Hiệu Quả Cải Thiện Hàm Lượng Selen Huyết Thanh Và Tình Trạng Thiếu Selen

carbonyls protein tăng trong hồng cầu khi khẩu phần ăn của động vật bị thiếu selen. Hơn thế nữa, thiếu selen cũng ảnh hưởng nghiêm trọng lên sự biểu hiện của các protein GSH-PX1 (C) trong hồng cầu. Kết quả nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng: hematocrit giảm có ý nghĩa thống kê ở nhóm có chế độ ăn thiếu selen so với nhóm bổ sung selen, nhóm có chế độ ăn selen đáp ứng nhu cầu và nhóm được bổ sung thêm selen trong khẩu phần ăn [61].

Nghiên cứu được tiến hành trên chuột cống bị nhiễm ký sinh trùng Trypanosomosis. Bổ sung selen trong thời gian 5 tuần làm tăng Hb dẫn đến giảm tỷ lệ thiếu máu và đề kháng tốt hơn với ký sinh trùng bị nhiễm [42].

Nghiên cứu can thiệp trên 633 trẻ em từ 1-4 tuổi tại New Delhi, Ấn Độ do Sazawal S và CS tiến hành năm 2010 cho thấy bổ sung đa vi chất dinh dưỡng như selen, sắt, kẽm… làm tăng nồng độ Hb dẫn đến giảm tỷ lệ thiếu máu [81].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hà và cộng sự tiến hành can thiệp bổ sung đa vi chất trên 448 trẻ em thấp còi trước tuổi học đường tại 6 xã của huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Sau thời gian can thiệp 6 tháng cho kết quả sau 6 tháng can thiệp, nồng độ Hb tăng nhiều nhất ở nhóm sprinkles (8,33g/L). sau đó đến nhóm kẽm (+6,75g/L), thấp nhất ở nhóm chứng (+5,26g/L) (p<0,01). Tỷ lệ thiếu máu giảm nhiều nhất, có ý nghĩa (giảm 23,2%; p<0,01) ở nhóm sprinkles so với nhóm kẽm và nhóm chứng. Như vậy, bổ sung đa vi chất trong đó có selen với hàm lượng thấp làm tăng nồng độ Hb và giảm tỷ lệ thiếu máu [28].

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đặc biệt là ngũ cốc là giải pháp đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là giải pháp quan trọng, hiệu quả trong phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù kép của Rosalind S, Gibson và cộng sự tiến hành tại Lusaka, Zambia năm 2011 đã so sánh hiệu quả của của việc bổ sung 19 vi chất dinh dưỡng vào một loại cháo sản xuất từ một số loại ngũ cốc ngô, đậu, và lạc. Nhóm bổ sung đa vi chất được bổ sung thành phần các vi chất được bổ sung vitamin A, vitamin C, cholecalciferol, thiamin, riboflavin, niacin, pyridoxine, folate, vitamin B12, pantothenic acid, sắt, kẽm, đồng, mangan, selen… trong đó selen được bổ sung 0,2 mg/kg. Bổ sung được tiến hành hàng ngày trong vòng 12 tháng. Các trẻ em tham gia nghiên cứu này đã được chọn ngẫu nhiên chia làm 2 nhóm: nhóm sử

dụng cháo tăng cường vi chất dinh dưỡng (n = 373); nhóm sử dụng cháo không bổ sung thêm vi chất, nhưng được sử dụng vitamin A theo chương trình vitamin A quốc gia (n = 370). Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu và thiếu các vi chất rất cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, cụ thể là thiếu máu chiếm 39%, thiếu kẽm là 51%. Trong khi đó nồng độ selen huyết thanh trung bình 0,63 mmol/L, đó mức selen huyết thanh thấp các glutathione peroxidase và selenoprotein P không phát huy được hết vai trò sinh học quan trọng của chúng.

Tại thời điểm kết thúc 12 tháng can thiệp, khi đó trẻ được 18 tháng tuổi, tỷ lệ thiếu máu của nhóm can thiệp bổ sung đa vi chất tại thời điểm trước và sau can thiệp là 40,5% và 22%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trong khi đó, cũng tại hai thời điểm nêu trên tỷ lệ thiếu máu của nhóm không bổ sung đa vi chất là 38% và 40,1%, không có sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp. Ngoài ra nồng độ kẽm kẽm huyết thanh không thay đổi giữa trước và sau nghiên cứu can thiệp. Như vậy bổ sung đa vi chất, trong đó có selen vào sản phẩm cháo ngũ cốc làm giảm tỷ lệ thiếu máu, nhưng không cải thiện tình trạng kẽm trên trẻ em tại Zambia [45].

Nghiên cứu của Roland Kupka và CS đã được tiến hành năm 2009 trên 915 phụ nữ có thai từ 12 đến 27 tuần tuổi bị mắc HVI-1 tại Dar es Salaam Tanzania. Các phụ nữ có thai này được sử dụng hàng ngày 60 mg sắt nguyên tố dưới dạng sắt sulphat và 0,25 g axit folic. Nhóm bổ sung selen được (n=284) bổ sung thêm hàng ngày 200 µg selen dưới dạng selenomethionine trong cho tới 6 tháng sau sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bổ sung selen làm giảng đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh tiêu chảy. Nồng độ Hb lúc bắt đầu nghiên cứu là 9,79 ± 1,28 g / dL ở nhóm bổ sung selen và 9,63 ± 1,44 g / dL ở nhóm dùng Placebo (p = 0,30). Tuy nồng độ Hb tăng nhiều hơn ở nhóm bổ sung selen nhưng không có ý nghĩa thống kê so với nhóm Placebo. Trong nghiên cứu này các tác giả đã không định lượng nồng độ selen huyết thanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học trên phụ nữ có thai và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại các khu vực có điều kiện kinh tế, địa lý tương tự tại Châu Phi đã chỉ ra rằng nhóm đối tượng nói trên không bị thiếu selen [66].

Cho đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng selen trong cơ thể và/hoặc hàm lượng selen trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào tới quá trình hấp thu, chuyển hóa của các vi chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng

khác. Mối tương tác quan trọng giữa selen và các vi chất dinh dưỡng khác như i ốt, kẽm, sắt, và vitamin A vẫn còn nhiều điểm cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ. Mối tương tác giữa selen và i ốt trong tuyến giáp cũng đã được mô tả. Hơn thế nữa, selen có tác dụng điều hòa hàm lượng của các vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể. Cụ thể, selen làm tăng hàm lượng kẽm và sắt tại các địa điểm quan trọng khi hồng cầu thiếu những vi chất dinh dưỡng này và làm giảm nồng độ sắt trong máu khi ở ngưỡng cao có thể gây hại cho gan trong các bệnh lý nhiễm trùng [72].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Mối tương tác quan trọng giữa selen và kẽm được quyết định bởi các selenoenzyme có nhiệm vụ chuyển giao kẽm từ metallothionein các enzym chứa kẽm. Cần tiến hành những nghiên cứu về sự biểu hiện của các gen liên quan khi bổ sung selen phối hợp với các vi chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên động vật và con người là cần thiết, sử dụng chế độ ăn có bổ sung selen, i ốt, kẽm, sắt, và vitamin A để làm sáng tỏ những mối tương tác quan trọng và cũng là để tối ưu hóa hiệu quả của chương trình bổ sung vi chất vào thực phẩm [72].

Khi phân tích mối tương quan giữa sự thay đổi nồng độ Hb với từng biến độc lập còn cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự tăng nồng độ Hb với sự tăng chiều cao (p<0,01), tăng nồng độ selen (p<0,001) và giảm nồng độ transferin receptor (p<0,05). Kết quả của nghiên cứu phù hợp với một số nghiên cứu gần đây cho thấy mức selen huyết thanh thấp có mối liên quan với bệnh thiếu máu ở học sinh trước tuổi đi học, học sinh tiểu học, trẻ em gái vị thành niên và người trưởng thành sinh sống tại Việt Nam [77, 97-99].

Hiệu quả bổ sung sắt phối hợp với selen đến tình trạng dinh dưỡng và thiếu máu ở học sinh tiểu học 7 - 10 tuổi tại Phổ Yên, Thái Nguyên - 14

Một số nghiên cứu đã được tiến hành trên các đối tượng khác cũng cho những kết quả tương tự, như nghiên cứu trên các đối tượng người cao tuổi sinh sống tại Mỹ chỉ ra rằng các mức selen huyết thanh thấp có mối liên quan với thiếu máu [85]. Thiếu hụt selen có thể dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân chạy thận [49] và người trưởng thành mắc lao phổi [96]. Selen có chức năng như một cofactor cho glutathione peroxidase, một enzym đóng một vai trò chính trong bảo vệ cơ thể chống lại sự mệt mỏi gây ra bởi các gốc tự do và các chất oxi hóa [60]. Thiếu selen dẫn đến thiếu máu có thể bởi cơ chế tăng số lượng enzyme heme oxygenase-1, một enzyme cần cho xúc tác giai đoạn đầu của quá trình chuyển hóa heme và khử heme thành biliverdin, carbon monoxide và

Fe++ tự do. Heme oxygenase-1 có đặc tính chống nhiễm trùng và có thể là kết quả của

một hội chứng nhiễm trùng mạn tính. Hơn nữa, phóng thích Fe++ từ nhân nguyên tử heme do tăng biểu hiện heme oxygenase-1 dẫn đến tăng ferritin cũng như tăng hoạt tính của bơm ATPase là vận chuyển tích cực sắt nội bào ra khỏi tế bào [76, 94]. Những kết quả nêu trên cho chúng ta thấy rằng selen, thành phần quan trọng của một số enzym có vai trò chính trong bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do và các chất oxi hóa, do vậy thiếu hụt selen là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu [39].


4.2.5. Hiệu quả cải thiện hàm lượng selen huyết thanh và tình trạng thiếu selen


Selen tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày thay đổi tùy từng nơi trên thế giới, do nồng độ selen trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật phản ánh nồng độ selen có trong đất mà thực vật đó được trồng. Nồng độ selen có trong thực phẩm nguồn gốc động vật theo đó cũng tùy thuộc vào các loại thực vật được sử dụng làm thức ăn gia súc, hoặc phụ thuộc vào việc khẩu phần ăn của động vật có được tăng cường selen hay không. Những khu vùng địa lý nào trên trái đất bị thiếu hụt selen hiện vẫn chưa được thông tin một cách cụ thể, dữ liệu còn rất rời rạc, lẻ tẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số khu vực địa lý có hàm lượng selen trong đất khá thấp dẫn đến lượng selen tiêu thụ hạn chế như tại Trung Quốc [88], Tibet, Châu Phi [101], New Zealand [91], Châu Âu [92], Nga [46] và Hoa Kỳ [59]. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về selen, cũng như tỷ lệ thiếu vi chất quan trọng này trong cộng đồng. Tuy nhiên, nghiên cứu trên trẻ em lứa tuổi tiền học đường sống ở vùng nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ thiếu selen trên trẻ em tiểu học là 75,6%, đây cũng là vùng mà nghiên cứu can thiệp này được tiến hành, một vùng địa lý có tỷ lệ thiếu selen cao [15].

So sánh kết quả nghiên cứu trước sau trong cùng nhóm tại hai thời điểm bắt đầu (T0) và kết thúc (T6) cho thấy: tại thời điểm kết thúc can thiệp (T6) nồng độ selen huyết thanh tăng ở cả 4 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, nồng độ selen trung bình tại 2 nhóm bổ sung selen là: nhóm selen, nhóm kết hợp sắt – selen tăng có ý nghĩa thống kê so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu can thiệp (p<0,0001), nhóm sắt và nhóm chứng cũng tăng, nhưng tăng không ý nghĩa thống kê (Bảng 3.15).

So sánh mức độ gia tăng nồng độ selen trung bình tại thời điểm (T6) giữa từng nhóm với nhóm chứng cho thấy: chỉ có 2 nhóm bổ sung kết hợp sắt với selen và nhóm

bổ sung selen tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,0001). Cụ thể, selen huyết thanh tăng nhiều nhất ở nhóm selen (37,33 μg/L), sau đó đến nhóm kết hợp sắt – selen sắt (36,23 μg/L), tiếp theo là nhóm sắt (3,14 μg/L) và thấp nhất ở nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu khẳng định, bổ sung selen và bổ sung kết hợp sắt với selen cho hiệu quả cải thiện nồng độ selen huyết thanh tốt hơn so với nhóm bổ sung sắt hoặc nhóm chứng. Nồng độ selen huyết thanh thay đổi dẫn tới tỷ lệ thiếu selen giảm như sau: nhóm selen giảm 59,4%, nhóm sắt – selen giảm 56,5%, nhóm sắt giảm 12,7%. Trong khi đó tại nhóm chứng tỷ lệ thiếu selen không giảm mà lại tăng 7,5% (Bảng 3.15).

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi của Rosalind S. Gibson và cộng sự tiến hành tại Lusaka, Zambia năm 2011 đã so sánh hiệu quả của của việc bổ sung 19 vi chất dinh dưỡng vào một loại cháo sản xuất từ một số loại ngũ cốc ngô, đậu, và lạc. Nhóm bổ sung đa vi chất được bổ sung nhiều vi chất trong đó có selen được bổ sung 0,2 mg/kg trong thời gian là 12 tháng. Kết quả cũng chỉ ra rằng nồng độ selen huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau can thiệp ở nhóm bổ sung đa vi chất. Như vậy bổ sung đa vi chất, trong đó có selen vào sản phẩm cháo ngũ cốc làm cải thiện tình trạng selen trên trẻ em tại Zambia [45].

4.2.6. Hiệu quả cải thiện tình trạng dự trữ sắt


Tình trạng dự trữ sắt có thể được đánh giá thông qua các chỉ số ferritin, transferin receptor huyết thanh. Chỉ số ferritin huyết thanh đánh giá mức dự trữ sắt chung trong cơ thể, chỉ số transferin receptor đánh giá mức độ dự trữ sắt trong tế bào và các mô của cơ thể [106].

So sánh kết quả nghiên cứu trước sau trong cùng nhóm tại hai thời điểm bắt đầu (T0) và kết thúc (T6) cho thấy: tại thời điểm kết thúc can thiệp (T6) nồng độ ferritin huyết thanh tăng ở cả 4 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, chỉ có 3 nhóm tăng một cách có ý nghĩa thống kê là nhóm bổ sung sắt, nhóm kết hợp sắt – selen và nhóm selen, nhóm chứng cũng tăng, nhưng tăng không ý nghĩa thống kê. Trong đó, nhóm bổ sung sắt, nhóm kết hợp sắt – selen tăng cao hơn (Bảng 3.14).

So sánh mức độ gia tăng nồng độ ferritin trung bình tại thời điểm (T6) giữa từng nhóm với nhóm chứng cho thấy: cả 3 nhóm bổ sung nhóm sắt, nhóm kết hợp sắt với selen, và nhóm selen tăng có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001). Cụ thể,

ferritin huyết thanh tăng nhiều nhất ở nhóm sắt (19,58 μg/L), sau đó đến nhóm kết hợp sắt – selen sắt (16,62 μg/L), tiếp theo là nhóm selen (8,32 μg/L) và thấp nhất ở nhóm chứng (Bảng 3.14).

Để đánh giá tình trạng dự sắt của cơ thể một cách xác đáng hơn hiện nay các chuyên gia thường sử dụng chỉ số transferin receptor. Transferrin receptor huyết thanh là chỉ số tin cậy để đánh giá tình trạng dự trữ sắt trong cơ thể, được các nhà khoa học lựa chọn để đánh giá tình trạng dự trữ sắt. Ưu điểm chính của chỉ số này là không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại lai như nhiễm trùng, giới tính, tuổi [87, 106].

So sánh kết quả nghiên cứu trước sau trong cùng nhóm tại hai thời điểm bắt đầu (T0) và kết thúc (T6) cho thấy: tại thời điểm kết thúc can thiệp (T6) nồng độ transferrin receptor huyết thanh giảm ở cả 4 nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, nồng độ transferrin receptor huyết thanh tại hai nhóm bổ sung là nhóm sắt, nhóm kết hợp sắt – selen đều giảm so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu can thiệp (p<0,001). Nhóm selen, nhóm chứng cũng giảm, nhưng giảm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

So sánh mức độ giảm nồng độ transferrin receptor huyết thanh tại thời điểm (T6) giữa từng nhóm với nhóm chứng cho thấy: chỉ có nhóm bổ sung kết hợp sắt với selen giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,001). Cụ thể, transferrin receptor huyết thanh giảm nhiều nhất ở nhóm kết hợp sắt – selen (1,80 mg/L), sau đó đến nhóm sắt (1,11 mg/L), tiếp theo là nhóm selen (0,24 mg/L) và thấp nhất ở nhóm chứng (Bảng 3.14). Nồng độ transferrin receptor huyết thanh giảm đồng nghĩa với tình trạng dự trữ sắt của cơ thể đã được cải thiện rõ rệt. Kết quả nghiên cứu khẳng định, bổ sung kết hợp sắt với selen có tác dụng làm cải thiện tình trạng dự trữ sắt của cơ thể tốt nhất, qua sự biểu hiện nồng độ transferrin receptor huyết thanh giảm tốt hơn so với các nhóm còn lại.

Transferrin receptor huyết thanh có giá trị trong chẩn đoán dự trữ sắt cạn kiệt, tuy nhiên định lượng chỉ số này tốn kém, đòi hỏi Labo xét nghiệm hiện đại và thường thực hiện ở các trung tâm lớn. Theo phân loại của WHO thiếu sắt được định nghĩa khi nồng độ transferrin receptor huyết thanh >8,5 mg/L [87, 106]. Tỷ lệ thiếu sắt trong nghiên cứu can thiệp này giảm như sau: nhóm sắt 14,7%, nhóm sắt - selen 12,8%, nhóm selen 3,7%. Trong khi đó tại nhóm chứng tỷ lệ thiếu sắt không giảm mà lại tăng 3,0%. Kết quả này chỉ thể hiện tỷ lệ thiếu sắt giảm trong quần thể tham gia nghiên cứu can thiệp, chứ không thể mức độ tăng dự trữ sắt.

Tại thời điểm T0, tỷ lệ thiếu sắt (transferrin receptor >8,5 mg/L) là 28,9%, như vậy gần có đến 30 % trẻ thiếu máu ở lứa tuổi này bị cạn kiệt dự trữ sắt được chỉ ra bởi chỉ số transferrin receptor huyết thanh. Như vậy, tỷ lệ thiếu sắt còn cao hơn số này rất nhiều, nhưng chưa đến mức độ cạn kiệt sắt [106]. Vì ngưỡng của phép đo này vẫn đang được các nhà khoa học tranh luận và đang tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

Nghiên cứu can thiệp trên 633 trẻ em từ 1-4 tuổi tại New Delhi, Ấn Độ của Sazawal S và CS năm 2010 cho thấy bổ sung đa vi chất dinh dưỡng như selen, sắt, kẽm… làm tăng nồng độ ferritin huyết thanh làm tăng dự trữ sắt trên quần thể nghiên cứu [81].

Năm 2005 Lê Thị Hợp và cs đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi có nhóm chứng về bổ sung đa vi chất dinh dưỡng nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu và vi chất dinh dưỡng cũng như tốc độ phát triển của trẻ nhỏ Việt Nam cho thấy trên đối tượng 306 trẻ từ 6-12 tháng tuổi, được chia thành 4 nhóm điều trị, được nhận đa vi chất dinh dưỡng hàng ngày, nhóm nhận đa vi chất dinh dưỡng hàng tuần, nhóm chứng và nhóm nhận bổ sung sắt trong 6 tháng. Kết quả cho thấy sự thay đổi ferritin huyết thanh cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm đa vi chất hàng ngày và nhóm bổ sung sắt, nhưng hiệu quả cao hơn rõ ở nhóm bổ sung đa vi chất dinh dưỡng hàng ngày [69].

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có nhóm đối chứng, mù đôi của Rosalind S. Gibson và cộng sự tiến hành tại Lusaka, Zambia năm 2011 đã so sánh hiệu quả của của việc bổ sung 19 vi chất dinh dưỡng vào một loại cháo sản xuất từ một số loại ngũ cốc ngô, đậu, và lạc. Nhóm bổ sung đa vi chất được bổ sung nhiều vi chất trong đó có selen được bổ sung 0,2 mg/kg trong thời gian là 12 tháng. Kết quả cũng chỉ ra rằng nồng độ selen huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau can thiệp ở nhóm bổ sung đa vi chất. Như vậy bổ sung đa vi chất, trong đó có selen vào sản phẩm cháo ngũ cốc làm cải thiện tình trạng sắt trên trẻ em tại Zambia [45].

Thay đổi hàm lượng Hb có mối tương quan chặt chẽ, có ý nghĩa thống kê với thay đổi hàm lượng selen, transferin receptor, cũng như ferritin (Bảng 3.19). Điều này cho thấy việc cải thiện tình trạng Hb đi đôi với cải thiện tình trạng dự trữ sắt cơ thể và tình trạng selen trong nghiên cứu này của chúng tôi. Hơn nữa, kết quả phân tích tương quan cũng đã chỉ ra rằng có mối tương quan chặt, tỷ lệ thuận giữa thay đổi hàm lượng

Hb và chiều cao của đối tượng nghiên cứu (có ý nghĩa thống kê với p<0,01). Điều này cho thấy, cải thiện tình trạng thiếu máu và tình trạng selen có ý nghĩa với việc cải thiện chiều cao (Bảng 3.19).

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thay đổi hàm lượng selen có mối tương quan chặt, tỷ lệ nghịch với thay đổi hàm lượng transferin receptor (p<0,05), cho thấy mối tương quan giữa thay đổi hàm lượng selen với cải thiện tình trạng dự trữ sắt (Bảng 3.20). Kết quả này gợi ý mối liên quan giữa selen và sắt trong cơ thể trên những đối tượng bị thiếu máu.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 21/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí