Ước Tính Số Còn Sống Nhiễm Hiv/aids Toàn Cầu Đến Cuối Năm 2012

nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống phần lớn ở các nước khu vực cận Sahara châu Phi (25 triệu), ở vùng Nam và Đông Nam Á (3,9 triệu) [116], [142].

Châu Phi là châu lục chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS. Tại vùng cận Sahara châu Phi, với dân số chỉ chiếm 10% dân số thế giới, nhưng đã có khoảng 25 triệu người (23,5 - 26,6) đang sống bị nhiễm HIV, chiếm 70,8% tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống toàn thế giới. Trong năm 2012, tại vùng cận Sahara, ước tính có khoảng 1,6 triệu (1,4 - 1,8) người mới bị nhiễm HIV [132], [133], [142]. Ước tính trong năm 2012, AIDS đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1,2 triệu người dân châu Phi (1,1 - 1,3), chiếm 75% số người đã chết do AIDS trên toàn thế giới [134], [142].

Tại châu Á và Thái Bình Dương: ước tính có khoảng 5 triệu người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS. Trong năm 2012, ước tính có 351.000 người mới bị nhiễm HIV và có khoảng 261.000 người bị chết do AIDS [132], [142].

Tại Ấn Độ, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người trưởng thành là 0,27% với số lượng khoảng 2,1 triệu người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó 39% là phụ nữ và 7% là trẻ em. Nhìn chung, dịch HIV/AIDS của Ấn Độ đang chậm lại, với mức giảm 57% số ca nhiễm mới năm 2011 so với năm 2000, và giảm 29% các trường hợp tử vong liên quan đến AIDS năm 2011 so với 2007 [131], [132], [142].


Hình 1 2 Ước tính số còn sống nhiễm HIV AIDS toàn cầu đến cuối năm 2012 1


Hình 1.2. Ước tính số còn sống nhiễm HIV/AIDS toàn cầu đến cuối năm 2012

Nguồn: Báo cáo của UNAIDS [142]


Tại vùng Nam Á và Đông Nam châu Á, trong năm 2012, có khoảng 270.000 người mới bị nhiễm HIV, nâng tổng số người nhiễm HIV/AIDS còn sống ở vùng này lên 3,9 triệu

người. Các nước trong vùng có tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao là Thái Lan, Campuchia, Myanmar [131], [132], [142].

Tại châu Mỹ La tinh: mức độ lây nhiễm HIV ít thay đổi, ước tính có 86.000 người trong vùng bị nhiễm HIV trong năm 2012, nâng tổng số người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS lên 1,5 triệu người. QHTD không an toàn giữa nam giới với nam giới và nam giới với gái mại dâm là con đường lây nhiễm HIV chủ yếu trong khu vực [142].

Tại vùng Caribe, tính đến năm 2012, ước tính có 250.000 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống. Trong năm 2012, có 12.000 người mới bị lây nhiễm HIV và 11.000 người đã chết do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV trung bình ở người lớn vùng này là 1%. Con đường lây truyền chủ yếu vẫn là quan hệ tình dục khác giới không an toàn [132], [142].

Tại khu vực Đông Âu và Trung Á: ước tính có khoảng 1,3 triệu người đang sống bị nhiễm HIV, 90% số người này đang sống tại Nga và Ucraine. Trong năm 2012 có 130.000 người trong vùng mới bị lây nhiễm HIV và 91.000 người đã chết vì AIDS. Tiêm chích ma túy là con đường lây truyền HIV chủ yếu tại khu vực này với 62% những trường hợp mới nhiễm HIV là do TCMT [142].

Tại các nước phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ: ước tính có khoảng 2,16 triệu người đang sống bị nhiễm HIV/AIDS, trong đó có khoảng 77.000 người mới bị nhiễm HIV trong năm 2012. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, trong năm 2012 ước tính có 49.000 ca nhiễm mới HIV, đưa tổng số người bị nhiễm HIV/AIDS còn sống lên 1,3 triệu người, tỷ lệ lây nhiễm qua tình dục đồng giới nam chiếm tới 38,8% tổng số nhiễm mới ở nam giới trong năm 2012 [112], [142].

