người mua trả tiền trước. Sử dụng các khoản vốn chiếm dụng sẽ giúp Công ty tiết kiệm được một khoản chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên Công ty nên có kế hoạch chi trả hợp lý để bảo vệ uy tín của mình, tránh dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
Đối với các khoản phải trả người bán: Công ty phải theo dõi các khoản nợ nào sắp đến hạn hay đã hết hạn để kịp thời huy động tiền thanh toán cho các khoản đó, khỏi mất lòng tin của khách hàng đối với Công ty.
Với đối tác cũ có quan hệ làm ăn lâu năm, Công ty có thể thương lượng trong khi ký hợp đồng để kéo dài thời gian thanh toán và khi đến hạn phải thanh toán ngay.
Với khách hàng mới, Công ty có thể sử dụng hình thức gối đầu: nếu có khả năng thanh toán nên thanh toán sớm để tạo uy tín với họ cũng như được hưởng chiết khấu thanh toán nếu có hợp đồng thỏa thuận.
Đối với khoản phải trả nội bộ: đây là ưu thế của Công ty trong kinh doanh, tuy nhiên Công ty cũng nên xem đây là khoản nợ vay ngắn hạn để từ đó có kế hoạch chi trả kịp thời nhằm giảm chi phí trả lãi.
4.2.3 Giải pháp tăng tính thanh khoản để giảm rủi ro và chi phí sử dụng vốn
Bên cạnh nghệ thuật chiếm dụng vốn của người khác thì Công ty cũng nên quan tâm đến khoản vốn bị chiếm dụng và cần giữ nó ở mức độ hợp lý.
Trong mối quan hệ kinh doanh giữa các đơn vị, khách hàng với nhau thì hầu như các đơn vị đều bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn nhất định. Theo tính toán, nếu tỷ lệ vốn bị chiếm dụng khoảng dưới 10% so với tổng số vôn của Công ty thì có thể xem là tốt và chấp nhận được. Do vậy, tùy theo mối quan hệ với khách hang của mình mà Công ty có thể đưa ra những phương thức thanh toán cho phù hợp nhằm giảm bớt khoản bị chiếm dụng.
Ta tạm chia khách hàng ra làm ba loại:
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Khả Năng Thanh Toán Nhanh (K N )
- Cơ Cấu, Thu Nhập Người Lao Động Công Ty Qua Các Năm
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành viên Cảng Sông Tp.HCM - 10
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
- Khách hàng làm ăn lâu dài, có uy tín và quen biết từ trước.
- Khách hàng có sự quen biết từ trước nhưng không thường xuyên làm ăn với Công ty.
- Khách hàng không hề quen biết và mới làm ăn với Công ty.
* Đối với khách hàng quen biết và làm ăn lâu dài với Công ty:
Vì là quan hệ làm ăn lâu dài nên Công ty chỉ buộc họ thanh toán trước ít nhất 50%, phần còn lại có thể được thanh toán trong vòng một tháng, đồng thời để kích thích việc thanh toán nhanh trước thời hạn, Công ty có thể đưa ra các điều kiện trả sau:
- Nếu khách hàng thanh toán từ ngày 01 đến ngày 15 thì Công ty sẽ giảm 0,5% số tiền thanh toán (thường mức độ giảm này nhỏ hơn lãi suất).
- Nếu khách hàng thanh toán từ ngày 16 đến ngày 30 thì phải trả toàn bộ giá trị cần thanh toán.
Nếu khách hàng trả sau thời gian quy định 30 ngày thì Công ty sẽ phạt với lãi suất vay ngắn hạn của ngân hàng (khoảng 2%).
Ví dụ:
Ta thử xét một lô hàng phân urê có giá trị 400.000.000 đồng, khách hàng phải trả trước ít nhất là 50% tức 200.000.000 đồng. Phần còn lại, nếu khách hàng trả từ ngày 01 đến ngày thứ 15 thì sẽ giảm được:
200.000.000 x 0,5% = 1.000.000 đồng
Trong trường hợp này Công ty có bị thiệt hại không?
Nếu Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn tức là khách hàng thanh toán chậm hơn quy định 15 ngày khi đó Công ty sẽ mất đi một khoản lãi (do phải vay vốn ngân hàng) là:
200.000.000 x 2% x (45/30) = 6.000.000 đồng.
Như vậy nếu ta áp dụng biện pháp kích thích trả sớm với tỷ lệ khấu trừ là 0,5% thì Công ty vẫn còn một khoản lãi là:
6.000.000 – 1.000.000 = 5.000.000 đồng.
* Đối với khách hàng quen biết nhưng không thường xuyên làm ăn:
Công ty vẫn có thể áp dụng phương thức thanh toán trên. Nhưng để đảm bảo hơn Công ty có thể đề nghị khách hàng thanh toán trước 80% giá trị lô hàng, phần còn lại có thể áp dụng theo cách trên.
* Đối với khách hàng không quen biết, mới làm ăn với Công ty lần đầu:
Với loại khách hàng này thông tin về họ hầu như Công ty không có hoặc có rất ít, vì vậy để đảm bảo, Công ty nên yêu cầu thanh toán 100% giá trị lô hàng. Tuy nhiên hiện nay có rât nhiều đơn vị có thể cạnh tranh (về giá cả, phương thức thanh toán…), do đó nếu yêu cầu thanh toán ngay thì đôi khi gây khó khăn cho khách hàng mới này vì nhiều khi họ không đủ lượng tiền mặt lúc bấy giờ, và Công ty có thể mất khách trong trường hợp này. Vậy ta có thể xem xét áp dụng các biện pháp sau:
- Nhờ một ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho người mua.
- Cho khách hàng thế chấp tài sản hoặc hàng hóa có giá trị.
- Cho nhân viên tìm hiểu kỹ về tình hình hoạt động của khách hàng, đặc biệt là khả năng tài chính của họ.
Thực hiện các biện pháp trên Công ty sẽ nhanh chóng thu hồi được vốn để bổ sung thêm vào nguồn vốn kinh doanh, giảm được vốn vay và lãi suất của ngân hàng, từ đó đảm bảo có đủ vốn luân chuyển để kinh doanh những mặt hàng khác.
4.2.4 Giảm lượng hàng hóa tồn kho chậm lưu chuyển
Tùy vào điều kiện, tình hình hoạt động từng thời điểm của Công ty, lượng hàng hàng hóa tồn kho nhiều hay ít, có những loại hàng hóa đã mua về rồi nhưng việc tiêu thụ lại khá chậm do việc nắm bắt thị trường còn yếu hoặc do một số nguyên nhân khách quan khác. Điều này đã làm lượng hàng hóa trong kho tăng lên, ảnh hưởng đến vòng quay của vốn lưu động và làm tăng chi phí lưu thông của Công ty.
Vậy để khắc phục tình trạng này, ta có thể xem xét giải quyết bằng cách
- Tăng cường các biện pháp bán hàng tận nơi, chào bán các mặt hàng bị ứ đọng đến các đơn vị bạn đang có nhu cầu.
- Tăng cường các biện pháp marketing, quảng cáo sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, tivi, tạp chí…
- Giảm một phần giá bán để vừa có sức cạnh tranh và vừa có cơ hội giải phóng được hàng tồn kho. Ta cũng có thể ủy thác bán hàng với một tỷ lệ hoa hồng hợp lý cho những lô hàng tồn này.
Ta có thể lấy ví dụ:
Vào thời điểm cuối năm 2009, Công ty còn tồn kho 100 tấn thép vỉ kèo nhà kho tương ứng với giá trị là 4 tỷ đồng, thử áp dụng biện pháp trên tức là ta dùng khoảng 6% giá trị lượng hàng trên để làm chi phí quảng cáo hoặc dùng những biện pháp khác để bán được lô hàng này, thử xác định hiệu quả mang lại cho Công ty:
* Đối với chi phí lưu thông và lợi nhuận:
- Chi phí quảng cáo để chào bán hàng là: 4.000.000.000 x 6% = 240.000.000 đồng
- Số tiền bán lô hàng Công ty nhận ngay sau khi trừ chi phí bán hàng: 4.000.000.000 – 240.000.000 = 3.760.000.000 đồng
Số tiền này sẽ được bổ sung vào vốn lưu động để đầu tư kinh doanh các mặt hàng khác thay vì phải đi vay ngân hàng, do đó ta sẽ giảm được một lượng lãi suất trong năm, giả sử lãi vay ngắn hạn của ngân hàng là 2%:
3.760.000.000 x 2% x 12tháng = 902.400.000 đồng
Như vậy trừ đi khoản chi phí quảng cáo chào hàng thì Công ty vẫn còn lại khoản chênh lệch (coi như là lợi nhuận thu được từ việc bán lô hàng) là:
902.400.000 – 240.000.000 = 662.400.000 đồng
* Đối với chi phí tồn kho lưu trữ:
Ví dụ:Lô hàng trên Công ty ước tính lưu kho khoảng 40 ngày, chi phí mỗi ngày là 10.000đồng/tấn. Với biện pháp trên Công ty đã giảm đi số ngày lưu kho xuống khoảng 25 ngày, do đó phần chi phí còn lại sẽ là:
(40 ngày –25 ngày) x 100 tấn x 10.000 = 15.000.000 đồng.
* Đối với vòng quay vốn lưu động:
Nhờ bán được lượng hàng hóa trên mà ta giải tỏa nhanh được vốn lưu động đưa vào kinh doanh mà không phải vay thêm vốn ngân hàng, như vậy khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng lên mà không phải tăng thêm vốn, do đó số vòng quay của vốn tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng lên.
4.2.5 Giải pháp tiết kiệm chi phí
4.2.5.1 Tiết kiệm chi phí cố định
Công ty cần có biện pháp tiết kiệm định phí vì định phí càng cao sẽ ra gây rủi ro kinh doanh càng lớn. Nhưng tiết kiệm không có nghĩa là hủy bỏ một số khoản chi phí nào đó mà phải quản lý tốt định phí và chỉ cắt giảm những phần định phí bất hợp lý.
- Đối với tài sản cố định:
+ Tiếp tục giảm bớt tỷ trọng tài sản cố định không dùng trong hoạt động kinh doanh, thanh lý những tài sản cố định không cần dùng, giảm bớt tài sản cố định chưa sử dụng còn để dự trữ nhằm làm cho số tài sản cố định hiện có phát huy hết tác dụng của nó.
+ Tận dụng triệt để mặt bằng, nhà kho, vật kiến trúc hiện có một cách hiệu quả. Hệ thống kho chứa và các phương tiện vận chuyển của Công ty tiếp tục khai thác kinh doanh bằng cách cho thuê nhằm vừa tạo thêm nguồn thu, vừa có thể giảm chi phí khấu hao.
+ Tận dụng tối đa năng lực của tài sản cố định: gia tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị bằng cách nâng cao hiệu suất và chất lượng của công tác bảo trì, sửa chữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị đảm bảo làm việc đều đặn trong cả năm.
+ Về trích khấu hao tài sản cố định: Công ty cần phải lựa chọn khung tỷ lệ khấu hao theo quy định phù hợp với tình hình thực tế của Công ty để vừa sớm thu hồi vốn, vừa làm giảm chi phí cố định.
Chi phí điện nước sinh hoạt còn lãng phí, Công ty cần nghiêm túc chấn chỉnh, nâng cao ý thức tiết kiệm trong toàn thể cán bộ, công nhân viên, cho nhân viên thấy rõ cứ 1 đồng tiết kiệm được thì Công ty có thêm một cơ hội để hạ thấp chi phí, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tạo điều kiện để Công ty ổn định vững chắc và ngày càng phát triển, trong đó có lợi ích của người lao động kèm theo.
Chi phí công tác, tiếp khách và hội họp: đây là những khoản chi phí thuộc chủ quan của Công ty. Công ty cũng có thể xem xét cắt giảm một cách hợp lý sao cho vẫn đảm bảo được yêu cầu công việc.
Những khoản chi phí cố định khác cũng cần có biện pháp quản lý và cắt giảm các khoản bất hợp lý một cách thích hợp.
4.2.5.2 Tiết kiệm biến phí
Trong phần phân tích ảnh hưởng của các nhân tố gây ra rủi ro kinh doanh ta thấy biến phí cũng là một nhân tố tác động làm gia tăng rủi ro kinh doanh của Công ty. Do đó, việc giảm biến phí có ý nghĩa lớn trong việc góp phần làm giảm rủi ro kinh doanh.
+ Giá vốn hàng bán: đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong cấu trúc chi phí.
+ Đối với kinh doanh xây dựng công trình, kinh doanh vật liệu xây dựng để tránh các trường hợp giá vốn tăng lên bất thường, Công ty cần phải dự đoán trước những tình huống có thể làm tăng nhu cầu sử dụng một loại hàng hóa nào đó làm tăng giá cung cấp. Ngoài ra, việc đàm phán với nhà cung cấp, ký kết những hợp đồng tiêu thụ dài hạn, giá ưu đãi và cung cấp theo nhu cầu của Công ty mà không gây khó dễ nhằm tăng giá.
+ Công ty cần khai thác tối đa các phương tiện cơ giới hiện có trong sản xuất kinh doanh để vừa chủ động trong kinh doanh, vừa giảm đáng kể chi phí khác.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: cần có quy chế sử dụng điện, điện thoại trong doanh nghiệp để tránh lãng phí.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm: Công ty cần có kế hoạch kiểm tra lại công cụ lao động, tận dụng những cái còn có thể sử dụng được, tránh tình trạng mua sắm lãng phí, làm cho chi phí này có thể giảm đáng kể.
- Đối với kinh doanh bốc xếp thì tiền lương người công nhân chiếm hết từ 75% đến 88% doanh thu cước bốc xếp, đối với những địa bàn xa thì phải trả cao hơn, do vậy việc điều tiết các chi phí khác phục vụ cho kinh doanh cũng cần phải được tính toán hết sức cẩn thận.
4.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Một Thành viên Cảng sông Tp.HCM
4.3.1 Kiến nghị đối với Công ty TNHH Một TV Cảng sông Tp.HCM
- Cần rà soát, điều chỉnh lại bộ máy quản lý của Công ty theo hướng tinh gọn, đa năng ; có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong Công ty tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm. Song song đó cũng cần mạnh dạn phân cấp trách nhiệm của những thành viên trong ban TGĐ hơn nữa để tạo tính tự chủ cũng như gắn kết trách nhiệm trong từng lĩnh vực phụ trách.
+ Đối với lực lượng công nhân thời vụ phục vụ cho công tác xếp dỡ thì cần có sự linh hoạt hoạt hơn nữa cho các Xí nghiệp thông qua việc khoán chi phí để có cơ chế thu hút lực lượng lao động chính này. Về lâu dài khi Cảng Phú Định đi vào hoạt động (Giai đoạn 1) thì Công ty có thể xem xét cho các Xí nghiệp trực thuộc được hạch toán độc lập (vì hiện nay hạch toán nội bộ), có con dấu riêng, chịu trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Công ty và Nhà nước.
+ Ngoài ra, cũng có thể xem xét ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng chuyên nghành xếp dỡ để Công ty giảm bớt gánh trách nhiệm việc quản lý, điều hành và giám sát trong công tác này.
- Việc trả lương cho người lao động cũng cần phải điều chỉnh sao cho thật công bằng giữa người làm lâu năm và người mới, đồng thời có chính sách trả lương linh hoạt cho người giỏi được hưởng lương cao và ngược lại, từ đó mới thu hút người tài và tránh được chảy máu chất xám.
- Cần nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp và tính văn hóa doanh nghiệp tại Công ty của CB.CNV trong giai đoạn bước vào khai thác Cảng Sông Phú Định, nhất là những CB.CNV trực tiếp phục vụ khách hàng. Sao cho công việc phải được giải quyết một cách nhanh gọn, an toàn, tránh làm mất thời gian của khách hàng và những phiền phức không đáng có. Phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát tránh các biểu hiện tiêu cực, vòi vĩnh, gây khó dễ hoặc lợi dụng khách hàng.
4.3.2 Kiến nghị đối với Tổng Công ty – Samco (Công ty mẹ)
- Trong giai đoạn chuẩn bị bước vào sử dụng và khai thác toàn diện giai đoạn một Cảng Phú Định, đây là một công việc gần như hoàn toàn mới mẻ đối với phần lớn CB.CNV Công ty, do đó sẽ không tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Do đó đề nghị lãnh đạo Tổng Công ty cần quan tâm hơn nữa cho Công ty TNHH Một Thành viên Cảng Sông Thành phố Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ nghiệp vụ quản lý chuyên nghành ; Kêu gọi khách hàng đầu tư ; Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư cơ giới cũng như xây dựng giai đoạn hai Cảng Phú Định...
- Công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng giai đoạn hai Cảng Phú Định sắp tới chắc chắn sẽ còn nhiều khó khăn ở phía trước, do vậy cũng rất cần sự hỗ trợ của lãnh đạo Tổng Công ty trong việc tác động với các cấp lãnh đạo Thành phố, các Sở, Ban nghành quản lý Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ trong quá trình thực hiện dự án.
- Cần sớm cho Công ty cổ phần hóa vì đây là xu thế chung, tất yếu hiện nay, từ đó tạo thêm các nguồn lực, động lực, tính tự chủ, sáng tạo và sự gắn kết giữa Công ty cùng tập thể người lao động.
4.3.3 Kiến nghị đối với Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM
- Cảng Phú Định được hình thành là do chủ trương của Ủy Ban Nhân dân Thành phố nhằm cải tạo lại cảnh quan, môi trường dọc trên các bến sông, bến thủy nội địa lên xuống hàng hóa trên địa bàn thành phố. Theo quy hoạch, các phương tiện vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về Cảng Phú Định làm nơi trung chuyển đi các nơi khác, đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn và hợp lý. Do đó để mục đích tốt đẹp trên thành công thì lãnh đạo Sở cần quyết liệt chỉ đạo hơn nữa các đơn vị trực thuộc quản lý chuyên nghành như Thanh tra, Cảng vụ, Khu Quản lý Đô thị... trong việc thanh, kiểm tra không cho các phương tiện đậu, đỗ lên xuống hàng không đúng nơi quy định, mà phải tập trung về một đầu mối là Cảng Phú Định.
- Hiện nay đường chính dẫn vào Cảng Phú Định là hai con đường Hồ Học Lãm và An Dương Vương thuộc Phường 16, Quận 8, Tp.HCM. Hiện hai tuyến đường này đang xuống cấp trầm trọng, có nhiều "ổ voi" và thường xuyên bị ngập nước nặng, do đó đề nghị lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cho cải tạo lại hai tuyến đường trên nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đi lại, đồng thời các phương tiện ra, vào lấy hàng hóa tại Cảng Phú Định được thuận lợi.
- Ngoài ra, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM cũng cần nghiên cứu phân luồng lại tuyến đường từ quốc lộ 1A rẽ vào Cảng Phú Định cho hợp lý, vì hiện nay các xe chở hàng từ miền Tây muốn rẽ ngay vào Cảng thì không được vì vướng biển báo cấm rẽ, do đó phương tiện phải đi đường vòng vào Cảng gây rất phiền phức và tốn kém, làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động chung của Công ty.