Phân Bố Bệnh Nhân Điều Trị Arv Tại Các Cơ Sở Điều Trị Tỉnh Nghệ An

Hoạt động tư vấn, xét nghiệm tự nguyện là một nội dung quan trọng. Đó là chương trình can thiệp dự phòng HIV dựa trên nhu cầu của đối tượng tư vấn, nó cung cấp cơ hội cho đối tượng hiểu được nguy cơ nhiễm HIV và biết được kết quả xét nghiệm HIV của mình một cách bí mật [23], [27]. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, TVXNTN là bộ phận quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS, đóng vai trò vừa dự phòng lây truyền HIV, vừa chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS. Dựa trên nền tảng TVXNTN, các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ khác được hình thành như chăm sóc y tế, giáo dục đồng đẳng, can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây truyền từ mẹ sang con… [23], [24], [27]. Các nghiên cứu trên thế giới gần đây còn chỉ ra rằng TVXNTN là loại hình can thiệp có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao trong phòng lây nhiễm HIV.

Hiện nay, số lượng người sử dụng xét nghiệm HIV và dịch vụ tư vấn đã tăng gấp nhiều lần trong 10 năm qua. Tuy vậy, tỷ lệ đáp ứng so với số muốn làm xét nghiệm vẫn còn thấp. Trong năm 2003, ước tính có 0,2% người lớn ở các nước có thu nhập thấp và trung bình nhận được các dịch vụ TVXNTN. Họ ngại không đi xét nghiệm vì nhiều nguyên nhân, như: khó tiếp cận các dịch vụ xét nghiệm và điều trị ; sợ kỳ thị và phân biệt đối xử; sợ xét nghiệm sẽ dương tính… Điều đó đồng nghĩa với việc hàng ngàn cơ hội tiếp cận điều trị, chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng đang bị bỏ qua. Để giải quyết vấn đề này, UNAIDS và WHO đã và đang hỗ trợ chương trình mở rộng tiếp cận với xét nghiệm và tư vấn HIV thông qua việc phát triển các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm ban đầu lồng ghép với các hoạt động chăm sóc sức khỏe sẵn có tại các cơ sở y tế. Những nỗ lực như vậy không những cần thiết cho cải thiện sức khỏe từng cá nhân mà còn thiết yếu cho tiếp cận toàn cầu trong dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS [138].

Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cũng đang được đặt ra là một trọng tâm của chương trình phòng chống HIV/AIDS. Zămbia là một trong những nước châu Phi đầu tiên thực hiện dịch vụ chăm sóc HIV/AIDS tại nhà. Dịch vụ này đã được quốc tế công nhận vì chất lượng hoạt động cao. Kinh nghiệm phòng chống AIDS tại một số nước như Brazil, Ấn Độ, Thái Lan và nhiều quốc gia khác cũng cho thấy: tăng cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là biện pháp tốt nhất để khống chế, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS do giảm sự sợ hãi, kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, làm tăng số người đến xét nghiệm và tư vấn HIV/AIDS [7], [136].

Nhận thức tầm quan trọng của điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, chính sách của UNAIDS về vấn đề này nêu rõ: điều trị, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm

HIV/AIDS là một nhân tố quan trọng trong việc đáp ứng bệnh dịch, không chỉ trực tiếp mang lại lợi ích cho người nhiễm, mà còn làm giảm những tác động đến kinh tế, xã hội và đẩy mạnh dự phòng lây nhiễm HIV. Chăm sóc toàn diện người nhiễm HIV/AIDS có các nội dung: tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ dinh dưỡng, thực phẩm và điều trị (điều trị thuốc kháng vi rút và điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội) [136].

Với các nội dung chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng, thực phẩm, UNAIDS xác định: dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS. Dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch, giữ vững hoạt động thể chất, đảm bảo chất lượng sống con người. Ở hầu hết các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS, sự khan hiếm lương thực và đói nghèo đã làm cho việc đảm bảo dinh dưỡng gần như không thực hiện được. Thực phẩm là một phần trong gói liệu pháp kháng vi rút toàn diện. Nhu cầu hỗ trợ về thực phẩm và dinh dưỡng cũng nằm trong chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Vì vậy, dinh dưỡng nên trở thành một nội dung lồng ghép trong đáp ứng của mỗi quốc gia với HIV/AIDS. Đặc biệt, chương trình của UNAIDS đã khuyến cáo việc tăng cường cam kết chính sách với dinh dưỡng và HIV trong khuôn khổ chương trình nghị sự về sức khỏe của mỗi nước, tăng cường thành tố dinh dưỡng trong các chính sách và chương trình HIV/AIDS, cũng như lồng ghép chương trình HIV/AIDS với chính sách và chương trình dinh dưỡng quốc gia [137].

Về nội dung điều trị kháng vi rút sao mã ngược (ARV): Vấn đề hỗ trợ thuốc điều trị kháng vi rút sao mã ngược hiệu quả cao được bắt đầu thực hiện từ năm 1996 đã mở ra những triển vọng mới, mang lại hy vọng kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Ở các nước phát triển, việc kết hợp TVCSHT với liệu pháp điều trị ARV gần đây đã được triển khai rộng rãi làm cải thiện cuộc sống cho những người nhiễm HIV/AIDS, đồng thời còn làm thay đổi nhận thức về HIV/AIDS từ một bệnh chết người sang một bệnh mạn tính, có thể điều trị được [62]. Thế nhưng, với những nước nghèo hơn, đặc biệt các khu vực dịch HIV/AIDS đang phát triển mạnh, sự thay đổi nhận thức này chưa được coi trọng. Năm 2003, ở các nước đang phát triển, trong số 6 triệu người cần được điều trị ARV thì chỉ khoảng 480.000 người (8,0%) nhận được thuốc. Tháng 9 năm 2003 Tổ chức Y tế Thế giới, Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS và Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS đã tuyên bố việc tiếp cận với điều trị ARV là một vấn đề cấp bách toàn cầu. Những tổ chức này cùng các đối tác khác đã kêu gọi nỗ lực nhằm thực hiện mục tiêu có 3 triệu người (trong tổng số 7 triệu người cần điều trị) ở các nước đang phát triển (trong đó có

các nước thuộc khu vực Thái Bình Dương: Campuchia, Trung Quốc, Papua New Guinea và Việt Nam) được điều trị ARV vào cuối năm 2005 (sáng kiến 3x5 – Three by Five Initiative). Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2005, mục tiêu này mới thực hiện đạt khoảng 1,3 triệu người được điều trị ARV [8], [43].

Do các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và phối hợp điều trị HIV/AIDS còn ở quy mô nhỏ hoặc chưa có, một số nước đã gặp khó khăn trong việc thiết lập hệ thống chăm sóc, hỗ trợ toàn diện (gồm các dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS và điều phối sự tham gia của các cơ quan ban ngành) để thúc đẩy và mở rộng điều trị ARV. Các dự án thực địa được triển khai thí điểm là cơ sở để nhân rộng mô hình. Việc sử dụng hệ thống chăm sóc toàn diện sẵn có để mở rộng điều trị ARV được áp dụng ở nhiều nước như Brazil, Thái Lan… Tại Thái Lan, với sự cam kết mạnh mẽ của chính phủ, ngày càng có nhiều người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ TVCSHT, đặc biệt là dịch vụ điều trị ARV. Năm 2004 có 50.000 người tiếp cận dịch vụ này, năm 2005 có 80.000 người và dự kiến đến cuối năm 2006 toàn bộ người nhiễm HIV/AIDS ở Thái Lan được tiếp cận, chăm sóc và điều trị ARV [43].

Để giải quyết những vấn đề thực tế trên, UNAIDS và các đối tác hiện đang tập trung vào nội dung nâng cao năng lực cho các chương trình chăm sóc sức khỏe ở những nước có thu nhập thấp và trung bình nhằm cung cấp những dịch vụ toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS. Sự tăng cường hợp tác và phối hợp giữa nhiều ban ngành, đoàn thể đã đáp ứng nhu cầu của người nhiễm, giải quyết mục tiêu dự phòng lây nhiễm HIV, giảm nhẹ đói nghèo, giảm kỳ thị và phân biệt đối xử. Sự phối hợp này, thông thường mang lại hiệu quả tối ưu tại cộng đồng. Chiến lược nhằm giải quyết đồng thời các vấn đề sức khỏe bao gồm: xây dựng và tăng cường các cơ sở y tế sẵn có, tăng số lượng và chất lượng cán bộ y tế, tăng các dịch vụ phối hợp và lồng ghép [136].

Với những nỗ lực không ngừng đó, tính đến cuối năm 2012, thế giới đã có 9,7 triệu người tiếp cận được với điều trị ARV, trong đó có 7,5 triệu người ở châu Phi. Số trẻ em dưới 15 tuổi được điều trị là 630.000 và có 900.000 phụ nữ mang thai được điều trị DPLTMC. Nhu cầu đến năm 2015, cần đưa được 15 triệu người vào điều trị ARV [141], [143].

Ngoài ra, những kinh nghiệm trên thế giới cũng đã được đúc rút trong việc triển khai nội dung TVCSHT cho người nhiễm HIV/AIDS, đó là [62]:

- Đơn giản và chuẩn hóa.

- Có sự tham gia của những người nhiễm HIV/AIDS.

- Thực hiện trong một mạng lưới chăm sóc, hỗ trợ thích hợp, sẵn có và với gói dịch vụ toàn diện (gồm: tư vấn và xét nghiệm HIV, chăm sóc lâm sàng, hỗ trợ tâm lý và kinh tế xã hội, dự phòng lây nhiễm HIV và huy động sự hợp tác).

1.4.2. Tại Việt Nam


1.4.2.1. Những kết quả đạt được


Năm 1992, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn thành lập mạng lưới tư vấn toàn quốc từ cấp tỉnh/thành phố tới quận/huyện, xã/phường. Hoạt động tư vấn đã được thực hiện từ thời điểm đó. Mặc dù đã thành công trong việc xây dựng hệ thống xét nghiệm ở tất cả các tỉnh/thành phố, tuy vậy, trước năm 2000 xét nghiệm tự nguyện chưa thực sự được thực hiện tại Việt Nam. Hầu hết các xét nghiệm được làm trước đó là bắt buộc và gắn với giám sát dịch tễ học HIV (giám sát trọng điểm). Việc xét nghiệm sẵn có không làm cho nó trở nên tự nguyện, tư vấn trước và sau xét nghiệm mới chỉ thực hành một cách qua loa. Theo kết quả của chương trình giám sát hành vi năm 2000, chỉ có khoảng một nửa GMD và đối tượng TCMT đã từng làm xét nghiệm HIV tự nguyện [98].

Về nội dung chăm sóc, hỗ trợ: tháng 4 năm 1996, Ban AIDS Bộ Y tế tiến hành triển khai thí điểm mô hình Quản lý - Chăm sóc - Tư vấn tại thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Khánh Hoà. Sau một năm thực hiện, mô hình đã được nhân rộng ra 20 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất vào thời điểm đó. Tuy nhiên, hoạt động của mô hình đã gặp nhiều khó khăn, nhất là với nội dung tư vấn. Mặt khác, do thiếu thuốc điều trị, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được quản lý, chăm sóc, hỗ trợ thấp cùng sự sợ hãi dẫn đến kỳ thị, phân biệt đối xử đã làm hiệu quả của mô hình không cao. Tại Đà Nẵng, 71,1% người nhiễm HIV/AIDS và 45,0% thân nhân của họ không muốn người khác biết tình trạng nhiễm HIV của mình hoặc người thân [58].

Tại Việt Nam, người nhiễm HIV/AIDS chủ yếu đang sống ở 2 khu vực: tại cộng đồng và trong các trại tạm giam, trại giam, các cơ sở giáo dục lao động xã hội (thường gọi là các trung tâm 05, 06). Tại cộng đồng, việc quản lý, chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn do đối tượng thường xuyên thay đổi địa chỉ, phải chuyển đến các địa phương khác sinh sống vì sợ bị phân biệt đối xử và nhiều người phải đi làm ăn, lao động xa quê để kiếm sống. Mặt khác, lực lượng cán bộ y tế mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc nên khó đảm đương được công việc khi số người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS gia

tăng nhanh chóng. Kinh phí dành cho những nội dung hoạt động này cũng rất hạn hẹp. Tính đến cuối năm 2000, trong số những người nhiễm HIV/AIDS quản lý được theo danh sách (khoảng 45% số phát hiện), chỉ có dưới 10% được khám sức khỏe định kỳ. Một số địa phương triển khai các nhóm/câu lạc bộ người nhiễm, như: “Bạn giúp bạn”, “Vì ngày mai tươi sáng”, “Bầu trời xanh”, “ Hoa phượng đỏ”… nhưng số người tham gia sinh hoạt thấp, mới chỉ khoảng 16% số người nhiễm phát hiện tham gia [15], [95], [96]. Trong trại tạm giam, trại giam, các trung tâm 05, 06, những người nhiễm HIV/AIDS hầu như không được tư vấn và chăm sóc. Một mặt, người nhiễm không được thông báo về tình trạng nhiễm HIV vì sợ những phản ứng tiêu cực, mặt khác, nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế ở những nơi này rất hạn chế nên cũng không đáp ứng được nhu cầu điều trị. Chỉ đến khi ra trại, một số người nhiễm mới được thông báo về tình trạng bệnh và khi về nhà họ thường sống tiêu cực và tiếp tục có hành vi nguy cơ lây truyền HIV cho cộng đồng dân cư.

Với sự quan tâm của chính phủ và sự hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các chương trình chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS từ năm 2005 đã được tăng cường, đẩy mạnh và đã có những tiến bộ rõ rệt, đạt được nhiều kết quả khả quan:

- Hệ thống y tế nhà nước đang được củng cố ở các tuyến để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS.

+ Tuyến trung ương: Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh và Bệnh viện Trung ương Huế có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bệnh nhân AIDS; kiểm tra, giám sát hỗ trợ và đánh giá các hoạt động tại địa phương.

+ Tuyến tỉnh/thành phố: triển khai các hoạt động TVCSHT và điều trị bệnh nhân nội, ngoại trú. Đặc biệt, tại 40 tỉnh/thành phố, với sự hỗ trợ của dự án “Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam” (dự án LIFE-GAP), đã thiết lập các phòng khám ngoại trú, phòng TVXNTN, gắn tư vấn xét nghiệm HIV với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

+ Tuyến quận/huyện: dự án “Tăng cường chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và các hoạt động phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại Việt Nam” (dự án Quỹ Toàn cầu) ngoài việc tổ chức thực hiện các phòng TVXNTN và hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm tại tuyến tỉnh, còn thiết lập hệ thống tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc hỗ trợ tại 100 quận/huyện thuộc 20 tỉnh/thành phố. Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống y tế sẵn có tuyến quận/huyện để người nhiễm HIV/AIDS có thể dễ dàng tiếp

cận các dịch vụ TVCSHT tại nơi họ sinh sống, bảo đảm việc hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV và chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm lâu dài.

- Chương trình phòng,chống HIV/AIDS Quốc gia trong thời gian qua đã được đầu tư kinh phí và kỹ thuật cho các hoạt động TVCSHT, bao gồm cả điều trị ARV. Chỉ tính riêng việc tiếp cận thuốc kháng HIV: năm 2002, chương trình phòng chống HIV/AIDS đã dành 5% ngân sách để mua thuốc điều trị, tỷ lệ này tăng lên 7% vào năm 2003, 13% năm 2004 và năm 2005 là 15%. Cùng với sự hỗ trợ của các dự án điều trị như PEPFAR, Quỹ Toàn cầu, Quỹ Clinton, dự án ESTHER và nguồn thuốc của Chương trình mục tiêu Quốc gia, đến cuối năm 2006 có khoảng trên 7.000 bệnh nhân (chiếm khoảng 30% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn điều trị) đã tiếp cận được thuốc kháng HIV [54].

- Tính đến 30/9/2012, trên toàn quốc có 69.882 người đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV), trong đó có 66.167 người lớn và 3.715 trẻ em. Tổng số bệnh nhân điều trị tại 10 tỉnh/thành cao nhất cả nước là 48.367, chiếm 69,2% số người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị toàn quốc. Thành phố Hồ Chí Minh có số người đang điều trị ARV cao nhất cả nước với 21.350 người, chiếm 30,6% số bệnh nhân đang điều trị trên toàn quốc [4].

1.4.2.2. Những khó khăn, tồn tại


Chương trình tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS trong thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, đặc biệt là từ giai đoạn 2010 đến nay. Tuy nhiên, công tác TVCSHT người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam còn gặp phải một số khó khăn tồn tại:

- Bộ máy tổ chức và năng lực phục vụ hoạt động TVCSHT còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn; chế độ, chính sách cho cán bộ y tế và người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều bất cập.

- Thiếu kinh phí cho các hoạt động TVCSHT; hệ thống theo dõi, đánh giá và điều phối các chương trình, dự án về các hoạt động TVCSHT chưa tốt.

- Hệ thống chuyển tuyến và phối hợp giữa các tuyến chưa nhịp nhàng; sự tham gia của các ban ngành, tổ chức xã hội hạn chế; các dịch vụ về việc làm, các trung tâm chăm sóc hỗ trợ người nhiễm, chăm sóc trẻ nhiễm hoặc ảnh hưởng bởi HIV bị bỏ rơi còn rất thiếu.

- Sự tham gia của người nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế, vẫn còn sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên người nhiễm không dám công khai tình trạng nhiễm và không tiếp cận với các dịch vụ TVCSHT [8], [32], [52].

1.4.3. Tại Nghệ An


1.4.3.1. Những kết quả đạt được


Nghệ An là một tỉnh nằm ở Bắc Trung bộ, có ranh giới phía Bắc giáp Thanh Hoá, phía nam giáp Hà Tĩnh, phía Đông giáp biển và phía Tây giáp nước bạn Lào, có diện tích

16.499 km2, dân số 3.102.768 người ( tính đến 31/12/2012). Toàn tỉnh có 20 huyện, thành, thị (TP. Vinh, TX. Cửa Lò, TX. Thái Hoà và 17 huyện, trong đó có 10 huyện miền núi). Phía tây có 419 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, hai cửa khẩu quốc tế và nhiều đường tiểu mạch qua Lào thuận lợi; bờ biển dài 93 km, một hải cảng lớn (cảng Cửa Lò), thị xã Cửa Lò và 3 huyện (Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc) là những điểm du lịch biển nổi tiếng và có giao lưu thương mại bằng đường biển với bên ngoài. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội như buôn bán, sử dụng ma tuý có chiều hướng tăng nhanh, số thanh thiếu niên thiếu việc làm, lêu lổng dẫn đến nghiện ma tuý ngày càng nhiều, tệ nạn mại dâm cũng ngày càng phát triển và hoạt động tinh vi, khó kiểm soát. Đặc biệt, Nghệ An được coi là trạm trung chuyển ma tuý từ Lào sang để từ đó vận chuyển ra Bắc hay vào Nam [89].

Trước tình hình dịch HIV/AIDS ngày càng lan rộng, người nhiễm HIV chuyển thành AIDS ngày càng nhiều, tăng cường triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS là vấn đề hết sức cấp thiết. Nhận thức được mối hiểm hoạ to lớn của đại dịch HIV/AIDS, nhằm ngăn chặn sự lan truyền của HIV, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại của dịch, từng bước cải thiện sức khoẻ, tinh thần và kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Trong những năm qua, tại Nghệ An nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai thực hiện theo các nội dung của Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020. Cùng với việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống HIV/AIDS thì sự hỗ trợ của các chương trình dự án là rất có ý nghĩa, đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Nghệ An được đưa vào một trong 7 tỉnh trọng điểm của chương trình PEPFAR Hoa Kỳ thì các hoạt động thực sự chuyển biến mạnh mẽ và thu được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi: từ công tác truyền thông, tư vấn thay đổi hành vi, chống sự kỳ thị phân biệt đối xử; can thiệp giảm hại, cung cấp BKT, BCS ngăn chặn đường lây truyền của HIV; xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao năng lực và kiện toàn hệ thống mạng

lưới làm công tác phòng chống HIV/AIDS các cấp; giám sát phát hiện, giám sát trọng điểm, theo dõi, quản lý về người nhiễm HIV/AIDS; đến các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS... đều được quan tâm chú trọng [82].

Tháng 10/2006, với sự hỗ trợ của nguồn thuốc ARV từ chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS, tại Nghệ An đã đưa vào điều trị ARV đợt đầu tiên cho bệnh nhân HIV/AIDS với số lượng 15 bệnh nhân. Tháng 3 năm 2007 số bệnh nhân điều trị được tăng lên do sự hỗ trợ của Dự án quỹ toàn cầu. Từ tháng 10 năm 2007, số lượng bệnh nhân điều trị mới thực sự tăng lên rõ rệt do sự hỗ trợ của dự án Life- GAP, chương trình FHI (nguồn thuốc từ chương trình PEPFAR) sau khi Nghệ An được phê duyệt là tỉnh trọng điểm thứ 7 của cả nước về phòng chống HIV/AIDS. Tính đến 31/12/2013, tại Nghệ An có 13 cở sở điều trị nhiễm HIV/AIDS, gồm: 9 PKNT được triển khai ngoài cộng đồng (trong đó có 1 PKNT trẻ em), 2 cơ sở điều trị trong trung tâm 05 - 06 và 2 cơ sở điều trị trong trại giam. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 11 phòng tư vấn, 12 nhóm GDVĐĐ, 5 câu lạc bộ người nhiễm và nhiều dịch vụ khác như dự phòng lây truyền mẹ - con, khám và điều trị BLTQĐTD, khám và điều trị Lao/HIV... Có thể nói với sự hỗ trợ tích cực của các chương trình, dự án, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, trong thời gian qua, hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đã có sự chuyển biển mạnh mẽ với hàng chục ngàn người được TVXNTN, người nhiễm HIV/AIDS đã chủ động công khai danh tính để hưởng thụ các dịch vụ và tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, được quản lý và được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tại nhà, tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ và nhiều hoạt động hỗ trợ khác từ các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn. Tính đến cuối 2013, số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú là 2.223 người, trong đó có 105 là trẻ em [82].

Bảng 1.2. Phân bố bệnh nhân điều trị ARV tại các cơ sở điều trị tỉnh Nghệ An


TT

Tên phòng khám

Số bệnh nhân điều trị ARV

1

PKNT bệnh viện Đa khoa tỉnh

940

2

PKNT bệnh viện Sản Nhi

105

3

PKNT bệnh viện Đa khoa Diễn Châu

266

4

PKNT Trung tâm Y tế Hưng Nguyên

81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 - 4

PKNT Trung tâm Y tế TX. Thái Hoà

319

6

PKNT Trung tâm Y tế TP. Vinh

105

7

PKNT Bệnh viện Đa khoa Tương Dương

96

8

Trung tâm GD LĐ XH 1

8

9

Trung tâm GD LĐ XH 2

20

10

Trại giam số 3 - Bộ Công an

64

11

Trại giam số 6 - Bộ Công an

63

12

PKNT Trung tâm Y tế Quế Phong

126

13

PKNT Bệnh viện Đa khoa Quỳ Châu

30


Tổng cộng

2.223

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí