Một Số Kháng Sinh Điển Hình Trong Nhóm

Công dụng:

Là một kháng histamin H1 và có tác dụng kháng cholinergic (giảm tiết, chống ho, chống nôn), dịu thần kinh (an thần, gây ngủ).

Chỉ định:

Có hiệu quả cho các trường hợp: Viêm mũi dị ứng (theo mùa, quanh năm), viêm mũi vận mạch, viêm màng kết dị ứng (do hít phải tác nhân gây dị ứng), các triệu chứng dị ứng nhẹ và đơn thuần ở da của bệnh mày đay, phù mạch, da nổi quầng. Phối hợp (với epinephrine,..) để điều trị phản ứng phản vệ. Phòng và chống say sóng, tàu, xe, nôn. Giảm, ngăn chặn ho do lạnh hoặc do dị ứng.

Có thể có hiệu quả trong các trường hợp: Dị ứng nhẹ tại chỗ do côn trùng cắn, dị ứng với thuốc hoặc huyết thanh gây ngứa. Mất ngủ do một số rối loạn, mất ngủ khó chữa.

Do độc cho thính giác nên cần thận trong khi đang dùng thuốc có hại cho thính giác (kháng sinh aminosid: streptomycin, neomycin, kanamycin).

Chống chỉ định: Phụ nữ mới sinh.

Liều dùng: Người lớn, uống: 25-50 mg/lần, 3-4 lần/24h; tối đa 400mg/24h.

Dạng thuốc:

Viên nhộng 25mg, 50mg; cồn ngọt 12,5 mg/5ml; dung dịch tiêm 10 mg/ml, 50 mg/ml; siro 12.5 mg/5ml; thuốc mỡ, kem 2%.


PROMETHAZIN HYDROCLORID

Biệt dược: Phenergan; Diprazin.

Công thức:



N CH2

S

CH3 HC

CH3

HC

CH3


.HCl


C17H20N2S. HCl ptl: 320, 90


Tên khoa học: (±) dimethyl [1-methyl-2-(phenothiazine-10-yl) ethyl] amin hydroclorid hoặc 10-[2-methyl-2-dimethylamino) ethyl] phenothiazine hydroclorid.

Tính chất:

Lý tính:

Bột kết tinh màu trắng hoặc trắng ngà, không mùi, vị đắng và tê lưỡi. Rất nhạy với tác dụng của ánh sáng, bị ẩm hoặc để lâu bị đổi màu dần sang xanh lơ. Nóng chảy ở 215ᵒ-


70

225ᵒC. Rất dễ tan trong nước; tan trong alcol, chloroform; không tan tron ether, aceton, ethylacetat. Dung dịch nước 1/20 có pH 4-5.

Hóa tính:

Hóa tính cơ bản của promethazine là dễ bị oxy hóa do nhân phenothiazine. Phản ứng dễ xảy ra ở các vị trí 3, 6, 9.

Tùy mức độ oxy hóa. Các tác nhân H2SO4, HNO3, Br2, FeCl3… đều có thể oxy hóa được promethazine. Các sản phẩm oxy hóa thường có màu hồng đến đỏ. AgNO3 cũng oxy hóa được promethazine nên khi khử ion clo bằng AgNO3 phải kết tủa promethazine base bằng NaOH, lọc loại bỏ, sau đó mới phát hiện ion Clo còn lại trong dịch lọc.

Tính base do amin bậc III ở mạch nhánh: Cho kết tủa với các thuốc thử chung alkaloid, ví dụ kết tủa vàng với acid picric; cho phép định lượng bằng phép đo acid-base. Định tính: Dùng phổ IR.

- Phản ứng với acid nitric: Thêm từ từ 1ml HNO3 đặc vào 3ml dung dịch chứa 0,1g chế phẩm: Xuất hiện tủa tan nhanh, dung dịch có màu đỏ chuyển sang đỏ cam rồi vàng. Đun sôi xuất hiện tủa cam và dung dịch màu đỏ.

- Phản ứng đặc trưng của ion Clo: Dịch lọc sau khi kết tủa loại bỏ promethazine base bằng kiềm, acid hóa bằng HNO3, cho kết tủa trắng AgCl khi thêm dung dịch AgNO3.

- Dùng TLC.

Định lượng:

- Trong môi trường khan, dùng acid acetic bang, có mặt Hg(CHCOO)2, chỉ thị tím tinh thể, chuẩn độ bằng dung dịch HClO4 0,1N cho đến khi màu chuyển sang xanh lục. Có thể dùng điện thế kế.

- Có thể định lượng phần HCl kết hợp bằng dung dịch NaOH chuẩn trong môi trường nước, có mặt alcol và chloroform, chloroform sẽ tách riêng dạng base.

Công dụng:

Tác dụng kháng histamine H1 mạnh, kể cả tác dụng an thần gây ngủ, kháng Cholinergic. Trong các thuốc kháng histamine, promethazine nổi bật được dùng trong tiền, hậu phẫu thuật, phòng chống nôn khi gây mê, phẫu thuật, phối hợp ( với meperidin hoặc thuốc giảm đau khác) để giảm đau sau phẫu thuật.

Chỉ định:

- Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, viêm mũi sung huyết, viêm màng kết dị ứng do hít phải tác nhân hoặc mùi gây dị ứng.

- Dị ứng ở da: Dị ứng nhẹ và đơn thuần trong bệnh mày đay; dị ứng gây nổi quầng, gây phù mạch.

- Thuyên giảm và phòng phản ứng đối với máu, huyết thanh ở người có tiền sử.

- Phối hợp với adrenalin điều trị phản ứng quá mẫn.


71

- An thần và gây ngủ cho người có giấc ngủ không yên, bệnh nhân ở tiền, hậu phẫu thuật, cho sản phụ.

- Phòng và chống nôn do say tàu, xe; trong khi gây mê, phẫu thuật, hậu phẫu thuật.

- Phối hợp với thuốc giảm đau để giảm đau sau phẫu thuật.

- Phối hợp với thuốc ho (codein).

Uống, tiêm bắp, đặt trực tràng đều có tác dụng, xuất hiện sau khoảng 20 phút, có thể kéo dài tới 8h hoặc hơn ở một số trường hợp.

Tác dụng không mong muốn:

Khô miệng, mờ mắt, có khi hoa mắt và nếu thấy nhạy cảm với ánh sang thì phải ngừng thuốc.

Liều dùng: Tùy theo mục đích sử dụng:

Kháng Histamin: Người lớn 12,5-25 mg/lần, 4-6 lần/24h. Không quá 150 mg/24h.

An thần, giảm đau, chống nôn… trong phẫu thuật liều cao hơn.

Dạng thuốc:

Viên bọc hoặc thuốc đạn: 12,5; 25 và 50 mg. Dung dịch tiêm: ống 25 mg, 50 mg/ 5ml. Siro 6,25 mg. 5ml, 25 mg/ 5ml.

Bảo quản:

Thuốc độc bảng B. Đựng trong lọ thủy tinh màu, nút kín, tránh ánh sáng.


TRIPELENNAMIN HYDROCLORID

Biệt dược: Pyribenzamin.

Công thức:

N


N CH2


CH2 CH2 N

CH3


CH3


C16H21N3. HCl ptl: 291, 82

Tên khoa học: 2-[benzyl [2-(dimethylamino) ethyl] amino] pyridine môn- hydroclorid. Cũng có dùng dạng muối citrate.


Tính chất:



72

Bột kết tinh trắng, dễ bị sẫm màu khi tiếp xúc với ánh sang. Nhiệt độ chảy: 188ᵒ- 192ᵒC. Dễ tan trong nước (1/1), dung dịch trung tính với giấu quỳ; tan trong ethanol (1/6), chloroform (1/6); tan ít trong aceton; không tan trong ether, benzene, ethylacetat.

Chú ý tính chất do có mặt các gốc thơm và là muối hydroclorid của một base amin III.

Định tính: Bằng phổ IR, phổ UV; Phản ứng của ion Cl-.

Định lượng: Trong môi trường khan, có mặt thủy ngân II acetat.

Công dụng:

Kháng histamine H1, được dùng trong các trường hợp sau:

- Các thể viêm mũi dị ứng.

- Dị ứng đơn thuần ở mề đay, phù mạch…

Liều dùng:

Người lớn, uống 25 – 50 mg/lần x 4-6 lần/giờ.


BÀI 11. KHÁNG SINH

73

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được đại cương về thuốc kháng sinh, phân loại được các nhóm thuốc.

2. Trình bày được tính chất, điều chế, định tính và định lượng một số thuốc kháng sinh trong bài.

3. Vận dụng được kiến thức đã học để hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn.


NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Khái niệm

Kháng sinh là những chất được tạo ra bởi vi sinh vật, ở nồng độ thấp, có thể ức chế sự phát triển hoặc thậm chí có thể tiêu diệt các vi sinh vật khác. Hiện nay, các hợp chất có tác dụng ức chế tương tự có nguồn gốc từ thực vật, sinh vật biển, tổng hợp hoặc bán tổng hợp cũng được gọi là kháng sinh.

Phân loại

Có một số cách phân loại kháng sinh như dựa vào phổ kháng khuẩn (phổ rộng, phổ hẹp); đường dùng (tiêm, uống); theo hoạt tính (kìm khuẩn, diệt khuẩn); tuy nhiên thuận lợi nhất là phân loại theo cấu tạo hóa học. Trong bài này sẽ trình bày các nhóm thuốc kháng sinh sau:

Kháng sinh nhóm beta-lactam Kháng sinh nhóm aminoglycosid Kháng sinh nhóm tetracyclin Kháng sinh nhóm cloramphenicol Kháng sinh nhóm macrolid Kháng sinh nhóm lincosamid Kháng sinh nhóm quinolon

Các rifamycin

2. CÁC NHÓM THUỐC

2 1 KHÁNG SINH BETA – LACTAM 2 1 1 Cấu tạo và phân loại Tất cả điều chứa vòng 1

2.1. KHÁNG SINH BETA – LACTAM

2.1.1 Cấu tạo và phân loại

Tất cả điều chứa vòng β – lactam


CÁC PENICILLIN

74

Vòng β – lactam gắn vòng thiazolidin có tên là vòng penam và là khung chung của nhóm kháng sinh penicillin

Vòng penam CÁC CEPHALOSPORIN Vòng β – lactam ghép vòng dihydrothiazin có tên gọi là 2

Vòng penam

CÁC CEPHALOSPORIN

Vòng β – lactam ghép vòng dihydrothiazin có tên gọi là cephem (3- Cephem) và là khung chung của nhóm kháng sinh cephalosporin.

CARBAPENEM Từ khung penam thay S bằng C và thêm dây nối đôi như khung Cephem tạo 3

CARBAPENEM

Từ khung penam, thay S bằng C và thêm dây nối đôi như khung Cephem tạo khung chung các kháng sinh carbapenem (Meropenem, Ertapenem, Paropenem, Panipenem)

Khung carbapenem CÁC CHẤT ỨC CHẾ β – LACTAMASE Từ nhân penam thay S bằng O hoặc SO 4

Khung carbapenem

CÁC CHẤT ỨC CHẾ β – LACTAMASE

Từ nhân penam, thay S bằng O hoặc SO2 ta được khung chung các ức chế β – lactamase.

Acid clavulanic Sulbactam Tazobactam MONOBACTAM Trong cấu trúc chỉ có nhân β – lactam 5Acid clavulanic Sulbactam Tazobactam MONOBACTAM Trong cấu trúc chỉ có nhân β – lactam 6

Acid clavulanic Sulbactam; Tazobactam

MONOBACTAM

Trong cấu trúc chỉ có nhân β – lactam, nhóm kháng sinh này có tên gọi các monobactam (Oaztreonam)

2.1.2 Cơ chế tác dụng


75

Ức chế tổng hợp lớp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn, lớp này có tác dụng giữ nguyên vẹn cấu trúc thành tế bào.

Trong điều kiện bình thường, các chất tiền thân tạo peptidoglycan gây hoạt hóa để tự động thủy phân thành tế bào, tạo lớp mới. Khi bị ức chế, sự tồn động các chất tiền thân này sẽ gây ra sự tự thủy phân thành tế bào và vi khuẩn bị tiêu diệt. Vì vậy, kháng sinh β – lactam là thuốc diệt khuẩn.

2.1.3 Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn

Vi khuẩn phát triển sự kháng lại kháng sinh β – lactam bằng một số cơ chế sau:

- Sinh ra các enzym β – lactamase: đây là cơ chế phổ biến nhất. Vi khuẩn Gr (-) tiết ra β – lactamase vào giữa màng trong và màng ngoài tế bào: vi khuẩn Gr (+) tiết vào môi trường xung quanh. Các enzym này có ái lực kết hợp với kháng sinh mạnh hơn của kháng sinh với vi khuẩn và sau khi kết hợp với kháng sinh, vòng β – lactam bị thủy phân, kháng sinh mất hoạt tính.

- Làm thay đổi cấu trúc để làm giảm mạnh ái lực kết hợp với kháng sinh bằng cách đột biến các gen sẵn có để tạo gen mới (như sự kháng Methicillin của tụ cầu) hoặc tạo ra một số gen mới (trường hợp liên cầu, lậu cầu, màng não cầu kháng penicillin).

- Đối với vi khuẩn Gr (-) còn kháng kháng sinh β – lactam bằng cách đồng thời giảm tính thấm của màng ngoài và tăng tốc độ đào thải kháng sinh ra ngoài. Sự đột biến các gen để mã hóa các protein (còn gọi là porin) ở màng ngoài sẽ làm giảm lượng kháng sinh β – lactam đi vào trong tế bào: việc bổ sung các protein để tạo ra các kênh, chúng hóa bơm β – lactam khỏi tế bào. Đó là cơ chế kháng của vi khuẩn đường ruột đối với các Cephalosporin và Pseudomonas spp đối với các Cephalosporin.

2.1.4 Tác dụng không mong muốn

Phản ứng dị ứng

Phản ứng dị ứng xảy ra đến 10% bệnh nhân dùng thuốc:

- Shock phản vệ là nguy hiểm nhất, xảy ra với khoảng 0,01% bệnh nhân. Vì vậy, phải thử “test” trước khi dùng.

- Các phản ứng dị ứng khác như nổi mề đay, phù mạch, thiếu máu tan huyết, viêm thận kẽ, giảm tiểu cầu…

Do có sự nhạy cảm chéo giữa các kháng sinh β – lactam nên chống chỉ định dùng bất kỳ kháng sinh β – lactam nào khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng với một kháng sinh nhóm này.

Phản ứng phụ khác

Các phản ứng không mong muốn hay gặp nhất là: tiêu chảy (5 – 10%), buồn nôn, phát ban, bội nhiễm và đau chổ tiêm.


2.1.5 Một số kháng sinh điển hình trong nhóm

76

CÁC PENICILLIN

Tổng hợp

Penicillin A condition Aclylase 6 aminopenicillinic acid B condition 1 Me 2 SiCl 2 2 n Bu OH –40 7Penicillin A condition Aclylase 6 aminopenicillinic acid B condition 1 Me 2 SiCl 2 2 n Bu OH –40 8Penicillin A condition Aclylase 6 aminopenicillinic acid B condition 1 Me 2 SiCl 2 2 n Bu OH –40 9

Penicillin

A-condition = Aclylase


6-aminopenicillinic acid

B-condition = 1. Me2SiCl2

2. n-Bu-OH, –40oC

3. H2O, 0oC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.

Hóa dược trường CĐ phương đông Đà Nẵng - 10


6 aminopenicillinic acid Penicillin Cấu trúc hóa học và danh pháp Cấu tạo chung các 106 aminopenicillinic acid Penicillin Cấu trúc hóa học và danh pháp Cấu tạo chung các 116 aminopenicillinic acid Penicillin Cấu trúc hóa học và danh pháp Cấu tạo chung các 12

6-aminopenicillinic acid Penicillin

Cấu trúc hóa học và danh pháp

Cấu tạo chung các penicillin như sau: (khung penam) Danh pháp: có 3 cách đặt tên cho kháng sinh nhóm này

Dựa vào khung “acid penicillanic”

Acid penicillanic Theo đó các kháng sinh đều là dẫn chất của acid 6 – acylamino 13

Acid penicillanic

Theo đó, các kháng sinh đều là dẫn chất của acid 6 – acylamino

Khung penicillin: Phần acid 6 – carbonylamino – penicillanic gọi là penicillin

R penicillin Đây là cách gọi thường dùng nhất trong y học như benzylpenicillin 14

R-penicillin

Đây là cách gọi thường dùng nhất trong y học như benzylpenicillin; phenoxymethylpenicillin…

Theo hệ thống IOPAC: Acid penicillanic gọi là: (2S, 5R)-3,3-dimethyl-7-oxo-4-thia- 1-azabicylo[3,2,0]heptan-2-carboxylic và đánh số 1 vào N

77

Xem tất cả 293 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí