Thực Tiễn Áp Dụng Và Thực Thi Pháp Pháp Luật Trong Hòa Giải Vụ Án Hôn Nhân Và Gia Đình Và Một Số Kiến Nghị

Tuy rằng các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án không trái pháp luật và đạo đức xã hội trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhưng trước đó Tòa án đã nhiều lần tiến hành hòa giải, tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau nhưng họ vẫn không thỏa thuận được nên Tòa án mới phải Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời điểm này, trình tự, thủ tục của giai đoạn Chuẩn bị xét xử đã kết thúc, BLTTDS không có điều luật nào quy định cho phép trong thời hạn kể từ ngày có Quyết định đưa vụ án ra xét xử như quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTDS, Tòa án được lập biên bản hòa giải thành giữa các đương sự và ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hơn nữa, theo khoản 2 Điều 179 BLTTDS thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án ra một trong các quyết định: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Với quy định này thì phải hiểu là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu Tòa án đã ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì không được phép ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nữa. Mặt khác, giai đoạn Chuẩn bị xét xử đã kết thúc, Quyết định đưa vụ án ra xét xử đã được ban hành, Hội đồng xét xử đã được thành lập, việc giải quyết vụ án lúc này thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử. Dù các đương sự đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì việc công nhận thỏa thuận này của các đương sự cũng phải được giải quyết tại phiên tòa, do Hội đồng xét xử quyết định như quy định tại Điều 220 BLTTDS.

Những người theo quan điểm thứ hai thì cho rằng nếu làm như những người theo quan điểm thứ nhất sẽ là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và trái thẩm quyền. Còn những người theo quan điểm thứ nhất thì cho rằng giải quyết như vậy là phù hợp với quy định của BLTTDS, tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của các đương sự, đúng với trách nhiệm của Tòa án về hòa giải trong TTDS; việc giải quyết vụ án sẽ được nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, công sức, không cần thiết phải mở phiên tòa như quan điểm thứ hai. Để

áp dụng một cách thống nhất về pháp luật trong trường hợp này thì các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn cụ thể và kịp thời.

Thứ ba: Đối với trường hợp trong vụ án có nhiều đương sự, mà đương sự vắng mặt nhưng các đương sự có mặt vẫn tiến hành hòa giải và các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về giải quyết toàn bộ vụ án thì thời hạn lấy ý kiến của đương sự chưa được Điều 187 BLTTDS quy định dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ: A và B cùng thỏa thuận A sẽ là người trực tiếp trả số nợ chung cho C là 20.000.000 đồng. Trong trường hợp này phải lấy ý kiến của C và việc C đồng ý phải lập thành biên bản gửi cho Tòa án. Tuy nhiên hết thời hạn bảy ngày kế từ khi Tòa án lập biên bản hòa giải thành thì C vẫn chưa gửi văn bản thể hiện sự đồng ý của mình. Do vậy, hết thời hạn bảy kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là không đúng trong trường hợp này. Điều luật cần có quy định cụ thể về thời gian lấy ý kiến của đương sự vắng mặt và từ đó ấn định thời gian ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành của nước ta về hòa giải và thực tiễn xét xử cho thấy thủ tục hòa giải vụ án hôn và gia đình là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình giải quyết bất kỳ một vụ việc dân sự nào tại Tòa án.

Luận văn đã lý giải được những có sở pháp lý của việc tiến hành hòa giải vụ án HN&GĐ cũng như sự cần thiết trong hòa giải yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Tuy nhiên các quy định của pháp luật hiện hành về hòa giải còn bộ lộ nhiều bất cập, mâu thuẫn không thống nhất cần được hoàn thiện về nguyên tắc tiến hành hòa giải, phạm vi hòa giải, thành phần tham gia phiên hòa giải và việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HÒA GIẢI

VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH


3.1. THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ THỰC THI PHÁP PHÁP LUẬT TRONG HÒA GIẢI VỤ ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Với những điểm tiến bộ của BLTTDS hiện hành so với Pháp lệnh thủ

tục giải quyết các vụ án dân sự, thực tiễn áp dụng các quy định về hòa giải đã ghi nhận nhiều điểm thuận lợi, hợp lý hơn. Bên cạnh đó nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của hòa giải, TAND các cấp đã chú trọng đến công tác hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung và các vụ án hôn nhân gia đình nói riêng. Thực tiễn giải quyết các vụ án những năm gần đây cho thấy tỷ lệ hòa giải thành trong vụ án HN&GĐ chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các vụ án được giải quyết.

Bng 3.1: Sliu thng kê án dân svà hôn nhân gia đ ình (nă m 2008- 2013)



Năm


Tổng số vụ việc dân sự được thụ lý

Tổng số vụ việc hôn nhân gia đình được thụ lý


Số vụ việc hôn nhân gia đình đã được giải quyết

Hòa giải thành

vụ việc hôn nhân gia đình

Hòa giải thành đoàn tụ

Công nhận thỏa thuận của đương sự

2008

192.336

80.770

76.152

2.854

39.558

2009

214.174

94.710

89.609

2.770

49.961

2010

215.741

105.047

98.989

3.246

57.179

2011

247.096

122.514

116.560

3.213

68.578

2012

271.306

137.328

131.328

2.889

79.605

2013

301.912

151.955

145.937

2.860

88.540

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình - 10

Nguồn: [40], [41], [42], [43], [45], [46].

Năm 2008, TAND các cấp đã giải thụ lý 80770 vụ việc hôn nhân gia

đình, giải quyết 76152 vụ. Trong đó hòa giải thành 42412 vụ, đạt tỷ lệ: 57%.

Năm 2009, TAND các cấp đã giải thụ lý 94710 vụ việc hôn nhân gia đình, giải quyết 89609 vụ. Trong đó hòa giải thành 52731 vụ, đạt tỷ lệ: 59%.

Năm 2010, TAND các cấp đã giải thụ lý 105047 vụ việc hôn nhân gia đình, giải quyết 98989vụ. Trong đó hòa giải thành 60425 vụ, đạt tỷ lệ: 61%.

Năm 2011, TAND các cấp đã giải thụ lý 122514 vụ việc hôn nhân gia đình, giải quyết 116560 vụ. Trong đó hòa giải thành 71731 vụ, đạt tỷ lệ: 62%.

Năm 2012, TAND các cấp đã giải thụ lý 137328 vụ việc hôn nhân gia đình, giải quyết 131328 vụ. Trong đó hòa giải thành 82494 vụ, đạt tỷ lệ: 63%.

Năm 2013, TAND các cấp đã giải thụ lý 151955 vụ việc hôn nhân gia đình, giải quyết 145937 vụ. Trong đó hòa giải thành 91400 vụ, đạt tỷ lệ: 63%. Đặc điểm của công tác giải quyết án Hôn nhân gia đình qua thống kê,

tổng kết hàng năm cho thấy khối lượng công việc về án Hôn nhân gia đình chiếm một nửa số án kiện dân sự mà TAND các cấp phải giải quyết. Ngoài ra, tính chất phức tạp trong quan hệ HN&GĐ ngày càng tăng, được thể hiện trong các văn bản pháp luật về HN&GĐ ban hành sau thì số lượng điều luật ngày càng nhiều hơn. Ví dụ: Luật HN&GĐ năm 1986 chỉ có 57 điều luật, thì Luật HN&GĐ năm 2000 số điều luật đã tăng lên 110 điều. Điều đó chứng tỏ rằng quan hệ HN&GĐ ngày càng yêu cầu pháp luật phải điều chỉnh chi tiết hơn, cụ thể hơn. Thực tiễn công tác xét xử án HN&GĐ cũng thể hiện rõ điều này. TANDTC đã có tờ trình đề nghị thành lập Tòa HN&GĐ nhưng chưa được thông qua. Việc Quốc hội chưa thông qua đề nghị thành lập Tòa HN&GĐ không có nghĩa là chưa cần phải có một Tòa riêng để giải quyết loại việc này. Một số nước trên thế giới (như ở Úc), thì Tòa HN&GĐ từ cấp Tỉnh trở xuống thành lập một hệ thống độc lập riêng, chỉ ở cấp Trung ương mới hội tụ lại Tòa án tối cao. Ở Nhật cũng tổ chức hệ thống Tòa án HN&GĐ riêng. Tòa án HN&GĐ ở Nhật xét xử các vụ án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Điểm đặc trưng của việc thành lập Tòa HN&GĐ là đặc trưng về tố tụng. Trong lĩnh

vực HN&GĐ là lĩnh vực rất riêng tư và phải có tố tụng riêng. Điểm đặc trưng nhất của loại tố tụng này là phải kín. Trong khi đó ở nước ta đưa các vụ án về HN&GĐ ra xét xử công khai, thậm chí còn mang về Hội trường Ủy ban nhân dân xã, sân đình, sân kho… (xét xử lưu động) mà giải quyết việc ly hôn. Xã hội càng phát triển, càng có sự quan tâm đến việc giải quyết án HN&GĐ. Tại Úc, người ta nói chỉ riêng có Thẩm phán Gia đình cần được bảo vệ hai bốn trên hai bốn giờ (24/24 giờ) còn các Thẩm phán của các Tòa khác không cần bảo vệ như vậy. Về điều này lý giải rằng, việc gia đình tưởng là một việc nhỏ nhưng nó lại gây nên bức xúc, gay gắt ngay cả khi tranh chấp và sau khi án đã xử xong rồi, các đương sự vẫn cho rằng cuộc đời của họ bây giờ khốn khổ như thế này, gia đình họ tan nát như thế này là do ông bà Thẩm phán của Tòa gia đình gây ra. Sự ám ảnh này đã dẫn đến họ luôn luôn tấn công Thẩm phán. Một vài ví dụ trên để thấy rõ hơn hướng phát triển của loại án Hôn nhân gia đình không phải là đơn giản, mà có những đặc trưng riêng, xét xử loại án này có yếu tố khó hơn với các loại án khác, chứ không phải là loại án, loại việc dễ nhất như chúng ta thường quan niệm.

Khác với việc giải quyết vụ án hình sự hay vụ án hành chính, BLTTDS quy định, hòa giải là thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hôn nhân gia đình, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định của Điều 181 và Điều 182 BLTTDS. Thẩm phán ở Tòa án các cấp đã chấp hành tốt nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; nội dung thỏa thuận của các đương sự không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội. Xuất phát từ nguyên tắc này, Thẩm phán ở Tòa án các cấp đã kiên trì hòa giải, giáo dục, thuyết phục để các bên đương sự có thể hòa giải và thỏa thuận với nhau

về những vấn đề đang tranh chấp. Theo thống kê của TANDTC cho thấy tổng số vụ án hôn nhân gia đình được hòa giải thành chiếm một nửa và ngày càng nâng lên trong tổng số vụ án hôn nhân phải giải quyết. Điều đó đã khẳng định năng lực hòa giải của các Thẩm phán tại các Tòa án cùng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện đã đem lại hiệu quả cao trong công tác giải quyết án hôn nhân gia đình.

Bên cạnh những kết quả đạt được thực tiễn giải quyết cho thấy việc áp dụng pháp luật trong hòa giải vụ án hôn nhân gia đình còn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm thủ tục tố tụng diễn rất nhiều điển hình.

3.1.1. Về phạm vi hòa giải

Như đã phân tích ở trên, pháp luật chưa có quy định về việc có tiến hành hòa giải đối với giải quyết ly hôn với một bên bị mắc bệnh tâm thần hay không mà chỉ có quy định không tiến hành hòa giải được đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy có nghĩa là khi tiến hành giải quyết vụ án này chúng ta cần làm thủ tục tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với bên bị mắc bệnh tâm thần, nếu đủ điều kiện thì Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự sau đó tiến hành giải quyết cho ly hôn. Về thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự không được tiến hành hòa giải.

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy có Tòa án vẫn tiến hành hòa giải khi giải quyết ly hôn với một bên bị mắc bệnh tâm thần:

Vụ án: "Tranh chấp ly hôn, nuôi con chung" giữa Nguyên đơn là chị Bùi Thị Kiều và bị đơn là anh Phạm Văn Nhiên được TAND huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương thụ lý và giải quyết ngày 05/04/2006. Theo hồ sơ vụ án thể hiện chị Bùi Thì Kiều và anh Phạm Văn Nhiên kết hôn từ năm 1990. Tình cảm vợ chồng hạnh phúc được một thời gian ngắn thì anh Nhiên bị mắc bệnh tâm thần phân liệt và phải điều trị dài hạn tại bệnh viện thần kinh. Theo giấy chứng nhận do trung tâm nuôi dưỡng tâm thần huyện Chí Linh xác nhận thì:

"anh Nhiên bị mắc bệnh tâm thần phân liệt, thể paranoid liên tục, càng ngày càng nặng, không làm chủ bản thân".(bút lục số 20). Đối chiếu quy định tại Điều 22 BLDS quy định về người mất năng lực hành vi dân sự là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì cho thấy anh Nhiên là người mất năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này TAND huyện Chí Linh phải tiến hành thủ tục tuyên bố anh Nhiên là người mất năng lực hành vi dân sự sau đó giải quyết ly hôn và không được tiến hành hòa giải. Việc TAND huyện Chí Linh tiến hành lập biên bản hòa giải vào ngày 20/4/2006 là không đúng. Tuy nhiên trường hợp này cũng có thể được xem là dễ hiểu vì thực tế pháp luật chưa có quy định cụ thể về việc giải quyết ly hôn với một bên bị mắc bệnh tâm thần do đó dẫn đến những nhận thức khác nhau khi áp dụng pháp luật và Bộ LTTDS cần được bổ sung để áp dụng pháp luật một cách thống nhất đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự.

3.1.2. Về nguyên tắc tiến hành hòa giải

Theo quy định tại khoản 2 Điều 180 BLTTDS quy định: "Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội" và theo quy định tại Điều 11 Nghị định 70/2003/NĐ-CP ngày 03/10/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản thì Tòa án tuyên bố vô hiệu. Theo đó những trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn hay chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đều được coi là trái pháp luật và về nguyên tắc không được tiến hành hòa giải. Tuy nhiên trên thực tế có Tòa án vẫn vi phạm:

Vụ án: "chia tài sản sau ly hôn" giữa nguyên đơn là Ông Đỗ Đức Tuấn với bị đơn là bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ do TAND Thành phố Quy Nhơn xét xử sơ thẩm. TAND tỉnh Bình Định xét xử phúc thẩm. Trong vụ án này, Ông

Tuấn đề nghị Tòa án chia tài sản chung sau ly hôn với bà Huệ là căn nhà hai tầng và 69 m2 đất tại số 13 Mai Xuân Thưởng, Thành phố Quy Nhơn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất và nhà mang tên ông Tuấn và bà Huệ; được định giá có giá trị 732.193.974 đồng. Ông Tuấn và bà Huệ thống nhất nợ chung của vợ chồng đề nghị giải quyết gồm: nợ bà Trần Thị Gía 97 chỉ vàng trị giá 203.000.000đồng, nợ ngân hàng thương mại chi nhánh Bình Định tổng số tiền là 358.320.000đồng.

Tại cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm ông Tuấn và bà Huệ đều thỏa thuận: Ông Tuấn nhận toàn bộ tài sản và thanh toán giá trị cho bà Huệ. Tòa án cấp phúc thẩm đã công nhận sự thỏa thuận giữa ông Tuấn và bà Huệ nhưng lại xác định giá trị căn nhà và đất theo định giá của cấp sơ thẩm là: 732.193.974đồng, trong khi đó 06 người là những người cho bà Huệ vay tài sản đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đang yêu cầu thi hành án có đơn đề nghị được mua lại nhà, đất của ông Tuấn, bà Huệ với trị giá 1.300.000đồng hoặc đấu giá công khai theo giá thị trường; Chi cục thi hành án dân sự Quy Nhơn cũng có công văn gửi Tòa án với nội dung: Cơ quan thi hành án đang kê biên ngôi nhà 13 Mai Xuân Thưởng và đề nghị phối hợp cùng giải quyết. Mặt khác, dù ngôi nhà và đất chỉ được định giá là 723.193.974 đồng, nhưng sau khi đã trừ hai khoản nợ chung(nợ bà Giá và Ngân hàng Bình Định) thì giá trị tài sản chung vẫn còn để chia cho ông Tuấn và bà Huệ. Do đó việc bà Huệ và ông Tuấn tự thỏa thuận giao toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng cho ông Tuấn là không đảm bảo các khoản nợ của bà Huệ nêu trên. Nội dung thỏa thuận này có dấu hiệu tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho người khác nên việc Tòa án phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận này là không đúng [56].

3.1.3. Về cấp, tống đạt thông báo về phiên hòa giải

Đơn cử: Vụ án "Tranh chấp tài sản sau ly hôn" giữa nguyên đơn là ông Trương Văn Dương và bà Lê Thị Loan cùng thường trú tại thành phố Đà

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023