Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 9

hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải [25].

Trong biên bản hòa giải thành cần ghi: "Trong thời hạn bảy ngày. Kể từ ngày lập biên bản hòa giải nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận, thì phải làm ngay thành văn bản gửi cho Tòa án" [27]. Trong trường hợp đương sự trực tiếp đến Tòa án xin thay đổi thỏa thuận của họ, thì Thẩm phán phải lập biên bản ghi ý kiến thay đổi thỏa thuận của họ. Biên bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của đương sự lưu vào hồ sơ vụ án. Việc thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận này phải được Tòa án thông báo cho các đương sự có liên quan đến thỏa thuận đó.

Khác với các vụ án dân sự thông thường khi tiến hành hòa giải thành vụ án ly hôn có tranh chấp về con chung và tài sản mà các đương sự vẫn kiên quyết ly hôn và thỏa thuận được về việc phân chia tài sản và nuôi con thì Thẩm phán sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành chứ không phải là biên bản hòa giải thành.

- Xử lý kết quả hòa giải:

Sẽ có hai loại biên bản được lập sau khi tiến hành hòa giải: Đó là biên bản hòa giải thành và biên bản hòa giải không thành:

+ Trường hợp hòa giải không thành: Khi tiến hành hòa giải không thành, nếu không có căn cứ đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, để giải quyết các tranh chấp. Tuy nhiên trong trường hợp này Tòa án vẫn phải lập biên bản hòa giải không thành. Trường hợp được coi là hòa giải không thành và Tòa án lập biên bản hòa giải không thành khi:

Thứ nhất: Tòa án đã triệu tập các đương sự đến để hòa giải nhưng các đương sự không thể thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề trong vụ án.

Thứ hai: Các bên chỉ bất đồng một trong các vấn đề tranh chấp: Ví dụ: A xin ly hôn với B. B đồng ý ly hôn và yêu cầu A thanh toán công sức là

200.000.000 đồng. Ngoài ra hai bên không có yêu cầu khác, A không đồng ý thanh toán 200.000.000đ đồng công sức đóng góp cho B.

Thứ ba: Các bên thỏa thuận được hết tất cả các vấn đề tranh chấp nhưng lại không đồng ý về án phí mỗi bên phải chịu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Thứ tư: Các bên thỏa thuận được hết các vấn đề tranh chấp nhưng thỏa thuận đó lại trái với pháp luật, đạo đức xã hội: Ví dụ: A và B chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, hai bên thống nhất chia tài sản chung nhưng với điều kiện A có thêm vợ bé, B đồng ý. Trong trường hợp này vẫn xem là hòa giải không thành.

+ Trường hợp hòa giải thành: Trong trường hợp các bên hòa giải thành, nghĩa là các bên thỏa thuận được toàn bộ nội dung vụ án và cả về phần án phí thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Đối với vụ án ly hôn, hòa giải thành có hai trường hợp xảy ra đó là:

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 9

Thứ nhất: Hòa giải thành đoàn tụ: Trường hợp hai bên vợ và chồng thống nhất đoàn tụ với nhau và rút đơn yêu khởi kiện. Trong trường hợp này pháp luật hiện hành không có văn bản nào hướng dẫn Tòa án phải lập biên bàn hòa giải thành đoàn tụ mà các Tòa án thường áp dụng điểm c khoản 1 Điều 191 BLTTDS để xử lý. Lúc này không phải là một quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được ban hành mà thay vào đó Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (đây là khả năng thường xảy ra trên thực tế).

Tuy nhiên, về lý thuyết, còn có trường hợp hai bên vợ và chồng thống nhất đoàn tụ với nhau và không rút đơn yêu khởi kiện. Trên cơ sở những thỏa thuận của các bên, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành và theo quy định tại Điều 187 BLTTDS quy định thì hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc trở về đoàn tụ.

Thứ hai: Hòa giải thành trong trường hợp các bên thống nhất ly hôn và thỏa thuận được với nhau về tất cả các vấn đề của vụ án. Trên cơ sở những

thỏa thuận của các bên, Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành và theo quy định tại Điều 187 BLTTDS quy định thì hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

Thứ nhất: Các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Thứ hai: Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, các bên đương sự không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận theo hướng phản đối thỏa thuận đã lập.

Cần phân biệt thủ tục hòa giải vụ án hôn nhân gia đình với thủ tục hòa giải trong việc thuận tình ly hôn. Từ khi BLTTDS ra đời, những quy định về thủ tục giải quyết các việc dân sự tại Tòa án được quy định trong BLTTDS, là những quy định mới của pháp luật và một trong những quy định mới đó là việc dân sự về "yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn". Cơ sở pháp lý của loại việc này xuất phát từ Điều 90 Luật HN&GĐ năm 2000, theo đó:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con... [24].

Việc HN&GĐ là việc các cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ HN&GĐ của mình; yêu cầu Tòa án công nhận

cho mình quyền HN&GĐ (Điều 311 BLTTDS). Như vậy, có thể thấy ngay điểm khác biệt cơ bản so với vụ án xin ly hôn và đặc thù của việc HN&GĐ đó chính là về mặt nội dung không có tranh chấp giữa các đương sự còn đối với vụ án xin ly hôn thì giữa các đương sự phải phát sinh tranh chấp.

Yêu cầu thuận tình ly hôn khi được Tòa án thụ lý sẽ trở thành việc dân sự, mà về bản chất việc dân sự là không có tranh chấp nên không cần tiến hành thủ tục hòa giải, tuy nhiên xuất phát từ mục đích của hòa giải đối với một vụ việc HN&GĐ là giúp cho các bên đoàn tụ nên thủ tục hòa giải đối với yêu cầu thuận tình ly hôn là cần thiết.

Thủ tục hòa giải đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được thực hiện như thủ tục hòa giải vụ án dân sự. Qua hòa giải nếu các đương sự vẫn kiên quyết xin ly hôn thì tòa án phải mở phiên họp để xem xét, quyết định. Nếu tại phiên họp giải quyết việc dân sự, các đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu ban đầu thì tòa án sẽ ra quyết định giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay. Trong trường hợp một hoặc các bên đương sự thay đổi sự thỏa thuận và có tranh chấp thì tòa án phải giải quyết theo thủ tục giải quyết vụ án dân sự.

Đối với trường hợp tòa án thụ lý vụ án ly hôn (các đương sự thực sự tự nguyện ly hôn nhưng lại có tranh chấp về con cái, tài sản chung…) khi tòa án hòa giải thì các đương sự vẫn kiên quyết ly hôn và tòa án hòa giải đoàn tụ không thành nhưng tòa án hòa giải thành các vấn đề tranh chấp còn lại về con cái, tài sản chung…thì tòa án sẽ lập "Biên bản hòa ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành". Hết thời hạn kể từ ngày lập biên bản, nếu không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì tòa án sẽ ra quyết định "công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự". Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay.

Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn được Tòa án giải quyết theo thủ tục giải quyết việc dân sự, trong khi đó bản chất của việc dân sự là xác định

một sự kiện pháp lý nên về nguyên tắc không có thủ hòa giải và thủ tục phản tố. Tuy nhiên quan hệ HN&GĐ mang những đặc thù riêng, do đó Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải nhằm mục đích để vợ, chồng rút đơn yêu cầu tòa án công nhận thuận tình ly hôn và về đoàn tụ với nhau. Nếu Tòa án tiến hành hòa giải không thành thì Tòa án mới mở phiên họp ra quyết định giải quyết việc dân sự. Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định nào cụ thể hướng dẫn thủ tục giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nhưng theo quy định tại Điều 10 và Điều 311 BLTTDS cùng không cấm việc Tòa án tiến hành hòa giải khi giải quyết việc dân sự, đồng thời Điều 90 của Luật HN&GĐ năm 2000 cũng có quy định: "trong trường hợp vợ chồng cùng có yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án phải tiến hành hòa giải" [24]. Điều luật này là cơ sở pháp lý để các Tòa án tiến hành hòa giải đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Tuy nhiên, đối với vụ án có nhiều đương sự và có đương sự vắng mặt trong phiên hòa giải và các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu những thỏa thuận đó được các đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản.

Bộ luật TTDS quy định phải dành cho các bên đương sự tham gia hòa giải một thời gian cần thiết (bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành) để họ suy nghĩ lại, cân nhắc lại tất cả những nội dung mà họ đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Hết thời hạn đó mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án mới ra quyết định công nhận. Quyết định công nhận có hiệu lực pháp luật ngày và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là

do bị nhẩm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Sở dĩ BLTTDS quy định quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành vì đó quyết định công nhận thể hiện ý nguyện của các bên và được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Mặt khác truứoc khi Tòa án ra quyết định các đương sự đã có một khoảng thời gian cần thiết để suy nghĩ lại.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là văn bản pháp lý chấm dứt quá trình tố tụng giải quyết một vụ và thể hiện sự thành công của thủ tục hòa giải. Tuy nhiên nó có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Bộ luật TTDS đã quy định khá đầy đủ và chi tiết về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự tuy nhiên những quy định này vẫn bộ lộ những điểm hạn chế.

Thứ nhất: BLTTDS hiện hành không có quy định cụ thể về thủ tục giải quyết trong trường hợp các đương sự có thay đổi ý kiến sau khi Tòa án lập Biên bản hòa giải thành. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 187, Điều 188 BLTTDS thì có thể suy luận là khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, Tòa án sẽ lập biên bản về sự thỏa thuận này. Trong thời hạn bảy ngày nếu có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án sẽ ra quyết định xét xử. Vấn đề ở đây là, nếu trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành các đương sự có sự thay đổi, nhưng sự thay đổi này vẫn theo chiều hướng thuận có nghĩa là đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đường sự thì pháp luật tố tụng hiện hành không có Điều luật nào quy định cụ thể xử lý như thế nào trong trường hợp này là một thiếu sót.

Thứ hai: Khoản 2, 3 Điều 179 của BLTTDS quy định:

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Tòa án ra một trong các quyết định sau

đây: a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án; c) Đình chỉ giải quyết vụ án; d) Đưa vụ án ra xét xử. 3. Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng [25].

Thực tiễn giải quyết vụ án HN&GĐ cho thấy có những trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải nhiều lần nhưng các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Do vậy, Tòa án đã Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, trong thời hạn được quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS (thời hạn mở phiên tòa kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử) thì các đương sự lại cùng nhau đến Tòa án để yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của họ vì họ đã tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và không yêu cầu Tòa án phải mở phiên tòa xét xử nữa mà chỉ yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận của họ. Trên tinh thần công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm, hay nói cách khác, BLTTDS không có điều luật nào cấm đương sự thỏa thuận với nhau khi Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Vậy, trong trường hợp này nếu thỏa thuận của các đương sự là phù hợp với đạo đức xã hội, không trái pháp luật như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 180 BLTTDS thì Tòa án có được lập biên bản hòa giải thành giữa các đương sự theo quy định tại Điều 186 BLTTDS hay không? Sau khi hết thời hạn quy định tại Điều 187 BLTTDS Tòa án có được ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hay không? Và thẩm quyền này thuộc về ai, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hay Hội đồng xét xử đã được thành lập theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử trước đó?

Trong trường hợp này đã làm xuất hiện hai quan điểm trái chiều như sau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: BLTTDS không có điều luật nào cấm các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án sau khi Tòa án đã có Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Do vậy, căn cứ vào Điều 5 BLTTDS, Tòa án phải lập Biên bản hòa giải thành, sau khi hết thời hạn quy

định tại Điều 187 BLTTDS thì phải ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Về trình tự, thủ tục được tiến hành như quy định tại BLTTDS và chỉ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án quyết định. Bởi lẽ:

Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS, ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào các đương sự cũng có quyền tự thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Kể cả khi Tòa án đã ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử thì BLTTDS cũng không có điều luật nào cấm các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trên cơ sở tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Mặt khác, trách nhiệm của Tòa án là phải tiến hành hòa giải và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS và đây là một nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 10 BLTTDS.

Do vậy, trong thời hạn được quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS mà các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án căn cứ vào các Điều 5, Điều 10, Điều 186 và Điều 187 BLTTDS để ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Thẩm quyền lập Biên bản hòa giải thành và Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ do 01 Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tiến hành là phù hợp. Tuy đã có Quyết định đưa vụ án ra xét xử và Hội đồng xét xử đã được thành lập nhưng Phiên tòa chưa được mở và các đương sự đã thỏa thuận được với nhau trước khi mở phiên tòa nên việc mở phiên toà không còn cần thiết. Hơn nữa, Hội đồng xét xử dù đã được thành lập nhưng BLTTDS chỉ quy định Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tại phiên tòa mà không quy định Thẩm quyền của Hội đồng xét xử trước khi mở phiên tòa nên việc ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền và phù hợp với quy định của BLTTDS.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Tòa án không được lập Biên bản hòa giải thành và cũng không được ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự trong thời hạn được quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS. Bởi lẽ:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023