, đẩy mâu thuẫn thêm căng thẳng, tránh tốn thời gian của đương sự, kéo dài quá trình tố tụng, do đó khi tiến hành hòa giải thẩm phán phải linh hoạt hòa giải

trong từng vấn đề.

+ Bổ sung nguyên tắc bình đẳng, trung thực:

Tư tưởng "trọng nam khinh nữ" từ lâu đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt Nam, để xóa bỏ tư tưởng cổ hủ, lạc hậu đó không phải là dễ. Trong mối quan hệ HN&GĐ, người phụ nữ bao giờ cũng là người bị thiệt thòi hơn cả. Nhiều trường hợp, người phụ nữ hy sinh cả đời cho gia đình, nhưng chỉ vì một lần sai trái hay vì những lý do mà chính bản thân họ không mong muốn mà họ phải chấp nhận ly hôn và không được hưởng tài sản chung của vợ chồng làm ra. Do đó để đảm bảo được quyền lợi của các bên khi tiến hành hòa giải cần phải bình đẳng và trung thực. Trung thực để tránh những cuộc ly hôn giải tạo nhằm mục đích khác.

+ Sửa đổi nguyên tắc: Nội dung thỏa thuận của các đương sự không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Với quy định của Điều 11 BLDS, các chủ thể trong giao dịch dân sự có thể thực hiện các giao dịch dân sự nếu mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Việc quy định như BLDS là hoàn toàn hợp lý, nó phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 48-NQ/ TW của Bộ Chính trị về chất lượng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 thì: "....công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm". Vì vậy cần sửa cụm từ: "Trái pháp luật" được quy định trong khoản 2 Điều 181 BLTTDS thành cụm từ " vi phạm điều cấm của pháp luật". Với quy định như vậy sẽ tạo ra sự thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung và mở rộng quyền tố tụng của đương sự.

- Về phạm vi hòa giải:

Như đã phân tích ở chương hai trong trường hợp giải quyết những vụ án HN&GĐ về tranh chấp xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ thì không tiến hành hòa giải. Điều 181 BLTTDS nên quy định trường hợp này là không được tiến hành hòa giải.

Các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS nên được bổ sung theo

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí