Các Dạng Chuyển Đổi Trường Nghĩa Trong Thơ Xuân Diệu


tinh thần, từ những biểu hiện dễ thấy bên ngoài đến những rung động tinh tế sâu kín bên trong. Chẳng hạn:

Thời gian của cuộc đời của con người: cuộc đời, đời.

Quan hệ trong gia đình con người: anh, chị, em, mẹ

Bộ phận của con người: nụ cười, tóc, diện, lệ, tiếng, xương, mình, môi, nước mắt, cổ, ngón tay, tim, má…

Tính chất của con người: giang hồ, trinh, trinh bạch…

Đặc điểm bên ngoài của người: gầy, xinh, võ vàng, già, trẻ, mĩ miều…

Hoạt động của con người: chết, sống, sinh, kết, núp, rứt, soi gương, chịu tang, cười, tìm, nghiêng, lặng, bảo, đứng, run, hợp, chia tan, xoã, trông thấy, gửi, đợi, than, đem, chờ, đỡ, dạo, than thở, run run, hát thầm, đưa thơ, liếc, dõi, ước mơ, tỉ tê, bỏ, ngâm, lên đường, giỡn…

Thế giới tinh thần của con người: hồn, linh hồn, lòng trinh, buồn, tủi, nhớ, hờn, giận, trách, mến yêu, ân tình, thương, yêu…

Tình trạng thể chất của con người: mạnh, yếu…

Tính cách của con người: yếu đuối, mạnh mẽ, nhạt tẻ, lạnh lùng …

Trạng thái của con người: ngơ ngác, nghiêm trang, mơ màng, ngợp, bình yên, tần ngần, sợ hãi, ngớ ngẩn, vương vấn, tuyệt vọng, vui vầy, choáng váng, hể hả, hạnh phúc, mơ mòng, bận, say, mê…

Cảm giác của các giác quan của con người: êm, đắng, khát, thèm…

Trong trường nghĩa người thì các từ ngữ chỉ hoạt động của con người được Xuân Diệu sử dụng nhiều nhất.

2.1.2.2. Trường nghĩa thực vật

Thực vật là các cây cỏ và các sinh vật bậc thấp có tính chất như cây cỏ nói chung [41; 735]. Ví dụ: các loại hoa, các loại rau, các loại tảo…

Trường nghĩa thực vật bao gồm các từ chỉ về: các loài cây nói chung (lan, cúc, tùng, thông, khoai, sắn…), các loài hoa (lan, hồng, huệ, cúc…), các loài cây lá kim (thông, tùng, bách…), các loại rau (muống, cải, bắp cải, hành, tỏi…), tập hợp của các loài cây (bụi, đám, khóm), bộ phận của cây (hoa, lá, cành, nhánh, nhựa, ngọn,


gốc…), các bộ phận của bông hoa (bông, nhuỵ, nhị, cánh, hương), mùi hương của hoa (thơm, thơm mát, thơm ngào ngạt, thơm hắc, hôi…), các bộ phận của quả (vỏ, ruột, hạt), các loại quả (quả mít, quả bơ, quả xoài, quả mận), tính của quả (xanh, hườm, chín, chín au, chín rục…), v.v..

Trường nghĩa thực vật trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ chỉ về các loài cây, bộ phận của cây, các hoạt động, tính chất của cây…

Chẳng hạn:

Các loài cây: lan, cúc, tùng, liễu, mai, thông, lúa, tre, ngô, khoai, sắn, dừa, phi lau, lau

Các bộ phận của cây: gốc, rễ, cây, chồi, mầm, nhánh, cành, búp, nhuỵ, nụ, hoa, hương, trái, hạt, nhân, lộc, đoá, chùm, khóm, gai

Các hoạt động của cây: mọc, hút, nở, rụng...

Các tính chất của cây: già, non, xanh, xanh rờn, mơn mởn, mướt, yếu, biếc, tươi, xanh thắm, tươi xanh, tơ mởn, tốt tươi, héo, tơ, tươi non, tươi xinh…

Tính chất của hoa: hồng tươi, thắm, thắm tươi, phai, sắc, vàng, ngát … Quá trình của hoa: nở, tàn, rụng, hé…

Tính chất của quả: xanh, chín, chín au…

2.1.2.3. Trường nghĩa động vật

Động vật là sinh vật có cảm giác và tự vận động được [27; 346]. Ví dụ: thú, chim, bò sát…

Trường nghĩa động vật bao gồm các từ chỉ về: tên các con vật (heo, gà, chó, mèo, cọp, trâu, hươu, nai, voi, rắn, diều hâu, quạ, cá, lươn, cò, nhái…), bộ phận của con vật (đầu, đuôi, mắt, mũi, tai, chân, lông, ruột, tim, gan, mỏ, mõm, vòi…), hoạt động của con vật (ăn, uống, hút, chích, chạy, nhảy, trườn, bò, bơi…), màu lông của con vật (đen, hung, nâu, trắng, vàng, xám…), tính chất của con vật (dữ, hiền, lành, hung hãn…), kích thước của các con vật (to, nhỏ, dài, ngắn, bé, vừa, khổng lồ, nhỏ xíu…), v.v..

Trường nghĩa động vật trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ ngữ chỉ về tên gọi các loài vật, bộ phận, hoạt động của con vật… Chẳng hạn:


Giống loài: nòi, giống

Các loài vật: ong, ngựa, chó, sài lang, chim, bầy chó, diều hâu, quạ, bồ câu, bạch tuộc, hổ báo, rồng đất, lang sói, sói, chó, dơi, cú, chuột cống, chuột chù, con sói

Bộ phận của con vật: cánh, mõm, đuôi… Hoạt động của động vật: vờn, cắn, nhe, sủa… Tập hợp của động vật: đàn, lũ, bầy.

2.1.2.4. Trường nghĩa sự vật

Sự vật là những cái tồn tại được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái tồn tại khác. Ví dụ: Những sự vật mới. Nhìn sự vật trong quá trình phát triển [27; 877].

Trường nghĩa sự vật bao gồm các từ chỉ về: tên các sự vật (sự vật nhân tạo: bàn, ghế, chén, bát, áo, quần, nhà, thuyền, con đường, vườn…; sự vật tự nhiên: biển, rừng, sông, suối, sa mạc, mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, mây); kích thước của sự vật (to, nhỏ, lớn, bé…); màu sắc của sự vật (xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, trắng, xám, hồng…), v.v..

Trường nghĩa sự vật trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ ngữ chỉ về tên gọi các sự vật, đặc điểm, tính chất của sự vật (Các sự vật này bao gồm cả sự vật tự nhiên và sự vật nhân tạo). Chẳng hạn:

Các sự vật: giếng, bờ, suối, sóng, mây, ngọc, thuyền, lửa, dao, đảo, trời, vàng, sợi, tơ, trăng rằm, nấm mồ, di tích, rượu, gấm, vườn, sa mạc, biển, bến, bức thành, đồng, bể, mặt trời, mây, chiếc thuyền, vườn hoa, vực, đồng bằng, thác, vòm, bùn, xích xiềng, nhà, cột cái, bấc đèn, bụi, mạch, sông Lô, gấm, chỉ, tơ, chăn, rừng, thép, sợi tơ mành, bạc vàng, ngôi sao, chiếc võng…

Các bộ phận của sự vật: khúc, nguồn, cốt lõi, vị…

Tính chất của các sự vật: cũ, dòn, ngọt bùi, trong xanh…

Tình trạng của sự vật: trống, sụp, cạn, giá, nồng, tê đông, trôi chảy, tuôn, lụt, vỡ tung, ào ạt, tan vỡ, rừng rực…

Màu sắc của sự vật: xanh, đỏ, vàng, thắm, huyền, tím…


Tập hợp các sự vật: rặng, gánh, chuỗi, kho, tràng, luồng…

2.1.2.5. Trường nghĩa hiện tượng tự nhiên

Theo Hoàng Phê, hiện tượng cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhìn thấy. Mưa là một hiện tượng tự nhiên. [438, TĐ]

Tự nhiên (là tính từ) chỉ đặc điểm: thuộc về tự nhiên hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do con người mới có, không phải do con người có tác động hoặc can thiệp vào. Con sông này là ranh giới tự nhiên giữa hai miền. Cao su tự nhiên. [27; 1076]

Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu hiện tượng tự nhiên là những cái thuộc về tự nhiên hoặc có tính chất của tự nhiên, không phải do con người mới có, không phải do con người có tác động hoặc can thiệp vào, xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhìn thấy. Theo cách hiểu này, hiện tượng tự nhiên sẽ là những hiện tượng như nắng, mưa, gió, bão, sương, triều, ánh sáng, sấm, ánh nắng, bình minh, hoàng hôn…

Trường nghĩa hiện tượng tự nhiên bao gồm các từ chỉ về: tên của các hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió, bão, sương, hơi nước, triều, ánh sáng, sấm, ánh nắng…); tính chất của các hiện tượng tự nhiên (nóng, lạnh, hanh, sáng, tối, u ám, to, nhỏ, mạnh, yếu…); hoạt động của các hiện tượng tự nhiên (thổi, rơi, lên, xuống, nổ, chiếu, toả…), v.v..

Trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Diệu bao gồm các từ ngữ chỉ về tên gọi các hiện tượng tự nhiên, đặc điểm, tính chất của các hiện tượng tự nhiên.

Chẳng hạn:

Các hiện tượng tự nhiên: nắng, mưa, gió, bão, sương, trận gió, triều, ánh sáng, sấm, ánh nắng, bình minh…

Các quá trình của hiện tượng tự nhiên: chiếu, tạnh, ran, sáng…

Tính chất của hiện tượng tự nhiên: mạnh, yếu, to, nhỏ


2.1.2.6. Trường nghĩa thời gian

Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian), trong đó, vật chất vận động và phát triển liên tục, không ngừng. [27; 956]

Trường nghĩa thời gian bao gồm các từ chỉ về: tên thời gian nói chung (thời gian, thời, thuở), các khoảng thời gian (thiên niên kỉ, thế kỉ, năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây, buổi, mùa, mùa xuân, mùa hè, mùa thu…), đặc điểm của thời gian (sớm, muộn, nhanh, chậm…), v.v..

Trường nghĩa thời gian trong thơ Xuân Diệu gồm các từ ngữ chỉ về: Thời gian nói chung: thời gian, thời…

Thời gian của một năm: năm, xuân, mùa xuân, đông, thu…

Thời gian của một ngày: đêm, ngày, chiều, khuya…

2.1.2.7. Trường nghĩa địa danh

Địa danh là tên đất, tên địa phương [27; 314]. Ví dụ: Hà Nội, Vĩnh Linh, Sài Gòn, Phú Yên, Khánh Hoà…

Trường nghĩa địa danh bao gồm các từ chỉ về: các châu lục (châu Âu, châu Á, châu Phi…); các đất nước (Việt Nam, Lào, Cu Ba, Mỹ, Nga, Nhật…); các vùng, miền, khu vực cụ thể (khu vực Đông Nam Á, khu vực Trung Đông, miền Đông, miền Nam, miền Tây, vùng Đồng Tháp Mười…); các tỉnh thành (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hoà, Đak Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng…), các thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt…), các địa phận trong một tỉnh (huyện, xã, phường, ấp, buôn, xóm, thôn, bản, sóc…), tên núi (Ngọc Linh, Ngũ Hành Sơn…), các đèo (Hàm Rồng, Hải Vân, Phượng Hoàng…), v.v..

Trường nghĩa địa danh trong thơ Xuân Diệu gồm các từ ngữ chỉ về:

Vùng miền: Nam, Bắc Bộ, miền Bắc, miền Nam, quê Nam, Khu Tư, Bắc, Nam Bộ, Cao Nguyên, Đồng Tháp Mười…

Thành phố: Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Thành Vinh, Đà Lạt, Phan Rang, Phan Thiết…

Xóm làng: Thôn Khuyến Công, Làng Còng…


Núi non: Hải Vân, Đồi Kiến An…

Đất nước: Việt Nam, Pháp, Tổ quốc…

2.2. Các dạng chuyển đổi trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có 2613 trường hợp chuyển đổi trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu. Dựa vào nét nghĩa chung nhất của các trường nghĩa và sự chuyển đổi trường nghĩa của các đơn vị từ trong các tác phẩm thơ Xuân Diệu, chúng tôi phân thành các dạng chuyển đổi trường nghĩa sau:

Bảng 1: Bảng thống kê các dạng chuyển đổi trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu


STT

Sự chyển trường nghĩa

Số từ

Số trường

hợp

Tỉ lệ

1

Trường nghĩa người chuyển qua các

trường nghĩa khác

1137

1643

62.88

2

Các trường nghĩa khác chuyển qua

trường nghĩa người

262

397

15.19

3

Trường nghĩa thực vật chuyển qua các trường nghĩa chỉ sự vật hiện tượng

khác

45

69

2.64

4

Trường nghĩa động vật chuyển qua các trường nghĩa chỉ sự vật hiện tượng

khác

32

40

1.53

5

Trường nghĩa cái vô hình chuyển qua

trường nghĩa cái hữu hình

134

342

13.09

6

Trường nghĩa cái không có hương

chuyển qua trường nghĩa cái có hương

30

40

1.53

7

Trường nghĩa biển chuyển qua trương

nghĩa chỉ sự vật, hiện tượng khác

4

13

0.50

8

Trường nghĩa người chuyển qua trường

nghĩa bộ phận của người

62

69

2.64

Tổng

1706

2613

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ Xuân Diệu - 3


2.2.1. Trường nghĩa con người chuyển qua các trường nghĩa khác

Trường nghĩa người được Xuân Diệu sử dụng trong thơ rất rộng. Từ thuộc trường nghĩa người được chuyển đổi qua rất nhiều trường sự vật hiện tượng khác nhau: thực vật, động vật, sự vật, hiện tượng thiên nhiên, thời gian… Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được những số liệu sau về sự chuyển trường của các từ trong trường nghĩa người chuyển qua các trường nghĩa khác.

Bảng 2: Bảng thống kê từ thuộc trường nghĩa người chuyển qua các

trường nghĩa khác



STT


Sự chuyển trường


Số từ

Số trường hợp xuất

hiện

Tỉ lệ xuất hiện

1

Trường nghĩa con người chuyển qua

trường nghĩa thực vật

269

466

17.83

2

Trường nghĩa người chuyển qua

trường nghĩa động vật

28

35

1.34

3

Trường nghĩa con người chuyển qua

trường nghĩa sự vật

469

701

26.83

4

Trường nghĩa con người chuyển qua

trường nghĩa hiện tượng tự nhiên

209

266

10.18

5

Trường nghĩa con người chuyển qua

trường nghĩa thời gian

108

120

4.59

6

Trường nghĩa con người chuyển qua

trường nghĩa màu sắc

13

13

0.50

7

Trường nghĩa con người chuyển qua

trường nghĩa địa danh

41

42

1.61


Các từ thuộc trường nghĩa người chuyển qua các trường khác có thể là các từ chỉ bộ phận cơ thể người, chỉ vật dụng của con nguời, trang phục của con người; các từ chỉ về phạm trù thuộc về tinh thần của con người, tính cách, phẩm


chất của người; các từ chỉ về hành động của con người, trạng thái của con người… Chẳng hạn:

Từ chỉ trang phục của con người (áo, áo nâu, áo xanh, áo màu hồng sen, áo mới,…) chuyển qua các trường khác:

Chuyển qua trường thực vật:

Gió rào rào tốc áo còn thưa

(Xuân) Sắn trong lòng rẫy sinh năm đẻ mười Vỏ ngoài, em trút áo nâu,

Vỏ trong em cởi áo màu hồng sen.

(Sắn từ hợp tác Hà Biên)

Cây mít Vĩnh Linh đứng trong vườn

Hiên ngang mang áo lá xanh dày chắc.

(Đi theo Miền Nam từ Hà Nội vào tới Vĩnh Linh) Chuyển qua trường sự vật:

Áo Hạ Long Tổ quốc mặc oai hùng

(Chào Hạ Long)

Trên áo trời xanh non

(Quả sấu non trên cao)

Áo rừng một sắc chàm pha

(Sa Pa)

Vách thành thị khoác một lần áo mới

(Hội nghị non sông)

Mênh mông rừng phủ ngút ngàn áo xanh

(Tội ác phá rừng)

Từ chỉ bộ phận cơ thể của con người (đầu, chân, mặt (diện), cổ, da, tóc, máu, mình, môi, ngón tay, lòng, tim, gan…) chuyển qua các trường khác.

Chuyển qua trường thực vật :

Cây liễu cây liễu tân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/01/2023