1.2.2. Tại Việt Nam


Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1990 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến hết năm 2012, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 210.703, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 61.669 và 63.372 trường hợp tử vong do AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 239 người trên 100.000 dân, tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất cả nước (1.015,8), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (677), thứ 3 là Thái Nguyên (610,6) [4], [101].

Về địa bàn phân bố dịch: tính đến hết năm 2012, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV/AIDS tại 79,1% xã/phường (tăng 1,6% so với cuối năm 2011), gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố [4], [101].

Riêng trong năm 2012, cả nước phát hiện 14.127 trường hợp nhiễm HIV, 6.734 bệnh nhân AIDS và 2.149 người tử vong do AIDS. So với năm 2011, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện và báo cáo giảm 26%, số người tử vong giảm gần 2 lần. 10 tỉnh có số trường hợp xét nghiệm phát hiện dương tính lớn nhất trong năm 2012 và tỷ lệ tương ứng so với tổng số cả nước trong năm 2012, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh: 2.721 trường hợp (chiếm 19,3%); Hà Nội: 751 trường hợp (chiếm 5,3%); Điện Biên: 671 (chiếm 4,8%); Nghệ An:

575 trường hợp (chiếm 4,1%); Thái Nguyên: 479 trường hợp (chiếm 3,2%); Cần Thơ: 422 trường hợp (chiếm 3,0%); Thanh Hóa: 335 trường hợp (chiếm 2,4%); Yên Bái: 328 trường hợp (chiếm 2,3%). Các tỉnh có số người nhiễm HIV/AIDS phát hiện trong năm 2012 tăng với năm 2011, bao gồm Đồng Nai (0,6%); Đắk Lắk (0,4%), Cần Thơ (0,3%); Tây Ninh (0,3%); Bình Định (0,1%); các tỉnh khác tăng nhẹ như Trà Vinh, Lào Cai [4].

1.2.3. Tại Nghệ An.


Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Nghệ An là vào năm 1996. Tính đến ngày 31/12/2013, lũy tích số người nhiễm HIV ở Nghệ An đã lên tới 7.294 người, với

4.323 người chuyển sang AIDS, 2.571 người đã chết do AIDS. Phân bố theo địa dư, 20/20 huyện/thành/thị, với 413/480 xã phường (86,0%) đã có người nhiễm HIV/AIDS. Hiện tại, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về số người nhiễm HIV/AIDS còn sống [82], [83].

Bảng 1.1. Phân bố lũy tích nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An tính đến 31/12/2013


Thứ tự

Địa phương

Nhiễm HIV

Chuyển AIDS

Chết do AIDS

1

TP. Vinh

1.928

1.348

866

2

Quế Phong

1.073

324

152

3

Tương Dương

851

537

371

4

Quỳ Châu

497

233

130

5

Đô Lương

393

242

166

6

Diễn Châu

346

229

117

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Địa phương

Nhiễm HIV

Chuyển AIDS

Chết do AIDS

7

TX Thái Hoà

312

189

91

8

Thanh Chương

262

159

94

9

Con Cuông

232

172

126

10

Quỳ Hợp

225

144

72

11

Nghĩa Đàn

177

109

51

12

Nghi Lộc

146

85

38

13

Yên Thành

145

93

39

14

Tân Kỳ

134

76

29

15

Nam Đàn

132

100

68

16

Hưng Nguyên

129

99

56

17

Quỳnh Lưu

124

77

32

18

TX Cửa Lò

79

47

35

19

Kỳ Sơn

63

32

24

20

Anh Sơn

46

28

14


Cộng

7.294

4.323

2.571

Thứ tự


Nguồn: Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An


Theo số liệu báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Nghệ An: trong 5 năm từ 2009 đến 2013, số liệu người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện toàn tỉnh nằm trong khoảng từ 553 - 575, riêng năm 2013 là 510 người, giảm 65 người so với năm 2012. Thành phố Vinh hiện vẫn là địa phương có số người nhiễm cao nhất với 1.928 người. 3 huyện có tổng số người nhiễm tăng cao nhất trong 5 năm (2009-2013) là Quế Phong (818), Tương Dương (353), Quỳ Châu (308). Đây là 3 huyện nằm ở miền núi phía Tây của Nghệ An và giáp với biên giới Cộng hòa nhân dân Lào. Như vậy, mặc dù dịch HIV/AIDS ở Nghệ An có xu hướng chững lại, nhưng trong khi các huyện vùng trung tâm và đồng bằng có xu hướng giảm nhẹ, thì các huyện miền núi cao dịch lại tăng cao. Điều này phù hợp với thực tế là tình hình buôn bán ma túy và số người NCMT tại các huyện đang tăng nhanh trong những năm

gần đây. Bên cạnh đó, do điều kiện phức tạp về địa lý, hạn hẹp về kinh phí nên độ bao phủ của các chương trình dự án, các dịch vụ về phòng chống HIV/AIDS tại các địa phương này còn rất thấp, đặc biệt là chương trình can thiệp giảm hại [82], [83].

Về phân bố nhiễm mới HIV qua các năm cho thấy: nữ giới nhiễm HIV đang có xu hướng tăng, nữ chỉ chiếm dưới 10,0% số nhiễm mới hàng năm từ 1999 - 2003, nhưng đã tăng lên đến trên 20,0% trong 3 năm gần đây nhất.

Phân tích nhiễm HIV theo nhóm đối tượng: đối tượng TCMT chiếm chủ yếu trong số nhiễm mới hàng năm và đang có xu hướng giảm dần, từ 94,7% năm 2000, xuống 90,8% năm 2006 và 76,4% năm 2013. Ngược lại, lây nhiễm HIV qua QHTD với các nhóm bạn tình lại tăng dần qua các năm: từ 2,5% năm 2000 lên 6,7% năm 2006 và 21,8% năm 2013.

Phân tích nhiễm HIV/AIDS theo tuổi: đang có xu hướng tăng dần của nhóm tuổi 30 - 39 và giảm dần của nhóm tuổi 20 - 29 từ năm 2010 đến nay. Nhóm tuổi 20 - 29 giảm từ 51,9% (2010) xuống 35,1 (2013), nhóm 30 - 39 từ 34,6% (2010) lên 50,2% (2013).

Số liệu giám sát trọng điểm qua các năm cho thấy: tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT cao nhất vào năm 2005 (34,3%), sau đó giảm dần qua các năm và ở mức 12% năm 2012 và 2013. Nhóm PNBD có tỷ nhiễm HIV cao trong những năm đầu và cao nhất vào năm 2008 (7,8%), giảm dần những năm gần đây và còn 1% năm 2013. Nhóm nam mắc BLTQĐTD có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất năm 2007 (6,8%) và giảm xuống còn 2,0% năm 2013. Đặc biệt, từ năm 2009 Nghệ An bắt đầu lấy mẫu giám sát trọng điểm nhóm đồng bào dân tộc miền núi tuổi từ 15 - 49 và kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm trong nhóm này rất cao, cao nhất là năm 2010 với 5,5%, 2012 là 4,5% và năm 2013 là 1,5%. Điều này cũng phù hợp với tình trạng số người nhiễm HIV/AIDS phát hiện mới tăng nhanh tại các địa phương này và chủ yếu lây nhiễm trong nhóm NCMT [82], [83].

1.3. HÀNH VI NGUY CƠ LÂY TRUYỀN HIV TỪ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS


Nguy cơ lây nhiễm HIV được định nghĩa như là khả năng của một người có thể bị lây nhiễm HIV. Những hành vi nhất định tạo ra, làm tăng và duy trì khả năng lây nhiễm được coi là nguy cơ (UNAIDS, 1998). Những hành vi đó bao gồm TCMT, QHTD không an toàn và QHTD với nhiều bạn tình trong thời gian dài không sử dụng hoặc ít sử dụng BCS (UNAIDS, 2007). Nguy cơ nhiễm HIV nảy sinh do cá nhân bị lôi kéo vào các hành vi nguy cơ từ nhiều lý do khác nhau như thiếu thông tin, không có khả năng đàm phán về tình dục an toàn, không sẵn có BCS… Những năm gần đây, sự tiếp cận với HIV/AIDS đã được mở

rộng không chỉ tập trung vào nguy cơ cá nhân mà còn vào cả yếu tố môi trường, xã hội, cũng như vai trò ảnh hưởng đến nguy cơ từ các mối quan hệ và bất bình đẳng giới (UNAIDS, 1998) [59], [135].

1.3.1. Tiêm chích ma túy không an toàn.


Hiện nay, Việt Nam và một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương lây nhiễm HIV trong nhóm những người TCMT đã, đang và tiếp tục có xu hướng gia tăng. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Trần Hiển và cộng sự trong 1.519 người TCMT tại TP. Hồ Chí Minh về yếu tố nguy cơ nhiễm HIV và dùng chung BKT của họ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV tăng từ 27,0% năm 1997 lên 38,0% vào năm 1998 ở các cơ sở cai nghiện, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại cộng đồng cũng tăng cao hơn [46].

Năm 1997, trong một nghiên cứu ở các đối tượng TCMT nhiễm HIV tại 5 tỉnh miền Bắc, Nguyễn Chí Phi và cộng sự đã nhận thấy: 96,0% các đối tượng TCMT, HIV dương tính đã từng dùng BKT, chỉ có 5,0% trong số đối tượng nghiên cứu biết cách và đã làm sạch BKT đúng cách và 18,9% người nhiễm HIV/AIDS dùng BKT sạch [65].

Năm 2002, điều tra của ngân hàng Phát triển châu Á, cho thấy: tỷ lệ dùng BKT của nhóm người nhiễm HIV/AIDS đã từng TCMT rất cao (Đồng Tháp: 61,5%, Kiên Giang: 55,2% Lai Châu: 54,8% và An Giang: 25,0%) [21]. Cũng trong năm 2002, điều tra lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS của ngân hàng Thế giới cũng cho thấy: tỷ lệ đối tượng còn TCMT trong tháng trước điều tra cao (Thanh Hoá: 93,0%, Nghệ An 81,7%, Hà Tĩnh: 77,8%, Bình Dương: 88,9%, Long An: 86,8%). Tỷ lệ đối tượng dùng lại BKT trong tháng trước điều tra cũng cao (Thanh Hoá 97,5%, Nghệ An: 47,6%, Hà Tĩnh: 55,6% , Bình Dương: 67,5%, Long An: 32,9% [17].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (2004) về hành vi TCMT trong nhóm người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Phú Thọ cho kết quả: Hầu hết đối tượng đã từng TCMT (97,8%), tỷ lệ TCMT trong tháng trước điều tra cao (79,8%) và gần một nửa (47,9%) người nhiễm HIV/AIDS đưa BKT đã qua sử dụng cho người khác dùng [41]. Nghiên cứu của Lê Trường Sơn tại Thanh Hóa cũng cho thấy: 89,4% đối tượng đã từng TCMT và 48,2% trong số đó vẫn tiếp tục dùng BKT sau khi nhiễm HIV [72].

Các số liệu trên cho thấy mức độ nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS không chỉ thể hiện ở tình trạng lây lan HIV từ người nhiễm ra cộng đồng, mà còn ở tình trạng tái nhiễm vi rút đối với người đã nhiễm HIV.

1.3.2. Quan hệ tình dục không an toàn


Quan hệ tình dục không an toàn cũng có nguy cơ lây nhiễm HIV cao tại Việt Nam nhất là nhóm người nhiễm HIV/AIDS vì họ vẫn tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với các loại bạn tình sau khi biết đã nhiễm HIV.

Khi nghiên cứu hành vi quan hệ tình dục của 396 người TCMT có HIV dương tính tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam, Nguyễn Chí Phi và cộng sự đã cho nhận xét: tỷ lệ có quan hệ tình dục ở nhóm đối tượng này rất cao, hầu hết có quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục lần đầu thường với gái mại dâm và có liên quan đến việc sử dụng ma tuý, có 48,6% sử dụng BCS trong quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 71,7% trong số này sử dụng BCS đúng cách [65].

Kết quả điều tra của ngân hàng Phát triển châu Á năm 2002 trên các đối tượng nhiễm HIV/AIDS cho thấy: tỷ lệ dùng BCS trong lần quan hệ tình dục gần nhất của đối tượng tại Lai Châu: 50,0%, An Giang: 50,0%, Kiên Giang: 34,7%, Đồng Tháp: 23,0%. Mặt khác, phần lớn người nhiễm HIV/AIDS có quan hệ tình dục với gái mại dâm trong 12 tháng trước điều tra, nhưng tỷ lệ luôn sử dụng BKT khá thấp (Lai Châu: 42,3%, An Giang: 34,6%, Kiên Giang: 22,4%, Đồng tháp: 19,6%) [21].

Kết quả điều tra của ngân hàng Thế giới năm 2002 cũng nhận xét: người nhiễm HIV/AIDS không thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình, nhất là với gái mại dâm [17].

1.3.3. Nguy cơ phối hợp


Một số nghiên cứu gần đây cho thấy: có sự đan xen giữa hai nhóm hành vi nguy cơ này. Một tỷ lệ khá cao người nhiễm HIV/AIDS vừa TCMT có dùng chung BKT, vừa có QHTD không dùng BCS thường xuyên. Mặt khác, một số người nhiễm HIV/AIDS vừa có hoạt động mại dâm không dùng BCS, vừa TCMT có dùng chung BKT. Do vậy, một số đối tượng nhiễm HIV/AIDS đã không thể xác định được nguyên nhân lây nhiễm HIV của bản thân do TCMT hay do QHTD [3], [18], [73], [78].

Số liệu giám sát hành vi vòng 1 tại Việt Nam cũng chỉ ra rằng: những hành vi đan xen có thể có những nguy cơ lây nhiễm HIV đặc biệt cao. Gái mại dâm đồng thời TCMT có nguy cơ lây truyền HIV cao hơn rất nhiều so với những gái mại dâm không TCMT. Người TCMT có QHTD với GMD có nguy cơ lây truyền HIV cao hơn rất nhiều so với những đối tượng TCMT không có QHTD với GMD do họ không thường xuyên sử dụng BCS khi

QHTD, có nhiều bạn tình hơn và dùng chung BKT trong TCMT thường xuyên hơn [3], [18], [98]. Theo nhận định của UNAIDS: sự kết hợp giữa TCMT và mại dâm là một sự phối hợp chết người và đang châm ngòi cho một vụ dịch nghiêm trọng ở Việt Nam. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một nghiên cứu đã cho thấy: 38,0% gái mại dâm có TCMT và khoảng một nửa số đó đã bị nhiễm HIV, trong khi chỉ 8,0% gái mại dâm không TCMT bị nhiễm bệnh. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra: tỷ lệ GMD có TCMT sử dụng BCS chỉ bằng một nửa của số GMD không TCMT; tỷ lệ sử dụng BCS ở gái mại dâm đường phố có TCMT, dùng chung BKT thấp hơn 6 lần so với GMD không TCMT. Nói cách khác, những GMD có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất lại chính là người ít thường xuyên sử dụng BCS nhất [3], [39], [51].

Ngoài ra, nguy cơ lây truyền từ mẹ nhiễm HIV/AIDS sang con cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn và bắt đầu được nghiên cứu, tìm hiểu.

1.4. TÌNH HÌNH TƯ VẤN, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS


1.4.1. Trên thế giới


Cho tới nay, thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi và chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu về HIV/AIDS, vì vậy trong những năm qua các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tác hại và sự lan truyền HIV ra cộng đồng là dự phòng với 3 mục tiêu chính:

- Hạn chế tốc độ lây lan HIV.

- Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

- Làm giảm ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của HIV/AIDS.


Tại các nước đang trong giai đoạn dịch tập trung, HIV chủ yếu lan truyền trong các nhóm nguy cơ cao (TCMT và GMD). Do đó, các hoạt động giảm tác hại được thực hiện tập trung vào các nhóm này nhằm hạn chế sự lây truyên HIV ra cộng đồng. Bốn nhóm biện pháp chính trong phòng chống HIV/AIDS, đó là [16], [22], [60]:

- Thông tin, giáo dục, truyền thông và truyền thông thay đổi hành vi.

- Can thiệp giảm tác hại trong nhóm đối tượng nguy cơ cao (cấp phát BKT sạch, cấp phát và tiếp thị xã hội BCS, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone…).

- Giám sát HIV/AIDS (giám sát huyết thanh, giám sát hành vi, giám sát thế hệ 2), phát hiện và điều trị sớm các BLTQĐTD, bệnh lao.

- Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023