Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

-------***-------



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài: Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam


Sinh viên thực hiện : Cao Thị Thu Hiền

Lớp : A2

Khoá : K43A-KTĐN

Giáo viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hương Lan


Hà Nội, 2008


Mục lục

Mục lục 1 PHỤ LỤC I 3 PHỤ LỤC II 4

Lời nói đầu 5 Chương I 7

Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 7

I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7

1. Một số quan điểm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) 7

2. Đặc điểm và vai trò của DNVVN 10


II. Hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 17

1. Sự cần thiết phải hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 17

2. Một số biện pháp hỗ trợ tài chính cho DNVVN và vai trò của chúng đối với sự phát triển của DNVVN. 18

Chương II 25

Một số biện pháp hỗ trợ tài chính cho DNVVN ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam 25

I. Hoạt động hỗ trợ tài chính cho DNVVN một số nước 25

1. Miễn giảm thuế thúc đẩy đầu tư 25

2. Hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy đổi mới thiết bị và công nghệ 29

3. Các biện pháp từ các tổ chức tài chính 33


II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 38


Chương III 42

Vận dụng kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho các DNVVN trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam 42

I. Thực trạng hỗ trợ tài chính đối với DNVVN tại Việt Nam 42

1. Khái quát về DNVVN của Việt Nam 42

2. Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã và đang áp dụng tại Việt Nam 52


II Một số giải pháp hỗ trợ tài chính cho DNVVN tại Việt Nam 73

1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách thuế 73

2. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách hỗ trợ tài chính nhằm 80 đổi mới công nghệ 80

3. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng 82

4. Cho thuê tài chính 85

5. Một số kiến nghị đối với Cục phát triển DNVVN và cổng thông tin 89 doanh nghiệp 89

6. Một số kiến nghị đối với DN 91 Kết luận 94 Tài liệu tham khảo 96 PHỤ LỤC III 98


PHỤ LỤC I

Danh mục viết tắt


DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN

Doanh nghiệp

TDNH

Tín dụng ngân hàng

GTGT

Gía trị gia tăng

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NHTM

Ngân hàng thương mại

TSBD

Tài sản bảo đảm

TCTD

Tổ chức tín dụng

CTTC

Cho thuê tài chính

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

VPLS

Văn phòng luật sư

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

NHTMQD

Ngân hàng thương mại quốc doanh

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

Cục PTDNVVN

Cục Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 1


PHỤ LỤC II

Danh mục Bảng Biểu


Bảng 1.1

Phân loại DNVVN của EU

Bảng 1.2

Tiêu thức xác định DNVVN của một số nước Đông Nam Á

Bảng 2.1

Thuế thu nhập công ty tại Mỹ

Bảng 2.2

Mức thuế suất thuế thu nhập công ty

Bảng 3.1

Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo vùng lãnh thổ

Bảng 3.2

Tỷ trọng DNVVN xét theo ngành nghề năm 2005

Bảng 3.3

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá trị thực tế (%)

Bảng 3.4

Tỷ trọng lao động trong DNVVN so với toàn ngành

Bảng 3.5

Khảo sát khu vực DNVVN vào những năm 90


Lời nói đầu


Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của một quốc gia. Doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp, có những ưu thế về tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh với yêu cầu của thị trường và là phương tiện hiệu quả giải quyết công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn hạn chế nhất định đặc biệt là hạn chế về vốn. Chính vì vậy, Chính phủ các nước rất quan tâm và có nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, đại bộ phận các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết và phù hợp với điều kiện về vốn, về công nghệ và trình độ quản lý ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta còn chậm và chưa ổn định. Điều đó một mặt xuất phát từ những hạn chế và khó khăn của bản thân doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta, mặt khác, chúng ta cũng chưa có chính sách, đặc biệt là chính sách, cơ chế tài chính phù hợp để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để góp phần thúc dẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tôi đã chọn đề tài: “Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp. Thông qua việc nghiên cứu các tài liệu lý luận, kinh nghiệm thành công của một số nước trên thế giới và thực tiễn các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam khoá luận đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian tới.


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:

Chương1: Tổng quan về hỗ trợ tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương2: Kinh nghiệm hỗ trợ tài chính với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số nước trên thế giới

Chương3: Vận dụng kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam

Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu và kiến thức của người viết, khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để hoàn thành khóa luận tốt hơn nữa.

Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giảng viên TS. Đỗ Hương Lan đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em có thể hoàn thành khóa luận này.


Chương I‌‌

Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ


I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về Doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Một số quan điểm về Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

1.1 Quan niệm về DNVVN của một số nước trên thế giới

Sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm biến đổi mạnh mẽ nền kinh tế thế giới nói chung và ở từng nước, ở từng khu vực nói riêng. Nhiều mô hình phát triển đã được thử nghiệm và đưa lại thành công bất ngờ. Trong đó nổi bật lên vai trò của loại hình tổ chức DNVVN. Loại hình doanh nghiệp này ngày càng được mở rộng và phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở những nước đang phát triển. Tuy nhiên cho đến nay, việc quan niệm như thế nào là DNVVN là rất khác nhau.

Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra một định nghĩa chung và có hiệu lực áp dụng từ tháng 6/1996, theo đó “DNVVN là các doanh nghiệp tư nhân và độc lập (trong đó doanh nghiệp khác sở hữu dưới 25%vốn). Trong khu vực phi sơ cấp, không bao gồm các ngành như nông, lâm, ngư nghiệp; sử dụng dưới 250 nhân công.” Các DNVVN của EU được phân chia như sau:

Bảng 1.1: Phân loại DNVVN của EU (đơn vị USD)


Loại DN

Số nhân công

Doanh thu

Tổng tài sản

Vừa

<250

<= 50 tr

<= 43 tr

Nhỏ

<50

<= 10 tr

<= 10 tr

Siêu nhỏ

<10

<= 2 tr

<= 2 tr

Nguồn: Trung tâm hỗ trợ DNVVN

Ngược lại ở Mỹ các doanh nghiệp vừa xác định là có số nhân công dưới 50, còn các doanh nghiệp siêu nhỏ thì cũng giống như EU dưới 10 nhân công.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022