Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 2


DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH

Mô hình 1.1: Chu kỳ dự án đầu tư bằng vốn NSNN 24

Mô hình 1.2: Mô hình tác động hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN 48

Mô hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 69

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 1.1: Đường cong Lorenz 42

Đồ thị: 2.1: Tỷ lệ tăng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và cả nước giai đoạn 2006 – 2010 75

Đồ thị 2.2: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của tỉnh Bắc Giang và cả nước giai đoạn 2006-2010 76

Đồ thị 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006- 2010 77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Đồ thị 2.4: Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 87

Đồ thị 2.5: Phân bố tần suất của GDP theo quý giai đoạn 2006-2010 94

Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 2

Đồ thị 2.6: Phân bố tần suất của Von_NSNN theo quý giai đoạn 2006-201094

Đồ thị 2.7: Hồi quy giữa vốn Dự án Ngân sách Nhà nước với GDP 96

Đồ thị 2.8: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang 97

Đồ thị 2.9: Phân bố tần suất của Vốn đầu tư của các dự án bằng vốn NSNN trong lĩnh vực nông nghiệp 100

Đồ thị 2.10: Phân bố tần suất của lao động trong các dự án đầu tư bằng vốn NSNN trong lĩnh vực nông nghiệp 101


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư bằng vốn NSNN 25

Bảng 2.1: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang và cả nước 67

Bảng 2.2: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010 74

Bảng 2.3: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư bằng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 – 2010 78

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện các dự án tại tỉnh Bắc Giang 81

Bảng 2.5: Tỷ lệ đầu tư bằng vốn ngân sách giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 82

Bảng 2.6: Giá trị tài sản tăng thêm giai đoạn 2006-2010 91

Bảng 2.7: Biến động hệ số Gini ở ba cộng đồng hưởng lợi 105

Bảng 2.8: Biến động tỷ lệ chêch lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở ba cộng đồng 106

Bảng 3.1: Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2015 126

Bảng 3.2: Kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 132

Bảng 3.3: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển bằng NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011- 2015 136

Bảng 3.4: Tổng hợp dự án dự kiến đầu tư giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 137


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Đầu tư phát triển có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi địa phương, nó là nền tảng của tăng trưởng và phát triển bền vững. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường một câu hỏi đặt ra là: Trong điều kiện nguồn lực có hạn, làm thế nào để dẫn dắt nền kinh tế đi theo đúng định hướng của kế hoạch và hiệu quả kinh tế cao nhất. Thực tiễn kinh tế thị trường ở các nước phát triển cũng như thực tế hơn 20 năm đổi mới ở Việt Nam đã khảng định rằng: Công cụ sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của kế hoạch định hướng là các chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, nói cách khác chương trình và dự án là những công cụ đặc thù của kế hoạch, nhằm đưa kế hoạch vào thực tế của cuộc sống thị trường. Ở nước ta trong những năm qua, Nhà nước đã dành trên 30% chi ngân sách nhà nước cho lĩch vực đầu tư thông qua các dự án nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế cả nước nói chung, vùng miền và các tỉnh nói riêng. Nhưng lãng phí, thất thoát, tiêu cực làm cho hiệu quả đầu tư thu được từ các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước chưa cao, đang là những vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua cũng như hiện nay không ít ý kiến cho rằng thất thoát lãng phí vốn đầu tư trong các dự án sử dụng vốn ngân sách là rất lớn.

Mặt khác, dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển. Những công trình thế kỷ của nhân loại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng của dự án. Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện đầu tư. Dự án là căn cứ để các tổ chức tài chính đưa ra các quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng nhà nước phê duyệt và cấp phép đầu tư. Dự án được coi là công cụ quan trọng trong quản lý vốn, vật tư, lao động trong quá trình thực hiện đầu tư. Do vậy, để nâng cao được hiệu quả vốn đầu tư của


một nước hay một vùng thì phải nâng cao được hiệu quả dự án đầu tư nói chung và dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nói riêng.

Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều đề tài nghiên cứu về nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng này cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của Luận án “Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.

2. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ thêm những lý luận cơ bản về hiệu quả của các dự án đầu tư bằng vốn NSNN, kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư công ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, qua đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới dự án đầu tư bằng vốn NSNN chưa hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước. Phương hướng, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án.

Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 của các dự án được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng.

4. Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cở sở phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật


lịch sử, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án bao gồm: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp mô hình toán, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra khảo sát và một số phương pháp khoa học khác để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê: Đề tài sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích các hoạt động đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và hiệu quả của nó mang lại trong từng giai đoạn. Việc nghiên cứu đánh giá bằng phương pháp thống kê toán và kinh tế lượng được tiến hành với công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS11.5.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở đánh giá thực trạng dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá chung có tính khái quát về toàn bộ hoạt động dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia lý luận và chuyên gia thực nghiệm trong ngành để có cái nhìn tổng quát khi phân tích, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên đại bàn tỉnh Bắc Giang.

- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh được so sánh với mục tiêu ban đầu của dự án, kết quả của các dự án trên địa bàn tỉnh được so sánh với cả nước về quy mô và khả năng áp dụng để đạt được kết quả tối ưu.

- Phương pháp điều tra khảo sát: Đề tài sử dụng phiếu điều tra khảo sát tình hình thực hiện của các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

5. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực tiễn cho thấy, đầu tư là hoạt động hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Với tầm quan trọng của đầu tư đối với nền kinh tế không làm cho người ta dễ thống nhất về khái niệm đầu tư. Nước ta trong thời gian qua cũng có một số nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư và hiệu quả đầu tư được tiến


hành. Song hầu hết các nghiên cứu đều tiến hành dưới góc độ chung của tổng thể của cả nước mà chưa đi sâu nghiên cứu riêng về đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Sau đây là những nghiên cứu điển hình liên quan đến lĩnh vực kinh tế đầu tư liên quan đến hiệu quả của các dự án đầu tư cụ thể:

- Trong cuốn “Quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng”[9] của tác PGS.TS. Thái Bá Cẩm. Tác giả tập trung nghiên cứu các dự án lớn và rất lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước, chỉ tập trung phân tích các dự án được đầu tư từ trước năm 2000, đã nêu khá chi tiết về đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng ảnh hưởng đến lãng phí thất thoát, tiêu cực trong đầu tư xây dựng, đã nêu được đặc trưng quản lý chi phí xây dựng công trình dự án, đánh giá một cách tổng quát tình hình đầu tư của nước ta từ giai đoạn đầu đến năm 2000 của nước ta, cuốn sách đã nêu lên được một số nguyên nhân của sự thất thoát lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản thời kỳ 1991- 2000 đó là: Lãng phí đầu tư do không có quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch thấp, trong chủ trương đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công tổng dự toán, kế hoạch hoá đầu tư, đấu thầu xây dựng, trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng, trong khâu quản lý dự án, quản lý đơn giá, định mức, quyết toán công trình các nguyên nhân được tác giả nêu từ thực trạng của công trình dự án đầu tư xây dựng từ trước năm 2000 bên cạnh đó cũng đề ra một số giải pháp chung như: Quy hoạch phát triển vùng của dự án, phân loại dự án, kiện toàn và nâng cao chất lượng khâu xác định đầu tư, kiện toàn qui chế về thẩm định quyền phê duyệt và uỷ quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán đầu tư, lập lại kỷ cương nghiêm ngặt trình tự đầu tư xây dựng cơ bản, kiện toàn công tác quản lý đền bù, giải phóng mặt bằng, kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác giao nhận thầu, đặc biệt là kỷ luật đấu thầu, xây dựng và công khai qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, kiện toàn công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Nhược điểm tác giả chưa lượng hoá được giá trị thất thoát, bên cạnh đấy đây là cuốn nghiên cứu trước khi luật xây dựng có ra đời, các chỉ tiêu lượng hoá chưa được áp dụng vào đánh giá dự án, chưa đánh giá hiệu quả của việc đầu tư chỉ tập trung vào những nguyên nhân tồn tại cần khắc phục của việc thực hiện dự án đầu tư trên bình diện cả nước.


- Trong cuốn “Quản lý dự án”[28] và “quản lý dự án xây dựng”[29] của Viện sĩ, tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Đáng, tác giả đã trình bày khá đầy đủ về định nghĩa dự án đầu tư, các cấu trúc của dự án, cơ sở quản lý dự án xây dựng, phương pháp tổ chức quản lý dự án xây dựng, quản lý hợp đồng dự án, quản lý tài chính dự án giới thiệu phương pháp quản lý tài chính dự án bằng biểu đồ đường cong “S” cho các đối tượng sử dụng khác nhau.

- Nghiên cứu Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Phương Bắc với chủ đề “Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh”[1] tác giả chủ yếu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận án đã chia vốn đầu tư theo từng lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông cơ sở hạ tầng, thương mại dịch vụ và du lịch, giáo dục và y tế và đưa ra được những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư như: Việc bố trí vốn cho các dự án đầu tư còn dàn trải, nhiều dự án không hoàn thành đúng theo thời gian quy định, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn thiếu tính ưu tiên, làm hạn chế đến việc phát huy, khai thác công trình có hiệu quả, trong quản lý đấu thầu thì số dự án và giá trị chỉ định thầu còn cao, một số nội dung trong công tác khảo sát thiết kế, phê duyệt thiết kế tổng dự toán chưa chặt chẽ theo đúng quy trình, chưa chủ động trong công tác quản lý và điều hành ngân sách, tình trạng bổ sung ngân sách của địa phương cho xây dựng cơ bản diễn ra vào cuối năm còn phổ biến, tính minh bạch trong việc phân bổ vốn đầu tư của ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhất là các dự án đầu tư ở cấp xã, phường, chưa có biện pháp quản lý thích hợp đối với vốn ngân sách nhà nước và vốn khác thuộc vốn Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước vay vốn đầu tư, vốn tín dụng nhà nước. Luận án cũng chỉ ra một số biện pháp khắc phục những tồn tại nêu trên như: Lựa chọn các dự án quan trọng để đầu tư tập trung, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian xây dựng công trình, việc bố trí kế hoạch vốn phải tập trung, cần kiên quyết tiến tới chấm dứt tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản, đối với công trình hạ tầng liên quan đến đời sống nhân dân cần áp dụng phương án quản lý dự án khép kín lựa chọn nguyện vọng phù hợp với nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Luận án chưa đánh

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 08/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí